VNREBATES

Biến mô hình lá cờ thành vũ khí hiệu quả khi giao dịch

02.11.2021, 06:02 10 phút đọc

Mô hình Bull Flag là một mô hình Price Action cổ điển, được hình thành sau một đợt tăng giá, bao gồm 2 đường xu hướng song song với nhau tạo thành hình lá cờ hình chữ nhật, thường dự báo xu hướng tăng giá có thể tiếp diễn.

Mô hình lá cờ là một trong những mô hình hiệu quả nhất trong trường phái giao dịch breakout vì những điều kiện cấu thành nên nó. Nếu anh em là một trong những trader giao dịch theo trường phái này thì không nên bỏ qua mô hình này nhé. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về mô hình này.

1.Mô hình lá cờ là gì?

1.1 Mô hình cờ tăng, mô hình cờ giảm

Để nhận biết khi nào xuất hiện một mô hình Bull Flag:

  • Trong một thị trường có xu hướng mạnh tức là số nến tăng nhiều hơn bình thường và thường gần giá cao nhất.
  • Sau một xu hướng tăng mạnh, thị trường cần một giai đoạn tích lũy. Đây là lúc có thể xuất hiện mô hình Bull Flag báo hiệu dấu hiệu thị trường tăng giá trở lại (PullBack).
  • Đối với mô hình cờ giảm anh em suy luận ngược lại nhé.

Xem thêm: Dấu hiệu đảo chiều xu hướng và sự phá vỡ xu hướng có thể bạn chưa được biết.

mô hình là cờ

Mô hình lá cờ cơ bản

1.2 Sự hình thành mô hình lá cờ

Có 3 yếu tố tạo thành nên mô hình lá cờ:

  • Mô hình lá cờ được sử dụng nhiều trong giao dịch Breakout thì đương nhiên yếu tố hình thành quan trọng nhất của nó là được xu hướng đằng trước ủng hộ.
  • Sau một khoảng thời gian tăng giá có phần chững lại do bên mua chốt lời và có thể là phe bán lao vào.
  • Giá không đi xuống mà lại đi sideway rồi break lên cho thấy phe mua tiếp tục chiến thắng và đẩy giá lên cao hơn nữa.

Tương tự anh em suy luận ngược lại với mô hình lá cờ giảm.

2. Cách giao dịch với mô hình lá cờ

2.1 Thu nhỏ biểu đồ và xác định Bull Flag một cách hợp lý

Tôi luôn khuyến khích các bạn khi tham gia vào thị trường ngoại hối thì nên quan sát và thu nhỏ biểu đồ giá để từ đó có cái nhìn tổng quan nhằm xác định tốt hơn mô hình Bull Flag.

Thực hiện bước này cũng giúp bạn dễ xác định bước tiếp theo của mình (Vì khi nhìn quá ngắn hạn sẽ dễ làm nhiễu tín hiệu và các mô hình).

Thu nhỏ biểu đồ để nhìn toàn cảnh hơn

2.2 Tham gia vào vị thế Long khi giá break khỏi vùng Bull Flag

Chúng ta đã có một mô hình cờ Bull Flag khá là chắc chắn. Nên chúng ta có thể mở vị thế Long ngay sau khi giá nằm ở trên Bull Flag.

Tuy nhiên nếu cẩn thận hơn thì các bạn có thể chờ đợi để giá kiểm tra lại phần đỉnh cờ và mở vị thế Long sau khi retest thành công.

Đây là một cách tiếp cận an toàn hơn nhưng lại có khả năng là chẳng có khi nào giá quay lại vùng đỉnh cờ sau khi break khỏi vùng đỉnh như trường hợp trong ví dụ.

Như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội và khiến chúng ta phải tham gia giao dịch với một mức giá Long cao hơn (Rủi ro sẽ hơn khi tham gia với giá cao sau khi breakout).

Giao dịch break out mô hình lá cờ

2.3 Giao dịch khi Pullback xuất hiện

Trường hợp chúng ta lấy ví dụ ở trên sau khi breakout khỏi cờ trên thì giá không kiểm định lại vùng hỗ trợ nhưng trong nhiều trường hợp thì Pullback chính là điểm tốt để trader có thể tham gia vào thị trường:

Giả sử bạn nhìn vào đồ thị và xác định được mô hình Bull Flag nhưng đã qua điểm Breakout rồi. Như vậy thì lúc nào để bạn có thể tham gia vào lại thị trường để tránh mất đi một xu hướng tăng giá thì Pullback chính là điểm an toàn để bạn mở vị thế.

Khi thị trường tích lũy trong một thời gian và breakout, sự tích lũy càng dài thì càng khó phá vỡ xu hướng tăng. Việc này yêu cầu mức độ kiên nhẫn cao hơn của trader vì có thể kéo dài từ nhiều ngày đến vài tuần.

Đối với các trader đã bỏ lỡ đợt breakout sẽ chờ đợi một dấu hiệu của đợt Pullback để tham gia vào lại thị trường. Ngoài ra, một số trader cần thận trọng hơn sẽ không tham gia vào thị trường với giá quá cao sẽ chờ đợi một đợt giảm và kiểm tra thành công đường hỗ trợ để tham gia vào thị trường với mức giá rẻ hơn.

Do đó giao dịch tại điểm Pullback có xác suất thành công khá cao. Việc tránh rủi ro mua giá cao đã là một bảo hiểm cho chính bản thân.

Giao dịch pull back mô hình lá cờ

2.2. Giao dịch trong thị trường tăng liên tục

Có lẽ rằng nhiều lần khi nhìn vào đồ thị bạn tự nói với bản thân rằng: “Giá quá cao rồi, tôi sẽ chờ giá giảm về các điểm hỗ trợ rồi mở vị thế Long”.

Và điều kế tiếp là thị trường lại tiếp tục tăng điểm phá vỡ các vùng giá High mới và bạn thì đứng ngoài rìa. Vậy bài học là gì? Trong một thị trường mà xu hướng tăng quá mạnh, thì chúng ta nên mở vị thế ngay khi Breakout hơn là chờ đợi điểm Pullback. Luôn cân nhắc rủi ro là điều quan trọng nhất.

Giao dịch mô hình lá cờ trong xu hướng mạnh

2.3 Phương án thoát lệnh khi giao dịch với mô hình lá cờ.

Điểm chốt lời hoàn hảo nhất là khoảng cách từ khi giá vượt ra khỏi lá cờ và khi giá chạy được một đoạn dài bằng thân cờ thì đó là nơi take profit hoàn hảo nhất đúng với lí thuyết của mô hình này. Tuy nhiên anh em hoàn toàn có thể chốt một nửa khối lượng rồi dời Stoploss về entry để đảm bảo về mặt tâm lí.

Để tránh trường hợp giá đi không đúng như kì vọng, chúng ta nên đặt stop loss ở ngay đáy cờ. Khi giá vận động break khỏi đáy cờ sẽ kích hoạt lệnh stoploss, vì lúc này thì Bull Flag chúng ta vẽ không còn đúng nữa. Việc đặt stoploss đúng là một cách mua bảo hiểm cho chính sự nghiệp đầu tư của bản thân.

Xem thêm: Chiến lược đơn giản để thoát lệnh thành công.

Thoát lệnh với mô hình là cớ

3. Các phương pháp giao dịch nâng cao với mô hình lá cờ.

3.1 Kết hợp với volume để xác nhận xu hướng và lọc nhiễu.

Volume là công cụ hoàn hảo để xác định được hai yếu tố sau:

  • Xu hướng hiện tại có đang được ủng hộ bởi tạo lập thị trường hay không.
  • Nến break out ra khỏi mô hình là cờ là thật hay giả.

Anh em cùng xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn nhé.

Xu hướng tăng được xác nhận bằng volume tăng dần và khi nến break ra khỏi thân cờ bằng một nến xanh có vulune tăng mạnh đột biến và giá bay luôn không có nhịp pull back. Khi anh em thấy mô hình cờ tăng được ủng hộ bởi volume như vậy thì cứ mạnh dạn vào lệnh buy stop tỷ lệ thắng sẽ rất cao.

Xem thêm: Phương pháp VSA – Volume Spread Analysis

Giao dịch với mô hình lá cờ nâng cao

3.2 Kết hợp đa khung thời gian

Có bao giờ anh em tự hỏi tại  sao mô hình cờ tăng trong xu hướng tăng lại thất bại. Điều này hết sức bình thường vì không có mô hình nào có tỷ lệ thắng 100% cả.

Có thể khung thời gian anh em đang xét nó là xu hướng tăng nhưng giá đã chạm đến vùng bán mạnh của khung thời gian lớn thì việc mô hình cờ tăng trong khung nhỏ bị phá vỡ là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong ví dụ dưới đây anh em có thể thấy xu hướng tăng trước đó rất mạnh và tạo ra mô hình cờ tăng khá đẹp.

Nhưng khi chạm đến vùng bán mạnh của khung H4 giá đã tạo ra phá vỡ giả và sập rất mạnh.

Trong trường hợp này khi anh em thấy mô hình cờ tăng bị phá vỡ khả năng giá sẽ rơi mạnh anh em hoàn toàn có thể mở một lệnh sell đi theo khung thời gian lớn.

Kết hợp đa khung để giao dịch

Kết hợp đa khung để giao dịch

4. Kết luận

Bull Flag có thể là một công cụ hữu dụng cho trader để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào giá cũng chuyển động đúng như chúng ta nhận định vì có nhiều lúc sẽ xuất hiện những tín hiệu giả, khi mà giá vượt lên cản trên của cờ rồi lại bị đạp xuống lại.

Anh em cần phải kết hợp Bull Flag với khối lượng giao dịch để xác định đúng xu hướng kết hợp nhiều khung thời gian để đưa ra quyết định để tránh rơi vào bẫy giá.

VnRebates tổng hợp
Theo investopedia

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.