ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle Pattern) là gì?

18.05.2023, 08:37 13 phút đọc

Mô hình cốc tay cầm là một mô hình rất mạnh thường được sử dụng khi giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên quá trình để hình thành nên mô hình này khá lâu vì thời gian tích lũy dài nhưng thành quả dành cho người biết chờ đợi sẽ vô cùng ngọt ngào. Bài viết dưới đây của VnRebates sẽ tìm hiểu mô hình cốc tay cầm một cách chi tiết nhất.

Đọc thêm: 

Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle Pattern) là gì?

Mô hình chiếc cốc tay cầm (Cup and Handle pattern) là một mô hình giá được phát hiện bởi William J.O’Neil, huyền thoại thị trường chứng khoán Mỹ. Ông đã giới thiệu mô hình này trong cuốn sách How to Make Money in Stocks năm 1988 của mình. Ban đầu nó chỉ được áp dụng trên thị trường chứng khoán, nhưng bây giờ nó được sử dụng rộng rãi trong cả Thị trường Ngoại hốiTiền điện tử.

Trong thị trường giảm giá rồi tăng giá đều, sẽ tạo nên một đường vòng cung, phần hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống đó chính là phần cốc.

Sau khi phần cốc hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái tay cầm. Đó cũng chính là tên gọi của mô hình cốc và tay cầm.

Hiện nay, người ta dựa trên đặc điểm và khung thời gian xuất hiện, mẫu hình cốc tay cầm được chia thành 2 loại: Mô hình cốc tay cầm xuôi và mô hình cốc tay cầm ngược:

  • Mô hình cốc tay cầm xuôi (Thuận): Mô hình này thường xuất hiện khi thị trường xu hướng tăng, hình dáng sẽ tương tự một chiếc cốc như VnRebates đã chia sẻ bên trên. Giá sau khi phá vỡ sẽ tăng mạnh, tiếp tục xu hướng trước đó.
  • Mô hình cốc tay cầm ngược: Mô hình có thể xuất hiện trong cả xu hướng tăng hoặc giảm. Hình dáng của cốc cầm tay ngược hoàn toàn ngược lại với mô hình xuôi. (Tham khảo hình bên dưới). Theo đó, giá sau khi vượt hơn khỏi vùng tay cầm giảm mạnh mẽ.

Mô hình cốc tay cầm xuôi và mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình cốc tay cầm trên biểu đồ giao dịch (Nguồn: VnRebates)

Xem thêm các mô hình giá khác phổ biến trong giao dịch forex, chứng khoán:

Cấu trúc mô hình cốc tay cầm trên biểu đồ giao dịch

Cũng như tên gọi của nó, mô hình Cốc tay cầm có 2 phần chính là cốc, và tay cầm. Cụ thể như sau:

  • Phần cốc: Giá cổ phiếu sau chuỗi giảm giá đã có dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu đi lên tạo thành chiếc cốc (Giống hình chữ U, đôi khi là V).
  • Phần tay cầm: Sau khi giá tăng lên đến vùng đỉnh cốc, sẽ có nhiều NĐT bắt đầu bán ra để thu lợi nhuận hoặc bán hòa vốn. Lúc này giá cổ phiếu sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung cạn dần, phe mua thắng thế, giá cổ phiếu vượt khỏi phần tay cầm. Lúc này mô hình cái cốc và tay cầm được hoàn thành.

mô hình cốc tay cầm cơ bản

Một mô hình cốc tay cầm cơ bản (Nguồn: TradingView)

Các đặc điểm hình thành mô hình chiếc cốc tay cầm

Các lưu ý quan trọng để tạo nên mô hình cốc tay cầm:

Phần cốc:

  • Trước khi hình thành khu vực bên trái cốc, phải có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Đây là điều kiện rất quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Mô hình Cốc- Tay cầm là mô hình tiếp diễn  xu hướng, do đó cần có một đợt tăng giá trước đó (tối thiểu 30%, thậm chí là 50%, 100%,…).
  • Thời gian hình thành từ 7 đến 65 tuần. Thông thường là 3- 6 tháng.
  • Tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc (Độ sâu của cốc): Khoảng 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%. Những mô hình có tỷ lệ điều chỉnh từ Đỉnh cốc- Đáy cốc vượt quá 50% thường thất bại.
  • Đáy cốc hình chữ” U” sẽ tin cậy hơn hình chữ “V”.
  • Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái không nhất thiết phải bằng nhau.

Đặc điểm mô hình cái cốc và tay cầm

Các đặc điểm của mẫu hình cốc tay cầm (Nguồn: Internet)

Phần tay cầm: 

  • Có thời gian từ 1-2 tuần. Đây là một đợt điều chỉnh nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư “non gan” trước một đợt tăng giá chuẩn bị diễn ra.
  • Volume trong phần tay cầm phải nhỏ (quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì càng tốt. Điều này cho thấy không còn ai muốn bán nữa. Giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng giao dịch thấp là một chỉ báo tốt.
  • Cũng có một số trường hợp không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu tăng luôn không có giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, mẫu hình không có tay cầm thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
  • Phần tay cầm nằm ở nửa trên của chiếc cốc và nằm trên Moving Average – MA200. Nếu không thỏa mãn hai tiêu chí này thì mô hình có khả năng thất bại cao.
  • Thông thường tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm từ 10-15% tính từ đỉnh tay cầm, trừ khi cổ phiếu tạo nên một cái cốc rất lớn.
  • Điểm break out khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng 40%-50% so với mức trung bình các phiên trước đó.

Mẫu hình cốc tay cầm được hình thành như thế nào?

Mô hình cái cốc và tay cầm

Cấu tạo và hình thành nên mẫu hình cốc tay cầm

  • Giai đoạn 1 – giai đoạn tạo cốc: Xu hướng tăng mạnh sau đó giá sẽ điều chỉnh. Chính sự điều chỉnh thoai thoải không dốc này là cơ sở cho bạn thấy giá giảm không dốc tức là giá giảm không sâu cho thấy lực mua vẫn còn. Sau đó giá tiếp tục tăng lên chạm lại đỉnh cũ hình thành cốc.
  •  Giai đoạn thứ 2 – giai đoạn tạo tay cầm: Sau khi giá đã hình thành cốc lúc này sẽ có một số nhà giao dịch đu đỉnh, một số non tay sau đợt điều chỉnh vội vàng chốt lệnh giá lại tiếp tục điều chỉnh. Đây là giai đoạn “run lắc” để các nhà đầu tư tay mơ nhảy tàu, giá tiếp tục điều chỉnh nhưng độ dốc cũng không sâu nó vẫn thoai thoải như giai đoạn hình thành cốc.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn của các nhà đầu tư gan lì, những trader có kinh nghiệm. Sau hai đợt run lắc giá tăng lên phá đỉnh cũ xác nhận cho xu hướng tăng tiếp tục và hoàn thanh mô hình cốc tai cầm. Những nhà đầu tư lão luyện với tâm lí cứng sẽ nhận được quả ngọt cuối cùng.
  • Nếu trader ưa thích sự an toàn có thể chờ cho đến khi giá breakout khỏi kháng cự tạo bởi đỉnh chúng ta có 1 điểm mua tốt và an toàn. Nếu nhà đầu tư mạo hiểm hơn có thể mua từ đáy cốc lên tuy nhiên cách này không được khuyến khích trừ khi bạn đã quá quen với mô hình này.
  • Mục tiêu giá được tính bằng khoảng cách giữa đỉnh khi bắt đầu điều chỉnh đến đáy cốc. Đối với trường hợp mô hình cốc và tay cầm ngược, các trader cũng có thể áp dụng tương tự, chỉ ngược lại là mục tiêu giá sẽ giảm chứ không phải tăng.

Diễn biến tâm lý thị trường sau mẫu hình cốc tay cầm (Cup and handle Pattern)

Như bạn đã biết, khi thị trường có xu hướng giảm sau một đợt tăng giá và trader bắt đầu chốt lời vì cho rằng mức giá không thể tạo đỉnh cao hơn được nữa. Và đây chính là nguyên nhân hình thành phần thân cốc bên trái của mô hình. 

Tuy nhiên, đây chỉ là hành động khá phổ biến của một số trader trên thị trường. Số đông còn lại sẽ nhận ra cơ hội và bắt đầu đặt lệnh Buy ngay tại đáy. Điều này làm cho giá trở lại xu hướng tăng và tạo nên phần thân còn lại của chiếc cốc. 

Tiếp theo, khi giá dần chạm tại ngưỡng kháng được tạo bởi 2 đỉnh của cốc thì một số trader có hành động bán ra. Lý do là vì, khi giá đạt mức kháng cự, đây là thời khắc nhà đầu tư nên chốt lệnh Sell. Việc này khiến cho giá bắt đầu đi xuống và thị trường quay lại xu hướng giảm. 

Tuy nhiên, xu hướng giảm mới phải nhẹ và chuyển động với biên độ nhỏ xung quanh vùng kháng cự. Điều này chứng tỏ, phe mua đang có sự tích luỹ trước khi bắt đầu bùng nổ thị trường. Và chính giai đoạn này đã hình thành phần tay cầm của mô hình. 

Khi giá break out khỏi ngưỡng kháng cự và tiếp tục tăng, điều này làm kích thích một số nhà đầu tư bên ngoài thị trường nhảy vào. Từ đó giá lại càng được đà tăng thêm. 

Đặc biệt, nếu tại giai đoạn tích luỹ, mức giá chuyển động với biên độ rất nhỏ (Phạm vi hẹp) thì sau khi phá vỡ, giá có xu hướng tăng mạnh rõ rệt và kéo dài. Nguyên nhân là vì tại phạm vi hẹp, có rất nhiều trader mở lệnh bán trong khi lệnh stop-loss lại chính là điểm nằm trên đường kháng cự. Lúc này, Stop-loss và Sell rất gần nhau, một khi giá đã break out, rất nhiều lệnh bị quét Stop-loss cùng một lúc làm cho lực cầu được đà tăng dẫn đến giá tăng mạnh hơn.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cốc tay cầm hiệu quả

Xác định điểm vào lệnh 

Mô hình cốc tay cầm thật ra rất dễ giao dịch, cũng rất ít có mẹo vì quá trình hình thành mô hình này khá lâu cộng với việc chỉ giao dịch khi có xu hướng tăng trước đó hỗ trợ nên không cần phải lọc nhiễu. Chỉ cần bạn biết chờ đợi các dấu hiệu xuất hiện rõ ràng thì vào lệnh. Các điểm vào về cơ bản như sau:

  • Chúng ta vào BUY khi đáy cốc vừa chớm hình thành. Theo dõi khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo đáy cốc. Khi đường giá chớm cong lên, kèm khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước thì mua vào.
  • Hoặc chúng ta có thể BUY tại đáy tay cầm. Thường khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm bằng ⅓ chiều cao của cốc, nên cân nhắc buy tại đây.
  • Cách cuối cùng của mô hình này là BUY khi giá Breakout vượt miệng cốc. Thường khối lượng tại phiên vượt sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.

Cách vào lệnh với mô hình cái cốc và tay cầm

Cách vào lệnh với mô hình cốc tay cầm (Nguồn: Internet)

Cách quản lí lệnh hiệu quả với mô hình cốc tay cầm

Vì mô hình này có đến ba entry vì thế nếu bạn chỉ chọn một entry duy nhất là đợi breakout qua tay cầm thì VnRebates sẽ không bàn đến tuy nhiên nếu bạn chấp nhận rủi ro nhiều hơn và muốn có lợi nhuận cao hơn thì ta sẽ có thêm hai entry nữa vậy ta sẽ quản lí như thế nào? Nếu bạn thường Stoploss 2% cho một lệnh thì lần này bạn hãy chịu rủi ro thêm 1% nữa và chia thành ba có nghĩa là với mỗi entry bạn sẽ chịu 1% rủi ro

  • Bạn sẽ vào trước 1% ở ngay vùng đáy cốc điều chỉnh và scale out 1/2 khi giá chạm hình thành nên cốc. Nếu lúc này giá quay về hit SL bạn vẫn huề vốn
  • Tiếp tục nếu giá hồi về tạo nên tay cầm thì bạn vào tiếp 1% nữa và scale out 1/2 khi giá chạm đến đỉnh tay cầm. Nếu giá không  break out tay cầm mà quay về hit Sl bạn sẽ huề vốn và đồng thời scale out luôn lệnh buy ở đáy cốc
  • Nếu giá break tay cầm  bạn tiếp tục scale out thêm 1% nữa và hold tới target
  • Theo lý thuyết đặt chốt lời của mô hình này là bằng với khoảng cách từ đỉnh tới đáy cốc. Giả sử RR của bạn là 1:2 với mỗi entry thì bạn sẽ có lợi nhuận là: Lệnh một 4R, Lệnh hai 2R, lệnh ba 2R tổng là 8R. Nếu bạn đợi breakout tay cầm và vào lệnh thì chỉ được 2R mà thôi.
  • Trước khi mô hình này xuất hiện, hãy chắc chắn rằng cặp tiền tệ đã tăng 30% trước đó. Điều này đảm bảo chắc chắn rằng, cặp tiền tệ này đang nằm trong xu hướng tăng giá rất mạnh mẽ, việc điều chỉnh tạo các mô hình chỉ là bước đệm để chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới.

Xem thêm: Break Out là gì? Chiến lược break out chi tiết

Biến thể ở phần tay cầm của mô hình cốc tay cầm trader nên lưu ý

Ở phần tay cầm giá có thể hình thành mô hình tam giác, mô hình nêm chứ không nhất thiết phải là hình chữ U. Bạn hãy xem hai hình dưới đây và nhớ hãy linh hoạt khi sử dụng nhé đừng rập khuôn mà bỏ lỡ nhiều cơ hội đấy

Các biến thể của mô hình chiếc cốc tay cầm

Các biến thể của mô hình cốc tay cầm (Nguồn: Internet)

Kết luận

Mô hình cốc tay cầm là một mô hình mạnh, dễ sử dụng và tỷ lệ thắng cao. Tuy nhiên có một nhược điểm là thời gian đợi chờ khá lâu và với những trader mới thì việc nhìn ra được mô hình này cũng tương đối khó. Bạn hãy back test và luyện mắt nhiều vào zoom vào các time frame nhỏ để tìm ra được nhiều mô hình chiếc cốc tay cầm. Chúc bạn giao dịch thành công! Đừng quên theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.