Quản lý vốn luôn là một trong những mắt xích dẫn đến sự thành công của một Trader. Hãy cùng Vnrebates tìm hiểu về phương pháp quản lý vốn hiệu quả nhất nhé!
Bài đăng này được viết để phơi bày một số sự thật về chủ đề quản lý vốn. Theo quan điểm của mình, hầu hết các thông tin tràn lan trên Google hoặc Facebook về quản lý vốn đều khá vô dụng và sẽ không hoạt động tốt trong các giao dịch cho lắm.
Điều mà hầu hết các traders (nhà giao dịch) được dạy về quản lý vốn thường chỉ là những thủ thuật để giúp bạn mất tiền “chậm hơn”, như vậy thì các nhà môi giới có thể kiếm thêm hoa hồng từ bạn. Nếu bạn thường sử dụng quy tắc quản lý vốn 2% thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về quy tắc này từ mọi góc độ và khía cạnh.
Mình cũng tin rằng những người dạy phương pháp quản lý rủi ro theo phần trăm tài khoản không thực sự hiểu về phương pháp này. Lý do rất đơn giản… đó là số vốn, mức độ chấp nhận rủi ro, giá trị ròng và kĩ năng của các traders là khác nhau.
Nếu bạn trích một vài phần trăm của tài khoản và coi nó là khoản bạn sẵn sàng để mất trong mỗi giao dịch, thì điều đó hoàn toàn không hiệu quả. Những gì bạn sẵn sàng để mất trong mỗi giao dịch phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ trích 2% hoặc 4% hoặc 10% ra khỏi tài khoản. Hãy để mình giải thích…
Mình cảnh báo trước với bạn rằng những gì bạn sắp đọc có thể sẽ mâu thuẫn với những gì bạn đã học về quản lý vốn và kiểm soát rủi ro trong Forex ở những nơi khác. Mình chỉ có thể nói rằng điều mình sắp tiết lộ với bạn là cách mà mình giao dịch hàng ngày và đó cũng là cách mà nhiều traders Forex chuyên nghiệp quản lý vốn. Vì vậy, hãy đọc kĩ về cách quản lý vốn hiệu quả này. Hãy nhớ rằng, mọi thứ mình nói trên trang web này đều dựa trên những ứng dụng thực tế chứ không chỉ là lý thuyết.
Mọi người đều biết rằng quản lý vốn là một khía cạnh quan trọng trong việc trading. Tuy nhiên, hầu hết các traders không dành thời gian nhiều để tập trung phát triển kế hoạch quản lý vốn. Thật ra thì nếu bạn không phát triển các kỹ năng quản lý vốn của mình và sử dụng chúng một cách nhất quán trong mỗi giao dịch thì bạn sẽ không bao giờ có được lợi nhuận ổn định đâu.
Mình muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn chuyên nghiệp về việc quản lý vốn và xóa đi một số suy nghĩ sai lầm về việc quản lý vốn đang trôi nổi đầy trên mạng.
Có rất nhiều nguồn trên mạng đưa ra các ý kiến khác nhau về việc quản lý rủi ro, và phần lớn những thông tin này đều mâu thuẫn với nhau, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhiều traders bối rối và từ bỏ việc thực hiện một kế hoạch quản lý vốn hiệu quả, và rồi điều này sẽ dẫn đến đến sự thất bại của họ.
Mình đã giao dịch thành công trên thị trường tài chính trong gần mười năm qua và mình đã thành thạo cách sử dụng tỷ lệ Risk:Reward một cách hiệu quả để “xxx” tài khoản một cách nhanh chóng.
Có lẽ bạn đã từng nghe ai đó nói rằng bạn nên tập trung vào số pips đạt được hoặc bị mất thay vì số tiền đạt được hoặc bị mất. Lý do đằng sau lý thuyết quản lý vốn này là nếu bạn tập trung vào pips thay vì số tiền thì bạn sẽ không cảm thấy xúc động với giao dịch của mình. Bởi vì lúc đó bạn sẽ không nghĩ về tài khoản giao dịch của mình bằng tiền mà là bằng một số điểm của trò chơi.
Nếu bạn thấy điều này có vẻ hợp lý thì bạn có thẻ làm theo. Nhưng mình muốn nói với bạn rằng mục đích cuối cùng của trading và đầu tư là kiếm tiền, và bạn cần phải nhận thức được về số tiền rủi ro của bạn trong mỗi giao dịch. Bạn cho rằng các chủ doanh nghiệp sẽ coi báo cáo lãi lỗ hàng quý của họ như một trò chơi và sẽ tách rời nó khỏi việc thua lỗ tiền thật sao?
Tất nhiên là không, khi bạn suy nghĩ kĩ hơn, bạn sẽ thất thật vớ vẩn khi coi trading như một trò chơi. Trading nên được coi là một công việc kinh doanh, và vì vậy, nếu bạn muốn có lợi nhuận đều đặn thì bạn cần phải coi mỗi giao dịch như là một giao dịch kinh doanh. Cũng giống như bất kỳ giao dịch kinh doanh nào thì đều có khả năng rủi ro và lợi nhuận, mọi giao dịch mà bạn thực hiện cũng vậy.
Và việc suy nghĩ về các giao dịch theo pips chứ không phải số tiền sẽ làm cho các giao dịch trở nên có vẻ ít thực tế hơn, và do đó nó sẽ khiến bạn trở nên ít nghiêm túc đối với các giao dịch.
Từ phương diện toán học, việc suy nghĩ về giao dịch theo kiểu “bạn mất hoặc đạt được bao nhiêu pips” là hoàn toàn không hợp lý. Bởi vì mỗi traders sẽ giao dịch với một vị thế có quy mô khác nhau, do đó, chúng ta phải xác định rủi ro theo kiểu “số tiền rủi ro so với số tiền đạt được”. Số lượng pips lớn không đồng nghĩa với phần trăm số vốn lớn.
Đây là một trong những quan niệm sai lầm về quản lý vốn khá phổ biến. Mặc dù về lý thuyết thì nghe có vẻ ổn, nhưng thực tế thì phần lớn các traders Forex đều bắt đầu trading với một tài khoản có dưới $5.000. Vì vậy, việc tin rằng vào lệnh 1% hoặc 2% số vốn cho mỗi giao dịch thì tài khoản sẽ tăng trưởng nhanh chóng là điều ngớ ngẩn.
Giả sử bạn thua 5 giao dịch liên tiếp, và nếu bạn đang vào lệnh 2% cho mỗi giao dịch thì tài khoản của bạn bây giờ đã giảm xuống chỉ còn $4,519,60, và nếu bạn vẫn vào lệnh 2% cho mỗi giao dịch tiếp theo, thì hiển nhiên 2% đó sẽ ít hơn so với khi tài khoản của bạn là $5.000.
Do đó, trong mô hình % rủi ro, khi bạn thua lỗ trong giao dịch thì bạn sẽ tự động giảm quy mô vị thế của mình. Đó không phải lúc nào cũng là cách hành động tốt nhất.
Có bằng chứng tâm lý cho thấy rằng bản chất con người sẽ trở nên sợ rủi ro hơn sau một loạt các giao dịch thua và sẽ tự tin hơn sau một loạt các giao dịch thắng, nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro của các giao dịch sẽ trở nên ít hoặc nhiều hơn chỉ vì bạn đã thua hoặc thắng trong giao dịch trước đó.
Trong các bài viết trước của mình, mình đã nói rất rõ về việc kết quả giao dịch là ngẫu nhiên, và kết quả giao dịch trước đó sẽ không ảnh hưởng gì đến kết quả của giao dịch tiếp theo đâu!
Điều gì sẽ xảy ra khi các traders sử dụng mô hình % rủi ro, sau đó họ có một khởi đầu tốt, họ bỏ 1 hoặc 2% số vốn vào vài giao dịch đầu tiên và họ thắng tất cả. Nhưng một khi họ gặp phải một chuỗi thua, họ sẽ nhận ra rằng tất cả lợi nhuận của họ đã bị xóa sạch và họ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để kiếm lại số tiền đã mất.
Sau đó, họ trade liên tục và không thèm quan tâm đến Entry (Điểm vào) chất lượng nữa vì họ nhận ra rằng họ sẽ mất rất nhiều thời gian để quay trở lại điểm hòa vốn bởi vì họ chỉ vào lệnh 1% đến 2% cho mỗi giao dịch.
Vì vậy, mặc dù phương pháp quản lý vốn này sẽ giúp bạn vào lệnh với số tiền nhỏ trên mỗi giao dịch, và do đó về mặt lý thuyết thì sẽ hạn chế được những sai lầm do việc giao dịch theo cảm tính, nhưng hầu hết mọi người đều không đủ kiên nhẫn để vào lệnh 1 hoặc 2% mỗi giao dịch trên tài khoản có số vốn tương đối nhỏ của họ, cuối cùng điều đó sẽ dẫn đến việc vào lệnh quá nhiều, và đây là một điều rất tồi tệ.
Và cũng rất khó để “về bờ” sau một chuỗi giao dịch thua. Hãy nhớ rằng, một khi vốn của bạn bị tụt đi, thì việc sử dụng phương pháp giao dịch 2% sẽ khiến rủi ro của mỗi giao dịch sẽ nhỏ hơn, do đó, tốc độ “về bờ” của bạn cũng chậm hơn.
Cụ thể hơn, nếu bạn có số vốn là $10.000, sau đó bạn thua và chỉ còn $5.000, nếu bạn sử dụng phương pháp % rủi ro cố định thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để “về bờ” bởi vì lúc đầu, 2% trên số vốn $10.000 tương ứng với $200, nhưng khi số vốn của bạn bị tụt xuống còn $5.000 thì 2% chỉ còn là $100, vì vậy ngay cả khi bạn có chuỗi thắng tốt thì hiệu quả cũng không nhiều.
Nhiều traders lầm tưởng rằng nếu họ đặt Stoploss (Điểm dừng lỗ) càng xa thì tỷ lệ rủi ro sẽ càng cao. Tương tự, nhiều traders tin rằng việc Stoploss gần hơn thì sẽ giảm được rủi ro trong trading. Lý do đằng sau sự lầm tưởng này của các traders là vì họ không hiểu khái niệm tính toán quy mô vị thế trong Forex.
Tính toán quy mô vị thế là khái niệm điều chỉnh kích thước vị thế của bạn hoặc số lượng lots bạn đang giao dịch để đáp ứng điểm Stoploss và quy mô rủi ro mà bạn kì vọng.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn vào lệnh $200 cho mỗi giao dịch, với mức Stoploss là 100 pip, bạn sẽ giao dịch 2 mini-lot: $2 cho mỗi pip x 100 pips = $200.
Bây giờ, bạn muốn trade với chiến lược pin bar, tuy nhiên phần đuôi nến lại đặc biệt dài, nhưng bạn vẫn muốn đặt điểm dừng của mình ở đáy của phần đuôi mặc dù điều đó có nghĩa là bạn đang có mức Stoploss là 200 pip. Bạn vẫn có thể vào lệnh $200 trong giao dịch này, bạn chỉ cần điều chỉnh kích thước vị thế của mình xuống để đáp ứng mức Stoploss xa hơn này, rồi bạn điều chỉnh vị thế xuống 1 mini-lot thay vì 2 là xong.
Điều này có nghĩa là bạn có thể vào lệnh một số tiền bạn mong muốn trên mỗi giao dịch chỉ bằng cách điều chỉnh kích thước vị thế của bạn lên hoặc xuống để đáp ứng điểm Stoploss mà bạn mong muốn.
Bây giờ chúng ta hãy xem một ví dụ về những gì sẽ xảy ra nếu bạn không tính toán quy mô vị thế một cách hiệu quả nhé!
Ví dụ: Hai traders vào lệnh một số lượng lots như nhau trên cùng một Entry (Điểm vào). Trader A vào lệnh 5 lots và Stoploss 50 pips, trader B cũng vào lệnh 5 lots nhưng có mức Stoploss lên đến 200 pips vì họ tự tin 100% rằng thị trường sẽ không đi quá 200 pips. Có một vấn đề là thông thường khi một giao dịch bắt đầu đi ngược lại với dự đoán và momentum (Động lực) ngày càng tăng, thì về mặt lý thuyết nó sẽ không có điểm dừng. Và tất cả chúng ta đều biết rằng các xu hướng mạnh mẽ như thế nào trên thị trường Forex. Trader A đã Stoploss với số tiền được xác định trước là 5 lots x 50 pips, tức là lỗ $250. Trader B cũng bị quét Stoploss nhưng khoản lỗ của người này lại lớn hơn nhiều vì người này đã sai lầm trong việc hy vọng giá sẽ quay đầu trước khi chạm vào mộc 200 pips. Do đó, trader B thua lỗ 5 lots x 200 pips, tức là lỗ đến $1.000 thay vì $250 như trader A.
Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy lý do tại sao việc chỉ đặt lệnh Stoploss ra xa không phải là cách hiệu quả để kiếm lợi nhuận, mà còn hoàn toàn ngược lại, nó sẽ khiến số dư tài khoản của bạn giảm nhanh chóng. Vấn đề của các traders này là sự thiếu hiểu biết về sức mạnh của tỷ lệ Risk:Reward và tính toán quy mô vị thế.
Các traders chuyên nghiệp như mình và nhiều người khác đều tập trung vào tỷ lệ Risk:Reward. Điều này là do các traders chuyên nghiệp đều hiểu rằng trading là một trò chơi của xác suất và quản lý vốn. Trò chơi này bắt đầu từ khi có một phương pháp giao dịch nào đó được chứng minh là tốt hơn so với việc phân tích bừa.
Đối với mình thì phương pháp này chính là Price Action (Hành động giá). Các tín hiệu Price Action mà mình sử dụng có thể có tỷ lệ chính xác lên tới 70-80% nếu chúng được sử dụng một cách chính xác vào những thời điểm thích hợp.
Tỷ lệ Risk:Reward sẽ giúp bạn có được lợi nhuận đều đặn. Tất cả chúng ta đều thường nghe thấy những lời khuyên như như “hãy gồng lời đi” và “nên cắt lỗ sớm”, mặc dù những điều này khá tốt và ổn, chúng không thực sự phù hợp với những traders mới.
Điểm mấu chốt là nếu bạn đang giao dịch với số vốn ít hơn $25.000 thì bạn nên xác định trước điểm Take Profit (Chốt lời) nếu bạn muốn giữ cho bản thân tỉnh táo và tài khoản của bạn có lợi nhuận. Việc đặt lệnh với mục tiêu lợi nhuận mở (Open Profit Target) thường không hiệu quả đối với các traders có số vốn nhỏ vì họ sẽ Take Profit cho đến khi thị trường quay ngược lại với dự đoán họ một cách đáng kể.
Nếu bạn biết tỷ lệ thắng trong mỗi cú trade của mình là từ 40-50% thì bạn có thể liên tục kiếm tiền trên thị trường bằng cách tỷ lệ Risk:Reward. Và bằng cách sử dụng kĩ thuật Price Action trên các giao dịch của mình, bạn sẽ có tỷ lệ chiến thắng cao hơn.
Ví dụ 1: Bạn sử dụng tỷ lệ Risk:Reward là 1:3 trên mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là mỗi giao dịch sẽ gấp 3 lần rủi ro để đạt được target, và bạn chỉ cần thắng trên 50% số giao dịch của mình thì bạn đã kiếm được tiền rồi!
Giả sử giá trị tài khoản giao dịch của bạn có $5.000 và bạn vào lệnh $200 cho mỗi giao dịch.
Bạn thua giao dịch đầu tiên = $5.000 – $200 = $4.800
Bạn thua giao dịch thứ hai = $4,800 – $200 = $4,600
Bạn thắng giao dịch thứ ba = $4,600 + $600 = $5,200
Bạn thắng giao dịch thứ tư = $5,200 + $600 = $5,800
Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng ngay cả khi thua 2 trong số 4 giao dịch thì bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận rất lớn bằng cách sử dụng hiệu quả tỷ lệ Risk:Reward. Tiếp theo, hãy cùng xem ví dụ khi sử dụng mô hình 2% trên mỗi giao dịch nhé!
Ví dụ 2: Một lần nữa, giả sử tài khoản giao dịch của bạn có $5.000, nhưng hiện tại bạn đang vào lệnh 4% số vốn cho mỗi giao dịch (Để cả hai ví dụ đều bắt đầu với số tiền vào lệnh là $200 cho mỗi giao dịch). Hãy nhớ rằng bạn có tỷ lệ Risk:Reward là 1:3 trên mọi giao dịch mà bạn thực hiện. Điều này có nghĩa là mỗi giao dịch sẽ gấp 3 lần rủi ro để đạt được target, và bạn chỉ cần thắng trên 50% số giao dịch của mình thì bạn đã kiếm được tiền rồi!
Bạn thua giao dịch đầu tiên = $5.000 – $200 = $4800
Bạn thua giao dịch thứ hai = $4800 – $192 = $4608
Bạn thắng giao dịch thứ ba = $4608 + $552 = $5160
Bạn thắng giao dịch thứ tư = $5160 + $619 = $5780
Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao việc vào lệnh 4% (hoặc 2%,…) trên số vốn của bạn vào mỗi giao dịch sẽ không hiệu quả bằng việc các traders vào lệnh bằng một số tiền cố định rồi chứ. Điều quan trọng cần lưu ý là sau 4 giao dịch thì việc vào lệnh một số tiền cố định đã mang lại lợi nhuận cao hơn việc vào lệnh bằng % số vốn .
Giả sử traders sử dụng quy tắc vào lệnh bằng % số vốn có một khoảng thời gian tồi tệ và mất 50% tài khoản thì họ sẽ phải đạt lợi nhuận 100% trên số vốn còn của mình để quay lại điểm hòa vốn, đồng thời, điều này cũng xảy ra đối với traders sử dụng phương pháp vào lệnh bằng số tiền cố định, nhưng bạn nghĩ trader nào sẽ có cơ hội “về bờ” cao hơn?
Nghiêm túc mà nói thì hẳn là sẽ mất một khoảng thời gian rất dài để “về bờ” khi sử dụng phương pháp % số vốn. Chắc chắn, một số người sẽ nói rằng bạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi sử dụng phương pháp vào lệnh bằng số tiền cố định, nhưng ở đây, mình cần một phương pháp có thể giúp mình “về bờ” chứ không phải là phương pháp bảo vệ mình khỏi rủi ro. Với một phương pháp và kinh nghiệm giao dịch tốt, bạn có thể sử dụng phương pháp vào lệnh bằng số tiền cố định.
Mục đích của các kỹ thuật quản lý vốn được thảo luận trong bài viết này là để giúp bạn có thể có được lợi nhuận một cách đều đặn và hiệu quả. Tuy nhiên, mình có một lời khuyên, đó là bạn nên trade bằng số tiền mà bạn sẵn sàng để mất, có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn mất đi số tiền đó.
Bạn cũng phải nhớ rằng những thứ cốt lõi của tỷ lệ Risk:Reward đều xoay quanh việc có một lợi thế trên thị trường và biết khi nào lợi thế đó xuất hiện và cách sử dụng nó
Mặc dù mình không khuyến nghị các traders vào lệnh bằng % số vốn, nhưng mình khuyên bạn nên vào lệnh với số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái; nếu rủi ro của một giao dịch đang buộc bạn thức xuyên đêm thì có lẽ bạn nên dừng lại. Nếu bạn có $10.000, bạn có thể vào lệnh khoảng $200 hoặc $300 cho mỗi giao dịch.
Bạn cũng nên nhớ rằng, các traders chuyên nghiệp đã học được cách tận dụng lợi thế của mình trên thị trường. Điều này đến từ thời gian sử dụng các chiến lược của họ rồi thực hành chúng, vậy nên bạn cần phát triển các kỹ năng của mình trên tài khoản demo trước khi chuyển sang tài khoản thật.
Chiến lược quản lý vốn được thảo luận trong bài viết này cung cấp một phương pháp hiệu quả để phát triển tài khoản của bạn mà không gợi lên cảm giác cần phải vào lệnh nhiều – điều thường xảy ra đối với các traders sử dụng phương pháp vào lệnh bằng % số vốn. Hãy học cách sử dụng các chiến lược Price Action rồi kết hợp với tỷ lệ Risk:Reward đi, bạn sẽ thấy hiệu suất lợi nhuận của bạn được cải thiện rõ rệt đó.
Nguồn Nial Fuller
Tổng hợp bởi VnRebates