Các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực tài chính thường xôn xao khi các nhà đầu tư nổi tiếng như như Bill Ackman hay David Einhorn, nói rằng họ đã bán khống một cổ phiếu, vì điều đó có nghĩa là có thể xảy ra chiến tranh giữa các nhà đầu tư và công ty.
Bán khống (Short Selling) là khi một nhà đầu tư vay cổ phiếu và bán chúng ngay lập tức, với hy vọng sau này họ có thể mua chúng với giá thấp hơn, trả lại cho người cho vay và bỏ túi phần chênh lệch.
Bán khống có thể gây ra tình trạng giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn. Vì khi đến hạn, nhà đầu tư phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, có khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Do vậy, bán khống chỉ được các thị trường áp dụng khi đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định.
Vậy, trong bài viết này Vnrebates sẽ cùng các bạn tìm hiểu bán khống chứng khoán là gì ? Lợi ích và rủi ro của việc bán khống chứng khoán và bán khống chứng khoán phái sinh tại Việt nam như thế nào ?
1. Bán khống chứng khoán là gì?
Bán khống (Short selling) là hình thức nhà đầu tư vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, khi giá xuống thấp thì nhà đầu tư mua lại để trả.
Bán khống là giao dịch trong đó nhà đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán khi không có chứng khoán trong tài khoản. Khi thực hiện giao dịch này, nhà đầu tư mong đợi giá sẽ giảm trong tương lai, khi đó họ sẽ mua được chứng khoán với giá thấp hơn và trả cho công ty chứng khoán. Khoản chênh lệch là lợi nhuận của nhà đầu tư, song nếu chứng khoán tăng giá thì sẽ bị lỗ.
Bán khống cổ phiếu là một chiến lược được sử dụng khi nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm. Cách truyền thống để kiếm lợi nhuận từ giao dịch cổ phiếu là “mua thấp và bán cao”, nhưng nhà đầu tư làm theo thứ tự ngược lại khi muốn bán khống.
Để bán khống, nhà đầu tư bán cổ phiếu của một chứng khoán mà họ không sở hữu, mà vay từ một nhà môi giới. Sau khi mua một vị thế thông qua bán khống, cuối cùng nhà đầu tư cần phải thực hiện một lệnh mua cổ phiếu khác để đóng vị thế bán hiện tại, có nghĩa là nhà đầu tư mua lại cổ phiếu sau đó và trả lại cổ phiếu đó cho người môi giới mà họ đã mượn cổ phiếu. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể kiếm lời từ việc bán khống nếu mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn.
Khi giao dịch cổ phiếu theo cách truyền thống (“mua thấp và bán cao”), số tiền tối đa mà nhà đầu tư có thể mất là khoản đầu tư ban đầu của họ. Tuy nhiên, khi bán khống cổ phiếu, khoản lỗ của bạn về mặt lý thuyết là không giới hạn, vì giá cổ phiếu càng cao, bạn càng có thể thua lỗ nhiều hơn. Bạn sẽ chỉ bị tính lãi trên số cổ phiếu bạn vay và bạn có thể bán khống cổ phiếu miễn là bạn đáp ứng yêu cầu ký quỹ tối thiểu cho chứng khoán.
Việc áp dụng nghiệp vụ này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thẩm định của công ty chứng khoán, tổ chức tài chính, tình hình thị trường nói chung, các quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, khả năng tài chính tối thiểu của nhà đầu tư thực hiện giao dịch ký quỹ, loại chứng khoán được phép thực hiện giao dịch ký quỹ, giới hạn cho vay của công ty chứng khoán, lãi suất cho vay.
2. Cách thức thực hiện bán khống chứng khoán
2. 1 Các bước thực hiện bán khống chứng khoán
Nhìn chung, để thực hiện một nghiệp vụ bán khống chứng khoán, nhà đầu tư cần thực hiện 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư mở một vị thế giao dịch bằng cách mượn chứng khoán, thường là từ một đại lý môi giới chứng khoán. Thông thường thì những đội nhóm trên thị trường luôn nắm giữ một lượng rất lớn cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành. Những nhóm này được gọi là những Big Boys. Nếu bạn muốn bán khống 1 cổ phiếu nào đó mà Big Boys đang nắm giữ, họ sẵn sàng cho bạn mượn để bán khống.
- Bước 2: Thực hiện lệnh bán số chứng khoán đã mượn trên thị trường. Để thực hiện lệnh bán, nhà giao dịch phải có tài khoản ký quỹ và thường sẽ phải trả lãi cho giá trị của các chứng khoán đã vay trong khi giao dịch đang được thực hiện. Khoản ký quỹ này có thể từ 20 – 30% tổng giá trị giao dịch.
- Bước 3: Đợi chứng khoán giảm giá và sau đó, để đóng vị thế giao dịch, nhà đầu tư mua lại số chứng khoán đã bán trên thị trường với mức giá thấp hơn giá đã mượn.
- Bước 4: Trả lại chứng khoán cho người cho mượn hoặc nhà môi giới và thu lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Nhà giao dịch phải chịu bất kỳ khoản lãi nào được tính bởi nhà môi giới hoặc tiền hoa hồng tính trên các giao dịch.
Hành động mở và đóng giao dịch có thể được thực hiện thông qua các sàn giao dịch thông thường với phần lớn các nhà môi giới. Tuy nhiên, mỗi nhà môi giới sẽ có những quy định mà tài khoản giao dịch phải đáp ứng trước khi được thực hiện giao dịch ký quỹ.
Xem lại ví dụ bán khống bên dưới để xem cách bán khống cổ phiếu hoạt động như thế nào.
Một nhà đầu tư tin rằng Cổ phiếu A, đang giao dịch ở mức 100 USD/cổ phiếu, sẽ giảm khi công ty công bố thu nhập hàng năm trong một tuần nữa. Do đó, nhà đầu tư vay 100 cổ phiếu từ một nhà môi giới trong khi bán khống số cổ phiếu đó ra thị trường. Vì vậy, hiện nay nhà đầu tư “bán khống” 100 cổ phiếu A không sở hữu với hy vọng giá cổ phiếu sẽ giảm.
Một tuần sau, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 90 đô la/cổ phiếu sau khi công ty công bố thu nhập hàng năm. Nhà đầu tư quyết định đóng vị thế bán, do đó anh ta mua lại 100 cổ phiếu của Cổ phiếu A từ thị trường mở với giá 90 đô la/cổ phiếu và trả lại số cổ phiếu đó cho người môi giới. Do đó, nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận 10 đô la trên mỗi cổ phiếu, tổng cộng 1.000 đô la cho toàn bộ giao dịch, không bao gồm hoa hồng và lãi suất.
Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng lên 110 đô la/cổ phiếu và nhà đầu tư quyết định đóng vị thế bán, anh ta sẽ cần phải mua để bù đắp 100 cổ phiếu từ thị trường mở với giá hiện tại là 110 đô la/cổ phiếu. Khoản lỗ cho giao dịch bán khống này sẽ là 10 đô la cho mỗi cổ phiếu, tương đương với khoản lỗ tổng cộng là 1000 đô la (không bao gồm hoa hồng và lãi suất), vì cổ phiếu được mua lại với giá cao hơn.
2.2 Các phi vụ bán khống chứng khoán nổi tiếng thế giới
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với bạn 2 phi vụ bán khống kinh điển trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của bán khống và những lợi ích to lớn của nó nếu bạn sử dụng hợp lý với mục đích rõ ràng cũng như rủi ro khủng khiếp mà nghiệp vụ này gây ra.
2.2.1 The Big Short – Phi vụ bán khống của Michael Burry năm 2007
- Chân dung nhà đầu tư Michael Burry được biết đến nhiều nhất thông qua các thương vụ bán khống
The Big Short là tên của một bộ phim được phát hành năm 2015 dàn dựng dựa trên cuốn sách cùng tên của tác giả Michael Lewis – “cha đẻ” của chứng khoán bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities). Nhân vật chính trong phim chính là Michael Burry, một nhà quản lý quỹ của 1 quỹ đầu tư phòng hộ (hedge) fund) và quá trình ông bán khống các tài sản đảm bảo bằng vay thế chấp (MBS) trước cuộc khủng hoảng 2008.
Theo mô tả trong phim, Michael Burry nghiên cứu thấy bong bóng bất động sản đang hình thành và bắt đầu bán khống (short) các chứng khoán này vào năm 2005 bằng cách mua các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit-default swap hay CDS) từ Goldman Sachs và hàng loạt ngân hàng phố Wall khác.
Đến cuối năm 2007, thị trường bất động sản suy giảm rồi sau đó sụp đổ đúng như Michael Burry dự đoán và quĩ của ông kiếm được lợi nhuận lớn. Quỹ do ông quản lý thu về lợi nhuận hơn 489% với lợi nhuận thực hơn 2.69 tỷ USD.
- Vụ bán khống của Michael Burry trong giai đoạn đại khủng hoảng
2.2.2 Robert Wilson và cú bán khống thảm khốc nhất trong thời hiện đại (The Most Catastrophic Short Play in Modern Times)
Bên cạnh những câu chuyện cổ tích về việc bán khống như Michael Burry hay George Soros thì lịch sử thị trường chứng khoán còn chứng kiến nhiều phi vụ bán khống thất bại nặng nề mà không thể kể đến phi vụ bán khống của Robert W. Wilson – nhà đầu cơ nổi tiếng trên thị trường tài chính Phố Wall.
Vào năm 1978, ông Wilson từng thua lỗ trầm trọng khi bán khống 200.000 cổ phiếu của công ty Resorts International với giá 15 USD/cổ phiếu. Ông đặt cược là giá cổ phiếu công ty này sẽ giảm mạnh sau đó và ông sẽ mua lại để hiện thực hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, sau đó, giá cổ phiếu này tăng lên 190 USD/cổ phiếu chỉ trong vòng 3 tháng, khiến ông thua lỗ 30 triệu USD. Tạp chí Forbes khi đó thậm chí gọi đây là “cú bán khống tệ nhất của thời hiện đại”.
3. Những lợi ích trong việc bán khống chứng khoán – Nên bán khống chứng khoán trong những trường hợp nào?
Một thị trường chứng khoán cởi mở và phát triển thì không thể thiếu nghiệp vụ bán khống. Việc cho phép bán khống sẽ giống như con đường giao thông 2 chiều trong lĩnh vực tài chính.
Đối với danh mục đầu tư ‘long-only’, người quản lý bị giới hạn ở việc nắm giữ các vị thế được coi là thuận lợi và có tỷ trọng thấp hơn hoặc không có tỷ trọng ở các vị thế được coi là bất lợi. Việc bán khống được bao gồm trong danh mục đầu tư này giúp mở rộng cơ hội tiềm năng đặt ra cho một nhà quản lý để có quan điểm tích cực và tiêu cực về cổ phiếu với kỳ vọng rằng điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận bổ sung.
Do vậy, bán khống sẽ có những ưu điểm đối với nói riêng và nền kinh tế nói chung:
3.1 Những lợi ích trong việc bán khống chứng khoán đối với nhà đầu tư và các quỹ
- Giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống cũng như giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn.
- Cung cấp tính thanh khoản cho các thị trường có thể làm giảm giá thị trường, cải thiện chênh lệch giá mua – bán và hỗ trợ phát hiện giá
- Khả năng phòng ngừa rủi ro đặc biệt là các quỹ đầu tư nhằm cho quỹ biến động ổn định . Ví dụ quỹ A nắm danh mục 2 tỷ USD cổ phiếu, được đánh giá là có khả năng tăng giá nhiều hơn, và bán đi danh mục 500 triệu USD những cổ phiếu có khả năng giảm giá nhiều, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán nói chung.
- Bán khống cho phép người quản lý sử dụng tiền thu được từ vốn để cân bằng thành phần chỉ mua (long-only) của danh mục đầu tư.
- Việc gia tăng việc bán sẽ gia tăng việc mua, bởi giá quá cao sẽ làm giảm người mua, do đó tăng tính thanh khoản sẽ thị trường chứng khoán đạt tính cân bằng, và tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường.
- Việc tiếp xúc với cả các vị thế mua và bán có thể làm giảm sự biến động tổng thể của danh mục đầu tư và khả năng thêm lợi tức có ý nghĩa đã điều chỉnh theo rủi ro.
- Giúp chỉ ra những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu.
- Giúp hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu tăng quá mức, thường sẽ kích thích một lượng bán khống cổ phiếu trên thị trường, giúp cổ phiếu và thị trường hạn chế tình trạng bong bóng. Điều này sẽ giảm những cơn sụt giá mạnh của cổ phiếu và gây ra những hậu quả lớn. Nhờ vậy, thị trường cân bằng và phát triển bền vững, ổn định.
3.2 Nên bán khống chứng khoán trong những trường hợp nào ?
3.2.1 Bán khống chứng khoán vì mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận
Cũng giống như hầu hết giao dịch khác, hầu hết mọi nhà đầu thực hiện bán khống với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và thực tế lịch sử đầu tư dã chứng kiến rất nhiều thương vụ bán khống tạo nên những huyền thoại với những mức lợi nhuận khổng lồ.
Hãy tưởng tượng một nhà giao dịch tin rằng cổ phiếu XYZ – hiện đang giao dịch ở mức 50 đô la – sẽ giảm giá trong ba tháng tới. Họ vay 100 cổ phiếu và bán chúng cho một nhà đầu tư khác. Nhà giao dịch hiện đang “bán” 100 cổ phi một thứ mà họ không sở hữu mà chỉ vay. Việc bán khống chỉ có thể thực hiện được bằng cách mượn cổ phiếu, có thể không phải lúc nào cũng có sẵn nếu cổ phiếu đã bị bán khống bởi các nhà giao dịch khác. Đây là cơ hội “ngàn vàng” dành cho bạn để bán khống để tìm kiếm lợi nhuận.
Một tuần sau, công ty có cổ phiếu bị bán khống báo cáo kết quả tài chính ảm đạm trong quý, và cổ phiếu giảm xuống còn 40 USD. Nhà giao dịch quyết định đóng vị thế bán và mua 100 cổ phiếu với giá 40 đô la trên thị trường mở để thay thế cho số cổ phiếu đã vay. Lợi nhuận của nhà giao dịch khi bán khống, không bao gồm hoa hồng và lãi trên tài khoản ký quỹ, là 1.000 đô la: (50 đô la – 40 đô la = 10 đô la x 100 cổ phiếu = 1.000 đô la).
3.2.2 Bán khống chứng khoán vì mục đích phòng hộ rủi ro (hedging) cho danh mục đầu tư
Đối với một nhà quản lý quỹ (hoặc khi bạn là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp), việc phòng hộ rủi ro (hedging) luôn là 1 công cụ quan trọng và hữu dụng để giảm thiểu rủi ro ngắn hạn do tác động từ những biến động của thị trường. Hình thức bán khống chứng khoán trong trường hợp này thường có độ rủi ro ít hơn cũng như được đánh giá cao hơn.
Mục tiêu chính của phòng hộ rủi ro (hedging) là bảo vệ, trái ngược với động cơ lợi nhuận thuần túy của đầu cơ. phòng hộ rủi ro được thực hiện để bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất trong danh mục đầu tư, nhưng vì nó có chi phí đáng kể nên phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ không xem xét nó trong thời gian bình thường.
Chi phí bảo hiểm rủi ro tăng gấp đôi. Có chi phí thực tế của việc bảo vệ rủi ro, chẳng hạn như chi phí liên quan đến việc bán khống hoặc phí bảo hiểm trả cho các hợp đồng quyền chọn bảo vệ. Ngoài ra, có chi phí cơ hội để giới hạn mức tăng của danh mục đầu tư nếu thị trường tiếp tục tăng cao hơn. Ví dụ đơn giản, nếu 50% danh mục đầu tư có mối tương quan chặt chẽ với chỉ số S&P 500 được phòng hộ và chỉ số này tăng 15% trong 12 tháng tới, danh mục đầu tư sẽ chỉ ghi nhận khoảng một nửa số đó tăng hoặc 7,5%.
4. Rủi ro trong bán khống chứng khoán và cách phòng ngừa
4.1 Những rủi ro và nhược điểm của bán khống chứng khoán đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán nói chung
Trong đầu tư, nhà đầu tư sẽ có phần thưởng khi phán đoán đúng và diễn biến giá theo kỳ vọng của họ. Nhưng không phải lúc nào nhà đầu tư cũng đúng, và rất thể việc bán khống gây ra thiệt hại tài chính rất lớn nếu họ không biết cách phòng ngừa rủi ro.
- Rủi ro lớn nhất trong bán khống là khi người bán dự đoán sai biến đổi về giá của cổ phiếu. Người bán tham gia bán khống với hy vọng kiếm được lợi nhuận khi giá cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian bán khống. Ngược lại nếu giá cổ phiếu tăng, người bán sẽ chịu lỗ bằng giá trị tăng thêm của cổ phiếu.
- Số tiền nhà đầu tư mất vì bán khống sẽ là không giới hạn, về lý thuyết cổ phiếu có thể tăng đến vô cực. Chi phí vay mượn cổ phiếu, tiền lãi sẽ phát sinh nhiều nếu bạn phải chờ thời gian quá lâu để mua lại, có thể khiến bạn chịu thiệt hại về tài chính.
- Ngoài ra, bán khống có thể gây ra tình trạng giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn. Vì tới thời điểm buộc phải trả số cổ phiếu từng vay mượn trước đó, người mua sẽ phải mua cho dù muốn hay không. Điều này sẽ làm cho nguồn cung tăng khiến cho giá cổ phiếu có thể tăng cao.
- Nếu bán khống xảy ra tràn lan, có thể gây tổn hại rất lớn đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế, nên bán khống chỉ diễn ra ở những thị trường chứng khoán phát triển ở một mức nhất định.
4.2 Cách phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch bán khống chứng khoán
Bán khống là bộ môn xác suất, với độ chính xác không bao giờ là 100% cả, vậy nên để hạn chế thua lỗ, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau:
- Nghiên cứu thị trường thật kỹ, trau dồi liên tục kiến thức và cơ sở khoa học, số liệu, cũng như luôn nỗ lực để đánh giá một cổ phiếu.
- Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý và xác định những cổ phiếu có giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực nhằm gia tăng khả năng thắng lợi, và khả năng thắng lớn.
- Luôn giới hạn việc thua lỗ bằng định mức nhất định, có thể ở mức 7% – 10%.
- Trong chứng khoán, luôn có những rủi ro không thể đo lường, nên nhà đầu tư chỉ nên bán chứng khoán với một tỷ trọng nhất định.
Thật ra, bán khống chỉ dành cho những nhà đầu cơ chuyên nghiệp và đã dày dạn kinh nghiệm. Đối với nhà đầu tư mới, hoặc chưa có kinh nghiệm tốt nhất không nên tham gia bán khống cổ phiếu hoặc đợi khi hiểu biết đúng về thị trường chứng khoán hãy tham gia hình thức đầu cơ này.
5. Bán khống chứng khoán ở Việt Nam như thế nào ? – Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh
Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chưa cho phép áp dụng bán khống chứng khoán trên thị trường chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận nhờ sự tăng giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, theo dự thảo hướng dẫn giao dịch, các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể thực hiện chiến lược này bằng phương thức giao dịch với các sản phẩm phái sinh như CFD (Hợp đồng chênh lệch), Forex hay Hợp đồng tương lai nhờ vào tính chất hai chiều của thị trường này.
Nếu nhà đầu tư có kỳ vọng chỉ số cơ sở giảm trong tương lai, nhà đầu tư hoàn toàn có thể mở vị trí bán Hợp đồng tương lai của tài sản cơ sở tương ứng ngay tại thời điểm hiện tại mà không cần sở hữu tài sản.
Ví dụ bán khống hợp đồng tương lai với chỉ số VN30 với mã hợp đồng VN30F:
Giả sử thị trường giảm điểm mạnh từ mức 1.200 xuống còn 1.100 điểm và cổ phiếu trong danh mục của bạn hầu hết là lao dốc theo thị trường chung. Lúc này theo kinh nghiệm của bản thân, nhà đầu tư dự báo thị trường có thể giảm tiếp về mức 1.000 điểm. Do đó, nhà đầu tư quyết định bán chỉ số tương lai VN30F ở mức giá hiện tại là 1.100 điểm. Khoảng 1 tuần sau, đúng như dự đoán, chỉ số VN30F lao dốc xuống 1.001 điểm.
Để đóng vị thế giao dịch, nhà đầu tư thực hiện vị thế Mua đối với hợp đồng tương lai VN30F tại mức 1.000 điểm. Kết quả là, nhà đầu tư có được mức chênh lệch 100 điểm và với hệ số nhân mỗi hợp đồng là 100.000 đồng thì mỗi hợp đồng thực hiện bán khống, nhà đầu tư lời được 10.000.000 đồng. Như vậy, ngay cả khi thị trường giảm điểm nhà đầu tư vẫn có lợi nhuận.
Tóm lại
Một nhà giao dịch có thể sử dụng bán khống chứng khoán như một phương thức đầu cơ còn nhà đầu tư dài hạn hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư có thể sử dụng hình thức này như một biện pháp phòng hộ rủi ro giảm giá của một chứng khoán.
Tuy nhiên, dù bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những khoản lợi nhuận khổng lồ có thể kiếm được từ bán khống chứng khoán, nhưng thực tế đây không phải là “cuộc chơi” dành cho mọi nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu cá nhân còn non kinh nghiệm. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bán khống chứng khoán và tình hình bán khống chứng khoán tại thị trường Việt Nam.
Tổng hợp bởi Vnrebates
Theo investopedia, equuspointcapital, firstrade