VNREBATES

Ba nguyên tắc khi phân tích theo Khối lượng (Volume)

16.07.2019, 11:36 4 phút đọc

Ba nguyên tắc khi phân tích theo Khối lượng

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày đến các bạn về 3 quy tắc phân tích khối lượng trong giao dịch. Xuyên suốt bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về những nội dung như:

  • Khối lượng trong giao dịch là gì?
  • Hiểu về phân tích khối lượng trong giao dịch
  • 3 quy tắc cơ bản của phân tích khối lượng

Khối lượng có nghĩa là gì trong giao dịch?

Khối lượng, hoặc khối lượng giao dịch, là số lượng (tổng số) cổ phiếu, tiền tệ hoặc hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Nói chung khối lượng cho thấy sự quan tâm của người mua và người bán. Trong ví dụ dưới đây, khối lượng rõ ràng cho thấy người mua quan tâm nhiều hơn người bán vì lượng mua (nến xanh dài hơn) trong khi lượng bán ra ít hơn.

3 quy tắc phân tích khối lượng trong giao dịch

Sau đây là 3 quy tắc phân tích giao dịch dựa trên phân tích khối lượng:

  1. THEO QUY LUẬT CUNG CẦU (THE LAW OF SUPPLY AND DEMAND)
  2. THEO QUY LUẬT NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ (THE LAW OF CAUSE AND EFFECT)
  3. THEO QUY LUẬT NỖ LỰC VÀ KẾT QUẢ (THE LAW OF EFFORT VS RESULT)

Các quy tắc này được biết đến rộng rãi nhờ WYCKOFF BASIC LAW. Bây giờ hãy để cho hiểu về 3 quy tắc cơ bản của cha đẻ RD Wyckoff như sau:

1. QUY LUẬT CUNG CẦU

Khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu này và ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm. Cái này thì quá đơn giản rồi đúng không nào.

4 nguyên tắc cơ bản của quy luật cung và cầu

1. Giá = hướng của trend
2. Khối lượng = sức mạnh của trend
3. Giá và khối lượng xác nhận hướng của thị trường
4. Sự phân kỳ giữa giá và khối lượng làm thị trường yếu

 

 

2. LUẬT NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ

Theo quy luật nhân quả, về cơ bản, cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể nhận được thứ gì mà không có yếu tố đi trước nó. Tức bạn không thể ăn quả táo mà không có cái cây, và không có hạt táo thì cũng không ra cái cây.

Khi thị trường bước vào thời kỳ mà cầu vượt quá cung hoặc, nơi có thừa cung vượt cầu, đó không chỉ là một sự xuất hiện kỳ quặc. Mỗi sự xuất hiện trong số đó đi ra từ một giai đoạn chuẩn bị từ trước đó và mức độ của sự chuẩn bị đó có ảnh hưởng trực tiếp đến giá sau này và không thể tách rời đến kết quả cuối cùng. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước đó, sẽ không có động thái xảy ra sau này.

Quy Luật Nhân-Quả (THE LAW OF CAUSE AND EFFECT) này nói rằng: Hệ Quả sẽ “tương ứng” với Nguyên Nhân từ trước đó, hay nói cách khác: với một ít thay đổi về Khối Lượng (Volume Action) sẽ chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ về Price Action. Nếu nguyên nhân (khối lượng) lớn thì hệ quả (thay đổi giá) sẽ lớn tương đương và ngược lại.

Các loại Nguyên Nhân (Cause) khác nhau:
– Trading range (Tích lũy / Phân phối)
– Chart pattern (Mẫu hình)

 

 

3. LUẬT NỖ LỰC (EFFORT) VS KẾT QUẢ (RESULT)

Thị trường, dù cổ phiếu hay tiền tệ thì luôn “nỗ lực” để đẩy giá về hướng này hay hướng khác. Những nỗ lực ấy có thể trong thời gian rất ngắn hoặc khá dài, tuỳ. Nhưng chung quy lại, Nỗ Lực (Effort) đó được thể hiện thông qua Volume (Khối lượng giao dịch).

Và khi Giá phản hồi lại Nỗ lực ấy của “Khối lượng” thì giá sẽ chuyển động. Khi 2 yếu tố này đi ngược nhau (divergence – phân kỳ) chính là lúc thể hiện sự thay đổi xu hướng bắt đầu.

Luật Nỗ lực – Kết quả nói rằng: Tương tự như định luật thứ ba của Newton, Khi tác dụng lực lên vật khác thì sẽ nhận lại một phản lực ngược lại bằng nhau. Hay nói cách khác, Giá (Price Action) trên biểu đồ chính là sự phản ánh của Khối lượng (Volume Action) bên dưới.

 

 

 

Làm thế nào để giao dịch theo Giá và Khối lượng

  1. Như đã thảo luận trong bài Phân tích đa khung thời gian -> Hãy xác định vùng cung và cầu gần nhất
  2. Hãy để giá tiến đến khu vực đó và phân tích mối tương quan giữa Giá và khối lượng
  3. Xem xét các kịch bản Tiếp diễn và Đảo Chiều

Tinh thần chung là chúng ta nắm trước 3 quy luật và hiểu nó trước, các bài sau chúng ta sẽ đi kỹ hơn về cách thức giao dịch dựa trên nó.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.