Là 1 trong những chỉ báo giao dịch được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích kỹ thuật, Bollinger Bands còn là một chỉ báo kĩ thuật rất lợi hại. Nhiều trader cho rằng chìa khóa của hệ thống giao dịch của họ chính là chỉ báo này vì chỉ báo Bollinger Bands được vẽ xoay quanh cấu trúc giá.
Để có cái nhìn toàn vẹn nhất về chỉ báo này, cũng như về cách sử dụng Bollinger bands nâng cao, chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm đọc cuốn sách được chính cha đẻ chỉ báo nào, John Bollinger, viết nên: Bollinger on Bollinger Bands. Chúng tôi có review chi tiết cuốn sách này tại đây!
1. Bollinger Bands là gì?
Bollinger bands, được giới thiệu và phát triển đầu tiên bởi John Bollinger vào năm 1983. Tuy không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự biến động về giá cả so với các công cụ khác, bao gồm phân tích những xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastics, MACD, các mô hình sóng và chênh lệch giá.
Bollinger Bands đưa ra những tín hiệu về biến động của thị trường, thị trường sẽ biến động theo xu hướng hay tích lũy sideways, dự đoán hướng của xu hướng và các đảo ngược tiềm năng, v.v.
2. Cấu trúc của Bollinger Band là gì?
Hệ thống đo lường của công cụ chỉ báo này dựa trên sự biến động về giá. Dải Bollinger Bands gồm 3 đường cơ bản, được tính toán dựa trên sự kết hợp của đường trung bình động và độ lệch chuẩn (Standard Deviation, SD).
Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả. Độ lệch chuẩn càng lớn, giá càng biến động nhiều)
3 thành phần chính của dải Bollinger Bands như sau:
- Đường giữa: Chính là đường trung bình động đơn giản 20 kỳ, SMA20.
- Đường trên, hay dải trên = đường giữa SMA20 + 2* Độ lệch chuẩn
- Đường dưới, hay dải dưới = đường giữa SMA20 – 2* Độ lệch chuẩn
Vùng giới hạn giữa dải trên và dải dưới được biết đến như một “đường bao”. Đây là phạm vi hoạt động của phần lớn các đường giá, cung cấp ranh giới cho những đỉnh mới và đáy mới. Đồ thị bên dưới thể hiện dải trên và dải dưới của Bollinger Bands.
3. Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band
Có 4 cách để giao dịch với chỉ số Bollinger Bands:
- Xác định xu hướng biến động
- Khi giá ở trong dãi Bollinger Bands
- Khi giá vượt ngưỡng (trên hoặc dưới) Bollinger Bands
- Khi giá tạo nút thắt cổ chai “Squezze”
Luôn lưu ý rằng, bạn luôn luôn không nên sử dụng Bollinger Bands 1 mình. Các tín hiệu dưới đây luôn được sử dụng kèm theo các chỉ báo khác để xác minh lại.
#1. Xu hướng biến động
Đầu tiên, cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands phổ biến nhất là áp dụng như công cụ đo lường mức độ biến động của thị trường:
- Nếu 2 dải trên và dưới gần nhau, thị trường sẽ ít biến động
- Nếu 2 dải trên và dưới mở rộng xa nhau, thị trường sẽ biến động mạnh
- Nếu 2 dải đi gần như song song trong 1 thời gian dài, thị trường có khả năng sideways trong 1 kênh giá
#2. Khi giá trong dãy Bollinger Bands
Một lỗi nghiêm trọng mà những trader mới học Bollinger Bands thường mắc phải đó là bán ngay khi giá chạm dải trên và mua ngay khi nó chạm dải dưới. Bollinger, người tạo ra chỉ báo này đã từng nói rằng việc giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới không tạo ra một tín hiệu mua hay bán.
Trong hầu hết điều kiện thị trường, giá sẽ giao dịch xoay quanh đường MA20, hiếm khi vượt ra khỏi dải Bollinger Bands. Khi đó, nguyên tắc giao dịch như sau:
- MUA-BUY khi giá di chuyển ra khỏi đường trên/ biên trên/ dải trên và sau đó, đóng cửa trong dải Bollinger Bands
- BÁN-SELL khi giá di chuyển ra khỏi đường dưới/ biên dưới/ dải dưới và sau đó, đóng cửa trong dải Bollinger Bands
#3. Khi giá vượt ngưỡng (trên hoặc dưới) Bollinger Bands
Luôn chú ý, khi giá muốn bức ra khỏi Bollinger Bands, theo:
- Xu hướng tăng thì sẽ luôn giao dịch ở nửa trên của Bollinger Bands (giữa đường biên trên và đường SMA20)
- Xu hướng giảm thì sẽ luôn giao dịch ở nửa dưới của Bollinger Bands (giữa đường biên dưới và đường SMA20)
2 điều kiện cần có để xác định giá vượt ngưỡng Bollinger Bands:
- Trước đó nhiều phiên giao dịch muốn bức ra khỏi dải BB với mức giá xung quanh đường trên (hoặc dưới) với khối lượng giao dịch đáng kể
- Giá đóng cửa nằm ngoài dải Bollinger Bands
Tùy theo giá vượt ngưỡng trên hay dưới, mà sẽ có lệnh mua hay bán phù hợp:
- MUA khi giá vượt và đóng cửa trên đường trên BB
- BÁN khi giá vượt và đóng cửa dưới đường dưới BB
#4. Khi giá tạo thành nút thắt cổ chai (Band Squeeze)
Nút thắt cổ chai hay Squeeze hình thành khi đường biên trên và biên dưới đi lại gần nhau. Lúc này, thị trường sẽ ít biến động. Sau đó, nếu giá thoát ra khỏi vùng này thì biến động giá sẽ rất mạnh, hướng của biến động này tùy thuộc vào giá sẽ di chuyển vào nửa trên hay nửa dưới.
Giao dịch khi giá tạo cổ chai như sau:
- MUA khi giá đóng cửa vượt biên trên của Bollinger Bands
- BÁN khi giá đóng cửa vượt biên dưới của Bollinger Bands
>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí
4. Kết hợp chỉ số Bollinger Band với RSI – chỉ báo thường được sử dụng chung với BB nhất
Một điều lưu ý xuyên suốt bài viết này là không nên sử dụng độc lập Bollinger Bands. Bollinger bands cần được phối hợp với các chỉ báo khác như chỉ báo động lượng (momentum), khối lượng giao dịch (volume), tâm lý thị trường (sentiment), số lượng giao dịch đang mở (open interest) và dữ liệu liên thị trường (inter-market data)
Một chỉ số đặc biệt phổ biến thường được dùng với Bollinger bands là Relative Strength Index (RSI) đo lường mức độ thay đổi giá, được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI được sử dụng để so sánh các chuyển động tăng của giá đóng cửa với chuyển động giảm trong một khoảng thời gian nhất định.
Giống như các kĩ thuật về biểu đồ khác, chỉ số này có thể được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu quyết định xu hướng thị trường giá lên (bull market), thị trường giá xuống (bear market), xu hướng đảo chiều và những sự điều chỉnh giá lớn khác.
4.1 Chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI là gì?
Chỉ số Sức mạnh Tương đối (Relative Strength Index) hoặc RSI là một công cụ đơn giản và hữu ích. Các bộ tạo dao động như RSI giúp bạn xác định khi nào một loại tiền tệ quá mua hoặc quá bán, do đó sự đảo chiều có thể xảy ra. Đối với những người thích “mua thấp và bán cao”, RSI có thể là chỉ số phù hợp cho bạn.
RSI là một bộ dao động, và được vẽ với các giá trị từ 0 đến 100. Giá trị càng gần 100 được xem là quá mua và một sự đảo chiều xuống dưới khi giá trị càng gần bằng 0 được xem là quá bán và sự đảo ngược lên trên rất thường xuyên xảy ra.
Các tín hiệu của RSI như sau:
- Tín hiệu mua: Khi giá ở vùng quá mua, và RSI > 70, là dấu hiệu giá có khả năng giảm lớn hơn tăng.
- Tín hiệu bán: Khi giá ở vùng quá bán, và RSI < 30, là dấu hiệu giá có khả năng tăng giá lớn hơn giảm.
- Vùng tĩnh 45-55: Khi RSI rơi vào khoảng này hầu như thị trường không hề có xu hướng hoặc biến động. Khi RSI thoát khỏi vùng tĩnh thì mới có khả năng 1 xu hướng mới được sinh ra. Nếu RSI > 55 thì thị trường có khả năng tăng, ngược lại RSI < 45 thì thị trường sẽ giảm.
4.2 Kết hợp Bollinger Bands và RSI như thế nào?
Chỉ báo Dải Bollinger Bands rất tuyệt vời để xác định các khu vực có giá trị trên biểu đồ của bạn. Tuy nhiên, nó không cho bạn biết độ mạnh hay yếu của các hành động giá đó. Ví dụ: Làm thế nào để bạn biết liệu giá sẽ tiếp tục giao dịch bên ngoài các dải Bollinger Bands hay sẽ di chuyển ngược lại vào đường giữa SMA20?
Đây chính là lí do vì sao chỉ báo Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) thường được sử dụng chung với Bollinger Bands. Vì RSI divergence – phân kỳ RSI sẽ cho bạn biết điều này.
Phân kỳ là một trong những kiến thức rất qua trọng của phân tích kỹ thuật. Nói đơn giản, đây là hiện tượng giá thị trường đang tạo đỉnh cao mới nhưng chỉ số RSI thì ngược lại tạo đỉnh thấp, hoặc giá thị trường tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” điển hình giữa giá và chỉ số kỹ thuật, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và thị trường có nhiều khả năng hồi giá hoặc đảo chiều.
- Một phân kỳ giảm giá là khi thị trường tạo ra mức cao cao hơn, nhưng chỉ báo RSI cho thấy mức cao thấp hơn (dấu hiệu của thị ttrường đang yếu đi)
- Một sự phân kỳ tăng giá có nghĩa là khi thị trường tạo ra mức thấp thấp hơn, nhưng chỉ báo RSI cho thấy mức thấp cao hơn (dấu hiệu của thị trường đang mạnh lên)
Vì vậy, bây giờ câu hỏi là rất nhiều
Vậy, làm thế nào để bạn kết hợp phân kỳ RSI với Dải bollinger?
- Nếu giá nằm ở dải bollinger trên, thì bạn có thể tìm kiếm phân kỳ RSI giảm giá để chỉ ra điểm yếu trong động thái di chuyển giá,
- Nếu giá nằm ở Dải bollinger thấp hơn, thì bạn có thể tìm kiếm phân kỳ RSI tăng giá để biểu thị sức mạnh trong động thái cơ bản.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp kỹ thuật này với Hỗ trợ và Kháng cự để tìm các giao dịch đảo chiều có xác suất cao.
Dưới đây là một ví dụ:
5. Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands trong các chiến lược giao dịch
5.1. Giao dịch “đỉnh” và “đáy”
Hệ thống phân tích Bollinger sử dụng mô hình trực quan để xác định xem khi nào thị trường đạt mức giá cao hay thấp. Một trong những dấu hiệu chính của xu hướng giá là mô hình theo dạng chữ “W” cho đáy và “M” cho giá đỉnh của thị trường.
Khi giá của một tài sản chạm mức mà trader cho là đáy trên biểu đồ, họ sẽ đợi cho giá quay lại mức đó theo hình dạng chữ “W” để chắc chắn rằng giá của tài sản đó sẽ không giảm hơn nữa.
Khi giá tăng cao ở phần giữa trước khi giảm xuống lần thứ hai trong mô hình “W” được gọi là điểm “đột phá”. Nếu giá tăng trở lại sau lần giảm thứ hai của mô hình này thì giá được xem là đã thoái khỏi xu hướng giảm và bắt đầu một xu hướng tăng mới.
Ngược lại như vậy đối với mô hình “M”. Nếu giá đang tăng lại có xu hướng giảm xuống, các nhà phân tích sẽ quan sát và tìm kiếm sự lặp lại của quá trình trên trong mô hình “M”. Khi giá giảm xuống dưới điểm “đột phá” ở lần giảm thứ hai trong mô hình trên thì giá đó sẽ bắt đầu một xu hướng giảm mới.
Việc giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới của Bollinger Bands không nhất thiết được xem là một “tín hiệu” của sự biến động giá mới. Các nhà phân tích lưu ý rằng giá thường xuyên hướng dọc theo những đường giá và thỉnh thoảng thì vượt ra khỏi những đường này.
Khi điều này xảy ra, biến động đó được gọi là “tag” cho biết giá đang ở mức đỉnh hay đáy trong một xu hướng giá ngắn hạn. Tuy nhiên, theo quan sát thì thường khi giá vượt quá dải trên hoặc dải dưới, nó sẽ trở về với giá trong vùng hướng về phía dải giữa.
4.2. Giao dịch đảo chiều với chỉ báo Bollinger Bands
Một phương pháp hiệu quả khác để giao dịch là bán khi giá ra khỏi dải trên của Bollinger Bands. Bây giờ chúng ta sử dụng một chút phân tích nến Nhật trong chiến thuật này.
Ví dụ, thay vì bán ngay khi giá tạo khoảng trống tăng vượt qua dải trên, hãy đợi xem giá diễn biến như thế nào. Nếu sau khi tạo khoảng trống tăng, giá đóng cửa gần mức thấp nhất và vẫn nằm bên ngoài dải Bollinger Bands thì rất có thể nó sẽ quay lại trong ngắn hạn. Bạn có thể đặt một lệnh bán với 3 mức chốt lời: dải trên, dải giữa hoặc dải dưới.
>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí
Trong ví dụ bên dưới, giá tăng và tạo khoảng trống rất tiềm năng nhưng sau đó giá đóng cửa ngay tại mức thấp nhất. Giá sau đó nhanh chóng đảo chiều và giảm 2% trong vòng 30 phút. Bạn có thể sử dụng cách này để giao dịch trong ngày.
Đảo chiều với Bollinger Bands
4.3. Giá đi trên dải Bollinger Bands (“Riding the Bands”) là gì?
Một lỗi nghiêm trọng mà những trader mới học Bollinger Bands thường mắc phải đó là bán ngay khi giá chạm dải trên và mua ngay khi nó chạm dải dưới. Bollinger, người tạo ra chỉ báo này đã từng nói rằng việc giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới không tạo ra một tín hiệu mua hay bán.
Hãy quan sát ví dụ bên dưới và lưu ý sự siết chặt của dải Bollinger Bands ngay trước khi breakout, với chỉ một lí do giá ở bên trên dải trên không thể trở thành một lí do để bán hoặc bán khống. Hãy quan sát khối lượng bùng nổ và giá tiếp tục xu hướng bên ngoài dải Bollinger Bands. Đây có thể trở thành một thiết lập tạo rất nhiều lợi nhuận.
Tôi muốn giá chạm vào dải giữa một lần nữa. Dải giữa chính là đường SMA 20 ngày được mặc định trong nhiều nền tảng giao dịch. Trong một vài trường hợp bạn có thể muốn điều chỉnh đường trung bình động sao cho phù hợp.
Bạn có thể sử dụng dải giữa như là ngưỡng hỗ trợ khi giá đang đi trên dải Bollinger Bands. Hoặc bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để gia tăng thêm khối lượng giao dịch đối với lệnh đang mở.Ngược lại, khi giá thất bại trong việc tăng nhanh hơn bên ngoài dải Bollinger Bands biểu thị sự suy giảm sức mạnh. Đây là thời điểm tốt để thoát khỏi toàn bộ giao dịch. Đồng thời bạn cũng nên chú ý đến những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn khi đang đi bên trên dải Bollinger Bands.
5. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên MT4
5.1. Thêm Bollinger Bands và cài đặt những thông số cho chỉ báo
- Mở nền tảng giao dịch MT4
- Chọn Insert -> Chọn Indicator -> Chọn Trend -> Chọn Bollinger Bands
- Chọn các setup thông số của Bollinger Bands trên màn hình xuất hiện ngay sau đó:
Có hai loại tham số:
– Tính toán của chỉ số: ví dụ: số kỳ được sử dụng cho các dải bollinger
– Cách chỉ báo được hiển thị trên chart giá: ví dụ: Nó sẽ trông như thế nào, màu sắc và độ dày của các đường, v.v.
5.2. Thay đổi setup của Bollinger Bands
- Nhấp chuột phải vào chỉ báo Bollinger Bands
- Chọn “Bands(20) Properties”: 20 kỳ là chỉ báo mặc định, nhưng bạn có thể thay đổi
Sau đó, màn hình chỉnh thông số bên trên sẽ hiện lại:
5.3. Xóa chỉ báo
- Nhấp chuột phải vào chỉ báo Bollinger Bands
- Chọn “Delete Indicator”:
Đọc thêm bài viết của chúng tôi về các lỗi hay hạn chế hay gặp phải nhất khi sử dụng chỉ báo Bollinger Band là gì để thông thạo chỉ báo này như 1 chuyên gia.
Với những thông tin về sử dụng Bollinger Bands trong forex như trên, chúc các bạn giao dịch thành công!
>> Tham gia Khoá học đầu tư Vàng-Forex Miễn Phí
Tổng hợp bởi VnRebates
Theo Tradingsim