VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Bán khống là gì? Cảnh giác cháy tài khoản với bán khống

10.10.2020, 12:30 17 phút đọc

Khả năng sinh lời của một thương vụ bán khống là 100%. Đương nhiên, điều này nghe thật tuyệt vời, nhưng khả năng thua lỗ của một thương vụ bán khống là vô tận. Cùng tìm hiểu kỹ hơn bán khống là gì? Bán khống trong thị trường Forex và bán khống trong thị trường chứng khoán khác nhau như thế nào? Rủi ro của việc bán khống trong thị trường Forex là gì?

Bán khống là gì? Bán khống hay short sell/short selling là  1 công cụ khá phổ biến trên thị trường tài chính. Theo đó, bán khống là một kỹ năng tận dụng cơ chế chuyển đổi thị trường từ giá cao sang giá thấp.

Kinh nghiệm bán khống luôn đáng giá cho cả nhà đầu tư lẫn đầu cơ. Đôi khi họ né bán khống, ngay cả trong thị trường giảm giá mạnh. Chiến lược bán khống có xác suất lợi nhuận khi tuân theo các quy tắc quản lý tài khoản chặt chẽ và quản lý thời gian cẩn thận được đưa ra.

“Khống” ở đây có nghĩa là trader không thật sự sở hữu tài sản mà họ đang bán. Trader “vay tài sản” từ nhà môi giới để bán trước, và sau đó “mua ” trên thị trường để trả lại.  Vậy, tại sao trader lại bán khống? Và rủi ro khi lạm dụng bán khống là gì? Nội dung trong bài viết này sẽ giúp bạn trả lời!

Ban khong la gi

Bán khống là gì?

1. Bán khống là gì?

1.1 Bán khống là gì?

Bán khống là gì? Đây là thuật ngữ mà trader hay gặp và e ngại khi giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính.

Trong tất cả các thị trường tài chính, bán khống hay short selling nghĩa là bạn đang bán một tài sản khi bạn tin rằng chúng sẽ mất giá, nhưng đang không sở hữu tài sản hoặc tiền tệ đó. Bán khống trong thị trường Forex hơi khác biệt với chứng khoán, chúng tôi sẽ giải thích rõ ngay bên dưới.

Một trong những lý do chính để tham gia bán khống là để đầu cơ. Các chiến lược giao dịch có thể gồm đầu tư hoặc đầu cơ, tùy thuộc vào hai tham số:

  • Mức độ rủi ro được thực hiện trong giao dịch
  • Thời gian giao dịch.

Đầu tư có xu hướng rủi ro thấp hơn và thường có một khoảng thời gian dài hơn. Trong khi đó, đầu cơ là một hoạt động có rủi ro tiềm ẩn cao hơn đáng kể và thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hạn. Đôi lúc, nhiều nhà đầu cơ lạm dụng bán khống quá mức, sinh ra rủi ro rất cao.

Ban khong la gi

Bán khống là gì?

1.2 Bán khống thị trường forex vs. Thị trường chứng khoán

Bán khống chứng khoán, nghĩa là bạn đi vay cổ phiếu mà bạn không thực sự sở hữu và đồng ý trả tiền cho những cổ phiếu đó vào một thời điểm trong tương lai. Nếu cổ phiếu giảm giá từ thời điểm bạn thực hiện việc bán khống chứng khoán đến khi kết thúc nó (bằng cách mua lại cổ phiếu sau đó với giá thấp hơn) thì lợi nhuận bạn nhận được sẽ tương đương khoản chênh lệch giá chứng khoán giữa hai lần bán và mua.

Bán khống trong Forex cũng tương tự về cơ chế giá cả, bạn đánh cược rằng một đồng tiền sẽ mất giá trong tương lai và bạn sẽ kiếm được tiền từ sự mất giá đó. Khi bạn thấy tỷ giá 1 cặp tiền tệ đang giảm, bạn thực hiện 1 lệnh sell hoặc go short, tương tự như thực hiện lệnh buy.

Sự khác biệt lớn nhất giữa bán khống chứng khoán và Forex là tiền tệ luôn luôn đi thành cặp, vì thế khi đi lệnh short 1 cặp bạn đang mua theo chiều ngược lại, do đó bạn không vay mượn từ bên nào cả như short sell trên thị trường chứng khoán .

Mọi giao dịch trong thị trường Forex đều bao gồm một đồng tiền ở vị trí mua mà bạn tin rằng giá trị của nó sẽ tăng lên, và một đồng tiền khác ở vị trí bán khống mà bạn tin rằng giá trị của nó sẽ giảm xuống trong tương lai.

Một sự khác biệt nữa giữa bán khống trong thị trường chứng khoán và thị trường Forex nữa là, bán khống trong Forex chỉ đơn giản như cách bạn đặt một lệnh bình thường, không nhất thiết phải đợi giá chứng khoán giảm mới có lời. Không có quy định hay yêu cầu đặc biệt nào về việc bán khống trên một cặp tiền tệ.

Ban khong la gi

Bán khống là gì? Sự khác nhau giữa bán khống trong thị trường Forex và thị trường chứng khoán.

2. Trong Forex, bán khống là gì?

Những ai sẽ tham gia vào giao dịch bán khống trong forex? Thực tế, tham gia các giao dịch về bán khống tại 1 thị trường cụ thể có thể 1 trong 3 bên sau:

Khi bạn bán khống trong thị trường giao dịch ngoại hối, bạn chỉ đơn giản là đang đặt lệnh bán lên một cặp tiền tệ, cũng chịu chi phí chênh lệch giá và hoa hồng nếu có, như bình thường.

Ban khong la gi
Bán khống là gì? Bán khống trong thị trường Forex.

Trong giao dịch Forex, tất cả các cặp tiền tệ đều có một đồng tiền cơ sở và một đồng tiền định giá. Sự định giá thường sẽ giống như thế này: USD/JPY = 100.00. Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền cơ sở và đồng yên Nhật (JPY) là đồng tiền định giá. Sự định giá này cho thấy một đồng đô la Mỹ tương đương với 100 đồng yên Nhật.

Nếu bạn thực hiện một thương vụ bán khống trên cặp tiền tệ USD/JPY này, thì có nghĩa là bạn đang bán khống đồng đô la Mỹ, và đồng thời mua vào đồng yên Nhật.

Ban đầu, điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng ý nghĩa cơ bản của nó rất rõ ràng: bạn thực hiện thương vụ này nếu bạn tin rằng, tại một thời điểm trong tương lai, một đô la Mỹ sẽ có giá trị ít hơn 100 yên Nhật.

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

3. Mặc tích cực của bán khống là gì? Chính là Hedging

Ngoài đầu cơ, bán khống còn có một mục đích vô cùng hữu ích khác: phòng ngừa rủi ro – hedging. Với mục đích này, bán khống được xem là có rủi ro thấp hơn so với đầu cơ.

Mục tiêu chính của phòng ngừa rủi ro chính là bảo vệ, trái ngược với động lực lợi nhuận thuần túy của đầu cơ. Bảo hiểm rủi ro được thực hiện để bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất trong danh mục đầu tư, nhưng vì có chi phí đáng kể, đại đa số các nhà đầu tư bán lẻ không xem xét hedging trong thời gian bình thường. Thông thường chủ yếu bảo hiểm rủi ro do doanh nghiệp hoặc các quỹ (ví dụ như hedge fund) thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường .

Chi phí bảo hiểm rủi ro được xem là gấp đôi so với việc không thực hiện hedging , bao gồm 2 chi phí bên dưới:

  • Thứ nhất, đó là chi phí thực tế của việc sử dụng công cụ bán khống, chẳng hạn như các chi phí liên quan đến bán khống.
  • Thứ hai, còn có chi phí cơ hội của việc giới hạn danh mục đầu tư của portfolio nếu thị trường tiếp tục tăng cao hơn.

Một ví dụ đơn giản, nếu 50% danh mục đầu tư có tương quan chặt chẽ với chỉ số S&P 500 được phòng ngừa rủi ro và chỉ số này tăng 15% trong 12 tháng tới, danh mục đầu tư của bạn sẽ chỉ ghi nhận khoảng một nửa số đó tăng hoặc 7,5%.

Ngoài là công cụ hedging, bán khống còn có những mặt tích cực rõ ràng như sau:

  • Khả năng tạo được tỷ suất lợi nhuận cao.
  • Khả năng tận dụng được biến động thị trường nhờ đòn bẩy và lượng vốn ban đầu thấp

Một quy luật đầu tư là “high risk, high return”. Càng mạo hiểm thì càng nhận được lợi nhuận cao. Như vậy, bán khống cũng không ngoại lệ. Nếu người bán dự đoán đúng với giá di chuyển như kỳ vọng, họ có thể tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) cao nếu họ sử dụng ký quỹ để giao dịch.

Sử dụng ký quỹ cung cấp đòn bẩy, có nghĩa là nhà giao dịch không cần phải đầu tư nhiều vốn như một khoản đầu tư ban đầu. Nếu được thực hiện cẩn thận, thì bán khống có thể là một cách rẻ tiền để phòng ngừa rủi ro và có thể cung cấp tỷ suất lợi nhuận cao hơn bình thường.

4. Những rủi ro của việc bán khống là gì?

Nếu bạn đang suy nghĩ giá sẽ giảm và mình nên short selling, có thể giữ tài khoản tồn tại và thu được lợi nhuận theo thời gian, bạn phải luôn nghĩ đến rủi ro và những tồn đọng của bán khống. Như vậy, bạn có thể lỗ nếu đã cho ra những dự đoán sai về chuyển động giá của thị trường. Về mặt lý thuyết, không có giới hạn trong việc mức giá có thể tăng bao nhiêu, và hậu quả là, không có giới hạn trong việc bạn sẽ thua lỗ bao nhiêu tiền. 

Đặc biệt, nếu trader tham gia bán khống trong Forex với đòn bẩy. Nếu thị trường đi trái lại với dự đoán của trader, thì đòn bẩy sẽ phóng đại mức thua lỗ của bạn hơn rất nhiều lần so với việc không sử dụng đòn bẩy.

Tuy nhiên, rủi ro giữa việc bán khống trên thị trường chứng khoán và thị trường forex là khác nhau. Cụ thể:

  • Trong thị trường chứng khoán, khi giao dịch bán khống, bạn chỉ đang giao dịch 1 cổ phiếu bằng tiền (vốn hoặc vay). Và về lý thuyết, không có giới hạn lỗ cho bán khống bởi vì giá có thể di chuyển giảm không giới hạn. Nếu giá cổ phiếu sập, bạn có thể trắng tay.
  • Trong thị trường forex, bạn đang giao dịch trên 1 cặp tiền tệ: bán khống nghĩa là bán đồng tiền cơ sở và đồng thời mua vào đồng tiền định giá. Trường hợp xấu nhất sẽ là giá trị của đồng tiền giảm xuống bằng không. Nhưng sự thua lỗ của bạn trên cương vị người bán là có giới hạn, bởi giá trị của một đồng tiền không thể thấp hơn không. 

Những rủi ro chính cần lưu ý liên quan đến bán khống được chúng tôi chia sẻ như bên dưới khi giá giảm mạnh, trader nên nắm vững để nắm được những thiệt hại có thể có khi bán khống trong forex. 

4.1 Rủi ro không mua lại được tài sản để “trả lại” với mức giá mong muốn

Khi thực hiện bán khống trong chứng khoán, nghĩa là bạn đã vay cổ phiếu trước đó từ broker, nhưng lúc đóng thì cổ phiếu có thể không sẵn sàng trong tài khoản để đảm bảo rằng bạn có hàng để thu hồi lệnh. Lúc này, bạn phải mua.

Nếu giá tăng đến mức phải đóng một lệnh, trader bán khống có thể gặp rủi ro không mua lại được hoặc khó khăn trong việc tìm đủ cổ phiếu tại thị trường tại mức giá mong muốn để “trả” lại lệnh short selling, nếu nhiều trader cũng đang bán khống hoặc nếu mức thanh khoản của cổ phiếu không cao. Hoặc trái lại, trader bán khống có thể bị cuốn vào bẫy “bán non” – “short squeeze” nếu cổ phiếu bắt đầu tăng vọt.

Short Squeeze là gì?

Short squeeze trong tiếng Việt là “bán non”.  Tình huống bán non xảy ra khi giá cổ phiếu hay tài sản khác (có nhiều lệnh bán khống) tăng lên rất mạnh sau 1 đợt giảm giá ngắn do thu hút nhiều người mua sẵn sàng mua hơn. Lúc này, tình thế buộc nhiều nhà giao dịch bán khống phải kết thúc lệnh bán của mình để cắt lỗ, và càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó.

4.2 Bán khống sử dụng đòn bẩy

Bán khống còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Khi bán khống, bạn mở một tài khoản ký quỹ, cho phép vay tiền từ công ty môi giới sử dụng khoản đầu tư của bạn làm tài sản thế chấp.

Cũng giống như khi bạn dùng margin để thực hiện lệnh mua, bạn phải đáp ứng yêu cầu tỷ lệ ký quỹ tối thiểu 25% – 50% cho chứng khoán, hoặc mức thấp hơn cho forex hoặc hợp đồng chênh lệch giá CFD. Nếu tài khoản của bạn trượt xuống dưới mức này khi giá đi ngược với phân tích của bạn, như thế, bạn sẽ phải chịu một cuộc gọi ký quỹ – a margin call và buộc phải nạp thêm tiền mặt vào tài khoản hoặc thanh lý bớt lệnh đang mở của bạn.

Để bảo vệ bạn khỏi cháy tài khoản, hãy luôn biết cách quản lý vốn khi sử dụng đòn bẩy cũng như tìm hiểu các kiến thức về chi phí giao dịch căn bản nhất (gồm chênh lệch giá – spread, hoa hồng, và phí swap). Sẽ không dễ và có thể gây nhiều trở ngại lúc ban đầu, nhưng giành thời gian thực hành, kỹ năng của bạn sẽ lên tay!

4.3 Canh thời gian sai

Mặc dù có thể bạn phân tích đúng là một công ty đang được định giá cao hơn giá trị thật, nhưng thị trường sẽ gây ra 1 số trở ngại trước khi giá đi xuống. Trên thực tế, giá sẽ không giảm liền mà sẽ được giữ ở 1 mức giá nào đó một thời gian để giá cổ phiếu của công ty đó giảm. Trong thời gian đó, nếu bạn bán khống sớm, bạn sẽ phải chịu lỗ, a margin call sẽ diễn ra và có thể phải thanh lý lệnh.

4.4 Rủi ro pháp lý

Cơ quan quản lý đôi khi có thể áp đặt lệnh cấm bán khống cổ phiếu của công ty trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc trong 1 vài trường hợp, sẽ cấm toàn bộ thị trường để tránh áp lực bán hàng không chính đáng và hoảng loạn. Những hành động này có thể mang lại sự gia tăng đột biến của giá cổ phiếu, buộc người bán khống phải chịu những tổn thất lớn, gây ra rủi ro thua lỗ toàn hệ thống cho short trader!

4.5 Đi ngược xu hướng

Lịch sử đã chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán nhìn chung là tăng trưởng. Trong dài hạn, hầu hết các cổ phiếu đều tăng giá. Ngay cả khi một công ty hầu như không cải thiện qua nhiều năm, lạm phát hoặc tốc độ gia tăng giá trong nền kinh tế sẽ khiến giá cổ phiếu của công ty đó tăng lên phần nào. Điều này có nghĩa là nếu bạn phân tích giá cổ phiếu công ty giảm và quyết định thực hiện bán khống để kiếm lợi nhuận, thì nhìn chung bạn đang đặt cược ngược với hướng chung của thị trường.

5. Hạn chế rủi ro khi giao dịch bán khống như thế nào?

Một cách để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng kiếm lợi nhuận của bạn là loại bỏ cảm xúc khi giao dịch, thiết lập đặt lệnh bán tự động hoặc lệnh dừng giới hạn trên lệnh bán.

  • Lệnh bán tự động đơn giản là lệnh hướng dẫn nhà môi giới đóng cửa 1 giao dịch nào đó của bạn khi giá trị đồng tiền mà bạn đang bán khống tăng giá đến một mức nhất định, bảo vệ bạn khỏi việc thua lỗ nặng hơn.
  • Lệnh dừng giới hạn hướng dẫn nhà môi giới đóng cửa giao dịch của bạn khi đồng tiền mà bạn đang bán khống giảm giá đến một giá trị mà bạn chỉ định, từ đó cố định lợi nhuận của bạn và loại trừ các rủi ro trong tương lai.

6. Lời cảnh báo cuối cùng

Khả năng sinh lời của một thương vụ short selling có thể mang lại là 100%. Đương nhiên, điều này nghe thật tuyệt vời, nhưng khả năng thua lỗ của một thương vụ bán khống không phải là 100%, mà là không xác định được.

Vì mức độ rủi ro tiềm ẩn cao, khả năng làm tổn hại trader lẫn tâm lý thị trường và thị trường nói chung, nên bán khống chứng khoán hiện tại vẫn đang trong danh mục cấm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thị trường Forex mang lại các thỏa thuận linh hoạt hơn cho người bán khống và các thị trường khác, nhưng quan trọng là bán khống cần được kết hợp với khả năng quản trị rủi ro tốt.

Chúng tôi hi vọng cung cấp những kiến thức hữu ích về bán khống là gì, bán khống trong forex và bán khống chứng khoán khác nhau như thế nào, cũng như cảnh báo rủi ro và cách để giảm thiểu rủi ro khi bán khống trong bài viết liên quan này.

Nói tóm lại, dành thời gian để nghiên cứu bài viết này và bạn sẽ thấy kiến thức về bán khống hữu ích như thế nào thay vì tham gia giao dịch ngay khi chưa tìm hiểu kỹ như phần lớn trader khác. Chúc bạn trading thành công!

>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí

Tổng hợp bởi VnRebates
Theo The Balance
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.