ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Giải thích về mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam

28.05.2021, 10:27 16 phút đọc

Quỹ đầu tư là một hình thức trung gian để các nhà đầu tư riêng biệt có thể cùng đầu tư (nhờ vậy quy mô của khoản đầu tư cũng lớn hơn) vào nhiều loại tài sản khác nhau, thường là cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá. Tuy nhiên, quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa là một địa chỉ nổi tiếng cho nguồn vốn tại Việt Nam.

Quỹ đầu tư là một loại hình đầu tư đã xuất hiện rất lâu ở Việt Nam, thậm chí là trước cả khi thị trường chứng khoán được thành lập. Vào giữa những năm 1990, Việt Nam đã có 6 quỹ đầu tư nguồn vốn nước ngoài. Tuy vậy, mô hình đầu tư này chỉ được biết đến phổ biến hơn vào những năm 2012, 2013 và đã dần được tìm hiểu từ thời điểm đấy cho đến nay. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu quỹ đầu tư là gì, lợi ích của quỹ đầu tư và các loại quỹ đầu tư được biết đến nhiều nhất.

 

I. Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư là một hình thức trung gian để các nhà đầu tư riêng biệt có thể cùng đầu tư (nhờ vậy quy mô của khoản đầu tư cũng lớn hơn) vào nhiều loại tài sản khác nhau, thường là cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá. Ngoài ra, các quỹ còn có thể đầu tư vào đa dạng các loại tài sản khác như bất động sản, ngoại hối, các start-up, v.v… Ở Việt Nam thì hình thức quỹ phổ biến nhất là các quỹ đầu tư cổ phiếu, có thể kể đến các quỹ như  Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd (DCVEIL) của Dragon Capital hay VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VCVOF) – VinaCapital.

Người hoặc tổ chức đứng ra kêu gọi quỹ đầu tư sẽ cấp cho nhà đầu tư giấy tờ được gọi là chứng chỉ quỹ như một chứng nhận cho việc nhà đầu tư đã đầu tư tiền vào quỹ. Lợi nhuận của quỹ đầu tư được sinh ra từ các nguồn như: (1) Cổ tức từ cổ phiếu hoặc lợi tức từ trái phiếu; (2) Lợi nhuận có được từ việc trao đổi, mua bán cổ phiếu hoặc trái phiếu; (3) Lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ quỹ.

II. Tại sao nên chọn một quỹ đầu tư?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phục hồi và mở rộng quy mô ở mức lớn chưa từng có. Điều đó có thể thấy rõ qua sự kiện VN-Index vượt mốc điểm cao nhất kể từ năm 2018 cùng với đà tăng nhanh của khối lượng giao dịch trong ngày. Đà tăng này khởi nguồn từ số lượng lớn “player” mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó đa số là các nhà đầu tư F0 và với đà tăng như hiện giờ, chứng khoán sẽ là một khoản đầu tư hấp dẫn. Tuy vậy, đối với một số những nhà đầu tư e ngại rủi ro, viêc thị trường có dấu hiệu phục hồi vượt kỳ vọng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nhất là khi một trong những thế lực quan trọng trong đợt tăng trưởng này là những F0, những nhà đầu tư có tâm lý yếu trước những biến động của thị trường.

Quỹ đầu tư sẽ là nơi để hạn chế, có thể nói là tối đa, rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán bởi vì các quỹ đầu tư được quản lý bởi Công ty quản lý quỹ (một tập hợp đội ngũ chuyên gia quản lý đầu tư) và được ngân hàng giám sát cùng với các cơ quan có thẩm quyền khác. Nói cách khác, một quỹ đầu tư sẽ được vận hành bởi một tập thể những người có kiến thức vững vàng về tài chính, am hiểu sâu sắc về hoạt động của thị trường và luôn giữ được cái đầu lạnh trước những biến động.

Danh mục đầu tư của một quỹ cũng thường rất đa dạng, nhờ vậy các rủi ro mang tính chất phi hệ thống được giảm thiểu đến mức thấp. Các danh mục đầu tư khác nhau cũng có trọng tâm đầu tư khác nhau, đưa ra những mức rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng khác nhau để nhà đầu tư có thể lựa chọn. Ví dụ như quỹ VFMVF4 của Dragon Capital có trọng tâm đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam hay Quỹ ETF VinaCapital VN100 mô phỏng bộ chỉ số VN100.

Sau cùng, một trong những điểm có lợi nhất của việc đầu tư vào một quỹ đấy chính là nhà đầu tư không phải có kiến thức quá sâu, cũng như không phải bỏ ra quá nhiều thời gian cho việc quan sát thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đổ tiền vào một quỹ và để công việc phân tích thị trường cho đội ngũ quản lý còn bản thân làm những công việc cá nhân khác. Ngoài ra, lượng vốn cần phải bỏ ra để đầu tư chứng chỉ quỹ cũng rất thấp, vì vậy kể cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia được.

Tuy nhiên, quỹ đầu tư ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa là một địa chỉ nổi tiếng cho nguồn vốn từ F0 với lý do lợi nhuận kỳ vọng từ các quỹ đầu tư (mặc cho tính chất ít rủi ro hơn), không được cao bằng việc tự đầu tư do sự đa dạng hóa danh mục. Vì vậy, quỹ đầu tư tại Việt Nam thu hút chủ yếu các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn và ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn.

III. Phân loại các quỹ đầu tư tại Việt Nam:

Việc phân loại quỹ đầu tư được dựa trên (a) cấu trúc huy động vốn; (b) nguồn vốn huy động; (c) cơ cấu tổ chức và hoạt động. Cụ thể như sau:

1. Dựa trên cấu trúc huy động vốn:

Quỹ đóng và quỹ mở

 

Dựa vào đặc điểm đặc điểm này của quỹ đầu tư ta có thể chia ra làm 2 dạng quỹ: Quỹ đóng và Quỹ mở. Quỹ đóng huy động vốn qua việc phát hành chứng chỉ quỹ duy nhất một lần và sau đó không thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư muốn bán lại. Các chứng chỉ quỹ chỉ có thể được giao dịch bằng cách niêm yết trên thị trường chứng khoán và để cho các nhà đầu tư giao dịch với nhau. Vì vậy, quỹ đóng thường có tính thanh khoản kém do không thể dễ dàng thu hồi vốn bằng cách bán lại cho nhà phát hành. Ngược lại, bởi tính chất ổn định của quỹ đóng nên nó sẽ rất có ích cho những cá nhân, đơn vị sẽ không bị áp lực về tính thanh khoản, từ đó mang đến tiềm năng đầu tư vào các tài sản mang tính chiến lược dài hạn.

Một số quỹ đóng nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như: Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1) hay Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội

Ở chiều ngược lại, quỹ mở sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua/bán của nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng – Net asset value (NAV). Giao dịch này được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lý chỉ định. Đồng thời, quỹ mở vẫn hoàn toàn có thể được niêm yết và giao dịch giữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhờ đặc điểm trên, chứng chỉ quỹ mở có tính thanh khoản cao hơn so với quỹ đóng nhưng lại có tính chất thiếu ổn định hơn. Chỉ số NAV của quỹ mở cũng dao động mạnh hơn so với quỹ đóng.

Một số quỹ mở nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như DCVEIL (Dragon Capital) hay VCVOF (VinaCapital).

Nhìn chung, số lượng quỹ mở ở Việt Nam có xu hướng lớn hơn rất nhiều so với số lượng quỹ đóng vì lý do thanh khoản tốt hơn, dễ mua bán và trao đổi hơn. Như đã đề cập ở trên, quỹ đóng thường thu hút những nhà đầu tư không bị áp lực từ thanh khoản, có nguồn vốn lớn và mong muốn có một khoản đầu tư dài hạn và ổn định.

2. Dựa trên nguồn vốn huy động:

Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng) và Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)

Quỹ công chúng là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.

 

Quỹ thành viên được thành lập bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư với khối lượng vốn lớn. Do vậy, tính thanh khoản của loại hình quỹ này thấp hơn so với quỹ công chúng. Tuy vậy, điểm lợi ích của loại hình quỹ này là ở việc nhà đầu tư có thể tham gia vào việc kiểm soát danh mục đầu tư của quỹ.

3. Dựa trên cơ cấu tổ chức và hoạt động:

Quỹ đầu tư mô hình công ty và Quỹ đầu tư dạng hợp đồng.

Trong mô hình quỹ đầu tư công ty, công ty quản lý quỹ được coi là một pháp nhân và người góp vốn sẽ được coi là một cổ đông. Công ty sẽ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác.

Ngược lại ở quỹ đầu tư dạng hợp đồng, công ty quản lý quỹ không được tính là một pháp nhân, Nhà đầu tư vì thế cũng không được tính là một cổ đông. Tuy vậy công ty quản lý quỹ vẫn sẽ có trách nhiệm theo dõi và điều chỉnh khoản đầu tư để sinh ra lợi nhuận cao nhất cho người đã ủy thác vốn cho họ. Mô hình này còn được gọi với cái tên: Quỹ tín thác đầu tư.

Nhìn chung, các quỹ đầu tư tại Việt Nam có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí đã kể trên. Ngoài ra các quỹ có thể được phân loại dựa trên đối tượng đầu tư như: Quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ đầu tư tiền tệ, quỹ đầu tư bất động sản, v.v…

IV. Hồ sơ các quỹ đầu tư tại Việt Nam:

Danh sách liệt kê ở dưới là danh sách những quỹ đầu tư nổi tiếng, có quy mô lớn và hoạt động công khai trên thị trường Việt Nam. Số lượng quỹ ở Việt Nam thực tế có rất nhiều và rất đa dạng các loại hình hoạt động, vì vậy nếu muốn tìm hiểu sâu hơn thì nhà đầu tư nên có sự trợ giúp từ những chuyên gia tài chính chuyên nghiệp.

Nguồn: CafeF.

 

Tên quỹ

 

Công ty quản lý quỹ
ASEANSF Asean Smallcap Fund

 

Asean Investment Advisors Ltd

 

BVIMVIF Quỹ đầu tư Việt Nam Công ty Liên doanh quản lý quỹ BIDV-Vietnam Partners (BVIM)

 

DCVEIL Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd Dragon Capital

 

DCVGF Dragon Capital Vietnam Growth Fund Ltd Dragon Capital

 

DWSVF DWS Vietnam Fund

 

Deutsche Asset Management/Deutsche Bank Group

 

FTSEETF FTSE Vietnam ETF Deutsche Asset Management/Deutsche Bank Group

 

HALLEY Halley Sicav – Halley Asian Prosperity Andbank Asset Management / Samarang LLP

 

IDGVV IDG Ventures Vietnam

 

IDG Capital
JACCAR Jaccar Jaccar Capital

 

JFVOF JPMorgan Vietnam Opportunities Fund

 

J.P.Morgan Asset Management

 

LIONGVF LionGlobal Vietnam Fund Lion Global Investors

 

PENM BankInvest/PENM Partners BankInvest/PENM Partners

 

PXPVEEF PXP Vietnam Emerging Equity Fund PXP Vietnam Asset Management

 

PYNMFE Mutual Fund Elite PYN Fund Management (Phần Lan)

 

REDRIVER Red River Holding

 

Group Artemis

 

SAIGONAM Saigon Asset Management

 

Saigon Asset Management

 

SAMVEH Vietnam Equity Holding

 

Saigon Asset Management

 

SAMVPH Vietnam Property Holding Saigon Asset Management

 

TAEL TAEL Partners

 

TAEL Partners

 

TEMASEK Temasek Holdings

 

Chính phủ Singapore

 

TEMPLETON Franklin Templeton Investments

 

Franklin Templeton Investments
VCVNI VinaCapital Vietnam Infrastructure Ltd VinaCapital Investment Management Ltd

 

VCVOF VinaCapital Vietnam Opportunity Fund VinaCapital Investment Management Ltd

 

VNHOLDING Vietnam Holding Limited Vietnam Holding Asset Management

 

VNMETF Market Vectors Vietnam ETF Van Eck Global

 

WASATCH Wasatch Frontier Emerging Small Countries Fund

 

Wasatch Funds

 

 

V. Kết luận

Với việc thị trường chứng khoán đang ở trong đà phát triển mạnh như hiện nay, việc các nhà đầu tư muốn tìm kiếm một kênh đầu tư tiềm ẩn ít rủi ro hơn thị trường chứng khoán là điều không thể tránh khỏi. Quỹ đầu tư chính là một trong những giải pháp vừa giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mà còn giúp tối đa hóa lợi nhuận của khoản đầu tư nhờ những đặc điểm khác biệt của nó so với các loại hình đầu tư khác. Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu thêm hơn về các mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam.         

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.