ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Công cụ phái sinh là gì? Vai trò và các loại công cụ phái sinh phổ biến

29.11.2022, 15:58 7 phút đọc

Đầu tư tài chính luôn luôn gắn liền với rủi ro. Mong đợi lợi nhuận tăng cao đồng nghĩa với việc rủi ro đối với nhà đầu tư ngày một gia tăng. Để giải quyết cho vấn đề này, thị trường tài chính đã cho ra đời công cụ phái sinh. Vậy công cụ phái sinh là gì? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm:

Công cụ phái sinh là gì?

Công cụ phái sinh (Derivative instruments) là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở đã được phát hành trước. Công cụ phái sinh thông thường là dạng hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lượng chuẩn tài sản vật chất hoặc tài sản tài chính với một mức giá được xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai. 

Khi giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi, thì giá trị của sản phẩm phái sinh cũng vậy. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán.

Các công cụ tài chính phái sinh được tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro tài chính, phân tán các rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện hợp đồng kinh doanh, bảo vệ hoặc mang lại lợi nhuận cho các bên liên quan

Công cụ phái sinh là gì?

Công cụ phái sinh là gì? (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: Quản trị rủi ro tài chính là gì? Kế sách quản trị rủi ro hiệu quả

Vai trò của các công cụ phái sinh

Thị trường phái sinh giúp quản lý rủi ro

Đây được xem là mục tiêu đầu tiên mà các nhà đầu tư muốn hướng tới khi sử dụng các công cụ phái sinh. Bằng cách tận dụng sự ảnh hưởng của trị giá trao ngay của tài sản cơ sở, các công cụ này có thể được dùng để tăng hoặc giảm rủi ro khi sở hữu các tài sản cơ sở đó. 

Các vai trò trong thị trường phái sinh:

  • Người phòng hộ: Những nhà đầu tư dùng thị trường phái sinh để phân tán, giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của họ.
  • Người đầu cơ: Những nhà đầu tư dùng thị trường phái sinh để tăng lợi nhuận bằng cách chấp nhận rủi ro cho danh mục đầu tư.

Thị trường phái sinh cung cấp chỉ báo giá

Giá cả trong các thị trường phái sinh sẽ là thước đo phản ánh kỳ vọng của các thành viên tham gia thị trường về tương lai, ảnh hưởng và có khả năng điều hướng giá của tài sản cơ sở đến mức giá tương lai đó. Từ đặc điểm này, các nhà đầu tư có thể có được các thông tin hữu ích về mức biến động giá và rủi ro của tài sản cơ sở.

Thị trường phái sinh tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành

Thứ nhất, thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn thị trường trao ngay nên dễ dàng thu hút nhiều nhà đầu tư. 

Thứ hai, thị trường công cụ phái sinh thường có thanh khoản cao hơn thị trường trao ngay nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao. Cùng với đó, rủi ro và lợi nhuận cũng được điều chỉnh cho tất cả các mức độ mong muốn.

Thứ ba, thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư có thể bán khống một cách dễ dàng.

Xem thêm: 

Thị trường phái sinh giúp làm tăng tính hiệu quả của thị trường

Việc nới lỏng và chi phí giao dịch thấp trong thị trường này khuyến khích hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và việc điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ loại bỏ những cơ hội này. Xã hội sẽ được hưởng lợi khi giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị thực của nền kinh tế.

Các loại công cụ phái sinh phổ biến trên thị trường

Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract) (Nguồn: Wikipedia)

Trong lĩnh vực tài chính, Hợp đồng hoán đổi (Swap contract) là công cụ phái sinh tài chính cho phép hai bên giao dịch sẽ trao đổi một dòng tiền (cash flow) từ một nguồn này sang nguồn khác. [1] 

Các hợp đồng hoán đổi có thể được dùng để phòng ngừa rủi ro do sự thay đổi lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu, từ đó có thể hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để thực hiện mục đích đầu cơ. 

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contracts)

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract) (Nguồn: Internet)

Hợp đồng kỳ hạn là một dạng hợp đồng trong thị trường phái sinh, trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua bán tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá được thoả thuận từ hôm nay. Các nhà đầu tư có thể dùng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ, tuy nhiên mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn vẫn là kiểm soát rủi ro tài chính, bảo vệ các khoản đầu tư khỏi sự chênh lệch giá bất lợi hay chênh lệch lãi suất.

Hợp đồng tương lai (Futures)

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (Nguồn: Internet)

Hợp đồng tương lai như tên gọi của nó thì đây là một hình thức hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được thực hiện trên thị trường tập trung mà trong đó hợp đồng sẽ được thực hiện trong tương lai. Thị trường tập trung có chức năng kết nối bên mua với bên bán và đảm bảo hai bên tuân thủ các nghĩa vụ trong giao dịch. Giá áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng gọi là giá tương lai. Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra với bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm xác định trong tương lai, đồng thời bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại.

Hợp đồng quyền chọn (Options)

Hợp đồng quyền chọn

Công cụ phái sinh: Hợp đồng quyền chọn (Nguồn: Internet)

Hợp đồng quyền chọn (Options) là một dạng hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền hoặc “sự lựa chọn” để mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở được xác định trước ở một mức giá cụ thể vào hoặc trước một ngày nhất định (ngày hết hạn của hợp đồng). [2]

Kết luận

Tham gia vào thị trường tài chính mang đến nhiều cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư. Cơ hội càng lớn đồng nghĩa với sự tăng cao của rủi ro. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải học cách sử dụng các công cụ phái sinh để quản lý sự rủi ro này. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã sẽ có được cái nhìn tổng quát về các công cụ này. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.