ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Xây dựng chiến lược giao dịch forex hiệu quả

16.06.2022, 08:00 18 phút đọc

Anh em traders chúng ta chắc đâu đó vẫn có người loanh quanh đi tìm những chiến lược giao dịch forex tốt để sử dụng hoặc thay thế những chiến lược mà mình đang dùng vì không mang lại lợi nhuận hay vì bất cứ lý do nào đó. Nguyên nhân của vòng luẩn quẩn này là vì anh em chưa tìm được chiến lược “phù hợp” với bản thân mình. Một chiến lược phù hợp là chiến lược nên được tạo ra bởi chính các đặc điểm giao tiếp với thị trường của anh em. Chiến lược phù hợp với cái riêng của bản thân là cái sẽ là chiến lược giúp anh em thích nghi tốt nhất với thị trường!

Một chiến lược giao dịch forex phù hợp là một chiến lược tương tác tốt với các đặc điểm riêng của anh em như: thời gian giao dịch, mức độ chấp nhận rủi ro, tần suất giao dịch,… vì là người tạo ra nó nên anh em sẽ hiểu nó, biết lúc nào cần xem biểu đồ, nên vào và thoát ra khỏi thị trường khi nào, biết chốt lời hay dừng lỗ ở đâu… việc này sẽ tạo ra hiệu quả trong giao dịch và giúp anh em giảm bớt những căng thẳng không cần thiết.

Kiên trì bám sát và mài dũa chiến lược giao dịch forex của riêng mình sau một thời gian dài sẽ giúp anh em có lợi thế kinh nghiệm trên thị trường so với các trader khác. Đây chính là thời điểm mà anh em giao dịch có lợi nhuận và hoàn toàn thoát được vòng luẩn quẩn phía trên.

1. Có gì trong một chiến lược giao dịch forex hoàn chỉnh

Một chiến lược giao dịch forex hoàn chỉnh là một chiến lược mà phải đưa cho anh em một khuôn mẫu để giao tiếp với thị trường, giúp anh em thấu hiểu các cấu phần tạo nên chiến lược đó và cuối cùng chiến lược phải được tạo nên từ một khung lý thuyết đã được chứng minh (lý thuyết Dow, sóng elliott,…) hoặc những thống kê về thị trường.

Tuy không có công thức tuyệt đối nhưng các chiến lược giao dịch forex hoàn chỉnh thường phải có các cấu phần sau:

(1) Lý thuyết cơ sở: việc chiến lược giao dịch của anh em được xây dựng trên một lý thuyết đã được chứng minh có hiệu quả sẽ giúp anh em đi đúng hướng ngay từ đầu và tăng tỷ lệ thành công cho chiến dịch vì sử dụng những nền tảng, công cụ đã được chứng minh.

Xem thêm: 

(2) Thời gian tham gia vào thị trường: trên thị trường có nhiều phiên giao dịch có thể khai thác, thời gian ngoài phiên retail traders hầu như rất khó để tham gia thị trường, hơn nữa chúng ta không chỉ là trader mà còn có những vai trò khác trong cuộc sống cần thực hiện. Lựa chọn một phiên giao dịch phù hợp và tìm cách khai thác nó thay vì liên tục theo dõi thị trường sẽ giúp anh em giảm căng thẳng và làm được nhiều việc khác nữa.

(3) Các bước phân tích thị trường: đây chính là khuôn mẫu để anh em giao tiếp với thị trường, tránh trường hợp anh em bối rối khi vào thị trường mà không biết thị trường đang nói điều gì và bản thân phải bắt đầu từ đâu. Khuôn mẫu này còn giúp anh em xác định bản thân trong thời điểm hiện tại của thị trường để quyết định xem đã đến lúc tham gia thị trường chưa.

(4) Kịch bản hành động: sau khi đã có nhận định về thị trường tại thời điểm phân tích rồi thì anh em cần lên các kịch bản hành động để chuận bị cho những động thái tiếp theo của thị trường. Ví dụ khi thị trường tiếp cận các vùng anh em quan tâm nếu nó phản ứng X thì anh em sẽ phản ứng Y.

(5) Các setup giao dịch: sau khi đã lên các kịch bản hành động thì việc tiếp theo là chờ đợi các kịch bản thị trường xảy và và hình thành các setup giao dịch để quyết định xem liệu có tham gia thị trường hay không dựa vào chính các setup này. Các setup này phải được anh em xác định và hiểu rõ từ trước khi nó xuất hiện và chỉ giao dịch khi những setup xuất hiện là có lợi cho mình.

(6) Các quy tắc giao dịch: các quy tắc giao dịch bao gồm tỷ lệ Risk:Reward, lỗ tối đa trên một lệnh, max ddd (lỗ tối đa cho một ngày),… Những quy tắc này sẽ giúp anh em sinh tồn trên thị trường, tránh giao dịch quá mức và những lần cháy tài khoản không đáng xảy ra do tâm lý trả thù thị trường.

Nhìn có vẻ nhiều nhưng anh em yên tâm là khi thực hiện và thành thục rồi thì nó sẽ thành phản xạ và anh em chỉ mất vài phút để hoàn thành quá trình trên cho mỗi cặp giao dịch thôi nhé.

2. Có tồn tại chén thánh trên thị trường không

Chén thánh – hay một chiến lược giao dịch forex bách chiến bách thắng luôn là thứ mà các trader mới mong muốn sẽ tìm thấy và luôn cố gắng tìm kiếm. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn khi trader cứ mãi thay đổi phương pháp và mãi thua lỗ. Trước hết anh em cần xác định tư duy đúng là chén thành không hề tồn tại và mọi phương pháp có lợi thế đều có thể chiến thắng trên thị trường.

Bằng việc thua thắng đan xen sẽ giúp trader giữ được nhịp điệu với thị trường, chúng ta sẽ không bị quá phấn khích khi thắng liên tục dẫn đến các giao dịch quá lớn, gồng lỗ và cháy tài khoản. Anh em cần chấp nhận rằng thị trường có một phần là ngẫu nhiên – các setup sẽ được phân phối ngẫu nhiên cho các hệ thống giao dịch khác nhau, nên anh em không thể bắt được mọi nhịp của thị trường cũng như toàn thắng 100% được.

Khi đã xác định rằng chén thánh không tồn tại và thua lỗ là một phần của cuộc chơi thì anh em sẽ có tâm lý ổn định khi thua lỗ xảy ra, thậm chí là những chuỗi thua lỗ anh em cũng sẽ vững tin vào hệ thống giao dịch của mình. Chấp nhận sự thật này cũng sẽ giúp anh em sớm thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đầu tiên của nghề mà hầu như các trader mới phải mất tới cả năm trời mới nhận ra.

Xem thêm: Chén thánh trong Forex có thực sự tồn tại

3. Xác định phong cách giao dịch phù hợp với bản thân

Đây chính là điểm giao nhau giữa cách tương tác của anh em với thị trường và các đặc điểm của nó. Việc xác định được phong cách giao dịch của mình là anh em đã thành công một nửa rồi, như trong câu nói “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, đã biết mình thì việc còn lại là liên tục cọ xát với thị trường để rút ra những kinh nghiệm cá nhân và cải thiện hiệu suất giao dịch của mình thôi.

Khái quát mà nói mỗi một trader tham gia thị trường với những hoàn cảnh khác nhau, có người full time có người part time. Nếu anh em còn một công việc khác và coi trading như một nghề song song, chỉ tham gia thị trường vào những khung thời gian cố định không để ảnh hưởng đến nghề nghiệp chính của mình thì anh em có thể làm một swing trader. Nếu anh em mang tâm thế của một trader full time thì anh em hoàn toàn có thể giao dịch scalping.

Mỗi trader cũng sẽ tham gia thị trường với tính cách và khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, từ đó hình thành nên nhiều phong cách giao dịch mà anh em nhất định phải biết mình là ai trong thị trường và phù hợp với cái nào.

Xem thêm: Trader là gì? 4 phong cách giao dịch của Trader

4. Xây dựng một chiến lược giao dịch forex với phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là trường phái giao dịch xuất hiện sau phân tích cơ bản, tuy nhiên nó đã chứng minh bản thân nó theo thời gian một cách hiệu quả khi truyền tải các thông tin vào trong giá theo thời gian thực, giúp trader quan sát biểu đồ và cố gắng nắm bắt các chuyển động của giá bằng các công cụ hỗ trợ khác như kháng cự hỗ trợ, chỉ báo, robot,….

Bằng việc tương tác trực tiếp với biểu đồ giá theo thời gian thực, các trader theo trường phái kỹ thuật để xây dựng chiến lược giao dịch forex có một lợi thế hơn hẳn là không bị đánh lừa bởi các thông tin. Lợi thế về thông tin chính là một trong những lợi thế lớn nhất mà các tổ chức lớn trên thị trường vượt trội so với retail trader và giúp họ kiếm được cực kỳ nhiều tiền, thậm chí là thao túng thị trường để kiếm lợi.

Tuy nhiên cũng như phân tích cơ bản, các bigboy có thể thao túng tin tức ngắn hạn thì họ cũng có thể thao túng biểu đồ trong những khung thời gian ngắn hay những khoảng giá ngắn. Vậy nên anh em dù giao dịch theo cơ bản hay kỹ thuật thì cũng nên tư duy theo xác suất và quản lý rủi ro cũng như tỷ lệ risk:reward của mình để có thể chiến thắng lâu dài.

Đối với những anh em không chuyên trong lĩnh vực tài chính, hoặc chỉ có thể hoạt động trong nghề trading part time thì phân tích kỹ thuật là con đường ngắn hơn để tiếp cận thị trường một cách đúng đắn. Cùng với kinh nghiệm trên thị trường đã có rất nhiều trader thuần phân tích kỹ thuật kiếm được hàng triệu đô la nên anh em hoàn toàn có thể yên tâm với trường phái này.

Xem thêm: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật – lựa chọn hay kết hợp

5. Khi nào thì thay đổi chiến lược giao dịch

Xây dựng xong một chiến lược giao dịch forex vẫn chưa thể kê cao gối nha anh em. Chúng ta vẫn cần kiểm tra xem liệu chiến lược này có thực sự áp dụng được trên thị trường hay không và khi nào thì cần thay đổi hay tinh chỉnh nó.

Khi đã xây dựng được một chiến lược giao dịch forex hoàn thiện về mặt lý thuyết thì anh em cũng đừng chủ quan áp dụng ngay mà hãy back test nó trên dữ liệu quá khứ để kiểm tra hiệu suất của chiến lược mình vừa tạo ra, từ đó tìm ra những điểm yếu của chiến lược đó và cải thiện nó.

Về thời gian back test mình khuyên anh em nên back test nó trong khoảng 5 đến 10 năm thị trường để nó có thể cọ xát với một vài chu kỳ của thị trường và những lúc biến động bất ổn trên thị trường, nếu anh em nào rành về code hoàn toàn có thể mã hóa hệ thống giao dịch và back test một cách tự động. Sau khi đã back test thì anh em cần lưu ý một số thông số sau:

(1) Win rate (%): đây là tỷ lệ thắng tổng thể của anh em, bằng việc giảm đi các giao dịch thua và tăng các giao dịch thắng sẽ khiến cho đường cong vốn của anh em phát triển một cách đẹp hơn. Nếu tỷ lệ này quá thấp hãy chỉ giao dịch với những setup đẹp nhất có thể. Tuy nhiên anh em cũng không nên kỳ vọng tỷ lệ thắng cao quá làm quá trình giao dịch trở nên căng thẳng. Chỉ 50% win rate với risk:reward = 1:2 là anh em đã có lợi nhuận rồi.

(2) Profit factor (lần): con số này là tổng số lãi so với lỗ tình bằng lần của anh em, cũng tương tự risk:reward nhưng nó là con số cuối cùng vì có những lệnh anh em không chốt lời được toàn phần hoặc các lệnh không thua mà huề vốn nên risk:reward không thể bao quát hết kết quả được. Con số này càng lớn thì hệ thống càng hiệu quả và yêu cầu về win rate cũng không quá cao để thành công. Để cải thiện chỉ số này hãy cố gắng gia tăng tỷ lệ risk:reward.

(3) Maximal drawdown (%): Đây là mức sụt giảm vốn tối đa, chỉ số này càng lớn thì rủi ro vốn càng lớn và hệ thống của anh em càng tạo nhiều áp lực lên tâm lý giao dịch của anh em gây ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định kế tiếp. Để cải thiện chỉ số này anh em hãy đặt ra mức giới hạn lỗ hàng ngày, tuần, tháng, giảm volume và tần suất giao dịch.

Trong quá trình back test anh em cũng cần quan sát cách hệ thống của mình thích nghi với từng hoàn cảnh thị trường như thế nào? Từ đó chọn ra những đặc điểm thị trường mà hệ thống của mình hoạt động tốt nhất để áp dụng vào thực chiến.

Trong quá trình giao dịch nếu các chỉ số xấu đi theo thời gian thì anh em phải back test lại, xem xét lại các điều kiện thị trường. Nếu thị trường đã thay đổi thì đây chính là lúc anh em cần tinh chỉnh hệ thống của mình thậm chí là thay đổi để thích nghi với thị trường. Quá trình thực chiến và cải thiện là vòng lặp giúp trader sống sót với nghề và kiếm được lợi nhuận nên cần được liên tục thực hiện.

6. Bản mẫu để xây dựng chiến lược có xác suất thắng cao

Ở phần này, sau khi đã xác định bản thân, cũng như các thành tố cần có cho một chiến lược giao dịch forex thì mình sẽ giới thiệu với anh em một khung sườn hay bản mẫu để thiết kế chiến lược giao dịch forex phù hợp với bản thân anh em nhất dựa trên Price Action – một phương pháp sát thực tế và rất được ưa chuộng – TSS (trend – structure – signals).

(1) Lý thuyết cơ sở: Đối với chiến lược xây dựng theo mẫu này mình sẽ lấy lý thuyết Dow làm cơ sở

(2) Thời gian tham gia vào thị trường: tùy vào thời gian của cá nhân mình anh em hãy lựa chọn thời gian tham gia phù hợp. Nếu anh em giao dịch trong ngày thì có thể tham gia vào cả ba phiên, còn nếu anh em giao dịch swing hay position thì mình khuyến khích anh em mỗi ngày khảo sát thị trường một chút và tham gia vào một trong ba phiên bất kỳ mà tiện nhất cho anh em.

(3) + (4) + (5): Phân tích thị trường và lên kịch bản giao dịch

Bước 1: Xác định trend: bước đầu tiên anh em cần xác định xem xu hướng hiện tại của thị trường đang là tăng, giảm hay đi ngang. Việc xác định trend sẽ giúp anh em biết được mình nên mua, bán hay là đừng ngoài thị trường để bảo toàn tiền vốn của mình. Khi trend tăng chúng ta sẽ ưu tiên mua, bán khi trend giảm và đừng ngoài khi sideway.

Xác định trend thì có nhiều cách như dùng các đường MA, các chỉ báo trend như Parabolic SAR, hay dùng lý thuyết Dow với các con sóng…

chiến lược giao dịch forex

Biểu diễn xu hướng tăng

Ở hình phía trên anh em có thể thấy khi giá liên tục tạo ra các đỉnh cao hơn (HH – higher high) và các đáy cao hơn (HL – higher low) tức là một xu hướng tăng đang hiện diện, hoặc giá giao dịch phía trên đường MA cũng chỉ ra rằng thị trường đang trong một xu hướng tăng. Anh em hãy chỉ ưu tiên lệnh mua trong tường hợp này và ngược lại với xu hướng giảm.

Bước 2: Xác định structure hay cấu trúc thị trường là các vùng giá có giá trị mà anh em có thể canh vào lệnh tại đó, đó là nơi thị trường quyết định hướng đi của mình, các vùng này thường là các hỗ trợ kháng cự được biểu hiện ra trên biểu đồ.

chiến lược giao dịch forex

Cấu trúc thị trường trong một xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng phía trên thì đỉnh và đáy liền trước là hai vùng giá trị mà anh em có thể canh mua, khi giá quay lại tiếp cận hai vùng này anh em hãy chuẩn bị trước những kịch bản giá phản ứng và những hành động của mình trước những phản ứng đó để tránh bị động dẫn tới fomo.

Bước 3: Chờ đợi signals: hay các tín hiệu giao dịch là các phản ứng của giá mà anh em đã chờ đợi khi giá tiếp cận các vùng giá trị mà chúng ta đã chuẩn bị trước trên chart. Về tín hiệu anh em có thể sử dụng các mô hình nến Nhật để vào lệnh. Nến Nhật có rất nhiều mô hình và theo ý kiến của mình có một vài mô hình mạnh nhất sau đây anh em có thể tham khảo.

chiến lược giao dịch forex

Các mô hình nến mạnh

Trên đây là chỉ một vài các mô hình nến mạnh mà mình giới thiệu với anh em, anh em hoàn toàn có thể áp dụng thêm các mô hình khác thậm chí phát triển thêm các biến riêng cho mình để giao dịch.

Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật là gì? Tại sao mô hình nến Nhật được trader yêu thích như vậy?

(6) Các quy tắc giao dịch: Các quy tắc giao dịch chính là thứ giúp một trader hạn chế các sai lầm do tâm lý giao dịch gây ra như over trade, fomo, cố gắng gỡ lỗ,… sau khi có đủ kiến thức thì đây chính là bức tường cuối cùng mà anh em phải vượt qua để có được lợi nhuận và các quy tắc giao dịch chính là một trong những cách giúp anh em vượt qua trở ngại này.

Một số quy tắc quan trọng nhất mà mọi trader phải có và tuân theo là: lỗ tối đa mỗi lệnh (%), lỗ tối đa mỗi ngày/tuần/tháng (%), tỷ lệ risk:reward tối thiểu,… Ngoài những quy tắc này anh em hoàn toàn có thể thêm vào những quy tắc riêng phù hợp để khắc phục những điểm yếu riêng của anh em hay hệ thống của anh em giúp việc giao dịch trở nên hiệu quả hơn.

7. Kết luận

Một chiến lược giao dịch forex là bước đầu tiên để anh em tiếp cận thị trường một cách nghiêm túc, việc xây dựng, phát triển và cải thiện chiến lược là một quá trình liên tục đòi hỏi trader phải kiên nhẫn và liên tục hỏi học để thích nghi với thị trường. Trên đây là những kiến thức cơ bản về xây dựng chiến lược giao dịch mong rằng sẽ hữu ích với anh em.

Chúc anh em giao dịch gặt hái nhiều thành quả.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.