ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Repo là gì? Đặc điểm hợp đồng Repo trên thị trường tài chính

29.06.2022, 11:06 14 phút đọc

Hợp đồng Repo hay còn gọi là thỏa thuận mua lại là hợp đồng mua bán chứng khoán với cam kết người bán sẽ mua lại chứng khoán đó trong tương lai.

Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement) xuất hiện trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán những năm 2007 – 2008. Repo cho phép bạn nhà đầu tư bán chứng khoán của mình và sau đó mua lại. Tại thời điểm đó, Repo được biết đến như một sản phẩm ưu việt và được rất nhiều nhà đầu tư tổ chức, cá nhân rất ưu thích giao dịch. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán Việt lao dốc, Repo lại được xem như “cú sốc” kéo nền kinh tế xuống rất nhanh.

Vậy Repo là gì? Bản chất và đặc điểm của dạng hợp đồng này như thế nào? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Repo & Reverse repo là gì?

Repo là gì?

Hợp đồng Repo, tên Tiếng Anh đầy đủ là Sales and Repurchase Agreement, là một thỏa thuận giao dịch của tổ chức, cá nhân bán giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu,…) sau đó cam kết mua lại với mức giá cụ thể được xác định trước trong thời điểm tương lai. Repo còn là hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay. Dưới góc nhìn tài chính, Repo bản chất là một dạng nghiệp vụ phái sinh biến thể từ các nghiệp vụ cho vay thông thường có bảo đảm và đang rất thịnh hàng trên hầu hết các thị trường tài chính lớn trên thế giới.

Reverse repo là gì

Ngược lại, chúng ta có định nghĩa Reverse repo (Hợp đồng mua lại đảo ngược). Reverse Repo là một thỏa thuận giao dịch mua các giấy tờ có giá sau đó cam kết bán lại với mức giá xác định trong thời điểm tương lai. Hay nói cách khác, Reverse Repo là Repo được định nghĩa trên “góc nhìn của người mua”. Tính chất và bản chất của Repo va Reverse Repo hoàn toàn giống nhau.

repo là gì

Về bản chất, trên thị trường chứng khoán, hợp đồng Repo chứng khoán đơn giản là việc nhà đầu tư sử dụng chứng khoán của mình để “tạm bán” hoặc “bán có thời hạn” cho các người mua như Fed hay Ngân hàng sau đó với cam kết mua lại sau một thời gian. Hoạt động “bán có thời hạn” này như một “lời hứa” của nhà đầu tư sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán này khi hợp đồng đến thời gian đáo hạn.

Xem thêm: Repo chứng khoán là gì?

2. Đặc điểm chung của Repo

  • Kỳ hạn: tức khoảng thời gian theo quy định trong hợp đồng mà bên đi vay phải hoàn tất mua lại tất cả các loại giấy từ có giá trị như đã cam kết.
  • Tỷ lệ chiết khấu: tức người bán sẽ phải mua lại tài sản ở mức giá thấp hơn so với giá trị ban đầu, dựa trên mức chiết khấu của giá trị tài sản. Ví dụ, nếu bạn bán trái phiếu repo trị giá $200, thì bạn chỉ được nhận được $190 tiền mặt sau khi mua lại, tức tỷ lệ chiết khấu khoảng 5%.
  • Tiền lãi suất repo: Dựa trên tỷ lệ chiết khấu, sự chênh lệch giữa mua lại và giá ra là khoảng lợi nhuận của người mua . Ví dụ, bạn thực hiện giao dịch repo với giá ban đầu là $200, chiết khấu tỷ lệ 5%, số tiền khi mua lại tại thời điểm đáo hạn là $190. Nếu lãi suất repo theo quy định là 3%. Do đó, khi đến thời hạn đáo hạn, số tiền bạn cần bỏ ra để mua trái phiếu là: $190 × (1 + 0.03 × 1/12) = $190.475.

3. Cách hoạt động của Hợp đồng Repo

Hợp đồng Repo tham gia sẽ gồm Người thế chấp (tổ chức/cá nhân) thế chấp tài sản của mình cho Người mua (như Ngân hàng thương mại, Cục dự trữ liên bang Fed,,…) sau đó sẽ mua lại trong khoảng thời gian ngắn từ một ngày đến dài nhất một tháng. Để có thể hiểu được cách hoạt động của Repo thế nào, hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau:

repo

Ví dụ: Seller thực hiện bán một Trái phiếu chính phủ mệnh giá 10.000.000 EUR vào ngày 01/11/2012 và cam kết mua lại vào ngày 08/11/2012. Khi đó:

  • Tại ngày 01/11/2012, bên Buyer sẽ trả cho Seller khoảng tiền bằng: 10.000.000 + Repo Interest, trong trường hợp này là 10.157.671 EUR.
  • Tại ngày 08/11/2012, bên Buyer sẽ thực hiện bán cho Seller khoảng tiền bằng: 10.000.000+ Reverse Repo Interest, trong trường hợp này là 10.161.819.

Khoản chênh lệch tiền là khoản lợi nhuận của Buyer có được trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

4. Bản chất của Hợp đồng Repo.

  • Thứ nhất, hợp đồng Repo là sự chuyển giao quyền sở hữu giữ giữa bán sang người mua. Qua đó, trong thời hạn Repo, người mua (thông thường là các Công ty chứng khoán, sàn môi giới,…) sẽ nắm giữa quyền sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư) phải thực hiện làm thủ tục trực tiếp chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản này cho người mua. Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua phải hoàn toàn chịu rủi ro và hưởng lợi ích phát sinh từ phần tài sản đó. Đây có thể được xem là điểm khác biệt to lớn nhất của Repo so với cầm cố thông thường vì trong cầm cố, người vay vẫn còn quyền sở hữu đối với tài sản đó cổ phiếu còn Công ty chứng khoán chỉ có vai trò như người “giữ” cổ phiếu mà thôi.
  • Thứ hai, ở hợp đồng Repo, các tổ chức như Công ty chứng khoán, sàn môi giới,… đều hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản để kinh doanh và kiếm lợi nhuận trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng.
  • Thứ ba, quyền và nghĩa vụ bên mua & bán khác biệt so với mua bán thông thường. Đơn giản, nếu trong mua bán thông thường, người mua nhận quyền sở hữu tài sản và người bán không còn được bất kỳ liên quan gì đến tài sản nữa; thì trong hợp đồng Repo, mối quan hệ mua và bán hoàn toàn khác biệt. Bên bán vẫn tiếp tục nhận các lợi ích phát sinh, trong khi đó bên mua có thể dùng tài sản đó để kinh doanh sinh lợi. Ví dụ: Ông A bán hợp đồng Repo với tài sản cổ phiếu Apple (APPL) cho Ngân hàng B, và cam kết mua lại trong thời gian 1 tuần sau. Quyền sở hữu đã được chuyển nhượng sang Ngân hàng B. Trong thời hạn hợp đồng, nếu các quyền phát sinh của cố phiếu APPL như cổ tức, quyền tham dự đại hổi cổ đông,…thì A vẫn được hưởng, mặc dù B nắm quyền sở hữu.

repo

Có thể nói, đây chính là điểm khác biệt đặc trưng nhất của hợp đồng repo, và chính đặc điểm này đã giúp loại hợp đồng này rất được ưu chuộng tại các thị trường tài chính phát triển.

Nếu bạn đọc sơ qua các khái quát trên, chắc hẳn các bạn thường nhầm lẫn giữa “Hợp đồng repo” với “Hợp đồng cho vay cầm cố” đúng không nào? Bởi lẽ mục đích vay tiền và sự chuyển giao tài sản đảm bảo tạm thời đều là đặc điểm của cả hai loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, dưới góc độ tài chính và pháp lý, hợp đồng repo và hoạt động cầm cố có một số điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý nhé.

5. So sánh Hợp đồng Repo và Hợp đồng cầm cố.

Để chúng ta có thể nắm được sự khác biệt giữa hai loại hình hợp đồng. Hãy cũng VnRebates tìm hiểu các thông tin sau đây nhé:

Hợp đồng Repo Hợp đồng cầm cố
Hình thức Giao dịch ngắn hạn Giao dịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Mục đích Được dùng trong kinh doanh chứng khoán, tiền tệ, ngoại hối,…và sử dụng như công cụ điều tiết nền kinh tế của NHTW hoặc Fed Là hình thức kinh doanh thông thường của Ngân hàng, Công ty chứng khoán, sàn môi giới,…
Về quyền sở hữu tài sản Nhà đầu tư thông thường phải chuyển nhượng tài sản của mình cho bên mua. Bên mua không có quyền sử dụng hay sở hữu tài sản đó. Nhà đầu tư khi chuyên nhượng tài sản cho bên mua và tài sản sẽ bị phong tỏa. Tức bên mua có quyền sử dụng tài sản trong thời gian hợp đồng
Quy định về bổ sung tiền khi giá trị tài sản xuống thấp Nếu thị giá chứng khoán của bạn giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu của các tổ chức (công ty chứng khoán,Fed,..), bạn phải thực hiện bổ sung tiền nhằm đảm bảo mức Repo ban đầu theo quy định. Nếu khi thị giá tài sản xuống thấp, người mua không có quyền yêu cầu bổ sung thêm tiền.
Hợp đồng đến hạn Nhà đầu tư có thể thực hiện mua lại chính tài sản đó. Nhà đầu tư phải thực hiện trả nợ và chuộc toàn bộ tài sản. Nếu không trả đủ nợ, số tài sản cầm số sẽ được bán thanh lý.

>>  Tìm hiểu thêm: Cách giao dịch hợp đồng quyền chọn hiệu quả

6. Thực trạng Repo tại Việt Nam

Vào những năm 2007 – 2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) đang bước vào thời kỳ sôi nổi, thanh khoản cao kỷ lục và nhiều Công ty chứng khoán (CTCK) bắt đầu cho ra mắt sản phẩm mới, đó chính là Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement). Ngay tại thời điểm đó, Repo được xem là sản phẩm ưu việt như được vay số tiền lớn, dễ dàng chuyển đổi, thủ tục rõ ràng,… hơn so với loại hình cho vay hay cầm cố thông thường.

Tuy nhiên, đến thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, TTCK VN bắt đầu cao dốc liên tục, nhà đầu tư đã thực hiện Repo cho CTCK mua thì bây giờ mất khả năng thanh toán. Kết quả đẩy hệ thống CTCK mất vốn hơn nghìn tỷ đồng và bị đẩy vào bờ vực phá sản. Khi đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Công văn 99/UBCK-QLKD quyết định dừng mọi hoạt động ký mới hợp đồng Repo. Yêu cầu này tác động đến các hoạt động liên quan như cầm cố, thế chấp chứng khoán và gây VNIndex giảm hơn 100 điểm.

Dù có mức quy mô thị trường tăng đáng kể 35% năm 2014, nhưng hoạt động Repo đến ngày nay tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, vì lý do chưa có quy định pháp lý đủ chặt chẽ để kiểm soát hoạt động của hình thức này. Một số yếu tố dẫn đến kém phát triển trong hoạt động repo trong thị trường tài chính Việt Nam như sau:

  • Thứ nhất, trên thế giới, giao dịch repo diễn ra sôi nổi của tổ chức, nhà bán buôn chứng khoán, cá mập hay đặc biệt là các quỹ đầu tư, quỹ đầu cơ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mảng Repo không thực sự được các quỹ đầu tư, nhà bán buôn chứng khoán quan tâm vì lượng thanh khoản giao dịch còn quá nhỏ.
  • Thứ hai, hoạt động Repo trên thị trường Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng và chưa được công nhận như một hoạt động môi giới độc lập. Vì thế, dẫn đến quy mô thị trường Repo còn rất nhỏ so với các quốc gia lân cận.
  • Thứ ba, thiếu tổ chức chuyên môn đại diện đánh giá rủi ro cho từng giao dịch chính là điểm mấu chốt làm cho hoạt động Repo tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh. Việc không có sự tham gia đại diện của bên thứ ba có chuyên môn đánh giá rủi ro, dẫn đến tình trạng cả hai bên đi vay và cho vay khó tin tưởng nhau được. Và ngoài ra việc thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm trong Repo vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Xem thêm: Giải thích về mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam

7. Các rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính

Dù thực tế, suốt 10 năm qua, hoạt động Repo chứng khoán đã được nhiều công ty chứng khoán hay các sàn môi giới triển khai mạnh, nhưng tính pháp lý vẫn chưa thực sự được thiết lập một cách rõ ràng. Việc “mạnh ai nấy làm”, không tuân theo một quy tắc pháp lý chung nào cả, dễn đến hệ quả tranh chấp, rủi ro thị trường, phương hại cho nhà đầu tư (đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm). Một số rủi ro của hoạt động này như sau:

  • Repo gây rủi ro tăng ảo giá chứng khoán: Việc thực hiện Repo trong đầu tư chứng khoán có thể được xem như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Việc đẩy giá ảo như sau, các nhà đầu tư lớn hay “cá mập” sẽ tận dụng nguồn tiền chiếm dụng từ các công ty chứng khoán để tiến hành repo cổ phiếu của mình rồi sau đó mua tiếp cổ phiếu khiến thị giá cổ phiếu bị đẩy lên cao liên tục. Đặc biệt, phải kể đến các trường hợp khối lượng lớn sẽ ảnh hưởng và tạo ra cung cầu ảo, dẫn đến hoạt động đầu tư bị méo mó, phương hại đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Chính điều này, dẫn đến hệ quả vấn đề lợi dụng để trục lợi và gây lũng đoạn thị trường.
  • Repo gây rủi ro biến động giá: Rủi ro biến động giá hiện hữu và gây thiệt hại cho nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán bắt đầu diễn biến ảm đạm. Khi thị trường giảm, nhà đầu tư sẽ không mua lại chứng khoán cam kết, khi đó, dẫn đến viễn cảnh các công ty chứng khoán phải hoàn toàn chịu ôm luôn phần tài sản bị mất giá. Để có thể thu hồi vốn, công ty chứng khoán phải tiến hành buộc bán phần chứng khoán cầm cố ra ngoài thị trường Việt Nam. Chính vì thế, càng tạo nên làn sóng bán tháo diện rộng trên thị trường chứng khoán.

Rủi ro biến động giá còn thể hiện rõ ở khía cạnh khi sức khoẻ của các doanh nghiệp trong nước lao dốc. Ví dụ điển hình,  trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 đã gây thiệt hại cho nhiều công ty và dẫn đến tình trạng thua lỗ khiến thị giá chứng khoán liên tục giảm mạnh, khi đó, các hợp đồng repo không thể được tất toán, rủi ro phải gánh chịu bởi rất lớn lên nhà đầu tư và các công ty chứng khoán.

Xem thêm: Chia sẻ cách Quản lý Rủi ro khi giao dịch Forex

KẾT LUẬN

Tuy rằng, Repo là một loại giao dịch có lợi ích rất lớn cho các bên tham gia, và được rất nhiều các nhà đầu tư ưu thích sử dụng. Tuy nhiên các điểm hạn chế của hoạt động Repo này vẫn còn chưa phát triển, thanh khoản thấp, tính pháp lý chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, nếu các bạn quyết định thử giao dịch Repo hãy đọc kỹ bài viết để hiểu rõ bản chất và phòng tránh các rủi ro không đáng có các bạn nhé!

VnRebates tổng hợp 

Theo Investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.