VNREBATES

Chiến lược đầu tư Vàng qua quỹ ETFs hiệu quả

28.02.2019, 20:02 11 phút đọc

Chiến lược đầu tư vàng vào quỹ ETFs vàng (Gold exchange-traded funds) là một trong những chiến lược kinh doanh vàng đơn giản nhất. Các quỹ ETF Vàng có thanh khoản cực lớn. Và không giống như hợp đồng tương lai Gold Futures, nắm giữ cổ phiếu quỹ ETFs không có thời gian hết hạn. Trong bài viết này, VnRebates sẽ giúp bạn nắm bắt được các xu hướng giao dịch hấp dẫn này cùng với 1 chiến lược đầu tư vàng vào quỹ ETFs vàng hiệu quả!

Các quỹ giao dịch vàng Exchange Traded Funds (ETFs), sàn exchange traded commodities (ETC) và các quỹ tương tự chiếm khoảng 1/3  nhu cầu đầu tư vàng. Các quỹ này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003 và tính đến tháng 3 năm 2016, các quỹ này đã cùng nhau nắm giữ 2.300 tấn vàng vật chất thay cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Các quỹ ETFs đầu tư vàng và các quỹ tương tự cho phép các nhà đầu tư nắm giữ vàng gián tiếp thông qua họ , cho phép truy cập vào các tài sản và cổ phiếu vàng mà không cần lưu trữ và bảo hiểm vàng vật chất riêng. Các quỹ đầu tư vàng này tìm cách kết hợp tính linh hoạt và dễ dàng của giao dịch trên sàn chứng khoán với lợi ích của quyền sở hữu vàng vật chất.

Dù là đầu tư theo phong cách nào, trader cũng nên có những kinh nghiệm đầu tư và kiến thức đầu tư vàng trước khi thực chiến. Bài viết này sẽ đặc biệt tập trung vào 1 cách đầu tư vàng khác: đầu tư vào quỹ ETFs và các quỹ tương tự với các thông tin bên dưới:

  • Quỹ đầu tư ETFs là gì? 
  • Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ ETFs vàng?
  • Các quỹ đầu tư khác bên cạnh quỹ ETFs vàng: quỹ tương hỗ Mutual Funds, và quỹ ủy thác Gold Trust 
  • Chiến lược giao dịch vàng trong ngày với quỹ ETFs và Gold Trust

Quỹ đầu tư ETF là gì?

Các quỹ ETFs vàng hoạt động như 1 loại tài sản phòng thủ tương tự như trái phiếu và nhiều nhà đầu tư sử dụng quỹ ETF vàng để chống lại sự gián đoạn kinh tế và chính trị, cũng như các tranh chấp tiền tệ.

Quy ETFs vang

Đầu tư vào quỹ ETFs vàng

  • Vàng có xu hướng tăng khi đồng đô la yếu, vì vậy nếu danh mục đầu tư của bạn nắm giữ các tài sản có tính rủi ro đi kèm với sự giảm giá của đồng đô la, việc đầu tư vào quỹ ETFs vàng có thể giúp bạn phòng ngừa rủi ro đó.
  • Quỹ ETFs vàng cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro liên quan đến vàng vậy chất hoặc với sự biến động của vàng. Nếu một nhà đầu tư đã tăng rủi ro cho tài sản danh mục đầu tư của mình khi giá vàng tăng, việc sở hữu cổ phần trong quỹ ETF vàng có thể giúp giảm rủi ro liên quan đến tài sản đó.
  • Hoặc nếu sau khi phân tích, bạn nhận thấy nên bán khống vàng, đầu tư vào 1 quỹ ETF vàng nghịch đảo có thể là một cách đơn giản để hưởng lợi từ giá vàng giảm.

Các quỹ ETF vàng phổ biến nhất

Dưới đây là đại diện cho một số quỹ ETF vàng nổi tiếng trên thị trường:

  • Quỹ Vàng SPDR (GLD – SPDR Gold Trust ETF)
  • Quỹ Vàng iShares (IAU – iShares Gold Trust ETF)
  • Quỹ Vàng Invesco (DGL – Invesco DB Gold ETF)

Nhược điểm khi đầu tư vào quỹ ETF vàng

Nếu bạn đang tìm cách nắm giữ vàng vật chất, bạn không thể làm như vậy thông qua đầu tư vào quỹ ETFs vàng được. Bạn sẽ không bao giờ thực sự sở hữu một thỏi vàng, bullion vàng hoặc tiền xu vàng với các quỹ ETFs vàng. Các quỹ ETFs vàng chỉ bao gồm các hợp đồng và các công cụ phái sinh vàng và chỉ có thể được đổi thành tiền mặt, không bao giờ là vàng.

Mặc dù các quỹ ETF nói chung có nhiều lợi ích về thuế, tuy nhiên đầu tư vàng có thể bị tính thuế nếu bạn ở nước ngoài. Vì thế, nên tìm hiểu về thuế trước khi đầu tư vào quỹ ETF vàng.

Các quỹ đầu tư khác bên cạnh quỹ ETFs vàng: quỹ tương hỗ Mutual Funds, và quỹ ủy thác Gold Trust 

Ngoài quỹ ETFs vàng, trader còn các lựa chọn khác để đầu tư vàng gián tiếp mà không cần phải sở hữu vàng vật chất đó là quỹ tương hỗ Mutual Funds và quỹ ủy thác Gold Trust.

Quỹ tương hỗ vàng hay quỹ ETFs vàng ?

Nếu bạn muốn đầu tư theo cách theo dõi giá vàng, bạn còn có 1 lựa chọn khác là quỹ tương hỗ Mutual Funds. Các quỹ tương hỗ vàng thường đầu tư vào các công ty khai thác vàng. Một điểm khác biệt giữa hai loại quỹ này (Mutual Funds và ETFs) là quỹ tương hỗ (Mutual Fund) sẽ dao động với thị trường và giá trị của công ty , trong khi quỹ ETFs cũng giao động tương tự, nhưng với giá trị của chính vàng.

Với lại, các quỹ ETFs vàng và quỹ tương hỗ khác nhau có thể khác nhau về biểu phí . Ví dụ: quỹ tương hỗ Fidelity Select Gold Portfolio (FSAGX)  tính phí .54% tổng số tiền đầu tư hàng năm của bạn vào phí quản lý, trong khi quỹ tương hỗ  Invesco Oppenheimer Gold & Special Minerals Fund Class A (OPGSX) tính phí .68% tổng số tiền đầu tư của bạn. Quỹ ETF Vaneck Vectors Gold Miners tính phí quản lý 0,5%, trong khi quỹ ETF SPDR Gold Shares tính phí định kỳ là 4% giá trị tài sản ròng nắm giữ.

Các đặc điểm của cả hai lựa chọn đầu tư này sẽ giúp bạn lựa chọn phù hợp với danh mục đầu tư và mục tiêu đầu tư của mình. Nếu bạn muốn hedging lại lạm phát, sự sụt giảm/ suy thoái của thị trường liên quan đến cổ phiếu công ty khai thác vàng, thì nên đầu tư vào quỹ ETFs vàng vì giá vàng thường ổn định hơn giá cổ phiếu các công ty khai thác.

Quỹ quỹ tín thác Vàng Gold Trust hay quỹ ETFs?


Chiến lược kinh doang vàng Day-Trading thông qua quỹ tín thác Vàng và quỹ ETFs Vàng

Quỹ SPDR Gold Trust (GLD) và iShares Gold Trust (IAU) nổi tiếng vừa là quỹ tín thác vừa được gọi là các ETFs. Các quỹ Gold Trusts sỡ hữu Vàng vật chất. ETFs là một quỹ đầu tư vào các sản phẩm liên quan tới giá Vàng, ví dụ Gold Futures. ETFs và quỹ tín thác đều chấp nhận các giao dịch trong ngày.

Các quỹ tín thác Vàng giao dịch rất sôi động và giàu thanh khoản, với hơn 5 triệu cổ phiếu được giao dịch trao tay mỗi ngày. iShares Gold Trust chiếm khoảng 1/10 giá trị của quỹ  SPDR Gold Trust.

Chiến lược giao dịch vàng trong ngày thông qua quỹ ETFs vàng hoặc Gold Trusts

#1. Khi nào bạn nên giao dịch trong ngày với Gold Trusts và ETFs

Chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading phải đi kèm với các biến động giá Volatility. Các biến động lớn là bạn thân của các day-trader. Những biến động giá thường xuyên cộng với thanh khoản khổng lồ sẽ tạo ra lợi nhuận (và cũng có thể thua lỗ) lớn trong thời gian ngắn.

Bạn nên tập trung vào các Gold Trusts và ETFs khi giá trong ngày dao động ít nhất 2%. Sử dụng chỉ báo ATR (Average True Range) 14 ngày trên biểu đồ hàng ngày trong phần mềm đầu tư forex/vàng/bạc của bạn, sau đó lấy (ATR chia cho giá hiện tại của ETF)*100. Nếu số này không lớn hơn 2% thì thị trường không lý thưởng cho day-trading. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chỉ báo ATR và các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác qua các cuốn sách kinh điển tại link này.

Các quỹ Gold Miner và Junior Gold Miner ETFs thường dao động mạnh hơn các Gold Trusts. Khi giá Vàng ổn định, gold miners có thể cung cấp các cơ hội tốt để giao dịch bởi vì những biến động trong ngày của chúng rất lớn.

Dau tu vao quy ETFs vang

Chiến lược kinh doanh vàng: Biểu đồ ngày Market Vectors Gold Miners ETF và ATR (14 ngày)

Trong suốt xu hướng giảm giá ở bên trái hình trên, những biến động đặc trưng hằng ngày luôn lớn hơn 2% (ATR chia cho giá). Khi giá biến động đi ngang cho tới cuối năm 2013, những biến động trong ngày giảm xuống dưới 2% khi mà chỉ số ATR cũng tiếp tục giảm. Đây có lẽ là môi trường ít có cơ hội cho day-trader so với thời điểm ETF biến động mạnh hơn.

#2. Hãy đi theo xu hướng

Khi  SPDR Gold Trust đang biến động hơn 2% một ngày, hãy tập trung vào nó. Nếu quỹ tín thác biến động dưới 2%, thì hãy giao dịch một trong các gold-miner ETFs nếu nó biến động trên 2%. Đây là những điều kiện tốt dành cho chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading, mặc dù gold trusts và ETFs có thể sử dụng các cách thức giao dịch không có biến động lớn.

Các giao dịch cần đi theo xu hướng chính.

  • Trong xu hướng tăng, giá sẽ tăng cao hơn, và bạn phải tìm thời điểm ra nhập khi giá pullback (giá đi ngược lại so với xu hướng ban đầu với biên độ nhỏ) và ở thời điểm pullback, giá sẽ dừng ít nhất 2 hoặc 3 thanh giá.
  • Cách thức cũng như vậy trong xu hướng giảm giá: giá sẽ đi chậm lại và bạn tìm kiếm thời điểm gia nhập khi giá pullback. Khi mà giá dừng lại, chúng ta sẽ bán khống khi giá phá vỡ mức thấp ,đây là mức giá mà tại đó, tất cả mọi người đều cho rằng giá sẽ còn tiếp tục giảm.
  • Điểm dừng phải ở mức cao thấp hơn so với mức cao trước đó. Nếu điều này không xảy ra, nghĩa là xu hướng giảm giá có thể không còn mạnh và chúng ta sẽ không áp dụng chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading để giao dịch trong trường hợp này.

#3. Stop loss – Take Profit và những bẫy bạn cần biết của chiến lược này

Chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading là hệ thống nắm bắt được xu hướng biến động của các gold ETFs và gold trusts. Điều này rất lý tưởng khi mà thị trường có những biến động đủ lớn. Nếu không xu hướng nhiều khả năng sẽ mất động lực và không đạt tới mục tiêu lợi nhuận.

Mục tiêu lợi nhuận dựa trên các mức độ rủi ro. Khi biến động hằng ngày ở gần 2% thì mục tiêu lợi nhuận gấp hai lần rủi ro. Khi biến động đạt tới 4% thì xu hướng mạnh diễn ra, mục tiêu lợi nhuận là ba hay bốn lần rủi ro.

Chiến lược kinh doanh vàng: Day Trade của SPDR Gold Trust

Lệnh mua ở mức giá 122.33$ và dừng lỗ ở 122.25$, do đó rủi ro là 8 cents trên một cổ phiếu. Mục tiêu lợi nhuận là 16 cents trên điểm vào, ta có giá mục tiêu là 122.49$. Trong điều kiện thị trường biến động lớn, mục tiêu có thể là 24 hoặc 32 cents (gấp 3 hay 4 lần rủi ro).

Chiến lược này không phải là không có bẫy. Một trong những vấn đề chính đó là điểm tạm dừng trong thời gian giá pullback có thể khá lớn, do đó điểm dừng lỗ và rủi ro cũng khá lớn.  Cũng có rất nhiều điểm tạm dừng trong pullback, lựa chọn một trong những điểm tạm dừng này để giao dịch là khá chủ quan. Tuy nhiên, nếu không có điểm dừng, mà là một pullback đi ngược lại với xu hướng chính thì chiến lược này không còn phù hợp để giao dịch.

Mục tiêu lợi nhuận là cố định với các mức rủi ro để trader có thể bù đắp các rủi ro, Giá có thể đưa ra các tín hiệu đảo chiều trước khi mục tiêu lợi nhuận hoàn thành. Một bước cần thực hiện đó là di chuyển điểm dừng lỗ dưới mức thấp mới khi chúng hình thành trong xu hướng dài hạn hoặc di chuyển trên mức cao khi xu hướng giảm giá hình thành. Chúng ta có thể di chuyển điểm dừng lỗ di chuyển cùng với xu hướng với Trailing Stop để giảm thiểu thua lỗ khi xu hướng đổi chiều.

Kết luận

Giao dịch vàng thông qua các quỹ đầu tư vàng không phải lúc nào cũng phổ biến. Trước khi đi vào thực chiến, bạn nên nắm rõ chiến lược bạn muốn sử dụng trước. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng chiến lược đầu tư vàng day trading của chúng tôi:

  • Khi giá Vàng gần như không có biến động, day-trader không nên giao dịch gold ETFs và trusts.
  • Khi biến động tăng lên,  là lúc bạn tập trung vào chiến lược kinh doanh vàng Day-Trading.
  • Chú ý tới các xu hướng, đợi khi giá pullback và dừng lại. Khi giá phá vỡ trạng thái điều chỉnh, thì hãy bắt đầu giao dịch.
  • Đặt stop loss ở ngoài điểm dừng của giá. Mục tiêu lợi nhuận của bạn phải đủ đề bù đắp các rủi ro mà bạn gặp phải. Do đó, hãy thiết lập mục tiêu gấp hai lần rủi ro hoặc có thể hơn trong điều kiện giá biến động mạnh.
Tổng hợp bởi VnRebates
Theo Investopedia, gold.org, the balance 
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.