ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Tài sản tài chính là gì – Ý nghĩa của tài sản tài chính

06.03.2020, 15:06 5 phút đọc

Có thể bạn đã quá quen thuộc đối với những cụm từ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình nhưng có bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ tài sản tài chính? Vậy tài sản tài chính là gì, liệu tài sản tài chính có giá trị không và tài sản tài chính thì liên quan gì đến chúng ta? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tài sản tài chính là gì và những loại tài sản tài chính nào là phổ biến trên thị trường hiện nay

Tài sản tài chính là gì?

Tài sản tài chính là tài sản có tính thanh khoản mà giá trị của nó đến từ quyền ghi trên hợp đồng hoặc quyền sở hữu một thứ gì đó. Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETFs và tiền gửi ngân hàng chính là những ví dụ về tài sản tài chính.

Tài sản tài chính

Tài sản tài chính là gì?

Không giống như đất đai, tài sản, hàng hóa hoặc tài sản vật chất hữu hình khác, tài sản tài chính không nhất thiết phải có giá trị vật chất hoặc thậm chí là một hình thức vật chất, tức là không sờ không nắm được. Thay vào đó, giá trị của chúng phản ánh các yếu tố cung và cầu trên thị trường và mỗi tài sản có một mức độ rủi ro riêng.

Tài sản tài chính khác gì với các loại tài sản khác?

Tài sản được phân loại thành 3 loại là: tài sản thực, tài sản tài chính và tài sản vô hình. Tài sản thực là tài sản vật chất như kim loại quý, đất đai, bất động sản và các mặt hàng như đậu nành, lúa mì, dầu và sắt.

Tài sản vô hình là tài sản không có hình dạng thực tế như bằng sáng chế, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ.

Tài sản tài chính nằm giữa hai loại trên. Tài sản tài chính có vẻ như vô hình, chỉ có giá trị được nêu trên giấy tờ mà thôi. Các loại giấy tờ này đại diện cho quyền sở hữu của một thực thể nào đó chẳng hạn như một công ty (cổ phiếu), hay các hợp đồng tương lai, trái phiếu.

Tài sản tài chính thường xuất phát từ một loại tài sản cơ sở nào đó. Ví dụ đậu này là tài sản cơ sở nhưng hợp đồng tương lai của giá đậu nành lại là tài sản tài chính. Tương tự, bất động sản, cổ phiếu của quỹ ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) cũng là tài sản tài chính.

Các loại tài sản tài chính phổ biến

Theo định nghĩa được trích dẫn từ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), tài sản tài chính bao gồm:

  • Tiền mặt
  • Công cụ vốn chủ sở hữu, ví dụ như một chứng chỉ chia sẻ
  • Quyền hợp đồng tài sản tài chính từ một thực thể khác, được gọi là khoản phải thu
  • Quyền hợp đồng trao đổi tài sản tài chính hoặc nợ phải trả với đơn vị khác
  • Một hợp đồng trong các công cụ vốn chủ sở hữu
Tài sản tài chính

Các loại tài sản tài chính phổ biến

Ngoài cổ phiếu và các khoản phải thu, định nghĩa trên bao gồm các công cụ tài chính phái sinh, trái phiếu, thị trường tiền tệ hoặc  tài khoản nắm giữ khác và cổ phần. Vài loại tài sản tài chính không có giá trị tiền tệ cho đến khi chúng được chuyển đổi thành tiền mặt, đặc biệt là cổ phiếu có giá trị và giá cả biến động.

Ưu và nhược điểm của tài sản tài chính có tính thanh khoản cao

Hình thức thuần túy nhất của tài sản tài chính là tiền và các khoản tương đương tiền như tiền gửi vãng lai, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi trên thị trường tiền tệ. Tài khoản thanh khoản dễ dàng được chuyển thành tiền để thanh toán hóa đơn và chi trả cho các trường hợp khẩn cấp.

Vài loại tài sản tài chính không có tính thanh khoản cao, thanh khoản là khả năng thay đổi một tài sản tài chính thành tiền mặt nhanh chóng. Đối với cổ phiếu, thanh khoản là khả năng  nhà đầu tư mua hoặc bán nắm giữ từ một thị trường. Thị trường thanh khoản là những nơi có nhiều người mua và nhiều người bán và nhanh chóng.

Trong trường hợp chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu, nhà đầu tư khi bán cần chờ thường là 2 ngày để nhận tiền. Các tài sản tài chính khác nhau có thời gian giải quyết khác nhau.

Ưu điểm

  • Tài sản tài chính có tính thanh khoản cao rất dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
  • Một số tài sản tài chính có giá trị cao.
  • Bảo hiểm FDIC và NCUA có giá trị lên tới 250.000 đô la.

Nhược điểm

  • Tài sản tài chính có tính thanh khoản cao không nhận được nhiều sự quan tâm
  • Tài sản tài chính thanh khoản thấp có thể khó chuyển đổi thành tiền mặt.
  • Giá trị của một tài sản tài chính chỉ mạnh nhờ tài sản cơ sở.

Tài sản có tính thanh khoản thấp

Ngược lại với tài sản có tính thanh khoản cao là  tài sản thanh khoản thấp. Bất động sản và đồ cổ là ví dụ về tài sản tài kém thanh khoản. Những tài sản này có giá trị nhưng không thể mua bán để lấy tiền mặt nhanh chóng được.

Ví dụ khác về tài sản tài chính kém thanh khoản là các cổ phiếu có mức độ giao dịch thấp trên thị trường. Đây là những khoản đầu tư như cổ phiếu giá trị thấp hoặc trái phiếu lãi suất cao, đầu cơ  không có nhiều người mua khi cần bán gấp.

Tài sản tài chính

Tài sản tài chính

Giữ quá khoản đầu tư kém thanh khoản có nhược điểm ngay cả trong các tình huống thông thường, như  sử dụng thẻ tín dụng lãi suất cao để trang trải hóa đơn, tăng nợ và ảnh hưởng tiêu cực đến quỹ hưu trí và các mục đầu tư khác.

Ví dụ thực tế về tài sản tài chính

Các doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ tài sản tài chính. Trong trường hợp của một công ty đầu tư hoặc quản lý tài sản, tài sản tài chính bao gồm tiền trong  danh mục đầu tư cho khách hàng, còn gọi là tài sản thuộc quyền quản lý (AUM). Ví dụ, BlackRock Inc. là nhà quản lý đầu tư lớn nhất ở Hoa Kỳ và trên thế giới, có  6,5 nghìn tỷ đô la trong AUM (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2019).

Tổng hợp bởi VnRebates

Theo Investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.