VNREBATES

Mô hình chữ nhật huyền thoại đã giúp Darvas kiếm được 2.000.000$ như thế nào

03.11.2021, 12:55 11 phút đọc

Mô hình chữ nhật được sử dụng rộng rãi và phổ biến là vì nó dễ dàng xác định trên biểu đồ giá. Đây cũng là một công cụ thời gian thực trong khi các chỉ báo thường bị trễ. Dưới đây là hướng dẫn giao dịch breakout theo mô hình chữ nhật và đồng thời không quên đặt Stoploss trong chiến lược này.

Trong hướng dẫn chiến lược giao dịch hôm nay, anh em sẽ tìm hiểu cách các trader chuyên nghiệp sử dụng chiến lược mô hình chữ nhật –  Rectangle Pattern trong forex. Đây là một trong những hành động giá kỹ thuật đơn giản nhất mà anh em có thể giao dịch. Anh em sẽ tìm hiểu mọi thứ anh em cần biết về các mẫu hình chữ nhật, tâm lý đằng sau mô hình chữ nhật, quy tắc mua và bán và những vấn đề liên quan.

1.Mô hình chữ nhật là gì?

Chiến lược mô hình chữ nhật bao gồm cả tín hiệu tiếp tục trading cũng như tín hiệu giao dịch đảo chiều.

Tuy nhiên anh em nên sử dụng nó như một mô hình giao dịch tiếp diễn vì được hỗ trợ bởi xu hướng trước đó.

Mô hình chữ nhật này không thiên về xu hướng tăng hoặc giảm mà là mô hình trung lập khi chúng phát triển. Anh em sẽ không biết hướng mà nó sẽ phá vỡ cho đến khi nó xảy ra, nhưng xác suất cao nó sẽ đi theo xu hướng trước đó.

Các loại mô hình chữ nhật

2. Cách nhận biết mô hình chữ nhật giảm Bearish (tương tự cho mô hình chữ nhật tăng Bullish)

2.1 Các yếu tố nhận biết

Có hai yêu cầu cần được thỏa mãn để có thể vẽ được sự hình thành hình chữ nhật giảm giá:

  • Đầu tiên, chúng ta cần một xu hướng đã được thiết lập bởi vì anh em sẽ kiếm được nhiều tiền khi mô hình chữ nhật được sử dụng như một mô hình tiếp tục trong giao dịch forex.
  • Tiếp theo là cần phải có ít nhất hai mức thấp và mức cao bằng nhau (hoặc gần giống nhau) để vẽ hai đường nằm ngang nên chứa hành động giá.
  • Cách xác định trên có rất nhiều điểm tương đồng nổi bật với mô hình lá cờ – Flag Pattern, nhưng điểm khác biệt là hành động giá di chuyển bằng phẳng và theo chiều ngang.

Mô hình chữ nhật tăng

2.2 Tâm lý đằng sau mô hình hình chữ nhật

  • Sự giằng co giữa lực tăng và lực giảm được thể hiện nổi bật bởi mô hình đảo ngược đáy đôi. Bên trong mô hình chữ nhật, có một sự tích lũy cho thấy rằng không bên nào thực sự kiểm soát thị trường này. Không phải “bò”, mà cũng không phải “gấu”.
  • Sai lầm chính mà các trader cá nhân mắc phải là giao dịch giá tích lũy và đặt stoploss của họ ở trên và dưới cạnh hình chữ nhật. Đây là một sai lầm vì các nhà tạo lập thị trường sẽ quét Stoploss phía trên và dưới của hai cạnh này để lấy thanh khoản trước khi giá thực sự break theo một hướng và di chuyển.

Xem thêm: Những tâm lý giao dịch bạn cần có để trở thành một trader Forex có lợi nhuận

3. Chiến lược giao dịch với mô hình chữ nhật

Sau khi đã quen với sự hình thành giá hình chữ nhật, tiếp theo là chi tiết các quy tắc bán cho chiến lược giao dịch mô hình chữ nhật. Điều tuyệt vời về phương pháp đặc biệt này là có một cách rất dễ dàng để biết giá của nó sẽ cao hay thấp như thế nào.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em một cách tiếp cận trong giao dịch đột phá, đó là breakout mô hình chữ nhật.

3.1 Xác định xu hướng thịnh hành trước mô hình chữ nhật

Khi anh em có thể phát hiện ra điều này trong quá trình phân tích kỹ thuật mô hình chữ nhật, điều đó không có nghĩa là anh em phải nhảy thẳng vào thị trường và giao dịch nó ngay lập tức. Anh em cần bối cảnh phù hợp và mọi thứ cần sẵn sàng cho một đột phá hình chữ nhật có thể giao dịch.

Vì vậy, bước đầu tiên là xác định xu hướng thị trường trước khi hình thành giá hình chữ nhật. Đối với các lệnh mua, chúng ta cần phải có một xu hướng tăng trước đó để bắt đầu set up vào lệnh.

Cần có xu hướng ủng hộ

3.2  Vẽ mô hình chữ nhật

Bước thứ hai là xác định sự hình thành mô hình chữ nhật bằng cách áp dụng các quy tắc được đề cập trước đó ở cách vẽ. Về cơ bản, tất cả những gì anh em cần làm là phát hiện ra một mức hỗ trợ và một mức kháng cự phải chứa hành động giá và giá đang tích lũy ở vùng này.

Vùng tích lũy trước khi giá chạy

3.3 Đợi một false breakout phía trên đường kháng cự mô hình chữ nhật.

Anh em sẽ sử dụng một kỹ thuật giao dịch đặc biệt cho giao dịch các mô hình chữ nhật có xác suất thắng cao.Thông thường đối với một lệnh mua anh em cần thấy một sự phá vỡ trên mức kháng cự để có được entry. Tuy nhiên nếu như có một  false breakout ở dưới hỗ trợ thì càng tốt hơn nữa

Nhưng, tại sao lại cần 1 false breakout đối với chiến lược mẫu biểu đồ hình chữ nhật?

  • Thứ nhất, nó ngăn chặn các trader đi theo hướng của xu hướng đang thịnh hành và đặt điểm dừng của họ trên mức kháng cự gần đây nhất.
  • Thứ hai, nó bẫy một số người mua thực hiện giao dịch đột phá kháng cự – the resistance breakout trade.
  • Cả hai hành động này sẽ thúc đẩy đà giảm khi xảy ra đột phá hình chữ nhật.

Chờ giá Fail Break

3.4 Bán tại nến đóng tạo ra Breakout mô hình chữ nhật.

Sau khi xác định xu hướng thị trường và các đặc điểm của một thiết kế mẫu hình chữ nhật tốt, chúng ta cần chờ xác nhận rằng xu hướng này sẽ tiếp tục.

  • Nến breakout mô hình chữ nhật là tín hiệu cho thấy rằng xu hướng sắp được tiếp tục và xác nhận vị trí nhập lệnh.
  • Thay vì đoán hướng, chỉ cần chờ đợi và để cho hành động giá cho anh em biết chúng ta sẽ đi theo hướng nào. Khi giao dịch với chiến lược mô hình chữ nhật, anh em sẽ tìm kiếm cơ hội khi anh em nhận được một đột phá – breakout dưới đáy hình chữ nhật để trở thành người bán.
  • Khi đột phá hình chữ nhật xảy ra, đó là một xác nhận rằng những con bò đã kiểm soát thị trường này.

Xem thêm: Phương pháp giao dịch Breakout nâng cao

Vào lênh khi Break out

3.5 Mức chốt lời có thể là là 2-3 lần phạm vi giá hình chữ nhật

Với mẫu đặc biệt này, anh em có thể nhận được mục tiêu về mức giá anh em có thể mong đợi từ mức breakout hình chữ nhật.

Điều quan trọng tiếp theo là cần thiết lập là nơi đặt điểm dừng stoploss.

Đặt chốt lời hợp lí

3.6 Đặt mức Stoploss lên trên mức Kháng cự hình chữ nhật.

Hệ thống cung cấp cho anh em một cách đơn giản để định lượng rủi ro vì anh em có thể đặt mức dừng lỗ bảo vệ của mình lên trên mẫu hình chữ nhật, dựa trên tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng của nó.

Mô hình giao dịch hình chữ nhật thực sự mang đến cho anh em cơ hội giao dịch với mức dừng lỗ chặt chẽ, điều này thật tuyệt vời vì chúng ta luôn muốn giữ mức thua lỗ ở mức tối thiểu.

Trên đây là một ví dụ về giao dịch lệnh mua. Anh em sử dụng các quy tắc tương tự và suy luận ngược lại cho lệnh bácn. Trong hình bên dưới, anh em có thể thấy một ví dụ giao dịch bán sử dụng mẫu hình chữ nhật giảm.

Vị trí Stoploss an toàn

4. Một số quy tắc mà Darvas đã sử dụng để giao dịch với mô hình chữ nhật.

Nicolas Darvas là trader sử dụng mô hình chữ nhật thành công nhất. Ông đã biến 36.000$ thành 2.000.000$ trong 18 tháng trên thị trường chứng khoán Mỹ. Chúng ta cùng xem 5 quy tắc mà ông đã sử dụng như thế nào mà có thể tạo ra một lợi nhuận khổng lồ như vậy. Năm quy tắc đó như sau 

  • Chỉ giao dịch khi có xu hướng được xác nhận bởi khối lượng: khối lượng là xác nhận của xu hướng điều này đã được nói rất nhiều lần với các trader Priceaction rồi
  • Vào lệnh stop như thế nào, SL ở đâu: Có thể thấy Darvas đã sử dụng chiến thuật breakout và đặt Stoploss ở cạnh dưới hình chữ nhật giống với bài viết ở trên có nói
  • Sử dụng Trailing stop khi giao dịch mà không đặt TP: Có một câu nói là 80% lợi nhuận đến từ 20% số lệnh đã vào. Anh em sẽ không biết lệnh nào sẽ là lệnh đem đến lợi nhuận lớn cho anh em. Vì thế chiến thuật Trailing Stop của Darvas rất hiệu quả để ông có thể ăn trọn một con sóng của cổ phiếu
  • Scale in khi hình thành một mô hình chữ nhật mới: nhồi lệnh thông minh để tối ưu hóa lợi nhuận khi đã đoán đúng xu hướng
  • Thoát lệnh khi mô hình chữ nhật mới nhất bị phá vỡ: đồng nghĩa với việc kháng cự quan trọng nhất bị vỡ -> xu hướng đảo chiều.
  • Cùng áp dụng phương pháp của Darvas vào thử một lệnh nhé anh em.

Xem thêm: Phương pháp VSA – Volume Spread Analysis

Mô hình chữ nhật

Quy tắc 1 mô hình Darvas

Quy tắc 2 mô hình Darvas

Quy tắc 3 mô hình Darvas

Quy tắc 4+5 mô hình Darvas

5. Kết luận 

Mô hình chữ nhật rất dễ được phát hiện ra trên biểu đồ và vô cùng hiệu quả đó là lí do tại sao mẫu hình chữ nhật được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến như vậy. Đây cũng là một trong những mô hình yếu thích của mình.

Anh em có cách vào lệnh hoặc quản lí lệnh tốt hơn với mô hình này thì để lại bình luận bên dưới cho mình tham khảo nhé. Chúc anh em giao dịch thành công.

 

Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io

Theo tradingstrategyguides.com

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.