ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Buy Stop là gì? Cách đặt lệnh Buy Stop chi tiết

15.03.2023, 06:11 13 phút đọc

Một trong những thuật ngữ căn bản và nền tảng nhất của Forex. Bước đầu tiên để trader học cách giao dịch là phải học cách hiểu được tất cả loại lệnh căn bản này. Và Buy Stop là một trong những loại lệnh đó. Bài viết bao quát khái niệm, ý nghĩa và hướng dẫn trader cách vào lệnh sao cho chuẩn chỉnh nhất.

Xem thêm:

Buy stop là gì?

Buy Stop hay còn gọi là Buy Stop Order dịch ra là Lệnh dừng để mua.

Lệnh Buy Stop cho phép trader vào lệnh tại mức giá thực hiện cao hơn giá giao ngay hiện tại. Khi giá chạm đến mức giá thực hiện đó, lệnh dừng để mua sẽ trở thành lệnh thị trường, lệnh sẽ được thực hiện tại mức giá sẵn có tiếp theo.

Hiểu theo cách đơn giản, Buy Stop là lệnh chờ mua một tiền nào đó ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại.

Buy Stop còn có thể áp dụng cho cổ phiếu, công cụ phái sinh, ngoại hối hoặc một loạt các công cụ tài chính khác. Lệnh dừng để mua có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau với giả định cơ bản rằng giá của loại công cụ tài chính đó sau khi vượt qua một mức nhất định, sẽ tiếp tục tăng.

Tìm hiểu thêm: 

Buy Stop là Lệnh dừng để mua

Buy Stop hay còn gọi là Buy Stop Order dịch ra là Lệnh dừng để mua

Ví dụ cụ thể về Buy Stop

Giả sử biểu đồ của vàng đang có giá hiện tại nằm ở mức 1336.08 USD và đang tăng. Tuy nhiên, giá vàng đang ở gần vùng kháng cự (Resistance Area) với mức giá 1341.43.

Lúc này số lượng trader theo dõi giá vàng rất nhiều. Một khi giá vàng phá vỡ được vùng kháng cự này sẽ giá sẽ tăng tiếp tục rất mạnh vì thông thường sẽ có lượng Volume giao dịch rất lớn mỗi khi giá phá vỡ vùng giá quan trọng nào đó.

Tìm hiểu thêm:

Tận dụng cơ hội này, các trader sẵn sàng chờ đợi giá phá vỡ Resistance Level và Buy theo. Tuy nhiên không phải trader nào cũng có nhiều thời gian để theo dõi thị trường liên tục, lúc này lệnh Buy Stop sẽ giải quyết được vấn đề.

Nếu giá vàng phá vỡ thật thì lệnh Buy Stop khớp lệnh và chạy như lệnh Buy bình thường.

Ưu và nhược điểm của Buy Stop

Các trader cần nắm rõ các điểm mạnh, điểm yếu Buy Stop thì mới sử dụng lệnh này một cách hiệu quả nhất. Khi hiểu đúng Buy Stop, hiệu quả mà lệnh này đem lại trong giao dịch sẽ cực kỳ cao.

Ưu điểm của Buy Stop

  • Tiết kiệm được thời gian theo dõi thị trường: Các trader dự đoán thị trường sắp tới sẽ đi lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian để theo dõi và xem xét biểu đồ. Lệnh Buy stop sẽ luôn được đặt trước, và tự động khớp nếu giá đi đúng kỳ vọng. Khi đó, các trader cũng không bỏ qua cơ hội tốt và công việc hằng ngày sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Giảm thiểu mức độ rủi ro: Lệnh Buy stop được đặt trên các điểm phá vỡ ngưỡng kháng cự. Lỡ như giá không đi đúng hướng mà vẫn tiếp tục đi ngang hay giảm thì các lệnh sẽ không khớp, các trader cũng không mất gì. Ngoài ra, chiến lược giao dịch break out được đánh giá là an toàn hơn so với sideway (thị trường đi ngang).

Tìm hiểu thêm: Chọn chiến lược Break out hay Sideway

Ưu điểm của Buy Stop

Xem thêm:

Nhược điểm của Buy Stop

  • Khi sử dụng lệnh Buy Stop trong khung giờ M15 hoặc M30 thì nhà đầu tư có khả năng dễ đu đỉnh và bị quét SL do đang giao dịch với false breakout. Vì khung thời gian M15 và M30 có nhiều tin hiệu bị nhiễu, phá vỡ giả.
  • Vì đặt lệnh mua ở mức giá cao hơn so với hiện tại nên nếu muốn đem về lợi nhuận cao thì thị trường phải có biến động mạnh.

Ý nghĩa của Buy Stop

  • Buy Stop thường được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của các trader thực hiện phương pháp bán trước mua sau (kinh doanh bán khống).

          Xem thêm: Top 10 chiến lược bán khống Forex hiệu quả 

  • Một nhà đầu tư sẵn sàng thực hiện hoạt động bán khống do họ đặt cược rằng công cụ tài chính đó sẽ giảm giá. Nếu điều đó xảy ra theo đúng dự tính, nhà đầu tư có thể mua vào với giá rẻ hơn và thu về lợi nhuận chênh lệch.
  • Nhà đầu tư có thể chống lại sự gia tăng của giá mua công cụ tài chính, đặt lệnh Buy Stop để hạn chế thua lỗ. Khi được sử dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bán khống, Buy Stop thường được gọi là lệnh dừng lỗ.

Khi nào nên dùng lệnh Buy Stop?

Muốn sử dụng an toàn và hiệu quả lệnh Buy Stop thì yêu cầu nhà đầu tư phải biết cách dùng và chọn đúng thời điểm để thực hiện. VnRebates sẽ giúp các nhà đầu tư một vài trường hợp nên dùng lệnh Buy Stop.

  • Các trader không có thời gian

Bạn phán đoán được thị trường sắp tới có các bước tăng mạnh các mô hình giá hay phá vỡ ngưỡng kháng cự mà lại không để thời gian để theo dõi các hành động giá. Muốn không bỏ lỡ cơ hội tốt đó thì bạn nên cài đặt sẵn lệnh Buy Stop để có thể đón đầu thị trường.

  • Tâm lý không vững khi giao dịch theo lệnh thị trường

Rất nhiều nhà đầu tư khi thấy thị trường mới có dấu hiệu downtrend thì sẽ chốt lời non ngay, một phần do bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Mặt khác, các trader không tự tin vào phán đoán, suy nghĩ của mình. Việc đặt lệnh Buy Stop sẵn sẽ giúp các nhà đầu giải quyết các vấn đề này.

Nếu muốn đặt lệnh Buy Stop sẵn và hợp lý, đòi hỏi các trader phải dùng các kiến thức, hiểu biết có sẵn mà phân tích hành động giá của thị trường. Loại lệnh này sẽ không phù hợp với những người mới tham gia vào thị trường ngoại hối.

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý một số thời điểm thích hợp để sử dụng lệnh Buy Stop 

  • Giao dịch vào thời điểm tin ra

Lúc này trader mà đặt Buy Limit (trong trường hợp ta nghĩ giá sẽ lên chẳng hạn) là vô tác dụng, vì giá ở thời kỳ biến động mạnh sẽ thường chạy nhanh nên sẽ bị giãn do spread (Chi tiết: Spread là gì?), vì thế khi đặt lệnh Limit tại thời điểm này trader sẽ được khớp ở 1 mức giá cực cao, không đúng với giá bạn đặt.

Nếu ta có hỏi support thì họ cũng chỉ trả lời rằng, đó là do giãn spread. Vì thị trường biến động nên để khớp lệnh họ sẽ chỉ tìm cho trader 1 cái giá tốt nhất mà thôi. Vì thế để tránh điều này xảy ra, khi trade vào lúc tin ra, như bản tin Non- farm chẳng hạn ta nên dùng lệnh “Stop” thay vì lệnh “Limit”.

  • Giao dịch khi giá đã phá ngưỡng kháng cự

Nhắc lại, các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ đều là các điểm nhạy cảm, thực tế cho thấy khi giá phá được các ngưỡng quan trọng thì thị trường gần như được “thông” có thể tăng cực mạnh hoặc giảm cực mạnh. Chính vì thế, khi trader phân tích nhưng lại không thể theo dõi liên tục, thì thay vì ngồi chờ phá vỡ các ngưỡng này, trader có thể đặt 1 lệnh Buy Stop trước để bảo đảm rằng mình không bỏ lỡ cơ hội giao dịch.

Khi nào nên dùng lệnh Buy Stop?

Khi nào nên dùng lệnh Buy Stop? (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn vào lệnh Buy Stop trong MT4

Tương tự như cách đặt các lệnh giao dịch forex khác, quy trình đặt lệnh Buy Stop trên MT4 diễn ra như sau:  

Bước 1: Truy cập vào phần mềm MT4 trên máy tính.  

Bước 2: Ấn F9 trên bàn phím để mở hộp lệnh. Ngoài ra, một số cách khác có thể áp dụng như:  

  • Chọn New Order trên thanh công cụ 
  • Click đúp chuột vào cặp tiền tệ muốn giao dịch trong mục Market Watch
  • Mở biểu đồ của cặp tiền muốn giao dịch > Bấm chuột phải chọn Trading > Chọn New Order

Bước 3: Lựa chọn cặp tiền muốn đặt lệnh và điều chỉnh các giá trị cho phù hợp.  

  • Type thứ 1: chọn Pending Order (lệnh chờ). 
  • Type thứ 2: chọn Buy Stop
  • Volume: Điền khối lượng mà bạn muốn giao dịch (tính theo lot tiêu chuẩn). 
  • Price: Mức giá kích hoạt lệnh Buy Stop. 
  • Stop loss/Take profit: Thiết lập các mức cắt lỗ, chốt lời mong muốn. 
  • Expiration: Thời gian hết hạn. Sau thời gian này, lệnh Sell Stop của bạn sẽ được huỷ tự động.

Bước 4: Kiểm tra lại các giá trị đã điền > Bấm Place. Lệnh bạn vừa đặt sẽ được thông báo lên hệ thống và hiển thị lên màn hình.

Cách đặt lệnh Buy Stop hiệu quả

Các nhà đầu tư có thiên hướng giao dịch breakout thì họ rất thích sử dụng lệnh Buy Stop. Vì khi đã xác định đúng xu hướng cộng cùng với sự biến động mạnh của thị trường sẽ thu về lợi nhuận rất lớn.

Để sử dụng lệnh Buy Stop một cách hiệu quả, chúng tôi sẽ chia sẻ 2 chiến lược break out, gồm: chiến lược rải đinh và chiến lược đơn thuần. Cụ thể như sau:

Break out khỏi mô hình giá hoặc vùng sideway

Đây được coi là chiến lược đơn thuần. Các trader cần xác định được mô hình giá hay vùng sideway để thực hiện được chiến lược này. Sau đó, trader có thể đặt sẵn lệnh Buy Stop ở các điểm kỳ vọng giá tăng để tối ưu tốt lợi nhuận thay vì đợi giá của break out.

Cách để thực hiện như sau:

Trường hợp break out khỏi vùng sideway

  • Điểm vào lệnh: phía trên vùng kháng cự.
  • Cắt lỗ, phía dưới vùng kháng cự vài pip (Chi tiết: Pip là gì?).
  • Chốt lợi nhuận theo tỷ lệ mong muốn của nhà đầu tư.

Trường hợp break out khỏi mô hình giá

Sau khi Breakout, có nhiều mô hình báo tín hiệu Buy như: mô hình 2 đáy, 3 đáy, tam giác tăng, vai đầu vài ngược cốc tay cầm thuận, cờ đuôi nheo tăng…

Khi đã xác định được mô hình giá thì có thể đặt lệnh Buy Stop để đón đầu break out nếu như nhà đầu tư không có thời gian quan sát biểu đồ để chờ giá theo kỳ vọng mà khớp lệnh Buy market.

Cắt lỗ, cách đặt lệnh sẽ tùy thuộc vào từng mô hình giá khác nhau. Chốt lợi nhuận bằng chiều cao của mô hình giá hoặc theo kỳ vọng của trader. 

Chiến lược rải đinh

Nếu thị trường đi đúng hướng thì chiến lược này sẽ giúp đầu tư tăng được nhiều lợi nhuận. Cách thực hiện chiến lược rải đinh sẽ giống với các lệnh Sell Stop, Sell limit, Buy limit. Các trader chia nhỏ ra thực hiện thay vì dồn hết vốn vào một lệnh. Các mức giá bên trên đường kháng cự sẽ là điểm vào lệnh.

Lưu ý: Các trader cần chuẩn bị nguồn vốn tốt khi muốn giao dịch với chiến lược này. Đồng thời phải đề ra được chiến lược đầu tư của mỗi loại lệnh là bao nhiêu, có chiến lược quản lý được nguồn vốn. Sau đó phải thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch bản thân đề ra.

Cách đặt lệnh Buy Stop hiệu quả

Cách đặt lệnh Buy Stop hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm:

Kết luận

Bài viết phía trên, VnRebates đã giúp các nhà đầu hiểu rõ hơn về Buy Stop là gì, cách đặt lệnh Buy stop khi nào là hiệu quả nhất để tối ưu lợi nhuận tốt nhất. Theo dõi VnRebates để tìm hiểu thêm các kiến thức Chứng khoán, Forex hay Crypto.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.