Hãy thú thật rằng, có bao giờ anh em giao dịch một cặp đồng tiền mà chẳng biết lý do tại sao? Từ nghe ngóng và làm theo đám đông, đúng không? Nếu đúng như vậy, chắc có lẽ chính bản thân anh em đang gặp mắc kẹt lại với một hiệu ứng, có tên là “Bandwagon”. Vậy Bandwagon là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Hiệu ứng đám đông Bandwagon là gì?
Bandwagon, trong tiếng anh có nghĩa là “đoàn tàu”, theo ngữ nghĩa này, Bandwagon ám chỉ một đoàn tàu đoàn diễu hành hay gánh xiếc với phương thức mời gọi người khác lên tàu. Càng nhiều người lên tàu, đoàn tàu càng nối dài và cứ thế tiếp tục như thế. Hình ảnh bên dưới phác họa rõ nét hiện tượng này, đồng thời, châm biếm sự chạy theo đám đông bon chen theo người khác mà không hề biết điều đó đúng hay sai.
Trong kinh tế học, thuật ngữ “Bandwagon” dùng để chỉ hiện tượng tâm lý của con người làm một điều gì đó vì đơn giản do người khác làm, và họ tin tưởng một cách phi lý trí vào hành động của người khác.
Hiểu nôm nã, hiệu ứng chỉ sự chạy đua bon chen theo người khác một cách vô ý thức, không hề xuất phát từ nhu cầu của bản thân. Dựa trên góc độ này, hiệu ứng Bandwagon còn được hiểu ở ý nghĩa rộng lớn trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tài chính,…để nhằm điều chỉnh hành vi của con người.
Ngoài ra, hiệu ứng Bandwagon còn được gọi thường xuyên với cái tên là hiệu ứng “5 con khỉ và 1 nải chuối”. Để hiểu thêm về hiệu ứng này, mời các anh em cùng đọc tham khảo đường dẫn bên dưới nhé.
2. Hiệu ứng đoàn tau2 Bandwagon ảnh hưởng thế nào đến việc trading?
Trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng, tâm lý luôn là yếu tố quyết định thành bại của mỗi Trader. Trên thực tế, khi giao dịch Trader đối mặt với rất nhiều hiệu ứng tâm lý khác nhau phải kể đến như FOMO, hiệu ứng mỏ neo, Dunning-Kruger,…nhưng phải đặc biệt nhắc đến hiệu ứng Bandwagon – nguyên nhân cốt lõi đang tạo nền làn sóng bong bóng tài sản rộng khắp mọi mặt của lĩnh vực tài chính hiện nay.
Hiệu ứng Bandwagon trong lĩnh vực tài chính được hiểu là hiện tượng một cá nhân đưa ra quyết định giao dịch do tác động từ hành vi của đám đông. Chẳng hạn như anh em chấp nhận giao dịch rủi ro trên thị trường mà không thu thập thông tin đầy đủ chi tiết vì đơn giản, nhiều nhà đầu tư khác đều làm vậy.
Trong Forex, hiện tượng này thường dễ bắt gặp nhất khi anh em tham gia vào các nhóm Zalo, diễn đàn Forex, Group Facebook,…để nhằm nghe ngóng mọi người đang bàn tán về cặp tiền nào đó, và sau đó, chúng ta dễ dàng đặt lệnh vì tin rằng “Mọi người đều làm vậy mà!”. Tuy nhiên, khi có lỗ thì toàn bộ thiệt hại anh em phải gánh chịu chỉ vì quyết định dễ dãi của mình.
Cụ thể, khi một người bị cuốn theo làn sóng tăng giá tài sản, thì sẽ kéo theo hàng loạt người khác đổ tiền để cố gắng bám vào “đoàn tàu tăng giá” này, mong muốn được lợi nhuận như người khác. Điển hình, bong bong Dotcom (the Dotcom Bubble) năm 1990s là một ví dụ rõ nét nhất.
Những năm 1990, khi Internet bùng bổ ở Mỹ và các công ty công nghệ được định giá quá cao vượt xa giá trị thực tài sản vật chất mà họ có. Bị hấp dẫn bởi ngành công nghệ, các nhà đầu tư đổ xô rót lượng tiền khổng lồ vào các công ty công nghệ. Bong bóng dotcom chính thức vỡ vào năm 2001 khi nhiều công ty Internet công bố thua lỗ trầm trọng.
3. Chúng ta đang bị dẫn dắt bởi hiệu ứng Bandwagon như thế nào?
Có ba lý do chính đã khiến chúng ta luôn bị dẫn dắt bởi hiệu ứng Bandwagon và hành động một cách phi lý trí. Hãy cùng điểm qua 3 lý do này sau đây nhé:
- Tâm lý đám đông: Con người chúng ta vốn dĩ có xu hướng suy nghĩ và hành động theo những thứ gì mà số đông cho rằng đúng, phù hợp. Vì lý do, theo bản năng, điều đó tạo nên sự an toàn thống nhất, và việc suy nghĩ độc lập thì có rất ít người làm được.
Tâm lý học gọi hiện tượng này chính là “hiệu ứng đám đông” – khi nhận thức và suy nghĩ của chúng ta bị chi phối từ đám đông. Một cá thể tự ý suy nghĩ và hành động ngược lại với số đông, thì cá thể đó rất dễ bị áp lực dư luận và gây sức ép phải ra khỏi tập thể.
- Tính mơ hồ của hoàn cảnh: Do chúng ta thiếu thông tin, mập mờ trong hiểu biết mà con người có xu hướng làm theo số đông, chỉ để tránh tình huống không biết gì và tạo sự an toàn cho bên trong của chúng ta.
Giả sử, anh em đang giao dịch cặp tiền GBP/EUR rất lợi nhuận, nhưng lại nghe ngóng được rằng “Nước Anh đang hoàn thành thủ tục Brexit và hãy bán tháo EUR ra đi”, anh em liền nghe theo chốt vị thế của mình. Nhưng kết quả đó chỉ là lời đồn, và đã mất đi một khoảng lợi nhuận đáng kể. Việc không hiểu thực hư câu chuyện, dễ dẫn đến chúng ta hành động theo số đông và cuối cùng chính bản thân là người chịu thiệt hại.
- Tâm lý FOMO: Như chúng ta đã biết hiện tượng Bandwagon sẽ làm cho giá thị trường được đẩy lên cao hoặc giảm xuống tận cùng đến bán hoảng loạn. Đó chính là tâm lí fomo là nguyên nhân chính gây ra biến động giá lớn như vậy. Fomo viết tắt của từ Fear of Missing Out – một tâm lí lo lắng, sợ hãi bị vụt mất một điều gì đó. Khi thấy một thị trường tăng nóng lên, chúng ta có xu hướng tham gia bất chấp và nghe theo người khác mua có lời và ngược lại.
Bài học điển hình, trên thị trường Crypto, chắc hẳn gần đây các anh em đã nghe đến danh xưng Vua Minas “Elon Musk” – người đàn ông chạm bất cứ thứ gì thì thứ đó đều biến thành vàng.
Đầu năm 2021, lần đầu tiên CEO Tesla Elon Musk chỉ tweet một dòng ngắn gọn “Bitcoin là một thứ tốt“, lập tức đồng tiền này tăng lên 42.000 USD trong vài ngày. Nhưng chỉ sau vài tháng, Elon Musk chính thức công bố chia tay đồng tiền này, làm BTC rơi về mốc 37.000USD chỉ sau khoảng thời gian ngắn lên đỉnh.
Không biết động lực phía sau các dòng tweet của Elon Musk là gì, nhưng với việc lợi dụng tâm lý đám đông (Herding Mentality) và hiệu ứng Bandwagon, cá mập đã thành công trong việc “gom hàng” và “kéo giá” một cách dễ dàng. Họ tận dụng chính tâm lý “a dua” của đại đa số nhà đầu tư hiện nay để thực hiện kéo, đẩy và phân phối một lượng hàng lớn ra bên ngoài.
Bài học về sự dẫn dắt của hiệu ứng Bandwagon còn thể hiện qua các tác động từ những KOLs trên Telegram, Facebook, hay Reddit,… Bài học không xa lạ với chúng ta, đó là bài học người nổi tiếng (Nam Thư, Ngọc Trinh,…) quảng cáo đồng coin rác trái phép. Token rác FXT của Lion Group mất giá trị gần 200 lần sau những lời PR của nghệ sĩ.
Qua các bài học trên, chúng ta rút ra một điều rằng, ảnh hưởng của mạng xã hội, KOLs, đám đông đang tác động tiêu cực đến chúng ta. Đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ tài chính cực kỳ nhạy cảm, mọi quyết định cảm tính của anh em đều phải trả giá bằng chính tài sản của mình. Nên hãy tỉnh táo, thận trọng và tìm giải pháp để tránh mắc phải hiệu ứng Bandwagon nhé.
Xem thêm: 7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch quyết định sự thành bài của mọi Trader
4. Mẹo giúp chúng ta vượt qua hiệu ứng Bandwagon.
4.1. Kiềm chế cảm xúc
Sự tác động của tâm lý Bandwagon có thể ảnh hưởng tới mức cá nhân đó “đánh mất bản thân” dẫn đến không thể làm chủ cảm xúc, hành vi của mình khi giao dịch.
Để chúng ta nhanh chóng hiện tượng này, điều đầu tiên anh em chúng ta cần làm đó chính là học cách kiềm chế và điều khiển cảm xúc của mình. Mỗi ngày rèn luyện từng chút, dù ít hay nhiều. Khi gặp phải các cảm xúc sợ hãi, tham lam, hoảng loạn,…trong giao dịch, hãy cần bình tĩnh, ngừng công việc và hít thở thật sâu để đầu óc minh mẫn và tìm ra giải pháp tốt nhất.
4.2. Chủ động đứng khỏi đám đông
Ý tưởng đứng khỏi đám đông có mặt tốt và mặt xấu. Mặt tốt giúp cho anh em mình hạn chế tình trạng Bandwagon dẫn đến chạy theo người khác trong đầu tư. Mặt xấu, đó chính là anh em không thể hoàn toàn tách ra khỏi xã hội được. Chúng ta nên đứng ngoài đám đông, nhưng giữ cho mình suy nghĩ độc lập. Mọi ý kiến từ đám đông phải được phân tích rõ ràng để nhìn nhận một cách thấu triệt hơn.
Anh em cũng nên xây dựng “bộ lọc” thông tin trước bất kỳ một “tâm lý đám đông nào”. Rà soát, xem xét sự chính xác của thông tin sẽ giúp anh em chúng ta đưa ra sự lựa chọn, phân tích cụ thể, chứ không phải bị dẫn dắt theo sự lựa chọn của tập thể
Xem thêm: The Casino Mentality (Tâm lý sòng bạc) – Lời giải tại sao nhà đầu tư mới mãi thua lỗ
4.3. Rèn luyện tư duy phản biện
Nếu đi theo người nổi tiếng, đám đông, anh em cần phải hết sức tỉnh táo. Rèn luyện tư duy phản biện chính là cách đơn giản nhất để anh em chúng luôn tự chủ trong suy nghĩ và hành động.
Với tư duy phản biện này sẽ giúp bản thân tìm ra “lỗ hổng”, và từ đó tỉnh táo đánh giá vấn đề. Luôn tự đặt câu hỏi, chú tâm đến chính tài khoản mình hơn, và bỏ qua suy nghĩ của người khác sẽ giúp anh em dễ dàng xác định hướng đi phù hợp mà hoàn toàn không phụ thuộc vào người khác.
Đồng thời, để nâng cao kiến thức bản thân bằng cách đọc sách hằng ngày, mình giới thiệu đến anh em quyển sách “Trading in the Zone” của tác giả Mark Douglas – một trong những quyển sách gối đầu giường của các Trader huyền thoại. Từ đó, tạo cơ hội cho chúng ta tự chủ, thoát khỏi tâm lý Bandwagon.
KẾT LUẬN
Hiệu ứng Bandwagon đang kiểm soát chúng ta trong mọi hoạt động đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Các thông tin thị trường, người nổi tiếng và đám đông là những nhân tố tác động mạnh mẽ, có thể dẫn dắt ta đến các quyết định sai lầm và thậm chí, anh em còn phải trả giá bằng chính tài sản của mình.
Do đó, hiểu rõ được bản chất Bandwagon là gì, cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu ứng này sẽ giúp anh em chúng ta đầu tư hiệu quả và tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng hơn trên thị trường này.