Price Action là gì?
Price Action (PA)- Hành động giá là phương thức trading theo từng biến động của giá dựa trên kỹ năng phân tích của trader thay vì tin tức hay bất kỳ công cụ phân tích cơ bản nào. Phương pháp này không sử dụng bất kỳ chỉ báo (indicators) hay công cụ phân tích kỹ thuật nào khác. Vì vậy mà Price Action còn được gọi là “naked trading” chính bởi sự đơn giản đến thuần khiết của trường phái giao dịch này.
Price Action (Hành động giá) là phương pháp dự đoán hướng đi của giá, cụ thể hơn là hành động của người mua và người bán trên thị trường chứng khoán, forex.
Cách Price Action hoạt động
Cũng là một phương pháp phân tích kỹ thuật khác như phân tích biểu đồ nến Nhật, sóng Elliott, chỉ báo RSI…) price action dựa trên hành động mua – bán của các nhà giao dịch trên thị trường. Trong đó, các hành động giá này sẽ có một số quy luật nhất định. Và price action sẽ phân tích được điều đó, bạn có thể dựa trên chiến lược này để dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường để đưa ra quyết định mua – bán hợp lý.
- Nếu như bên cung lớn hơn bên cầu thì giá sẽ có xu hướng giảm. Lúc này, bạn có thể tìm điểm vào lệnh Sell để đón xu hướng.
- Ngược lại, nếu như bên cầu lớn hơn bên cung thì giá sẽ có xu hướng tăng. Lúc này, bạn có thể vào lệnh Buy để đón xu hướng.
Price Actions là kỹ thuật vào lệnh tương đối đơn giản khi chỉ kết hợp với biểu đồ nến, mô hình giá để phân tích thị trường. Nếu bạn là một người mới tham gia thị trường thì price action là lựa chọn khởi đầu cho các chiến lược đầu tư khôn ngoan.
Tham khảo thêm:
Ưu điểm của Price Action
- Nắm bắt được tâm lý thị trường
Tâm lý mua – bán của các nhà giao dịch sẽ có xu hướng đổi chiều về giá khi một trong hai đang có tỉ lệ chiếm áp đảo hơn bên phía còn lại. Do đó, khi dựa vào price action, bạn sẽ nhanh nhạy nắm bắt thị trường tốt để ra lệnh buy/sell.
- Khá đơn giản, có thể áp dụng được ngay
Các trader chỉ cần dựa trên mẫu nến trên biểu đồ thì sẽ đưa ra được quyết định giao dịch ngay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu về các loại nến như mẫu nến đảo chiều, mẫu nến Nhật, nến Marubozu, nếu búa, nến pin bar… để xác định xu hướng giá có tỷ lệ chính xác nhất.
Xem thêm: 1 phần mềm giao dịch hay trí óc con người mạnh hơn trên thị trường?
- Áp dụng được nhiều thị trường đầu tư khác nhau
Các trader có thể áp dụng Price Action vào Bitcoin, Forex, chứng khoán, chỉ số… vì đều liên quan đến giá và đường giá, có tâm lý giao dịch tương tự như nhau.
- Không có độ trễ (về thời gian dự đoán xu hướng) như các chỉ báo
Các chỉ báo kỹ thuật thường có độ trễ nhất định trên thị trường khiến các trader có thể không dự đoán chính xác hoặc không kịp dự đoán để đưa ra lệnh. Tuy nhiên, đối với price action thì không như vậy, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về hành động giá ngay tại thời điểm xem để ra quyết định kịp thời.
Hạn chế của price action
- Phản ánh sự chủ quan dựa trên con mắt của nhà giao dịch
Dựa trên biểu đồ, mỗi cá nhân sẽ đều có nhận định theo mô hình nến khác nhau nên đường kháng cự và hỗ trợ cũng sẽ vì thế mà có sự khác nhau. Do đó, price action là phương pháp giao dịch mang tính chủ quan, không phải ai cũng có nhận định giống nhau. Vì vậy, cách thức giao dịch buy/sell vì thế cũng khác nhau.
- Không thể tự động hóa giao dịch
Các trader phải quan sát biểu đồ thường xuyên để nhận định thuộc mẫu nến nào. Vì vậy, bạn không thể tự động cài đặt sẵn giao dịch. Điều này có thể có hại nếu như bạn chưa phân tích đúng biểu đồ nến hoặc chưa kịp cập nhật thông tin thị trường để vào/ra lệnh đầu tư.
- Mất khá nhiều thời gian để phân tích biểu đồ nến
Vì các trader phải thường xuyên nhận định biểu đồ giá nên mất rất nhiều thời gian khi làm việc với phương pháp price action. Đặc biệt hơn, các trader mới vào nghề chưa rành rọt về biểu đồ giá và biểu đồ nên thì thời gian sẽ lâu hơn. Do đó, các bạn cần phải kiên trì nếu như muốn theo trường phái này.
Các công cụ phân tích trong Price action
Để thực hiện phương pháp Price Action, trader có thể sử dụng 4 công cụ phân tích chính bao gồm: 1 cây nến, Hỗ trợ/kháng cự, Mẫu hình nến và Mô hình giá. Tuy nhiên, dù sử dụng công cụ phân tích nào thì điều cốt lõi mà trader cần nắm rõ chính là ý nghĩa của các cây nến cũng như đọc được các thông tin quan trọng mà mỗi cây nến cung cấp.
Mỗi cây nến đều cung cấp cho các trader với những thông tin sau: Giá mở cửa; Giá đóng cửa; Giá cao nhất; Giá thấp nhất
- Màu sắc của nến: giá tăng/giảm so với giá mở cửa.
- Độ dài của thân nến: Khả năng kiểm soát của phe mua – bán trong suốt thời gian giao dịch.
- Râu nến: “Râu trên” càng dài thì phe bán ra càng mạnh, “râu dưới” càng dài thì phe mua càng mạnh
- Độ dài của toàn bộ cây nến: độ biến động của giá trong phiên giao dịch.
2. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ/kháng cự được hình thành từ các mức giá đóng cửa hoặc mở cửa của cây nến. Chúng được xem là các vùng giá quan trọng (Key level) mà tại đó tâm lý thị trường được thể hiện rõ nhất. Do đó, đây là vùng được kỳ vọng giá sẽ đảo chiều hoặc hay tiếp tục xu hướng, tạo nên các khu vực vào lệnh mua/bán tốt nhất trên thị trường.
- Hỗ trợ: Là vùng giá mà tại đó giá không thể xuống thấp hơn được nữa và có xu hướng quay đầu đi lên. Tại đây, trader có thể vào lệnh BUY hoặc thoát lệnh SELl.
- Kháng cự: Là vùng giá mà tại đó giá không thể lên cao hơn được nữa và có xu hướng quay đầu đi xuống. Tại đây, trader có thể vào lệnh SELL hoặc thoát lệnh BUY.
Mẫu hình nến
Mẫu hình nến hay mẫu hình nến Nhật là công cụ phân tích quan trọng hàng đầu trong phương pháp Price Action. Các mẫu hình nến này có thể được hình thành từ 1, 2, 3 hoặc nhiều cây nến và cung cấp cho trader các thông tin quan trọng về hành vi giá và tâm lý thị trường của bên mua và bên bán. Nhờ đó, trader có thể định xu hướng biến động của giá trong tương lai.
Có rất nhiều mẫu hình nến được áp dụng trong phương pháp này nhằm cung cấp tín hiệu tiếp tục xu hướng hay đảo chiều, bao gồm:
- 3 mẫu hình nến “quyền lực” trong Price Action mà mọi tín đồ của trường phái giao dịch này đều ưa thích: Pin bar, Inside bar và Fakey.
- Các mô hình nến đảo chiều tăng: Nến búa (hammer), nến Nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing), nến Sao mai (morning star), nến Bà bầu tăng (Bullish harami) …
- Các mẫu hình nến đảo chiều giảm: Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji), nến Nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing), nến Sao băng (Shooting Star), nến Sao Hôm (Evening Star), nến Người treo cổ (Hanging man), nến Ba con quạ đen (Three Black Crows) …
- Các mô hình nến tiếp diễn: Rising Three Methods; Bullish Side by Side White Lines, Separating Lines và Three Line Strike.
Mô hình giá
Mô hình giá cũng là một trong những công cụ quan trọng trong Price Action giúp trader xác định xu hướng tiếp theo của thị trường và tìm kiếm điểm vào lệnh tiềm năng. Mô hình giá được hình thành từ rất nhiều cây nến, dao động trong một giai đoạn nhất định và tạo thành các hình dáng đặc biệt. Mỗi mô hình giá mang một ý nghĩa giao dịch cụ thể và được sử dụng như các tín hiệu tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng.
Việc sử dụng các mô hình giá trong phân tích Price Action đòi hỏi trader có kỹ năng quan sát tổng quát hơn cũng như khả năng tư duy hình ảnh tốt hơn.
Dưới đây là một số mô hình giá phổ biến trong phương pháp Price action:
- Mô hình tam giác (Triangle patterns)
- Mô hình Vai đầu vai (Head and Shoulders patterns)
- Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant Pattern)
- Mô hình Cốc và tay cầm (Cup and Handle patterns)
- Mô hình giá Hai đỉnh/Hai đáy (Double Top/Double Bottom patterns)
- Mô hình Lá cờ (Flag patterns)
- Mô hình Harmonic
- Mô hình chữ nhật (Rectangle patterns)
- Mô hình cái nêm (Wedges patterns)
- Mô hình Ba đỉnh/Ba đáy (Triple Top/Triple Bottom patterns)
Chiến lược giao dịch price action hiệu quả trong chứng khoán, forex
Chiến lược giao dịch với phương pháp Price Action là việc sử dụng các công cụ phân tích ở trên hoặc sử dụng kết hợp các công cụ này để xác nhận tín hiệu giao dịch. Dưới đây là 4 chiến lược giao dịch hiệu quả với phương pháp Price Action được nhiều trader chuyên nghiệp tin dùng:
1. Chiến lược Breakout (phá vỡ)
Khi giá phá vỡ ở vùng kháng cự hoặc hỗ trợ thì giá có xu hướng đảo chiều và các trader nên áp dụng chiến lược breakout. Để giao dịch hiệu quả với breakout, bạn làm các bước sau:
Bước 1. Quan sát biểu đồ giá ở vùng M15 đến D1
Bước 2. Chờ giá trượt khỏi đường hỗ trợ/kháng cự thì vào lệnh.
Nếu giá vượt khỏi vùng kháng cự đi lên thì vào lệnh Buy, nếu giá vượt khỏi vùng hỗ trợ và đi xuống thì vào lệnh Sell.
Bước 3. Tiến hành đặt lệnh
- Điểm đặt lệnh: Giá đóng cửa khi phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ
- Cắt lỗ: Vào lệnh Buy khi thấy đường giá nằm dưới kháng cự vài pip hoặc đáy gần nhất. Và vào lệnh sell khi thấy đường giá nằm trên đường hỗ trợ vài pip hoặc tại đỉnh gần nhất.
- Chốt lời: Giữa đường hỗ trợ và kháng cự.
2. Chiến lược Retest
Nếu như các trader vẫn chưa cảm thấy an toàn khi giao dịch vùng breakout thì có thể áp dụng retest lại cho chắc chắn trong vùng phá vỡ.
Bước 1. Xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ.
Bước 2. Chờ giá trượt khỏi đường hỗ trợ/kháng cự và quay lại retest vùng phá vỡ.
- Giá phá vỡ đường kháng cự, quay lại chạm và nến xanh thì vào Buy.
- Giá phá vỡ đường hỗ trợ, quay lại chạm, nến đỏ thì vào Sell
Bước 3. Tiến hành đặt lệnh
- Điểm đặt lệnh: Giá đóng cửa khi phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ
- Cắt lỗ: Vào lệnh Buy tại đáy gần nhất. Và vào lệnh sell tại đỉnh gần nhất.
- Chốt lời: Giữa đường hỗ trợ và kháng cự theo R:R mong muốn.
3 Chiến lược giao dịch theo cú pullback
Khi thị trường đi ngang với tỉ lệ đến 70%, chiến lược pullback sẽ được áp dụng ngay. Để thực hiện chiến lược này, các trader thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ.
Bước 2. Chờ giá nằm trong vùng hỗ trợ/kháng cự
- Giá chạm vào vùng kháng cự và đi xuống, nến xanh ngắn dần hoặc xuất hiện mô hình đảo chiều giảm thì vào lệnh sell.
- Giá chạm vào vùng hỗ trợ và đi lên, nến đỏ ngắn dần hoặc xuất hiện mô hình đảo chiều tăng thì vào lệnh buy.
Bước 3. Tiến hành đặt lệnh
- Điểm đặt lệnh: Giá nằm trong vùng kháng cự/hỗ trợ
- Cắt lỗ: Vào lệnh Buy khi thấy đường giá nằm dưới kháng cự vài pip. Và vào lệnh sell khi thấy đường giá nằm trên đường hỗ trợ vài pip.
- Chốt lời: Giữa đường hỗ trợ và kháng cự.
4. Chiến lược giao dịch với mô hình giá
Việc sử dụng các mô hình giá khá phổ biến trong phương pháp Price Action. Mô hình giá có thể chia theo hình dạng (như đề cập ở phần trên) hoặc theo xu hướng. Theo xu hướng, sẽ chia làm 2 loại chính gồm: Mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn.
Tuy nhiên, dù phân loại theo mô hình nào thì trader cần nhớ các thành phần cấu tạo nên mô hình đều bao gồm: đường giá trên biểu đồ nến, các ngưỡng hỗ trợ kháng cự và đường trendline.
Chiến lược giao dịch với mô hình giá được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mô hình giá trên biểu đồ nến Nhật. Lưu ý, trader cần chờ cho đến khi mô hình được hình thành hoàn toàn (ví dụ vai đầu vai thì phải chờ cho mô hình ra đủ 2 vai và 1 đầu).
Bước 2: Phân loại mẫu hình giá: đảo chiều hay tiếp diễn xu hướng.
Bước 3: Chờ giá phá vỡ qua đường xu hướng (trendline) chính cho thấy mô hình được xác nhận hoàn toàn.
Bước 4: Bạn có thể vào lệnh luôn nhưng để chắc chắn thì có thể chờ giá Pullback hoặc Retest tại đường trendline chính rồi mới thực sự bắt đầu tiến hành mở vị thế.
5 bước để trở thành Price Action trader
Price Action là phương pháp được nhiều trader chuyên nghiệp tin dùng và cũng dễ tiếp cận với cả trader mới. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ phương pháp giao dịch nào, trader cần có quá trình nghiêm túc tìm hiểu, trau dồi kiến thức, xây dựng chiến lược và rèn luyện thực chiến giao dịch.
Bước 1: Nhận thức đúng về giao dịch theo trường phái Price Action
Đơn giản hóa quá trình phân tích và giao dịch là điểm nổi bật của trường phái Price Action này. Do đó, nếu bạn là người thích sự đơn giản, thích những biểu đồ nến clean – sạch sẽ gọn gàng và có kỹ năng phân tích và phán đoán tốt thì Price Action chính là dành cho bạn.
Ngoài ra, Price action phù hợp hơn với những trader trung và dài hạn hoặc ít nhất là day trader (giao dịch trong ngày) và không phù hợp với scalper (giao dịch lướt sóng).
Bước 2: Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp Price Action
Dù phương pháp giao dịch bạn sử dụng là gì thì việc nắm vững các kiến thức cơ bản là yêu cầu tiên quyết. Với Price Action – Hành động giá, bạn cần nắm rõ các kiến thức về mô hình nến, mô hình giá, cách vẽ các đường hỗ trợ/kháng cự…
Một cách nhanh nhất để nắm bắt toàn bộ kiến thức cơ bản về Price Action là bạn có thể tham khảo Khóa học Price Action A-Z miễn phí của team VnRebates.
Bước 3: Thay thế các indicator bạn đang sử dụng
Nếu đã quyết định đi theo trường phái Price Action, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần làm quen dần với việc không sử dụng chỉ báo (indicators) như thói quen trước đó (nếu có). Hãy dần dần bỏ bớt các công cụ phân tích yêu thích của mình như đám mây Ichimoku, RSI, MACD, Bollinger Bands … khỏi biểu đồ.
Tuy nhiên, bạn có thể giữ lại một hoặc hai chỉ báo mà bạn đã sử dụng nó hiệu quả nhất để kết hợp với Price action. Việc sử dụng đường trung bình động MA kết hợp với Price Action để xác định xu hướng thị trường cũng là một ý tưởng không tồi.
Bước 4: Xây dựng chiến lược giao dịch theo Price Action của riêng mình
Dựa vào những kiến thức cơ bản mà VnRebates cung cấp trên đây (đặc biệt là các công cụ phân tích), bạn nên bắt tay ngay vào việc xây dựng một hệ thống giao dịch Price Action của riêng mình.
Lựa chọn khung thời gian giao dịch: Trường phái này thường cho tín hiệu tốt trên những khung thời gian lớn như H1, H4, D1 hoặc W1. Tuy nhiên, bên cạnh việc chọn 1 khung thời gian để đặt lệnh, việc quan sát biểu đồ trên nhiều khung thời gian khác nhau cũng rất cần thiết.
Các công đoạn quan trọng khi xây dựng chiến lược giao dịch Price Action trader cần nhớ bao gồm:
- Xác định xu hướng chính của thị trường hiện tại.
- Xác định chính xác các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng trên biểu đồ giá.
- Nhận diện các mẫu hình nến, các mô hình giá và kết hợp chúng với các vùng hỗ trợ/kháng cự để tìm tín hiệu giao dịch tốt nhất.
Bước 5: Mô phỏng và thử nghiệm Price Action lên thị trường thực tế
Việc thấu hiểu thị trường thông qua Price Action nói thì đơn giản nhưng nó đòi hỏi bạn có trực giác tốt, tư duy nhạy bén cũng như kỹ năng phân tích và nhận định chính xác. Hãy coi đó là “nghệ thuật” thay vì một môn khoa học kỹ thuật đơn thuần. Cách duy nhất để bạn cải thiện các kỹ năng trên chính là luyện tập và thực chiến càng nhiều càng tốt. Chính trong quá trình luyện tập, bạn sẽ tìm ra mô hình nào phù hợp với bản thân và giúp bạn giao dịch thành công, từ đó hoàn thiện hệ thống giao dịch của mình.
Lời kết
Những thông tin mà VnRebates chia sẻ trên đây hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Price Action là gì cùng nhiều kiến thức cần thiết khác. Nhiều trader đã công nhận “sức hấp dẫn” của phương pháp giao dịch này và thực tế nhiều trader hàng đầu gắn bó trọn đời với nó. Vậy, nếu bạn đã lựa chọn Price Action làm phương pháp giao dịch của mình, hãy bắt tay vào nghiên cứu và học hỏi nghiêm túc ngay từ bây giờ!
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính