VNREBATES

10 nguyên tắc newbie cần nắm rõ để trở thành trader chuyên nghiệp

22.03.2021, 06:00 16 phút đọc

Bạn có biết trader chuyên nghiệp không phải là người giao dịch nhiều hơn, có máy tính tốt hơn hay là biết phân tích các chỉ số “nguy hiểm” hơn. Một trader chuyên nghiệp là người có thế mạnh về mặt tâm lý và biết cách quản lý các giao dịch một cách khoa học.

Thị trường Forex gần đây đang nhận được quan tâm rất lớn từ cộng đồng, do đó liên tục chào đón vô vàn những “tân binh” gia nhập vào đội ngũ newbie trader. Forex là thị trường tài chính khắc nghiệt bậc nhất và kiếm tiền từ thị trường này vốn không hề dễ dàng đối với mọi trader, kể cả những trader lão làng.

Do đó, đối với những newbie – người mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường, hành trình này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, Trader dù có lão luyện đến đâu cũng đều phải trải qua khoảng thời gian chập chững vào nghề với kinh nghiệm gần như zero này và dù thì gì đội ngũ tân binh này vẫn có những lợi thế nhất định trên thị trường. 

Mọi trader nghiệp dư đều có thể trở nên chuyên nghiệp hơn bằng cách tuân theo một vài nguyên tắc và thay đổi cách tiếp cận. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn Newbie là gì? Chỉ ra giúp bạn sự khác biệt giữa một newbie trader và một trader chuyên nghiệp ( pro-trader) cũng như nhắc bạn những quy tắc mà newbie trader cần nằm lòng khi mới bước vào thị trường.

Xem thêm: Tương đồng giữa Trading và Poker là gì? Trader học được gì từ những cao thủ Poker

Những nguyên tắc cần phải nắm rõ để từ newbie trở thành trader chuyên nghiệp

Làm sao để newbie trở thành trader chuyên nghiệp

1. Newbie là gì?

Newbie trader – Những người chân ướt chân ráo vào thị trường

Theo ngôn ngữ chung, bản thân từ Newbie là kết hợp của 2 thành tố “new” (mới) và “bie” (người), do đó được hiểu nôm na là “người mới” hay “tân binh” trong một lĩnh vực hay một môi trường nào đó. Thuật ngữ được xuất phát từ phương Tây này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực và có ý nghĩa tương đồng với các khái niệm bao gồm: Beginer, Newcomer hay starter.

Trong Forex, Newbie chỉ những trader mới vào nghề (cấp độ kinh nghiệm thấp nhất của trader) và cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong nghề, họ có rất ít hoặc “non” kinh nghiệm cũng như kiến thức trading. Đây là giai đoạn mà nhiều bạn vừa nhận ra rằng: à có một cách tuyệt vời để đầu tư vào thị trường tài chính, bạn có thể kiếm tiền nhanh chóng mà không cần phải làm công việc full-time. Tuy nhiên, phần lớn các newbie chưa nhận thức được hoặc đánh giá thấp sự nguy hiểm của việc Trading cũng như không dự định bắt đầu tìm hiểu về Trading như thế nào.

Thông thường, newbie là nhóm trader dễ bỏ cuộc nhất vì các lý do như: sau một thời gian trader bị thua lỗ quá nhiều hay áp lực tinh thần quá lớn từ quá nhiều kiến thức để học, vật lộn với đống các biểu đồ, chỉ báo kỹ thuật, căng não nhanh mắt đón nhận những tin tức quan trọng hàng ngày… Lợi thế lớn nhất của newbie chính là đam mê muốn chinh phục thị trường… hăm hở bước vào thị trường như một “tờ giấy trắng” khiến họ có nhiệt huyết liên tục học hỏi, luyện tập, trau dồi kỹ năng mới, sẵn sàng thử những phương pháp và phong cách giao dịch khác nhau.

Tuy nhiên mới tập tành trading trong một thị trường được xem là khắc nghiệt bậc nhất như Forex với đầy rẫy những cám dỗ, thì nhiệt huyết là chưa đủ, chưa kể đôi lúc lại chính là điểm yếu khiến họ trắng tay trong chớp mắt. Trước hết, các bạn cùng tham khảo cách nhận biết giữa một trader nghiệp dư và trader chuyên nghiệp:

Xem thêm: Trader là gì? Bạn là ai trong 5 kiểu trader phổ biến nhất trên thị trường forex?

2. Sự khác biệt giữa Newbie trader và Pro-trader

2.1 Newbie xao nhãng, Pro-trader tập trung

Newbie dễ xao nhãng trong lúc trading

Newbie trader: Xem video trên YouTube, livestream tại Facebook, trò chuyện Skype hoặc xem TV trong khi giao dịch. Người nghiệp dư dễ bị mất tập trung và làm nhiều việc vào những lúc thị trường không có biến động nóng. Do đó, họ thường bỏ lỡ các giao dịch tốt cũng như dễ mắc sai lầm khi tính toán và thực hiện giao dịch.

Pro-trader: Khi trader chuyên nghiệp đang giao dịch, họ luôn tập trung 100% và không làm gì khác ngoài việc xem biểu đồ. Người chuyên nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc tập trung 100% vào trading.

2.2 Trader nghiệp dư lãng phí thời gian trên màn hình

Newbie trader: Những trader nghiệp dư có xu hướng xem biểu đồ hàng giờ liền và lướt ngẫu nhiên qua các khung thời gian để săn lùng một giao dịch tốt nào đó. Các trader amateur vẫn thường tin rằng nhìn màn hình càng nhiều thì sẽ giao dịch càng tốt. Tuy nhiên, việc xem biểu đồ sẽ là vô dụng nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm những gì.

Pro-trader: Trader chuyên nghiệp có kế hoạch giao dịch chi tiết và biết chính xác những gì  đang tìm kiếm và biết rõ khi nào sẽ giao dịch. Họ không lướt qua các khung thời gian, mà kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cơ hội đến. Họ không lãng phí thời gian bằng cách ngồi trước biểu đồ cả ngày khi không có gì để làm. Thay vào đó, trong thời gian rảnh các pro-trader thường xem lại lịch sử giao dịch và đánh giá hiệu suất trong quá khứ để tìm ra cách giao dịch tốt hơn trong tương lai.

2.3 Trader nghiệp dư quá tự tin sau khi giành chiến thắng

Newbie: Trader nghiệp dư tin rằng sau một vài lần giao dịch thắng liên tiếp, họ đã có được các kỹ năng vượt trội. Họ phấn khích tin rằng mình vừa phát minh ra một cỗ máy kiếm tiền bất khả chiến bại. Vấn đề là sau một vài giao dịch thắng, các trader nghiệp dư sẽ có xu hướng gia tăng rủi ro, tức là họ “liều” hơn và thực hiện các giao dịch quá lớn, vi phạm quy tắc giao dịch. Đó chính là con đường nhanh nhất dẫn đến hiện tượng trắng tay.

Pro-trader: Trader chuyên nghiệp hiểu rằng anh ta không phải là một siêu trader và không thể dự đoán những gì xảy ra trong tương lai. Một chuỗi chiến thắng liên tiếp là một điều khá là bình thường. Nó có thể xảy ra hết lần này đến lần khác, đó là một phần của trading. Một trader chuyên nghiệp LUÔN LUÔN bám sát kế hoạch, luôn tuân theo các quy tắc quản lý rủi ro và KHÔNG BAO GIỜ để một giao dịch làm thua lỗ đáng kể.

2.4 Trader nghiệp dư mất tự tin sau khi thua cuộc

Newbie dễ rơi vào trạng thái bi quan chán nán sau khi thua lỗ liên tiếp

Newbie: Tự tin quá mức khi chiến thắng tuy nhiên sau khi thua lỗ liên tiếp, trader nghiệp dư lại mất niềm tin vào kỹ năng và chiến lược giao dịch của mình và dễ rơi vào trạng thái bi quan và chán nản. Một newbie trader có xu hướng thay đổi chiến lược giao dịch khi rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc phá vỡ các quy tắc giao dịch vì muốn bù đắp cho khoản lỗ. Chuỗi các thua lỗ là nguy hiểm cho trader nghiệp dư vì chúng thường dẫn đến tổn thất, thậm chí còn lớn hơn khi các trader cố gắng bù đắp tiền bị mất.

Pro-trader: Đối với các trader chuyên nghiệp, họ hiểu rằng thắng thua chỉ là chuyện thường tình. Chúng là điều không thể tránh khỏi và sẽ xảy ra nhiều lần. Một trader chuyên nghiệp biết rằng trong thời gian dài, chiến lược giao dịch sẽ giúp kiếm được tiền. Một trader chuyên nghiệp tuân thủ các quy tắc và không bao giờ mất lý trí.

2.5 Trader chuyên nghiệp không nhận trách nhiệm về bản thân

Newbie nên học cách quay trở lại trading sau khi thua lỗ với tâm thế tốt hơn

Newbie: Thật khó chấp nhận rằng ý tưởng giao dịch của mình là sai và chịu mất tiền. Đặc biệt là các trader mới và thiếu kinh nghiệm có xu hướng nghĩ rằng mình đã sai khi giá sắp chạm lệnh dừng lỗ. Khi ấy, họ sẽ thực hiện một trong những điều sau đây:

  • Kéo mức Stop loss xa hơn để trì hoãn tổn thất.
  • Vào thêm một lệnh nữa với tâm lý muốn gỡ gạc lại khi giá quay đầu.
  • Kinh khủng hơn, họ có thể bỏ hẳn luôn stop loss vì nghĩ rằng đằng nào giá chả quay lại, lên rồi lại xuống, xuống làm gì rồi cũng phải lên!?

Tất cả các chiến thuật này sẽ dẫn đến tổn thất lớn và bị margin call. Một trader thực hiện một trong ba kịch bản được đề cập sẽ khó để trở thành một trader chuyên nghiệp.

Chuyên nghiệp: Trader chuyên nghiệp tuân theo hai nguyên tắc sau:

  • Một giao dịch chỉ là một giao dịch và kết quả của một giao dịch đơn lẻ không thành vấn đề quá lớn.
  • Lệnh dừng lỗ là mức giá chấp nhận khi ý tưởng giao dịch là sai và là điểm muốn thoát khỏi thị trường.

Trader chuyên nghiệp biết rằng kết quả của một giao dịch hoàn toàn không liên quan đến sự nghiệp giao dịch của mình. Cho dù một giao dịch đơn lẻ là lãi hay lỗ đều không thành vấn đề bởi sẽ có 400, 500 hoặc 800 giao dịch tiếp theo đó, cơ hội có thể kiếm tiền vẫn còn đang ở phía trước. Một trader chuyên nghiệp cũng chấp nhận rằng điểm dừng lỗ là nơi giao dịch sai và hài lòng khi thoát khỏi vị thế giao dịch vì điều đó sẽ không giúp kiếm được tiền.

2.6 Bạn có khao khát kiếm tiền nhanh chóng không?

Newbie: Mục tiêu giao dịch  là gì? Giao dịch là một cách kiếm nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn? Nghiên cứu cho thấy các trader tin rằng có thể làm giàu nhanh chóng với giao dịch thì sẽ mất nhiều tiền.

Chuyên nghiệp: Đối với các trader chuyên nghiệp, giao dịch là một công việc thường xuyên. Trader chuyên nghiệp không đánh đổi bởi sự phấn khích hay vì muốn kiếm tiền nhờ một vài giao dịch may mắn. Trading không phải là một nghề dễ dàng và luôn đòi hỏi thời gian, công sức và rất nhiều kiến thức trước khi có thể kiếm tiền. Cuối cùng, để trở thành một trader chuyên nghiệp cũng là một công việc như nhiều công việc khác.

Xem thêm: Giao dịch Forex cho người mới bắt đầu-Dễ hay khó?

3. Những quy tắc mà newbie cần nắm khi mới bước vào thị trường

3.1 Thận trọng để không trở thành “gà” trong các chiến lược “lùa gà”

Newbie nên thận trọng với những chiêu “lùa gà”

Mới tham gia thị trường Forex, newbie sẽ gặp không ít những quảng cáo như những việc khoe tài khoản lời mấy trăm đô, thậm chí cả ngàn đô hay những quảng cáo tài khoản giao dịch luôn thắng khiến các newbie tin tưởng vào một “cái kết đẹp” của nghề trading này. Nhưng sự thật Forex là thị trường đầy rủi ro Forex có thể giúp bạn giàu nhanh nhưng cũng khiến bạn nghèo nhanh.

Mỗi ngày, một trader có thể kiếm được hàng trăm đô, thậm chí hàng nghìn đô nhờ vào tính chất biến động liên tục của thị trường nhưng đó là chuyện của các trader chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Còn với bạn, một trader mới, nếu không có kiến thức, không có chiến lược hiệu quả, không biết cách quản lý rủi ro, quản lý vốn… bạn sẽ thua lỗ rất nhiều, thậm chí mất sạch tiền chỉ trong một ngày.

3.2 Stop loss – Quản lý rủi ro

Stop loss (cắt lỗ) là nguyên tắc giao dịch của mọi trader

Lý do ra đời của lệnh Stop-Loss là ngăn cản thua lỗ kéo dài bằng tự đóng lệnh tại một mức giá nào đó mà trader cảm thấy cần phải cắt lỗ. Điểm cố hữu của thị trường forex là biến động và rủi ro, do đó bad news, good news, flash crash,… đủ mọi yếu tố có thể nhanh chóng đốt cháy tài khoản trading của bạn trong cái chớp mắt nếu bạn không có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.

Nếu không có một tấm lưới an toàn, bạn sẽ mất hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả lợi nhuận của mình. Cách tấn công tốt nhất chính là một hàng rào phòng thủ tốt! Và Stop loss chính là công cụ tuyệt vời để bảo vệ nguồn tài chính của bạn khi giao dịch. Tuy nhiên là một trader mới vào nghề thì việc lựa chọn được các mức Stop loss hay take profit hiệu quả cũng không hề đơn giản.

Theo kinh nghiệm từ một số trader lành nghề, các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt là chỉ báo ATR (Average True Range) là công cụ hữu ích giúp bạn xác định vùng range mà nến sẽ tăng hoặc giảm. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm này để xác định mức TP và SL cho những lần mới chập chững trade nhé.

Điều thứ hai, đừng bao giờ trade với số tiền bạn không sẵn sàng mất. Nguyên tắc này dành cho tất cả trader và đặc biệt quan trọng đối với các newbie, nếu mất tiền một cách quá nhanh chóng bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chán nản hoặc tâm lý gỡ gạt, tất tay, mà điều này thì lại vô cùng nguy hiểm.

3.3 Thử nghiệm tài khoản Demo trước và xây dựng chiến lược trading phù hợp với bản thân

Luyện tập kỹ năng giao dịch với tài khoản demo là cần thiết đối với newbie trader

Không phải tự nhiên mà các sàn giao dịch sinh ra tài khoản demo – chính là dùng cho những newbie mới chập chững bước vào nghề có cơ hội luyện tập và trau dồi kỹ năng trước khi bước vào chiến trường thật sự.

Chỉ đến khi nào, bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm giao dịch, đã thử 7749 lần trader demo thành công và có mục tiêu rõ ràng, tâm lý vững vàng, dày công học hỏi phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, khi đó bạn mới nên trade với tài khoản thật. Có vô vàn chiến lược và phong cách giao dịch, nhưng bạn hãy cố gắng tìm ra một phong cách trading của riêng bạn, phù hợp với nguồn vốn, thời gian cũng như chính sở thích của bạn.

3.4 Kiên nhẫn, kỷ luật để thành công

Cơ hội thành công trong mọi lĩnh vực không hề đến dễ dàng, và Forex cũng không phải ngoại lệ. Để hiểu được thị trường có thể bạn phải ngồi hàng giờ, hàng ngày dán mắt vào chart để tìm kiếm tín hiệu, nhưng cứ kiên nhẫn chờ đợi, phân tích thật chắc chắn, rồi mới xuống lệnh khi đó lợi nhuận sẽ tìm đến bạn. Do đó, thật không có gì quá đáng khi so sánh việc tìm kiếm tín hiệu vào lệnh với việc “đãi cát tìm vàng”.

Bạn đã có phương pháp giao dịch hiệu quả, nhưng việc tiến hành giao dịch theo đúng phương pháp và chiến lược đó mới thật sự quan trọng. Kế hoạch và kỷ luật chính là tiên quyết trong trading, nếu không bạn đơn giản chỉ là 1 con bạc đang thử vận may mà thôi, mà tất nhiên vận may thì không thực sự nhiều trên đời.

Xem thêm: 10 câu nói truyền cảm hứng về đầu tư Forex

Kết luận

Nghề trader đầy thăng trầm và hẳn bạn sẽ nhìn thấy bản thân mình ở đâu đó trong những mẩu chuyện nhiều sắc thái về những trải nghiệm giao dịch của những trader từ newbie cho đến chuyên nghiệp. Và dù có thuộc cấp kinh nghiệm thấp nhất là newbie thì bạn cũng đừng vội lo lắng, hãy “mài sẵn giáo gươm” bằng việc dành thời gian nghiên cứu, học tập, tìm ra ưu, khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình trước khi bước vào thị trường, cũng như không ngừng tích lũy vốn và kinh nghiệm.

Con đường mà newbie sẽ phải trải qua để đi đến chuyên nghiệp hẳn sẽ nhiều gian nan, họ sẽ từ từ được trải nghiệm nhiều bài học đắt giá từ đau thương, sẽ sớm hiểu được những giây phút “thăng hoa” và “địa ngục” luôn song hành. Nhưng hơn cả, những trải nghiệm cả thành công và thất bại đó cùng với sự học hỏi nghiêm túc và kiên định với mục tiêu của bản thân sẽ mang trái ngọt đến cho bạn.

Theo Tradeciety

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.