Cách đặt Stop loss và Take profit là điều cơ bản cũng như thiết yếu mà trader phải học khi tham gia thị trường Forex. Đặt biệt, cách đặt Stop loss trên các phần mềm giao dịch phổ biến như MT4, MT5 hay Ctrader là điều quan trọng nhất cần phải nắm vững khi giao dịch trên những nền tảng này, để tránh trường hợp tài khoản của bạn bị quét sạch trong nháy mắt khi sử dụng đòn bẩy.
Vị trader huyền thoại Jesse Livermore đã từng nói “Markets are never wrong, but opinions often are.” Thị trường không bao giờ sai cả, chỉ có nhận định của chúng ta là thường sai mà thôi. Dù bạn có là trader giỏi và lão làng đi chăng nữa, có lúc sẽ trả giá vì luôn cho rằng mình đúng.
Vì thế, đừng bao giờ chơi Forex mà không biết cách đặt Stop Loss và Take Profit và cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những mẹo giúp bạn học cách đặt Stop loss và Take profit trên MT4, MT5 và Ctrader hiệu quả nhất!
Ở bài trước Nghệ thuật đặt Stop loss và Take Profit hiệu quả nhất, Vnrebates đã mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về cặp đôi vũ khí lợi hại Stop loss và Take Profit và hẳn bạn đã nắm được những khái niệm của chúng cũng như tầm quan trọng của cặp lệnh này trong Forex Trading thế nào.
Do đó, phần bài tiếp theo này mình sẽ chỉ tập trung vào cách thức và tư duy và hướng dẫn từng bước cụ thể về cách đặt Stop loss và Take profit trên các nền tảng giao dịch phổ biến cùng các vấn đề trader cần nắm trước khi học cách đặt 2 lệnh này.
Xem thêm:
- Các loại lệnh giao dịch trong Forex mọi trader cần biết và cách sử dụng hiệu quả
- Cách đặt Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) trong Forex hiệu quả
1. Những vấn đề trader cần nắm rõ trước khi biết cách đặt Stop loss và Take profit
1.1 Stop Loss bị quét nhiều có ổn không?
Khi thị trường chạm vào mức Stop Loss bạn thiết lập trước, hệ thống sẽ tự động đóng giao dịch đang mở và cài đặt stop loss này của bạn. Đây là cơ chế rất tốt để đảm bảo được rằng bạn chỉ chịu thua lỗ 1 số tiền nhất định trên 1 giao dịch không thành công.
Tuy nhiên, khi bị quét Stop Loss nhiều, đặc biệt là trader mới, sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý nóng vội hoặc lo lắng.
Việc dính quét Stop Loss nhiều không hẳn là xấu nhưng đây chắc chắn là một dấu hiệu cảnh báo bạn! Rằng bạn nên dừng trade live acount lại và chuyển về luyện tập tiếp trên tài khoản Demo.
Bạn cần thời gian để luyện và test thử chiến dịch của mình đúng hay sai? Sai chỗ nào? Có thể chiến dịch của bạn ổn, nhưng khung thời gian bạn vào chưa đúng? Hoặc nếu tất cả đều đúng rồi, thì tại sao bạn lại bị quét Stop Loss? Liệu Stop Loss bạn có phải quá hẹp so với khung thời gian giao dịch bạn chọn?
Vì thế, dừng trade live lại và thực hành tiếp. Bạn chưa sẵn sàng cho thế giới Forex đầy biến động!
1.2 Có nên nới lỏng Stop Loss để không bị quét thường xuyên?
Tuy nhiên, vì đặt Stop Loss mang tính chủ quan, nên có nhiều trader có tâm lý ăn mỏng và chỉ đặt cả Stop Loss và Take Profit đều vài pips, nên thị trường biến động chục pip là Stop Loss bị quét ngay. Nhiều trader mạnh dạn và có nhiều kinh nghiệm thực chiến hơn thì sẽ để mức Stop Loss và Take profit dài hơn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường hơn.
Nếu bạn muốn đặt stop loss rộng thì phải cẩn trọng xem vốn mình có cân được không?!
Trong đầu tư, có 1 câu nằm lòng là “high risk, high return” Nếu phương pháp hoặc chiến lược của bạn có tỷ lệ thắng (return) cao thì rủi ro tương ứng (risk) cũng sẽ cao. Nếu nới lỏng Stop Loss để không bị quét thường xuyên, thì hãy cân bằng giữa khả năng chịu đựng, vốn, tính chắc chắn của chiến thuật. Theo kinh nghiệm cá nhân, mình không khuyến khích điều này.
1.3 Các nguyên tắc căn bản nhất khi học cách đặt Stop loss và Take profit?
Khi bắt đầu tham gia giao dịch, trader sẽ luôn thắc mắc cách đặt Stop loss hiệu quả, làm cách nào để cân bằng giữa Stop Loss và Take profit. 3 nguyên tắc cơ bản nhất khi đặt lệnh Stop Loss và Take profit gồm:
- Take Profit ít nhất phải bằng Stop Loss: Điều này rất quan trọng bởi bạn không nên chịu rủi ro cao hơn phần lợi nhuận bạn đạt được.
Tỷ lệ Loss:Profit (hay Risk:Reward) phổ biến nhất được giới đầu tư chấp nhận là 1:1. Nghĩa là, nếu bạn đặt Stop Loss là 10 pips thì Take Profit ít nhất là 20 pips. Tuy nhiên, thực tế nhiều Trader ăn mỏng và rất rất nhiều trader đặt tỷ lệ 1:1. Vừa đủ an toàn cho tiền của bạn.
- Đặt Stop Loss và Take Profit trên cùng 1 khung thời gian: đây là nguyên tắc sống còn.
Bạn có thể xác định xu hướng thị trường trên khung thời gian dài hơn, nhưng các quyết định ra vào lệnh, Stop Loss, Take Profit đều nên thống nhất trên 1 khung thời gian.
- Phải tuân thủ đúng tỷ lệ Risk:Reward của bạn: Nguyên tắc này đưa ra dựa trên tâm lý thông thường của trader. Bình thường, khi lời thì ai cũng lưỡng lự chốt lời, hi vọng giá lên và lời nữa. Đến khi lỗ thì cảm thấy chóng mặt, muốn đóng lệnh ngay.
Bạn luôn nhớ, thị trường không bao giờ yên 1 chỗ, mà sẽ đi theo đường Zigzag lên xuống. Khi chạm ngưỡng Take profit thì nên chốt lời, đừng nới. Vì nới thì sau đó thị trường lại đi xuống. Muốn breakout 1 mức giá nào, thị trường luôn tích lũy 1 thời gian dài. Và breakout cũng chưa biết sẽ theo hướng nào.
Vì thế, hãy luôn luôn tôn trọng tỷ lệ Risk:Reward của bạn.
Xem thêm:
- Long Short là gì? Phân biệt lệnh Long (mua) và Short (bán)
- Chiến lược giao dịch theo Breakout nâng cao
- Hướng dẫn sử dụng TradingView miễn phí gồm các phím tắt, bộ lọc và công cụ
2. Hướng dẫn cách đặt Stop loss và Take profit trên MT4, MT5 và hướng dẫn sử dụng
MT4 và MT5 luôn là 2 nền tảng giao dịch phổ biến nhất mà hầu như broker nào cũng cung cấp và mọi trader đều cần phải sử dụng thành thạo. Dưới đây là các bước cụ thể đặt Stop loss và Take profit trên MT4.
2.1 Bước 1 – Làm thế nào để thiết lập Stop Loss và Take Profit trong MT4
Sửa đổi giao dịch trong cửa sổ vào lệnh (order window)
Trong cửa sổ vào lệnh (Order), trader có thể chọn điều chỉnh lệnh của mình với khối lượng giao dịch (volume) hoặc thiết lập lệnh stop loss và take profit. Như hình minh hoạ, trader click trực tiếp vào các mũi tên trong trường S/L và T/P, giá hiện tại sẽ hiển thị ngay sau đó và có thể được tuỳ chỉnh theo ý muốn.
Trường hợp nếu bạn thiết lập lệnh Stop loss và Take profit quá gần với giá hiện tại của thị trường, khung cửa sổ sẽ hiện thị thông báo “invalid S/L or T/P”, nghĩa là thiết lập thất bại do hệ thống không cho phép cách đặt như vậy.
Làm thế nào để tính toán mức Dừng lỗ cho các công cụ giao dịch
Để tránh trường hợp Invalid như trên, trader nên tính toán các mức S/L và T/P và có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách tham khảo qua mức độ đặt stop loss và take profit của cặp tiền đó trên hệ thống trong thời điểm hiện tại. Di chuyển đến công cụ bạn muốn giao dịch trong Market Watch. Click chuột phải vào cặp tiền cần xem, chọn “Specification” trong khung hiển thị.
Trong khung cửa sổ mới hiển thị, trader có thể thấy được dòng “Stop level” cho cặp tiền đó. Số này thể hiện độ chênh lệch tối thiểu giữa lệnh đặt stop loss và take profit so với giá hiện tại trên thị trường. Đơn vị chênh lệch được tính bằng pips.
Như hình ví dụ minh hoạ, nếu mức “stop level” là 30 pips và giá thị trường đang xấp xỉ 1.32136, nếu trader quyết định vào lệnh mua thì phải thiết lập lệnh stop loss cao nhất là 1.32106 và lệnh take profit thấp nhất là 1.32166. Khi đặt lệnh xong, hệ thống sẽ hiển thị thông báo xác nhận trader vào lệnh thành công.
2.2 Bước 2 – Làm thế nào để thêm hay thay đổi lệnh Stop loss và Take profit trong MT4
Trường hợp trader đã vào lệnh mà muốn thêm lệnh hay thay đổi mức stop loss và take profit thì làm như thế nào? Rất đơn giản, bạn sẽ dùng lệnh “modify” để thực hiện tuỳ chỉnh.
Trong khung cửa sổ “Terminal” hiển thị tất cả giao dịch đang mở của trader trong thời điểm hiện tại. Click chuột phải vào giao dịch mong muốn, từ đây ta có các quyền lựa chọn như dừng giao dịch (close), thực hiện “trailing stop” hoặc tuỳ chỉnh (modify). Trong trường hợp này thì bạn sẽ chọn “Modify or Delete order”.
Sau khi cửa sổ tuỳ hỉnh hiển thị, trong mục “Type: Modify Order” trader có thể thấy được mức “stop level” của cặp tiền và nút “Copy as” (màu xanh và đỏ). Chức năng nút này là giúp trader nhập nhanh giá hiện tại của thị trường vào khung stop loss và khung take profit, tạo điều kiện để bạn tuỳ chỉnh cho tiện hơn.
Nếu số bạn nhập vào bị hệ thống từ chối, nút “Modify…..” to to bên dưới sẽ chuyển sang màu xám, báo hiệu trader cần phải thực hiện điều chỉnh lại. Sau khi hoàn thành mọi điều kiện, bấm vào nút to to đấy để submit lại thay đổi mới cho lệnh đó. Lúc này, mức stop loss và take profit mới sẽ được cập nhật lại và hiển thị trong khung “Terminal” và trên đồ thị.
Ngoài ra, meta trader 4 vẫn còn một cách khác để điều chỉnh stop loss và take profit. Trader có thể trực tiếp sử dụng đường stop loss và đường take profit ngay trên biểu đồ bằng cách bấm chuột vào và kéo lên xuống theo mức độ mình mong muốn. Rõ ràng, đây là cách dễ nhất để trader điều chỉnh mức stop loss và profit sau khi đã đặt lệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn hơi bất tiện nếu trader muốn điều chỉnh một cách chi tiết nhất, do rê chuột tới lui với khoảng cách chỉ vài đơn vị thì lại không hề dễ dàng chút nào.
Cách đặt Stop loss và take profit trên nền tảng MT5 là tương tự như các bước thiết lập Stop loss và take profit trên nền tảng MT4.
Tham khảo:
- 6 cách xác định điểm vào lệnh Forex đẹp, chính xác
- Cách tính khối lượng vào lệnh Forex hiệu quả và ví dụ minh họa
- Hướng dẫn cách đặt lệnh Sell stop trên MT4
3. Hướng dẫn cách đặt Stop loss và Take profit trên Ctrader
Cùng với MT4 và MT5 thì Ctrade hiện cũng là một nền tảng giao dịch khá phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội như tốc độ khớp lệnh cực nhanh, báo giá trực tiếp từ nhà cung cấp thanh khoản, giao dịch đơn giản và bắt mắt. Dưới đây là hướng dẫn cách đặt Stop loss và Take profit trên Ctrader.
Bảng TradeWatch nằm ở cuối cTrader chứa tất cả các công cụ cần thiết để vào lệnh lẫn thoát lệnh trong giao dịch, xem và quản lý các vị thế giao dịch.
Để tiến hành đặt Stop loss và take profit, bạn nhấp chuột lựa chọn cặp tiền mà muốn đặt lệnh. Ví dụ, ở đây mình chọn cặp EURUSD:
Trader có thể đặt Stop loss và Take profit hoặc sử đổi (modify) cặp lệnh này cho các vị thế hiện tại hoặc các lệnh chờ (pending orders) trong menu Modify Order hoặc Modify Position. Chọn box ST và TP để thiếp lập.
Để đặt Stop loss và Take profit cơ bản bạn nhấp vào tab Stop loss và Take Profit sau đó điền thông số bạn muốn vào đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Take profit nâng cao hay take profit từng phần để mở rộng vị thế ở nhiều cấp độ, Stop loss có thể đặt ở mức hòa vốn hoặc sử dụng Trailing stop.
Bạn có thể đặt giá trị kích hoạt theo số pips, giá tài sản hiện tại, tỷ lệ phần trăm cân đối (Est.Balance), giá trị lợi nhuận hoặc khoảng cách – tất cả các giá trị sẽ được tính toán lại tự động tương đối với giá trị bạn đã đặt.
Đối với các lệnh hoặc vị thế đang chờ xử lý, bạn có thể thấy khoảng cách tới mức kích hoạt Stop loss và Take profit tính bằng pips từ mức giá hiện tại của tài sản.
Trader có thể dễ dàng để chuyển trình kích hoạt Stop loss từ giá Ask (Bán) sang giá mua (Bid) (và ngược lại). Nhấp vào mũi tên bên phải (->) để thay đổi trình kích hoạt hiện tại:
- Mũi tên bên phải (->) là phía giao dịch (mặc định). Lệnh Stop loss sẽ được kích hoạt bởi Giá Ask đối với lệnh Bán và giá Bid đối với lệnh Mua.
- Mũi tên trái (<-) là phía Opposite. Lệnh Stop loss sẽ được kích hoạt bởi Giá Bid đối với lệnh Bán và giá Ask đối với lệnh Mua.
- Mũi tên kép bên phải (->->) là bên Double Trade. Lệnh Stop loss sẽ được kích hoạt sau hai lần đánh dấu liên tiếp của Giá Ask cao hơn mức SL đối với lệnh Bán và hai lần đánh dấu liên tiếp của Giá Bid thấp hơn mức SL đối với lệnh Mua.
- Mũi tên kép bên trái (<-<-) là bên Double Opposite. Lệnh Stop loss sẽ được kích hoạt sau hai lần đánh dấu liên tiếp của Giá Bid cao hơn mức SL đối với lệnh Bán và hai dấu tích liên tiếp của Giá Ask thấp hơn mức SL đối với lệnh Mua.
Ngoài ra, lệnh Stop loss và Take profit có thể được kích hoạt trực tiếp trong biểu đồ trong một vị thế mở.
Di chuột qua một vị thế đang mở trong biểu đồ, sau đó kéo và thả các mục SL hoặc TP
để đặt giá trị SL và TP tương ứng. Stop loss trong phạm vi phí chênh lệch (spread) là không hợp lệ. Kiểm tra phần Giao dịch Biểu đồ để biết thêm chi tiết.
Lưu ý rằng bạn có thể xem trước các giá trị Stop loss và Take profit bằng pips và đơn vị tiền tệ của tài khoản và lệnh Stop loss và Take profit đang hoạt động và có thể kích hoạt ngay cả khi cTrader bị đóng hoặc bị ngắt kết nối.
Xem thêm:
- Giá BID và giá ASK là gì? Vai trò của 2 loại giá này trong Forex
- 9 phương pháp giao dịch Forex đơn giản và hiệu quả nhất
4. Lời kết – Một số lưu ý về cách đặt Stop loss và Take profit căn bản
Các bạn trader nên chú ý rằng, các ví dụ bên trên về cắt đặt Stop loss và take profit trên các nền tảng MT4 và Ctrader chỉ mang tính tham khảo vì khoảng cách đặt stop loss và take profit như nãy giờ chỉ là ước lượng chung chung, phục vụ cho việc minh hoạ. Trong thực tế, mỗi loại tài sản hay cặp tiền tệ và hàng hoá khác nhau các trader chuyên nghiệp sẽ nghiên cứu và đặt các mức stop loss cũng như take profit khác nhau.
Lý do chính là vì, đối với mỗi loại công cụ tài chính thì biến động trong khung thời gian của một cây nến cũng khác nhau. Tuy nhiên, trader có thể dựa vào nguyên tắc chung bằng cách đặt stop loss và take profit dựa vào kháng cự và hỗ trợ giá trong một khung thời gian tuỳ chọn nhất định.
VnRebates Tổng hợp