ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Giao dịch CFD là gì? Ưu nhược điểm của thị trường CFD

30.03.2023, 17:17 45 phút đọc

Khi tham gia thị trường Forex chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đều biết đến hợp đồng CFD, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết bản chất của CFD cũng như ưu, nhược điểm của công cụ này. Vậy thị trường CFD là gì, ưu nhược điểm của thị trường CFD ra sao? Cùng VnRebates tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

>> Xem thêm về các loại hợp đồng khác:

CFD là gì?

CFD – Contract for Differences – Hợp đồng chênh lệch là công cụ giao dịch phái sinh dưới dạng một hợp đồng tạo ra các cơ hội để giao dịch dựa trên sự biến động giá hay khoảng chênh lệch giá của các tài sản tài chính tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh mà không cần sở hữu tài sản. Lãi/lỗ trong thương vụ CFD được quyết định bởi sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Như vậy, khi bạn giao dịch CFD, bạn đồng ý trao đổi chênh lệch giá của một tài sản kể từ thời điểm hợp đồng được mở đến khi nó được đóng. Một trong những lợi ích chính của giao dịch CFD là bạn có thể suy đoán về biến động giá theo một trong hai hướng, với mức lãi hay lỗ mà bạn thực hiện tùy thuộc vào mức độ dự báo của bạn là chính xác.

CFD là sản phẩm phái sinh và được giao dịch ký quỹ. Vì vậy chúng không chỉ cho phép nhà đầu tư suy đoán những biến động về giá mà không cần sở hữu tài sản, mà còn cho phép trader kiểm soát những vị thế lớn hơn với số tiền nhỏ hơn. Lãi/lỗ trong thương vụ CFD được quyết định bởi sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Điểm đặc biệt của CFD là cung cấp một phương pháp đơn giản để đầu cơ trên nhiều thị trường khác nhau mà không cần thật sự sở hữu tài sản trên hợp đồng. Các trader nhận thấy rằng CFD là một lựa chọn phổ biến để đa dạng hóa giao dịch của họ vào những thị trường toàn cầu khác nhau.

Giao dịch thị trường CFD là gì?

Giao dịch thị trường CFD là gì? (Nguồn: Internet)

Ví dụ về hợp đồng giao dịch CFD

Ví dụ cổ phiếu Google có giá là $100. Bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu Google sẽ tăng và bạn (mua) 1 hợp đồng CFD 1000 cổ phiếu Google. Nếu giá cổ phiếu sau này tăng lên $105 thì số tiền chênh lệch sau này sẽ được trả cho người mua là bạn là $5000. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống còn $95 thì người bán sẽ được hưởng lại $5000 từ người mua.

CFD ra đời với mục đích chính là hưởng phần lợi nhuận chênh lệch, do đó sẽ không thể có được lợi nhuận khi thị trường đi ngang.

Giao dịch CFD cho phép bạn dự đoán mức tăng hoặc giảm về giá của thị trường tài chính toàn cầu siêu chuyển động với mức lợi nhuận hoặc thua lỗ phụ thuộc vào mức độ dự đoán chính xác của bạn. CFD được giao dịch phạm vi rộng trên hơn 4000 thị trường toàn cầu.

Sản phẩm có thể giao dịch dưới dạng CFD

Hợp đồng CFD có nguồn gốc tại Anh và bắt đầu được giao dịch vào năm 1980, khi đó CFD chỉ ký hợp đồng chênh lệch giữa giá cổ phiếu. Nhưng ngày nay, tất cả các công cụ tài chính đều có giao dịch hợp đồng chênh lệch bao gồm:

Hợp đồng chênh lệch có thể được sử dụng để giao dịch nhiều tài sản và chứng khoán bao gồm các quỹ ETF. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng sử dụng các sản phẩm này để đầu cơ dựa trên sự thay đổi giá của các hợp đồng tương lai hàng hóa như dầu thô và ngô.

Sản phẩm có thể giao dịch dưới dạng CFD

Sản phẩm có thể giao dịch dưới dạng CFD (Nguồn: Internet)

Thị trường CFD hoạt động trên thực tế như thế nào?

Trên thực tế, CFD là sự thoả thuận giữa bên mua và bán về giá trị của một loại tài sản nào đó, khi một hợp đồng kết thúc có nghĩa sẽ có lời hoặc lỗ. Nếu giá trị của tài sản đó tăng lên thì người mua có lời, nếu giá trị tài sản đó giảm xuống thì người mua bị thua lỗ. 

Bên cạnh việc mua bán như trên thì các trader có thể tham gia bán khống, tức là thay vì chỉ mua sản phẩm mà họ cho rằng nó sẽ tăng giá thì có thể bán khi dự đoán rằng sản phẩm đó sẽ giảm giá.

>> Tìm hiểu thêm:

Như vậy, chúng ta có thể thấy trên thực tế hoạt động của CFD rất ưu việt khi có thể mua và bán cả 2 chiều cho một sản phẩm nào đó. Do vậy, các yếu tố như chính trị, kinh tế, thiên tai, dịch họa… không tác động bao nhiêu đến CFD. Nhà đầu tư luôn kiếm được tiền trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Mặc dù bạn không trực tiếp sở hữu cổ phiếu nhưng bạn vẫn có thể nhận được cổ tức. Với giao dịch mua, bạn thường nhận được 100% số cổ tức và với giao dịch bán bạn phải trả 100% số cổ tức. Cổ tức trong giao dịch CFD được trả trong ngày trả cổ tức cũ thay vì phải trả trong ngày thanh toán như đối cổ phiếu.

Các loại môi giới CFD

Giống như thị trường Forex, những người cung cấp CFD có thể được chia thành hai nhóm:

Một vài sàn cung cấp cả hai loại môi giới trong giao dịch Forex (ví dụ IG Markets), trong khi một vài sàn chỉ là nhà tạo lập thị trường độc quyền hoặc DMA độc quyền. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, và tùy thuộc vào trader để lựa chọn mô hình nào sẽ hiệu quả nhất cho việc kinh doanh của họ.

Nhà tạo lập thị trường thực hiện việc đặt cược chênh lệch truyền thống nơi trader phải giao dịch với các nhà cung cấp CFD với giá có sẵn. Ở đây, yêu cầu về hoa hồng và vốn thấp, tuy nhiên vấn đề về xung đột lợi ích sẽ xảy ra.

Với DMA, lệnh CFD của bạn được gửi trực tiếp đến sổ lệnh (order book). Trader có thể gửi lệnh dừng giới hạn để mua tại mức giá mua vào hoặc bán tại mức giá bán ra để tránh phải trả tiền chênh lệch nếu bên còn lại chạm mức giá mua hoặc bán mà trader đã đặt ra. Người cung cấp DMS thường tính phí hoa hồng cao hơn.

Những người cung cấp CFD thường sẽ đi kèm với những đặc điểm khác nhau, bất kể loại hình hoạt động mà họ cung cấp là gì. Tài sản giao dịch hoặc trader trên thị trường có thể tham gia vào CFD với những tỷ lệ hoa hồng cung cấp khác nhau. Rất khó để đạt được tất cả những đặc điểm mong muốn chỉ với một nhà cung cấp CFD và vì vậy, trader có thể cảm thấy xứng đáng hơn khi duy trì tài khoản với nhiều người môi giới để có một tổ hợp những đặc điểm mong muốn.

Các loại môi giới CFD

Các loại môi giới CFD (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi lựa chọn sàn giao dịch CFD 

Khi chọn sàn giao dịch CFD, có một số điểm mà trader cần phải cân nhắc như sau:

  • Quy định: CFD có được cấp giấy phép để cung cấp loại dịch vụ này ở nước bạn hay không? Hơn nữa, có những điều kiện cụ thể nào mà sàn giao dịch cần thực hiện trong điều khoản về cách xử lý tiền của khách hàng hay không?
  • Ký quỹ: Tài khoản CFD cơ bản là một tài khoản ký quỹ. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết về mức lợi nhuận và các luật về ký quỹ.
  • Phí hoa hồng: Hoa hồng được tính trên các giao dịch CFD. Những phí hoa hồng nào sẽ phải trả cho tài khoản? Hãy nhớ rằng một vài sàn giao dịch CFD sẽ tính phí trên chênh lệch. Bạn cần phải biết bạn sẽ trả bao nhiêu để giao dịch trên phần mềm CFD
  • Phần mềm giao dịch: Ở Úc, người ta có thể giao dịch CFD trên các sàn. Bạn sẽ giao dịch trên sàn CFD hay phần mềm dựa trên CFD? Nếu bạn đang sử dụng một phần mềm online, hãy đảm bảo rằng phần mềm đó đáng tin cậy và cung cấp một phần mềm biểu đồ đủ tốt cho phân tích kỹ thuật.
  • Tài sản được cung cấp cho giao dịch: Một vài nước sẽ giới hạn những thứ có thể giao dịch trên CFD. Bạn cần biết được tài sản hoặc thị trường bạn muốn có được giao dịch trên một phần mềm cụ thể hay không?
  • Người tạo lập thị trường hay DMA? Đây là một câu hỏi lớn. Nhà tạo lập thị trường có yêu cầu vốn đầu vào thấp hơn, tính phí thấp hơn nhưng về bản chất trong giao dịch của nó sẽ chống lại bạn. Người cung cấp DMA sẽ gửi lệnh của bạn đến số lệnh, nhưng sẽ tính phí hoa hồng cao hơn và yêu cầu vốn giao dịch lớn hơn. Bạn có thể chi trả được cho phương án nào, và nếu được chọn thì bạn sẽ chọn cái nào?
  • Tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế: Một vài sàn giao dịch CFD chỉ cung cấp giao dịch đối với tài sản trong nước. Những sàn khác sẽ cho bạn giao dịch cả tài sản trong nước và quốc tế. Mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Nếu bạn ở cùng nước với sàn giao dịch. bạn sẽ được phục vụ tốt hơn trong việc giao dịch tài sản trong nước. Nhưng nếu trader đang làm việc ở những nơi khác như một người nước ngoài, họ có thể thích kết hợp tài sản trong nước và tài sản quốc tế để có thể giao dịch ở cả hai bên.
  • Biểu đồ giao dịch và nguồn nghiên cứu thông tin: Biểu đồ và nguồn nghiên cứu thông tin là chìa khóa trong việc thực hiện phân tích các giao dịch. Hãy chắc chắn rằng sàn giao dịch mà bạn chọn sẽ cung cấp những điều này,
  • Công cụ quản trị rủi ro được đảm bảo: Khả năng quản trị rủi ro là một công cụ bảo vệ thành công của bạn trên thị trường. Những công cụ bảo vệ rủi ro như lệnh dừng lỗ được bảo đảm là một cách để kiểm soát thua lỗ khi thị trường đang có sự biến động. Bằng cách này, sự trượt giá sẽ không ảnh hưởng đến tài khoản của bạn. Có những tình huống khi mà sự trượt giá mạnh trong thị trường có thể làm bạn hit stoploss và bị đẩy ra khỏi vị thế đang nắm giữ. Lệnh dừng lỗ được đảm bảo sẽ ngăn việc này xảy ra đối với tài khoản của bạn.

>> Có thể bạn quan tâm:

CFD có phải đơn thuần là trò đánh bạc?

“Trong khi một số người nói rằng có rất ít sự khác biệt giữa CFD và cờ bạc, thì Cơ quan thuế Úc đã chỉ ra sự khác biệt. Theo Cơ quan Thuế Úc: Giao dịch CFD đòi hỏi kỹ năng cao hơn so với may mắn hoặc cơ hội và do đó không thể so sánh với cờ bạc. Phán quyết này không lường trước được kết quả ‘cờ bạc trong hầu hết các giao dịch CFD”

Kiếm được tiền khi lật một đồng xu chắc chắn là đánh bạc. Với cờ bạc thuần túy, bạn đặt một cổ phần không có lợi nhuận chắc chắn: và nói chung, tỷ lệ cược trong dài hạn sẽ thiên về nhà cái, nếu không thì sòng bạc sẽ bị phá sản. Kiếm tiền trong một cuộc thi đua ngựa sau khi thực hiện một số kiểm tra cũng là đánh bạc (mặc dù có thể cải thiện tỷ lệ cược của bạn nếu bạn làm tốt nghiên cứu của mình).

>> Đọc thêm:

Cách thức giao dịch CFD

Một hợp đồng chênh lệch cho phép bạn mở một giao dịch với một cổ phiếu mà không cần phải mua hay bán cổ phiếu đó. Giá trị của hợp đồng được xác định bởi số lượng cổ phiếu được nhân với giá. Kết quả của hợp đồng CFD được xác định bởi sự dao động của giá cổ phiếu.

Lãi/lỗ của một giao dịch CFD sẽ được xác định dựa vào sự chênh lệch giá cả tại thời điểm mở và đóng hợp đồng, và chỉ khi nào hợp đồng được đóng thì mới tính được giá trị lãi/lỗ so với mức giá mở. Do đó, nếu vị thế chưa đóng chưa thể nào khẳng định được trader sẽ thắng hay thua với hợp đồng CFD đó.

Mặc dù CFD cho phép các nhà đầu tư giao dịch biến động giá trong tương lai, nhưng bản thân CFD lại không phải là hợp đồng tương lai. CFD không có ngày hết hạn với mức giá định trước nhưng có thể giao dịch như các chứng khoán khác với mức giá mua và bán.

CFD giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) thông qua một mạng lưới các nhà môi giới để thiết lập cung và cầu thị trường cho CFD và đưa ra giá cả phù hợp. Nói cách khác, CFD không được giao dịch trên các sàn giao dịch lớn như Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) mà giao dịch giữa khách hàng và nhà môi giới.

Cụ thể, giao dịch CFD được thực thiện thông qua tài khoản môi giới được thiết kế riêng cho mục đích này. Những sàn giao dịch này thường tính phí hoa hồng trên mỗi lần mở và đóng một giao dịch. Một vài sàn khác sẽ thêm phí hoa hồng vào giá giao dịch (chẳng hạn như thêm vào spread), trong khi vẫn có những sàn sẽ làm cả hai. CFD không được thiết kế cho sự đầu tư dài hạn.

Dưới đây, VnRebates sẽ hướng dẫn các bạn các bước giao dịch CFD chi tiết.

Bước 1: Tiến hành tạo tài khoản giao dịch CFD

Để giao dịch hợp đồng chênh lệch giá, trước hết bạn cần tạo một tài khoản với một sàn CFD. Trader có thể mở tài khoản thực để nạp tiền và giao dịch hoặc mở tài khoản demo để trải nghiệm cũng như nghiên cứu với tiền ảo.

Để mở tài khoản, các bạn truy cập vào Vnrebates và làm theo hướng dẫn.

Mở tài khoản tại Vnrebates

Mở tài khoản tại Vnrebates (Nguồn: Vnrebates)

Bước 2: Thực hiện tải nền tảng giao dịch CFD

Nền tảng giao dịch CFDs là một trong những yếu tố đầu tiên mà các trader cần lưu ý lựa chọn đúng khi giao dịch hợp đồng chênh lệch giá và chọn giá sàn CFDs.

Hiện nay, nền tảng phổ biến nhất trong giao dịch CFD và Forex đó là MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5). Các nền tảng MetaTrader sở hữu tính năng biểu đồ nâng cao, chỉ báo giao dịch và cộng đồng người dùng lớn. Nền tản này cũng được đánh giá là rất ổn định, dễ dàng truy cập và đặc biệt là thân thiện với người dùng.

Bước 3: Tiến hành lựa chọn phương pháp giao dịch thị trường CFD

Phương pháp giao dịch CFD là bước tiếp theo mà trader cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn. Để thực hiện giao dịch trên nhiều sàn chứng khoán khác nhau thì trader cần lập kế hoạch chi tiết. Sau đây là một số yếu tố trong việc lựa chọn phương pháp giao dịch mà trader cần lưu ý: 

Bước 4: Bắt đầu thực hiện giao dịch CFD đầu tiên

Sau đây là các bước thực hiện giao dịch CFD đầu tiên, trader có thể thực hiện trên tài khoản Demo hoặc tài khoản Live:

  • 1. Đăng nhập vào tài khoản giao dịch trên nền tảng MetaTrader.
  • 2. Truy cập vào cửa sổ “Market Watch”.
  • 3. Truy cập vào thị trường CFD mà bạn muốn giao dịch -> Trong cửa sổ order chọn khối lượng lot.
  • 4. Nếu trader dự đoán giá trị tài sản CFD sẽ tăng thì chọn nút “Buy”, còn nếu dự đoán giá trị tài sản CFDs sẽ giảm thì chọn nút “Sell”.
  • 5. Sau khi lựa chọn “Buy/Sell” thì vị thế giao dịch sẽ được mở và xuất hiện trong cửa sổ “Toolbox” dưới dạng giao dịch đang hoạt động (active trade).
  • 6. Khi muốn đóng vị thế giao dịch, thực hiện chọn vào mục Active trade và nhấn nút “Close”.

Vị thế giao dịch sẽ xuất hiện trong tab ‘History’ ở cửa sổ Toolbox sau khi đóng.

Cách phân tích thị trường CFD

Thông thường, phân tích CFD được chia ra làm 2 loại gồm: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

  • Phân tích cơ bản thường tập trung và các sự kiện, tin tức kinh tế vĩ mô có thể ảnh hướng đến hiệu suất của giao dịch CFD.
  • Phân tích kỹ thuật cho rằng lịch sử có thể sẽ lặp lại, do đó các trader cần tập trung phân tích các mô hình giá trong quá khứ, qua đó sẽ dự đoán được xu hướng của giá CFD trong tương lai.

Phân tích thị trường CFD để tính toán lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch CFD, sau đây là các bước phân tích thị trường CFD mà các trader cần biết:

Bước 1: Tính chênh lệch giá CFD

Đối với giao dịch mua, các bạn tính giá chênh lệch bằng cách lấy giá đóng cửa trừ đi giá mở cửa, còn đối với giao dịch bán, giá chênh lệch được tính bằng giá mở cửa trừ đi giá đóng cửa.

Ví dụ: Lúc thực hiện giao dịch mua cặp tiền EUR/USD với giá 1,2065 USD và đóng tại 1,2023 USD thì chênh lệch giá là 0,0042 USD (tương đương 42 pip, 1 pip = 0.0001).

Bước 2: Tính khối lượng giao dịch CFD

Để tính khối lượng giao dịch CFD, chúng ta nhân số lượng hợp đồng với kích thước của một hợp đồng. Trong đó:

Kích thước hợp đồng hoặc kích thước lot  là giá trị tiêu chuẩn của một hợp đồng, tuỳ thuộc vào thị trường CFD khác nhau mà có kích thước lot khác nhau.

Ví dụ: Trong Forex, 100.000 đơn vị đồng yết giá – đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền tệ có giá trị tương đương một lot. Do đó, 1 lot AUD/USD có giá trị tương đương 100.000 AUD, trong khi đó 1 lot EUR/USD có giá trị tương đương 100.000 euro. Như vậy 3 lần 0,1 lot của cặp tiền tệ AUD/USD sẽ có trị giá là $30,000.

0.1 x 3 x 100,000 AUD = 30,000 AUD.

Bước 3: Tính giá trị của một point CFD

Với các cặp tiền tệ, cách tính giá trị của 1 pip như sau:

1 pip x kích thước hợp đồng = giá trị của 1 pip đồng định giá (đồng tiền thứ 2 trong cặp tiền tệ).

Ví dụ: 1 lot cặp tiền EUR/USD, cách tính như sau: 0.0001 x 100,000 = $10.

Chúng ta có thể dùng 3 cách tính trên (chênh lệch giá CFD, khối lượng giao dịch CFD và giá trị một point) để tính toán lời/lỗ. Cách tính như sau:

  • Chênh lệch giá = giá đóng – giá mở (với giao dịch mua), = giá mở – giá đóng (với giao dịch bán).
  • Khối lượng giao dịch = kích thước hợp đồng x số lượng hợp đồng x giá trị hợp đồng.
  • Giá trị một point = kích thước point x kích thước hợp đồng.

Như vậy, để tính lời/lỗ, các bạn cần thực hiện công thức: giá chênh lệch x khối lượng giao dịch x giá trị của một point.

Ngoài cách tính lợi nhuận, các trader có thể dùng công thức để tính toán thua lỗ.

Bước 4: Chi phí giao dịch CFD

Chi phí giao dịch CFD thông thường có 3 loại phí gồm phí spread, phí hoa hồng và phí qua đêm swap.

  • Thứ nhất, phí Spread là giá chênh lệch giữa giá bid và giá ask của một CFD. Trong đó, giá bid là phí mà bạn phải trả khi mua một CFD, còn giá ask là phí phải trả khi bán một CFD và phí Spread sẽ được trả cho sàn CFD.
  • Thứ hai, phí hoa hồng, bên cạnh tính phí spread thì một số sàn còn áp dụng thêm phí hoa hồng hoặc một số sàn thay mức phí spread bằng hoa hồng. Ngoài ra, phí hoa hồng còn được tính trên một số công cụ giao dịch nhất định như cổ phiếu CFD.
  • Thứ ba, phí qua đêm swap là loại phí mà các trader phải trả khi giao dịch qua đêm. Đối với giao dịch mua phí swap sẽ được trừ trực tiếp lợi nhuận thu được, đối với giao dịch bán có thể được chiết khấu và thêm trực tiếp vào lợi nhuận thu được.

Những điều cần biết khi trading CFD

Long CFD và Short CFD là gì?

Với các hình thức đầu tư truyền thống, khi muốn đầu tư vào một tài sản cụ thể như cổ phiếu, tiền tệ, vàng hay dầu, các bạn sẽ mua các tài sản đó ở giá thấp, lúc này các bạn đang sở hữu các loại tài sản đó. Khi giá lên, các bạn sẽ bán ra để thu lợi nhuận từ phần chênh lệch giá lúc mua và bán.

Trong giao dịch CFD, các khái niệm mua và bán lúc này chỉ mang tính tương đối, thực ra đó là việc các bạn mở hoặc đóng một vị thế giao dịch hay còn gọi là đặt lệnh/đóng lệnh giao dịch.

Giao dịch CFD chính là cho phép bạn suy đoán về biến động giá theo một trong hai hướng: tăng hoặc giảm. Với cả giao dịch long và short, lợi nhuận và thua lỗ sẽ được thực hiện khi lệnh được đóng lại.

  • Bạn mở một vị thế Long (mua) – “go long” khi kỳ vọng giá tăng để thu lợi nhuận.
  • Bạn mở một vị thế Short (bán)  – “go short” khi kỳ vọng giá giảm để thu lợi nhuận.

Nếu bạn nghĩ rằng cổ phiếu/ hàng hóa/ tiền tệ nào sẽ giảm giá, bạn có thể “go short” CFD tài sản đó. Nghĩa là, bạn đang thực hiện trao đổi chênh lệch giá giữa khi lệnh bán của bạn được mở và khi đóng lệnh, và sẽ kiếm được lợi nhuận nếu cổ phiếu giảm giá và thua lỗ nếu chúng tăng giá.

Đó được xem là một cách tốt nhất để kiếm lợi nhuận từ các loại tài sản, cổ phiếu, hàng hóa, đang được định giá ở mức cao mà bạn nghĩ cần phải có một sự điều chỉnh hoặc giảm giá đối với loại tài sản này trong thời gian tới. Điều này mang đến cho bạn nhiều cơ hội giao dịch hơn. Tuy nhiên trader cần chú ý một điều rằng việc mở một vị thế bán đối với cổ phiếu hoặc các loại tài sản khác tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn việc mở một vị thế mua.

Ví dụ: Nếu bạn mua 1 cổ phiếu/hàng hóa/tiền tệ tên XYZ, bạn hy vọng rằng giá trị tài sản bạn mua sẽ tăng cao hơn trong tương lai và giúp bạn kiếm được lợi nhuận, bạn sẽ go long. Bạn có thể nhìn vào hình minh họa bên dưới:

Những điều cần biết để trading CFD khi giá tăng

Những điều cần biết để trading CFD khi giá tăng (Nguồn: Internet)

 

  • Trường hợp đầu tiên, nếu thị trường đi đúng với dự đoán của bạn (giá tăng) thì bạn sẽ có lợi nhuận (profit) và lợi nhuận chính là khoảng chênh lệch giữa giá tài sản lúc đóng vị thế (close) và giá tài sản lúc mở vị thế (open) tức Profit = $80
Những điều cần biết để trading CFD khi giá giảm

Những điều cần biết để trading CFD khi giá giảm (Nguồn: Internet) 

  • Trường hợp thứ 2, nếu thị trường đi ngược với dự đoán của bạn (giá tài sản giảm) thì bạn sẽ chịu 1 khoản thua lỗ là Loss và khoản thua lỗ cũng chính là khoảng chênh lệch giữa giá tài sản lúc đóng vị thế (close) và giá tài sản lúc mở vị thế (open) tức là Loss = $24

Đòn bẩy trong giao dịch CFD

Giao dịch CFD có tính đòn bẩy, nghĩa là bạn có thể đạt được giao dịch ở một vị thế lớn mà không phải cam kết toàn bộ chi phí ngay từ đầu.

Đây chính là công cụ đắc lực giúp cho giao dịch CFD trở nên dễ dàng hơn vì nếu không có đòn bẩy, trader sẽ phải cần 1 số tiền cực kỳ lớn mới có thể mở 1 lệnh giao dịch. Khi đó, giao dịch CFD sẽ không thể trở thành 1 hình thức đầu tư hấp dẫn với nhiều người như hiện nay. Chính vì thế, đòn bẩy được xem là một “món quà trời cho” –  một lợi thế mà không một hình thức giao dịch truyền thống nào có thể làm được như giao dịch CFD.

Hầu hết, giao dịch CFD sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao. Giả sử bạn muốn mở một lệnh tương đương với 500 cổ phiếu Apple. Với một giao dịch tiêu chuẩn, có nghĩa là bạn phải trả toàn bộ chi phí mua 500 cổ phiếu bằng tiền vốn của mình. Tuy nhiên, với CFD, bạn có thể chỉ phải 5% chi phí mua, còn lại có thể sử dụng 95% đòn bẩy.

Mặc dù đòn bẩy cho phép bạn phân bổ vốn của mình nhiều hơn, điều quan trọng cần lưu ý là lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn vẫn sẽ được tính trên toàn bộ quy mô lệnh của bạn.

Vì lý do này, điều quan trọng là phải chú ý đến tỷ lệ đòn bẩy và đảm bảo rằng bạn đang giao dịch trong khả năng của mình.

>> Xem thêm: Làm sao để chọn đòn bẩy Forex thích hợp?

Đòn bẩy trong giao dịch CFD

Đòn bẩy trong giao dịch CFD (Nguồn: Internet)

Margin trong CFD là gì?

Sử dụng đòn bẩy đôi khi được gọi là “giao dịch margin” – hay “giao dịch ký quỹ” vì các nhà môi giới luôn yêu cầu các khoản tiền cần thiết để mở và duy trì một vị trí – thuật ngữ chuyên ngành gọi là “margin”, hay ký quỹ . Khi giao dịch CFD, có hai loại ký quỹ.

  • Yêu cầu ký quỹ – deposit margin – tiền gửi để mở một lệnh,
  • Ký quỹ duy trì – maintenance margin – có thể được yêu cầu nếu giao dịch của bạn gần với mức thua lỗ mà tiền gửi ký quỹ ban đầu – và bất kỳ khoản tiền bổ sung nào trước đó không cover được.

Nếu khoản ký quỹ duy trì xảy ra, bạn có thể bị nhận “một cuộc gọi ký quỹ” – “a margin call” từ sàn giao dịch yêu cầu bạn nạp tiền vào tài khoản của bạn. Nếu bạn không thêm tiền, lệnh có thể bị đóng và mọi tổn thất phát sinh sẽ được thực hiện.

>> Xem thêm: Đòn bẩy và Margin là gì

Chi phí giao dịch CFD

Phí Spread 

Giống như tất cả các thị trường khác, khi giao dịch CFD  bạn cần phải trả phí chênh lệch spread, là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

  • Giá bán (hoặc giá thầu / bid price) là giá mà bạn có thể mở một short CFD ( mở 1 lệnh bán CFD)
  • Giá mua (hoặc giá chào bán/ offer price) là giá mà bạn có thể mở 1 long CFD (mở 1 lệnh mua CFD).

Giá bán sẽ luôn thấp hơn một chút so với giá thị trường hiện tại và giá mua sẽ cao hơn một chút. Sự khác biệt giữa hai giá bid price và offer price được gọi là spread / mức chênh lệch giá mua bán.

Spread trong CFD là gì?

Spread trong CFD là gì? (Nguồn: Internet)

Đối với phần lớn sàn giao dịch CFD, chi phí để mở một lệnh thể hiện trong spread: có nghĩa là giá mua và bán sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí thực hiện giao dịch. Có nhiều sàn cung cấp hình thức shared CFD, không tính phí thông qua spread, mà tính theo hoa hồng giao dịch. Giá mua và bán shared CFD khớp với giá của thị trường cơ sở.

Phí hoa hồng (Commissions)

Phí hoa hồng khi bạn thực hiện mua bán hợp đồng. Loại phí này khoảng 0.1% tổng giá trị vị thế và tối thiểu là 9$. Ví dụ 1 – Opening Trade Nếu bạn mua 12000 hợp đồng CFD cổ phiếu của AUS Company ABC ở mức giá 100 cents thì phí hoa hồng phải trả là 12$ cho mỗi lần giao dịch.

Holding cost

Vào thời điểm kết thúc ngày giao dịch (17:00 giờ New York), bất kỳ vị thế mở trong tài khoản của bạn đều chịu một mức chi phí gọi là chi phí nắm giữ Holding Cost. Chi phí này có thể âm hoặc dương tùy thuộc vào vị thế của bạn là mua hay bán và lãi suất thị trường. Chi phí này còn có nhiều tên gọi như Swap, Roll Over…

Kích thước lệnh giao dịch

CFD được giao dịch theo các hợp đồng tiêu chuẩn (lô / lot). Quy mô của mỗi hợp đồng riêng lẻ khác nhau tùy thuộc vào tài sản cơ bản được giao dịch, thường sẽ tương tự cách tài sản đó được giao dịch trên thị trường.

Ví dụ: Bạc thường được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa với số lượng 5000 ounce, và hợp đồng CFD tương đương của nó cũng có giá trị 5000 ounce.

Đối với cổ phiếu CFD, quy mô hợp đồng thường là đại diện của một cổ phần trong công ty bạn đang giao dịch. Mua 500 CFD của HSBC, tương đương với mua 500 cổ phiếu của HSBC. 

>> Tìm hiểu thêm: Cách tính khối lượng vào lệnh Forex hiệu quả 

Thời hạn hợp đồng CFD là gì?

Không như giao dịch quyền chọn, hầu hết các giao dịch CFD không có thời hạn cố định. Thay vào đó, 1 lệnh được đóng bằng cách đặt 1 lệnh theo hướng ngược lại. Chẳng hạn, lệnh mua 500 CFD vàng sẽ bị đóng bằng cách đặt lệnh bán 500 CFD vàng. Nếu bạn giữ lệnh CFD mở quá thời gian giới hạn hàng ngày (thường là 10 giờ tối theo giờ Anh, và thay đổi đối với thị trường quốc tế), bạn sẽ phải trả một khoản phí cho vay qua đêm. Chi phí này phản ánh chi phí vốn mà nhà môi giới cho bạn vay để mở giao dịch có đòn bẩy.

>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc cần phải nắm rõ để trở thành trader chuyên nghiệp

Ưu điểm của thị trường CFD – Tại sao nên giao dịch CFD?

CFD đang là công cụ đầu tư của thời đại khi mang đến cho nhà đầu tư một loạt những lợi thế khi so sánh với các hình thức đầu tư truyền thống khác. Dưới đây là những lợi thế vượt trội của hình thức đầu tư này để lý giải tại sao nhà đầu tư nên chọn giao dịch CFD.

Ưu điểm của giao dịch CFD - Tại sao nên giao dịch CFD ?

Ưu điểm của giao dịch CFD – Tại sao nên giao dịch CFD? (Nguồn: Internet)

Không cần nắm giữ tài sản cơ sở

Đây được xem như lợi thế vô cùng nổi bật của CFD so với các hình thức đầu tư truyền thống khác khi bạn không cần phải sở hữu tài sản mà chỉ cần bỏ tiền ra giao dịch và kiếm lời. Vì không phải sở hữu sản phẩm nên bạn không phải lo lắng đến công đoạn lưu trữ sản phẩm vốn vô cùng phức tạp và đầy rẫy rủi ro, đặc biệt với những sản phẩm quý hiếm như vàng, bạch kim

Ngoài ra, vì CFD là công cụ phái sinh, nhà đầu tư không nắm quyền sở hữu tài sản đang giao dịch, do đó, không áp dụng thuế tem, nhờ vậy khiến giao dịch CFD có thể tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức đầu tư khác.

Trong thị trường tài chính, việc tìm hiểu trước khi bạn mua bất cứ thứ gì là rất quan trọng. Để bạn hiểu hơn về hợp đồng chênh lệch CFD, dưới đây là bảng so sánh giữa giao dịch CFD và giao dịch truyền thống.

Hợp đồng chênh lệch CFD Giao dịch truyền thống
Giao dịch trao đổi x
Khả năng mở rộng quy mô mua bán x
Miễn thuế  x
Quyền sở hữu tài sản cơ bản x

Kiếm lợi nhuận với cả 2 chiều thị trường tăng và giảm

So với các kênh truyền thống, trader chỉ có mua thấp rồi chờ giá lên cao và bán đi để thu lợi nhuận. Với giao dịch CFD, nhà đầu tư có nhiều cơ hội giao dịch hơn, giao dịch cũng linh động hơn khi có thể kiếm lời khi cả thị trường tăng và giảm, miễn nếu giá của sản phẩm đó thực sự tăng/giảm theo đúng dự đoán của bạn. Khi trader kỳ vọng thị trường tăng, họ có thể go long. Ngược lại, khi kỳ vọng thị trường sẽ giảm, trader có thể go short.

Kiếm lợi nhuận khi thị trường tăng

Kiếm lợi nhuận khi thị trường tăng (Nguồn: Internet)

Kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm

Kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm (Nguồn: Internet)

Giao dịch ký quỹ với tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt – Chi phí giao dịch thấp 

Thông qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư có thể giao dịch trên thị trường với một khoản tiền gửi ban đầu nhỏ hơn. Về cơ bản, đòn bẩy hoạt động như một khoản vay của nhà đầu tư từ nhà môi giới của họ, cho phép họ kiểm soát những vị thế CFD lớn hơn trên thị trường bằng cách đầu tư một lượng vốn nhỏ hơn.

Đặc biệt, CFD cho phép bạn giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy khá cao từ 1:10, 1:50, 1:100 đến 1:500 hoặc cao hơn nữa . Điều này khiến cho giao dịch CFD dễ tiếp cận hơn và tiết kiệm chi phí hơn so những các phương thức đầu tư khác. Mặc dù đòn bẩy có thể làm tăng lợi nhuận, nó cũng có thể làm tăng mức lỗ, do đó cần phải tuân thủ các chiến lược quản lý rủi ro thích hợp khi giao dịch CFD ký quỹ và không quá lạm dụng đòn bẩy tài chính mà chưa có kiến thức sâu về giao dịch.

Sử dụng CFD thông qua các sàn môi giới online thường rẻ hơn nhiều so với mua cổ phiếu thông qua một nhà môi giới dịch vụ đầy đủ. Ngoài ra, chi phí bổ sung để giữ một lệnh CFD mua so với mua tài sản truyền thống chỉ là chi phí lãi suất trong khi mua cổ phiếu truyền thống phải chịu thuế ở nhiều quốc gia.

Giao dịch được rất nhiều tài sản và hàng loại thị trường ở bất cứ đâu

Chỉ cần đăng ký với một nhà môi giới CFD trực tuyến uy tín, nhà đầu tư có thể tham gia vào một loạt các thị trường tài chính thông qua một nền tảng giao dịch trực tuyến. Từ một tài khoản duy nhất, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và giao dịch với 17.000 sản phẩm với đa dạng thị trường bao gồm ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, kim loại quý, hàng hóa, trái phiếu và ETF, mang đến nhiều cơ hội đầu tư phong phú.

Dùng để hedging/phòng ngừa rủi ro danh mục đầu tư của bạn

Ví dụ, giả sử bạn sở hữu một số cổ phần tại HSBC và bạn có kế hoạch nắm giữ cổ phần của mình trong dài hạn có thể vì lý do quyền biểu quyết. Bạn tin rằng lĩnh vực ngân hàng có thể rơi vào suy thoái trong thời gian ngắn hạn tới và bạn muốn bù đắp bất kỳ tổn thất tiềm năng nào khi sử dụng CFD. Vì vậy, bạn go short.

Rủi ro khi giao dịch thị trường CFD

Mặc dù là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều lợi thế, đặc biệt là chi phí giao dịch thấp song nhà đầu tư cũng cần đảm bảo đã nắm đầy đủ những rủi ro liên quan đến hình thức giao dịch sản phẩm phái sinh này.

  1. Rủi ro re-quote vượt qua mức spread với các nhà cung cấp CFD Market Makers.
  2. Đòn bẩy có thể là con dao hai lưỡi

Giao dịch ký quỹ sử dụng đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư mở một vị thế CFD trên thị trường với một khoản tiền gửi ban đầu nhỏ hơn, tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với một mức rủi ro nhất định. Trong trường hợp bạn tham gia vào thị trường trong điều kiện mức vốn hóa quá thấp và mức đòn bẩy quá cao, thì ngay cả những biến động giá nhỏ nhất cũng có thể thổi bay toàn bộ khoản đầu tư của bạn.

Do vậy, điều quan trọng là một nhà đầu tư phải hiểu đầy đủ cách thức hoạt động của giao dịch CFD, thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy và có chiến lược quản lý rủi ro đúng đắn khi mở một vị thế.

  1. Giao dịch CFD có rủi ro cao hơn nhiều so với giao dịch cổ phiếu. Đối với một lệnh “go short”, nhà đầu tư phải chịu rủi ro không giới hạn. Khi sử dụng đòn bẩy, bạn có thể mất tất cả khoản ký quỹ nếu thị trường đi ngược kỳ vọng của mình.     

>> Có thể bạn chưa biết:

Giao dịch CFD tiềm ẩn khá nhiều rủi ro

Giao dịch CFD tiềm ẩn khá nhiều rủi ro (Nguồn: Internet)

Chiến thuật giao dịch CFD

Chiến thuật giao dịch mà một trong những yếu tố mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, sau đây mà các chiến thuật phổ biến trong giao dịch CFD:

Giao dịch trong ngày CFD

Giao dịch trong ngày (day trading) là chiến thuật được thực thi trong vòng một ngày, cho nên vị thế giao dịch thường được mở trong vài tiếng trước khi đóng. Các trader thường tiến hành giao dịch dựa trên sự thay đổi xu hướng của thị trường.

>> Xem thêm: Intraday là gì?

Đầu tư lướt sóng CFD scalping

Lướt sóng scalping là chiến thuật giao dịch có thời gian thực thi lệnh ngắn, thông thường chỉ trong vài phút. Với chiến thuật này thì các trader thường chỉ kiếm được lời vài pip trong một giao dịch, do đó cần thực hiện nhiều lệnh giao dịch với mức đòn bẩy cao mới tạo ra lợi nhuận lớn.

>> Xem thêm: 

Đầu tư lướt sóng Swing CFDs

Lướt sóng swing là chiến thuật giao dịch có thời gian thực thi lệnh từ 1 ngày đến 1 tuần. Chiến thuật này thường để tận dụng biến động của thị trường dù đang tăng hay giảm.

>> Xem thêm: 

Giao dịch CFD dài hạn

Giao dịch dài hạn là chiến thuật có thời gian thực thi lệnh kéo dài từ 1 tuần trở lên. Với chiến thuật này thì trader có thể sử dụng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để giao dịch, tuy nhiên phần lớn các trader thường sử dụng phân tích cơ bản và các đại dữ liệu có tác động đến thị trường.

>> Xem thêm: Những cổ phiếu nên đầu tư dài hạn 2023

Lợi thế của việc giao dịch CFD trên cổ phiếu 

Hợp đồng Chênh lệch (hoặc CFD), cho phép nhà giao dịch hưởng lợi từ biến động giá mà không cần sở hữu tài sản cơ sở. Nó tính toán biến động giá nhưng không cân nhắc đến giá trị của tài sản cơ sở. Bằng cách giao dịch CFD sau các cuộc bầu cử, nhà giao dịch có một vài lợi thế: 

  • Giao dịch với đòn bẩy

Với giao dịch cổ phiếu truyền thống, nhà giao dịch phải đầu tư 100% vốn vào việc mua cổ phiếu đó. Tuy nhiên, với giao dịch CFD, bạn chỉ cần một phần vốn để mở vị thế. Phần vốn còn lại được yêu cầu được trang trải bởi đòn bẩy mà nhà môi giới cung cấp cho bạn. 

Đòn bẩy cho phép bạn thực hiện khoản đầu tư lớn hơn với số tiền nhỏ hơn. Điều đó có nghĩa là thay vì thanh toán toàn bộ giá trị của vị thế, bạn chỉ cần thanh toán một tỷ lệ phần trăm của vị thế, số tiền nạp ban đầu, còn được gọi là ‘ký quỹ ban đầu’. 

Nhìn chung, số tiền ký quỹ đó vào khoảng 5%, nhưng yêu cầu ký quỹ ban đầu sẽ khác nhau đối với mỗi thị trường, loại tài sản, công cụ giao dịch, và quy mô giao dịch dự định của vị thế.

Giao dịch sử dụng ký quỹ là một trong những lợi thế chính của CFD. Điều đó có nghĩa là nhà môi giới mà bạn đang giao dịch với sẽ trang trải yêu cầu về vốn của CFD với mức đòn bẩy mà họ cung cấp cho bạn.

  •  Mua vào và bán ra

Một giao dịch CFD bao gồm hợp đồng trao đổi chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa của một công cụ, vì vậy nó linh hoạt hơn cổ phiếu thực ở chỗ nó cho phép bạn giao dịch trên các thị trường bất kể chúng đi lên hay đi xuống. Khi giao dịch CFD, bạn có thể đầu cơ vào thị trường tăng giá hay thị trường giảm giá. Với giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư luôn luôn hy vọng giá tiếp tục tăng. 

Tuy nhiên, CFD trên cổ phiếu, nhà giao dịch cũng có thể định vị bản thân để kiếm lời từ sự sụt giảm của giá thị trường. Nói cách khác, CFD cung cấp cho nhà giao dịch tùy chọn mở vị thế ngắn hạn khi sử dụng CFD. Khi bạn bán ra, bạn sẽ nhận được kết quả khả quan khi giá giảm. Việc này làm cho CFD trở thành tùy chọn tuyệt vời cho việc định vị bản thân để tận dụng cả thị trường giảm giá và tăng giá. 

  • Quản lý rủi ro dễ dàng hơn 

Một trong những điều tuyệt vời về CFD đó là bạn có thể hạn chế được rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận bằng lệnh cắt lỗ để thoát lệnh khi bạn không giao dịch tích cực. Bạn đặt lệnh cắt lỗ và vị thế của bạn sẽ tự động đóng tại giá trị mà bạn xác định.

 Tương tự, bạn có thể đặt Lệnh dừng Vào lệnh, và Lệnh giới hạn Dừng nhằm giúp bạn tham gia thị trường tại mức giá mà bạn chọn. Điều này giúp nhà giao dịch thoải mái và linh hoạt hơn trong việc quản lý rủi ro ngay cả khi bạn không giao dịch tích cực. 

Như thường lệ, chìa khóa để trở thành nhà giao dịch thành công là thiết kế phương pháp tiếp cận và tạo danh mục đầu tư thích ứng với các điều kiện thị trường thay đổi. Các cuộc bầu cử của Mỹ đã có tác động lớn tới nền kinh tế. Và giờ khi chúng ta không còn phải chứng kiến sự bất ổn và biến động của một trong những cuộc bầu cử Tổng thống nóng nhất trong thời hiện đại, nhà giao dịch có thể thư giãn đôi chút, và tận dụng đà tăng này trên thị trường mà dự báo dữ liệu lịch sử sắp diễn ra. 

>> Tìm hiểu thêm:

Lời kết

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy CFD là công cụ đầu tư hấp dẫn mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh việc hấp dẫn thì rủi ro thua lỗ khi tham gia đầu tư vào thị trường CFD cũng khá cao, do đó các nhà đầu tư cần xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể để đảm bảo giao dịch an toàn và mang lại lợi nhuận cao. Theo dõi VnRebates để cập nhật các tin tức liên quan đến Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán mới nhất!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.