ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Chia sẻ cách quản lý rủi ro và quản lý vốn trong Forex

22.11.2021, 12:03 18 phút đọc

Quản lý rủi ro trong Forex đóng vai trò quan trọng trong thành bại của mọi trader bên cạnh việc xây dựng được một hệ thống giao dịch hiệu quả. Chiến lược quản lý rủi hiệu quả không chỉ giảm thiểu thua lỗ mà còn giúp trader tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện đáng kể kết quả giao dịch nói chung.

Một nguyên tắc cốt lõi trong Forex trading chính là “không có gì chắc chắn cả”, dù bạn có cho mình hệ thống giao dịch hoàn hảo đến đâu thì không có gì đảm bảo lợi nhuận lâu dài hay tránh cho bạn khỏi thua lỗ.

Nhưng trên thực tế, nhiều trader vì ôm mộng đạt được tự do tài chính một cách nhanh chóng mà dễ mắc phải sai lầm lớn là quá tập trung vào “chiến thắng lớn”, hay chỉ đơn giản xác định mức lỗ mình có thể chấp nhận mất trong một lệnh và nhấn nút “Buy/Sell” mà bỏ qua việc quản lý rủi ro trong Forex.

Các trader thành công luôn nhận thức được rằng quản lý rủi ro cần phải là một phần của kế hoạch giao dịch. Vậy, quản lý rủi ro trong Forex là gì? Vì sao quản lý rủi ro đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao dịch? Và trader có thể sử dụng những chiến lược quản lý rủi ro trong Forex nào để kiểm soát tốt các khoản thua lỗ trong quá trình giao dịch? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

quan ly ro trong forex

Quản lý rủi ro trong Forex là gì?

1. Tổng quan về quản lý rủi ro (Risk management) trong Forex

Quản lý rủi ro trong Forex chính là việc bạn thực hiện một loạt các quy tắc và biện pháp để đảm bảo có thể kiểm soát bất kỳ tác động tiêu cực nào trong quá trình giao dịch. Một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả không những giảm thiểu tổn thất mà còn giúp trader tối đa hóa lợi nhuận và đòi hỏi bạn phải có kế hoạch phù hợp ngay từ đầu, có nghĩa là bạn phải có kế hoạch quản lý rủi ro trước khi thực sự bắt đầu giao dịch.

1. Đâu là những rủi ro trong giao dịch Forex?

quan ly ro trong forex

Đâu là những rủi ro trong giao dịch forex

Một đặc điểm nổi bật của thị trường Forex là tính biến động mạnh và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Hiểu nôm na, thì giao dịch Forex có nghĩa là bạn phải đối mặt với mức độ rủi ro rất cao. Rủi ro càng cao cũng có nghĩa là cơ hội thu được lợi nhuận cũng lớn hơn, nhưng cũng có nguy cơ thua lỗ nhiều hơn.

Rủi ro trong forex đơn giản là rủi ro thua lỗ tiềm ẩn có thể xảy ra khi giao dịch. Những rủi ro này có thể bao gồm:

  • Rủi ro tiền tệ hay rủi ro tỷ giá – currency risk: là rủi ro liên quan đến sự biến động của giá tiền tệ, làm cho việc mua tài sản nước ngoài trở nên đắt hơn hoặc ít hơn.
  • Rủi ro lãi suất – Interest rate risk: là rủi ro liên quan đến việc lãi suất tăng hoặc giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến sự biến động (volatility). Sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá các cặp tiền forex vì mức chi tiêu và đầu tư trên toàn nền kinh tế sẽ tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào hướng thay đổi tỷ giá.
  • Rủi ro thanh khoản – Liquidity risk: là rủi ro mà bạn không thể nhanh chóng đặt lệnh Buy hoặc Sell một tài sản như mong muốn, dẫn đến nguy cơ thua lỗ. Mặc dù forex là một thị trường có tính thanh khoản cao, nhưng có thể có những giai đoạn kém thanh khoản – tùy thuộc vào loại tiền tệ bạn đang giao dịch và các chính sách của chính phủ về ngoại hối.
  • Rủi ro đòn bẩy – Leverage risk: là rủi ro bị thiệt hại lớn hơn khi giao dịch ký quỹ bởi vì hầu hết các Forex trader sử dụng đòn bẩy để tăng quy mô vị thế giao dịch lớn hơn nhiều so với quy mô tiền gửi của mình. Ngoài ra, vì số tiền bỏ ra ban đầu nhỏ hơn giá trị của giao dịch ngoại hối, nên bạn rất dễ quên số vốn mà mình đang chịu rủi ro.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến cháy tài khoản trong Forex trading – Tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong Forex

Trong thị trường Forex này, rất nhiều người thay vì tiếp cận forex như một hình thức giao dịch chuyên nghiệp lại lao vào trading với tư duy của một “con bạc”.

Việc cháy tài khoản là chuyện không hiếm gặp trong giao dịch Forex, đặc biệt là với những newbie trader. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm: thiếu kiến thức, không cài đặt lệnh stop loss, gồng lỗ, nhồi thêm lệnh khi ngược xu hướng, giữ các vị thế quá lớn không cần thiết quá lâu, không biết cân bằng vốn cộng với việc không kiểm soát được lòng tham.

Những “trader” này nhanh chóng trở thành “con bạc khát nước” dễ dàng tất tay với một giao dịch hay trading theo kiểu bạt mạng, được ăn cả ngã về không để rồi nhận trái đắng tiêu tan hết những đồng tiền xương máu của mình khi thị trường đi ngược với dự đoán. 

Như vậy, nếu giao dịch Forex mà mọi rủi ro đều nằm ngoài sự kiểm soát của trader sẽ đồng nghĩa với “gambling – đánh bạc”. Hay nói cách khác, sự khác biệt điển hình giữa gambling và Forex trading chính là quản lý rủi ro.

Xem thêm: Bí quyết giao dịch Forex rút ra được từ các cao thủ poker

2. Các chiến lược quản lý rủi ro trong Forex

quan ly rui ro trong forex

Các chiến lược quản lý rủi trong Forex hiệu quả

Nếu bạn mong muốn trở thành trader có tư duy đúng đắn, giảm thiểu thua lỗ hay cải thiện kết quả giao dịch của mình, hãy tham khảo các chiến lược quản lý rủi ro trong Forex hiệu quả đã được thử nghiệm thành công bới nhiều trader chuyên nghiệp dưới đây:

2.1 Đừng mạo hiểm nhiều hơn số tiền mà bạn có đủ khả năng mất

Một sự thật và cũng nguyên tắc mà mọi trader cần ghi nhớ trước khi bước vào con đường trading chính là hãy đảm bảo cuộc sống trước đã rồi hãy nghĩ tới đầu tư và chỉ nên đầu tư số tiền mà bạn sẵn sàng mất! Nghe thì có vẻ tiêu cực, nhưng không, sự thật là còn tiền thì mới giao dịch được.

Do đó, việc vay tiền để đầu tư là điều cấm kị bởi trong trường hợp xấu xảy ra bạn, tức bạn thua lỗ bạn vẫn không còn tiền để sống. Sau thua lỗ và không còn tiền giao dịch, hãy quên đi ý định vay mượn tiền của bạn bè hay người thân để tiếp tục giao dịch vì muốn gỡ gạc. Chỉ như vậy bạn mới tránh được những chuyện đáng buồn như lâm vào hoàn cảnh túng thiếu do vay nợ, hay gây xích mích với bạn bè người thân…

2.2 Đừng bao giờ quên đặt lệnh Stop loss khi giao dịch

quan tri rui ro trong chung khoan

Có một cách nói hơi trực diện như thế này, trong giao dịch mà không đặt stop loss cũng giống như bạn ra đường mà không mặc quần áo!. Nhưng điều đó là sự thực, tham gia một giao dịch chỉ với lợi nhuận được tính toán trong tâm trí có thể là thảm họa cho số vốn đầu tư của bạn. Giao dịch mà không có điểm dừng lỗ là nguyên nhân chính dẫn đến những cảnh cháy tài khoản chỉ trong một lệnh giao dịch duy nhất.

Stop loss là công cụ quan nhất trong quản lý rủi ro trong Forex, cụ thể là nó bảo vệ các giao dịch của bạn khỏi những thay đổi bất ngờ trên thị trường, từ đó giúp bạn giới hạn số lỗ tiềm tàng khi tham gia thị trường. Biết trước thời điểm mà bạn muốn thoát khỏi một vị thế có nghĩa là bạn có thể ngăn ngừa những tổn thất đáng kể có thể xảy ra.

Cách chọn điểm dừng lỗ xa hay gần phụ thuộc vào phương pháp giao dịch của mỗi trader. Ngoài ra lệnh stop loss được kết hợp với take profit có thể giúp bạn khóa lợi nhuận trước khi thị trường quay đầu.

Xem thêm: Làm thế nào để đặt Stop Loss và Take Profit thật xuất sắc

2.3 Kiểm soát đòn bẩy sử dụng trong giao dịch

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của đòn bẩy trong giao dịch forex bởi nó mang lại cho bạn cơ hội tiếp cận thị trường đầy đủ hơn với nguồn vốn hạn chế cũng như khả năng phóng to lợi nhuận kiếm được từ tài khoản giao dịch của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn sử dụng đòn bẩy 1:500 trên tài khoản 200 USD có nghĩa là bạn có thể đặt giao dịch lên tới 100.000 đô la ($200 x 500).

Nhưng đòn bẩy chính là con dao hai lưỡi tiềm ẩn nhiều rủi ro với khả năng khuếch đại thua lỗ nếu bạn dự đoán không đúng xu hướng giá. Cũng theo đó, mức độ tiếp xúc với rủi ro của bạn cao hơn với đòn bẩy cao hơn.

Do đó, các trader chuyên nghiệp luôn cho rằng đòn bẩy cần được sử dụng hợp lý, nếu bạn là newbie trader nên hết sức thận trọng với đòn bẩy cao. Cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm soát lượng đòn bẩy được sử dụng là dựa vào kích thước vị thế trên số dư tài khoản của mình.

2.4 Xác định risk appetite (khẩu vị rủi ro) và risk tolerance (mức chịu đựng rủi ro) của bản thân

Định hình được khẩu vị rủi ro của bạn cũng là phần không thể thiếu của 1 chiến lược quản lý rủi ro trong Forex thích hợp. Đã là giao dịch thì phải có rủi ro, nhưng rủi ro bao nhiêu thì chấp nhận được? Do đó, trước khi giao dịch, trader nên tự hỏi: “Tôi sẵn sàng thua bao nhiêu trong một giao dịch?”. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cặp tiền tệ dễ biến động nhất, chẳng hạn như một số loại tiền tệ của thị trường mới nổi.

Ngoài ra, tính thanh khoản trong giao dịch forex là một yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro, vì các cặp tiền tệ ít thanh khoản hơn có thể đồng nghĩa với việc khó vào và thoát các vị thế ở mức giá bạn muốn.

Nếu bạn không biết mình cảm thấy thoải mái với việc thua lỗ là bao nhiêu, quy mô vị thế của bạn có thể quá cao, dẫn đến thua lỗ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện giao dịch tiếp theo của bạn.

Giả sử 50% giao dịch của bạn là chiến thắng. Về lâu dài và về mặt toán học, bạn có thể giả định những thời điểm giao dịch thua lỗ liên tiếp. Trong sự nghiệp giao dịch 10.000 giao dịch, khả năng bạn sẽ phải đối mặt với 13 chuỗi thua lỗ liên tiếp vào một thời điểm nào đó. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết khẩu vị rủi ro của bạn, vì bạn cần phải chuẩn bị, với đủ tiền trong tài khoản của mình, đề phòng những trường hợp rủi ro xảy ra.

Vì vậy, bạn nên mạo hiểm bao nhiêu % số vốn của mình? Một nguyên tắc chung là chỉ rủi ro từ 1 đến 3% số dư tài khoản của bạn cho mỗi giao dịch. Ví dụ, nếu bạn có tài khoản 100.000 đô la, số tiền rủi ro của bạn sẽ là 1.000 – 3.000 đô la.

Tuy nhiên, việc áp dụng những con số phần trăm kia có thể khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm giao dịch cũng như tùy vào số vốn của từng trader. Những newbie mới tham gia thị trường thường chọn tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn, và một khi đã quen với thị trường, bạn có thể thận trọng tăng tỷ lệ phần trăm rủi ro đó lên.

Xem thêm: Risk appetite & risk tolerance – Sự khác biệt giữa khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro

2.5 Kiểm soát tốt vị thế và khối lượng giao dịch

quan ly rui ro trong forex

Kiểm soát tốt vị thế để quản lý rủi ro trong forex

Việc chọn quy mô vị thế phù hợp hay số lượng lô bạn thực hiện trong một giao dịch rất quan trọng vì quy mô phù hợp vừa bảo vệ tài khoản của bạn vừa tối đa hóa lợi nhuận.

Bạn cùng nên nhớ rằng việc tăng kích thước lô giao dịch cũng làm tăng rủi ro cho bạn. Nếu bạn tăng rủi ro quá sớm, thì có khả năng tài khoản của bạn sẽ cạn kiệt — đặc biệt nếu bạn đang sử dụng đòn bẩy quá cao.

Ngoài ra, khi gặp một chuỗi thua lỗ liên tiếp thì bạn nên giảm khối lượng lại thay vì cố gắng hồi phục tài khoản. Nếu tài khoản giảm 20%, hay xem như tài khoản giảm 40%, tức là nếu tài khoản 5000 USD mà giảm còn 4000 USD, thì chỉ trade như tài khoản còn 3000 USD và cho phép mình vào 1 lệnh rủi ro khoảng 2% của 3000 USD mà thôi. Bạn cố gắng đừng quá nôn nóng việc gỡ gạc lại, để tránh trường hợp cháy tài khoản.

2.6 Thiết lập tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận – Risk/Reward hợp lý

Giao dịch Forex thực tế đơn giản chỉ là một trò chơi của xác suất và thiết lập tỷ lệ Risk/Reward hay tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận thích hợp cũng là một cách quản lý rủi ro trong Forex hiệu quả.

Tỷ lệ này được tính toán theo tỷ lệ giữa mức rủi ro có thể xảy ra so với lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được. Không có một tỷ lệ RR cố định, và thông thường 1 tỷ lệ RR tốt nhất là mức phù hợp nhất với các chiến lược của bạn, thông thường nắm trong khoảng 1:2 đến 1:5.

2.7 Nhất quán với chiến lược rủi ro của mình – Xác định thời điểm vào/thoát lệnh lý tưởng…

Xây dựng được phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả đã quan trọng nhưng việc kiên quyết tuân theo chiến lược đó còn quan trọng hơn. Kỷ luật và kiên nhẫn luôn đúng với mọi phương pháp giao dịch Forex.

Ngoài ra, việc xác định được thời điểm để vào lệnh/thoát lệnh lý tưởng cũng quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến kết quả giao dịch của bạn. Để tìm được điểm vào lệnh hoàn hảo bạn nên chú ý tương tác với thị trường càng ít càng tốt để giảm căng thẳng để vào lệnh chất lượng hơn và tập trung vào dữ liệu giá đóng cửa, tức là khung thời gian ngày trên biểu đồ.

2.8 Quản lý cảm xúc tốt trong giao dịch – Kiểm soát lòng tham của bản thân

quan ly rui ro trong forex

Không để sự sợ hãi, lòng tham hay sự ảo tưởng ảnh hưởng đến quyết định giao dịch

Kiểm soát tốt được cảm xúc trong giao dịch là vô cùng quan trọng, và ngay cả những trader lão luyện và có kỷ luật cũng buộc phải kiểm soát không để những lo lắng, tức giận hay sợ hãi làm ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của mình.

Rủi ro khi giao dịch theo cảm xúc là rất nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn phản ứng quá mức với một khoản lỗ và cuối cùng lại đưa ra một quyết định tồi tệ khác, sai lầm này nối tiếp bằng sai lầm khác. Hoặc bạn đang ở trong vị thế mở với quyết tâm ngoan cố để giành lại những gì đã mất, bạn có thể tự “đào hố chôn mình”.

Khi nhận thấy sai lầm của bản thân, cách tốt nhất là rời khỏi thị trường, chịu tổn thất nhỏ nhất có thể. Thị trường vẫn còn đó, chỉ cần bạn tĩnh tâm và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội cho bạn vẫn còn. Forex trading là cuộc chơi của những con số và thua lỗ là điều không thể tránh khỏi hoàn toàn, hãy bình tĩnh và đừng sợ thua lỗ. Luôn cảnh giác và tỉnh táo trong giao dịch, tập trung vào bức tranh toàn cảnh và đừng từ bỏ chiến lược giao dịch của bạn.

2.9 Quản lý rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hẳn bạn đã từng nghe đến một quy tắc quản lý rủi ro kinh điển được áp dụng cho mọi kênh đầu tư đó là “không đặt tất cả trứng của bạn vào một giỏ”. Quy tắc này cũng đúng trong giao dịch Forex. Sự đa dạng trong danh mục đầu tư sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mất trắng, bởi một thị trường giảm thì bạn vẫn còn các danh mục khác để bù đắp những thiệt hại đó.

Xem thêm: Tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư

3. Quản lý rủi ro khác gì với quản lý vốn?

Quản lý rủi ro – risk management quản lý vốn – money management là 2 khái niệm được sử dụng phổ biến trong đầu tư tài chính và dễ gây nhầm lẫn đối với nhiều người bởi thực ra chúng vừa bao quát vừa có điểm tương đồng với nhau.

Mục đích của cả quản lý rủi ro và quản lý vồn đều là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ, hay tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận hợp lý và duy trì trong thời gian dài, giúp trader bảo toàn được tài khoản trong mỗi lần giao dịch. Một số quan điểm cho rằng quản lý vốn là chủ quan còn quản lý rủi ro là khách quan! Và thông thường quản lý rủi ro bao quát hơn và có thể bao gồm cả quản lý vốn.

Quản lý vốn là quá trình phân tích rủi ro và lợi nhuận tiềm năng cho một giao dịch hay một danh mục đầu tư. Từ đó, trader xác định được sẽ chịu rủi ro bao nhiêu và đạt được lợi nhuận tối đa bao nhiêu.

Sự khác nhau của 2 khái niệm còn ở chỗ: trong khi quản lý rủi ro xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro trong Forex như khối lượng giao dịch, xác định mua thua lỗ và làm sao để giải quyết được tình trạng thua lỗ liên tiếp, thì quản lý vốn mô tả các phương pháp có hệ thống và mang tính lặp lại trong việc xác định khối lượng vào lệnh trong những điều kiện khác nhau của thị trường.

Xem thêm: Quản lý vốn Forex và những điều cần lưu ý

4. Lời kết

Bài viết trên mình đã mang đến cho bạn bạn bức tranh tổng quan về rủi ro trong giao dịch, những chiến lược quản lý rủi ro trong Forex hiệu quả được các trader chuyên nghiệp áp dụng cũng như chỉ ra những điểm tương đồng và sự khác biệt về bản chất giữa quản lý rủi ro và quản lý vốn. Các quy tắc quản lý rủi trong forex bạn hoàn toàn có thể áp dụng để quản trị rủi ro trong chứng khoán.

Như vậy, rủi ro là điều hiển nhiên và đều xuất hiện trong mọi giao dịch mà bạn thực hiện, những miễn là bạn có thể đo lường được rủi ro, bạn có thể quản lý nó. Với cách tiếp cận kỷ luật và thói quen giao dịch tốt, chấp nhận một số rủi ro là cách duy nhất để tạo ra lợi nhuận tốt.

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.