ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Dan Zanger là ai? Học Dan Zanger cách giao dịch chuyên nghiệp

13.03.2023, 15:08 15 phút đọc

Trong nhiều nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới, anh em không thể không nhắc đến Dan Zanger. Bài viết hôm nay Vnrebates sẽ giới thiệu về Dan Zanger, một trong những nhà đầu tư thành công bậc nhất trên thị trường tài chính và những điều mà ông đã mang lại cho nghành đầu tư. Qua những lời tự thuật của Dan, anh em có thể “bỏ túi” một vài mẹo nhỏ cho bản thân rồi!

Xem thêm:

Dan Zanger là ai?

Dan Zanger là kỷ lục gia thế giới trong việc đầu tư cổ phiếu. Cuối năm 1990, là thời điểm xuất hiện bong bóng Internet, một sàn môi giới có trụ sở tại Florida đã ghi nhận trong 12 tháng qua có 1 tài sản cá nhân đạt lợi nhuận phần trăm rất lớn. Không ai khác là Dan Zanger. Dan đã tăng tài khoản của mình lên tới 29.333%. Cùng với kết quả đã được kiểm kê đầy đủ, ông nhân số tiền 10.000 Đô la Mỹ của mình lên 42 triệu Đô.

Dan Zanger

Dan Zanger (Nguồn: Internet)

Trước đó, Dan đã từng đánh bay tài sản thừa kế của bản thân, hết tiền, đầu tư lại, rồi mới tìm được cách cải thiện kỹ thuật giao dịch của mình bằng phương pháp Swing, chính là phương pháp giao dịch kiếm lợi nhuận dựa theo từng đợt sóng của giá, đặt mục tiêu mua tài sản ở mức giá thấp hơn mức vào lệnh, và bán nhanh khi cổ phiếu bắt đầu giảm giá. Ông sử dụng phương pháp kỹ thuật rất đơn giản – nhìn charts biết hành động giá và khối lượng để tạo ra lợi nhuận.

Thành công của Dan Zanger tiếp tục vượt ra ngoài bong bóng Internet (bong bóng dot-com). Dan đã kiếm được lợi nhuận thêm được 20 triệu $ từ giao dịch cổ phiếu Google. Cũng giống như nhiều nhà đầu tư khác nghĩ là điều kiện thị trường thời điểm đó rất khó khăn. Ông tìm cách để đạt lợi nhuận rồi giúp các nhà giao dịch khác cũng đạt được lợi nhuận, bằng cách bắt đầu trang Web www.chartpattern.com, có bản tin thị trường mỗi ngày.

Sau đây là trải lòng qua lời kể của Dan Zanger về những khó khăn, thách thức rồi mới đi đến thành tựu.

Dan Zanger đã biết đến thị trường và tham gia đầu tư như thế nào?

Mẹ tôi đã dẫn tôi vào con đường giao dịch. Ở Los Angeles vào năm 1967, chúng tôi từng xem chương trình đầu tiên của CNBC và phải trả một khoản chi phí nhỏ, chương trình tên là KWHY. Có thể đánh dấu lại chương trình đã xem. Vì quá hay nên tôi và mẹ đã xem đi xem lại nó hàng ngày. Tôi thường xem khi đi học về và nghiện luôn cuốn băng này lúc nào không hay biết.

Nội dung kể về anh chàng Gene Morgan.  Anh ta phân tích thị trường qua một biểu đồ. Anh ta đánh dấu vào các biểu đồ những mô hình như hình cờ, hình nêm, kênh, hoặc tự đặt tên cho các mô hình. Anh ta cho thấy cổ phiếu đang ở ngưỡng bứt phá, rồi mở các biểu đồ ngắn hạn và biểu đồ dài hạn ra. Tôi nghĩ rằng thật là tuyệt vời khi có thể đọc được những dự báo như thế, có thể nhìn ra chuyển động trong tương lai của cổ phiếu bằng cách nhìn vào các mẫu biểu đồ.

Xem thêm: Câu chuyện thật sự của một trader – Làm thế nào từ thất bại đến thành công?

Dan Zanger đã có thành tích đáng nể là biến 10.000 đô la thành 42 triệu đô la

Cổ phiếu Internet bùng nổ vào năm 1998 vào khoảng tháng 2 khi Bill Clinton ký một gói lập pháp quan trọng ở Mỹ là cấm đánh thuế đối với hàng hóa mua qua Internet. Cổ phiếu không quay lại vị trí cũ nữa mà tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần.

Trước kia, tôi đã bị “nghiền nát” trên thị trường tài chính do sự sụp đổ của một quỹ đầu cơ năm 1998. Tôi đã phải bán chiếc xe của mình và đưa số tiền thu được là hơn 10.000 đô la vào tài khoản giao dịch của mình và bắt đầu lại từ đầu. Sau lần thua lỗ đó, tôi đưa ra một vài quy tắc kỷ luật cho bản thân.

Tôi chỉ có công cụ và tâm lý giao dịch phù hợp. Phong cách giao dịch của tôi và Swing đã thực sự phù hợp với thị trường tăng giá mới. Tôi liên tục nhân số tiền của mình lên. Vào thời điểm đó, tôi đã dùng tất cả tiền mua vào một hoặc hai cổ phiếu. Những cổ phiếu như Yahoo!, Amazon, CMGI. Kết quả thật đáng kinh ngạc, cổ phiếu vượt ra khỏi các mô hình đã được xác định và sẽ chạy từ 80$ đến 160$. Lúc này tôi đã giữ tất cả các cổ phiếu của mình với tỷ suất lợi nhuận là 2:1. Tôi giữ trong vòng tầm 20 tháng.

Xem thêm câu chuyện của những trader nổi tiếng khác:

Không thể thành công trong một sớm một chiều. Hành trình đi từ mất mát đến kỷ lục như thế nào?

Tôi chỉ thực sự bắt đầu giao dịch một cách nghiêm túc khi mẹ qua đời và để lại cho tôi 100.000 đô la vào năm 1989. Chiến tranh vùng Vịnh bắt đầu vào năm 1990 và cổ phiếu bùng nổ khi mọi người nhận ra đó sẽ là một chiến dịch ngắn hạn. Tôi đã biến 100.000 đô la thành 440.000 đô la trong khoảng ba tháng. Tôi bắt đầu suy nghĩ rằng mình sẽ trở thành triệu phú trong sáu tháng nữa thôi.

Không thể thành công trong một sớm một chiều

Không thể thành công trong một sớm một chiều (Nguồn: Internet)

Nhưng trong lần điều chỉnh thị trường đầu tiên, các cổ phiếu mà tôi sở hữu đã bị mất giá trị. 440.000$ của tôi chỉ còn 220.000$.

Tôi mất 6 năm tiếp theo để cố gắng lấy lại khoản lời gần 220,000$ đã đánh mất, nhưng tất cả những gì tôi có là “bị nghiền nát” từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác. Trước khi kịp nhận ra sai lầm, tôi đã phá sản và cuối cùng nợ nhà môi giới 225$ do thị trường đổ vỡ.

Tôi nhớ một cổ phiếu tôi sở hữu ở mức 27$. Sau 1 đêm nó chỉ còn 6$. Tôi đã đầu tư tất cả tiền mặt của mình vào mua cổ phiếu, và thật đau đớn vì một trong số rất ít cổ phiếu tôi sở hữu không có nguồn gốc.

Tôi không còn tiền để nạp vào tài khoản, buộc phải bán một trong những chiếc xe yêu thích của mình để huy động tiền mặt và bắt đầu lại từ đầu. Tôi bán xe với giá tầm 11,000$ và nộp tiền vào tài khoản. Sau khi trả nợ 225$ thì tài khoản còn 10,775$ để giao dịch. Điều này đã khiến tôi giận bản thân mình và tự hứa rằng, sẽ không để bất cứ tên khốn nào lấy tiền của tôi nữa. Tôi sẽ không bao giờ để cho niềm tin khiến mình trở nên mù quáng và giao dịch thiếu kỷ luật thêm một lần nào nữa.

Tôi tự nhủ với bản thân: “Nếu một cổ phiếu làm tôi run tay dù chỉ một ngày, tôi sẽ không tin vào cổ phiếu đó nữa”.

Tôi sẽ không mù quáng tin vào cổ phiếu đó dù ai có nói gì đi nữa. Tôi hiểu rằng, mọi thông tin đọc trên thị trường đang cố gắng lừa chúng ta. 

Trải nghiệm tiếp theo chính là cú đổ vỡ bong bóng Internet. Tôi phải thừa nhận rằng, chính chuỗi thua lỗ đó đã làm tôi phải thay đổi. Nó đã làm thay đổi cách tôi suy nghĩ và cách tôi giao dịch. Tôi không bao giờ tin vào một câu chuyện “hấp dẫn” về một cổ phiếu, tin đồn hay tin tức được công bố như trước đây tôi vẫn tin. Tất cả mọi thứ tôi cần biết chỉ gồm hành động giá và khối lượng của cổ phiếu. Những gì còn lại đơn giản là “nhiễu loạn”.

Chiến lược giao dịch của Dan Zanger là gì?

Tôi đi kiếm tìm những động lực mạnh mẽ như là những cổ phiếu biết cách tạo ra những bước chuyển mình lớn. Có rất nhiều cổ phiếu với các mẫu biểu đồ đẹp nhưng kết quả không đến đâu cả. Nếu một cổ phiếu tăng từ 20$ đến 30$ trong vòng hai đến ba tuần, thì tôi sẽ chú ý đến nó. Cổ phiếu này có khả năng tạo ra một bước chuyển lớn. Google, Yahoo, Amazon đã có những bước chuyển lớn và tiếp tục phát triển trong nhiều tháng sau đó.

Sau đó, tôi đi tìm kiếm cổ phiếu để cung cấp cho tôi một thiết lập tạo ra mô hình tăng giá: Gộp cổ phiếu [consolidation], kênh giá cao [high channel], việc thoái lui [retracement work], kênh giảm dần [descending channel], nêm giảm [falling wedge],…. Khi cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại và vượt ra khỏi những mức cao trước đó của mô hình tăng giá, thì tôi mua. Tôi cũng tìm kiếm khối lượng cực lớn như là tăng 200 đến 300 hoặc 400 phần trăm. Khi các tổ chức lớn chuyển cổ phiếu, tôi muốn đi cùng họ. Sau khi nó tăng từ 20$ lên 30$, cổ phiếu sẽ bắt đầu giảm và tôi sẽ bắt đầu thoát khỏi vị thế mua.

Mẫu biểu đồ yêu thích 

Một trong những mô hình được yêu thích là mô hình cờ bò [bull flag]. Sau một đợt tăng mạnh có thể từ 4 đến 5 ngày (tạo ra cực), sau đó nó sẽ giảm dần, cổ phiếu giảm xuống và thực hiện một số hoạt động thoái lui nhỏ. Nó tạo ra một kênh giảm (cờ). Bất kỳ kênh cao nào cũng tạo lực mạnh.

Mô hình cờ Bò và mô hình cờ Gấu

Mô hình cờ Bò và mô hình cờ Gấu (Nguồn: Internet)

Và ngoài giá và khối lượng, tôi không sử dụng bất kỳ chỉ báo nào khác, chỉ sử dụng hành động giá và khả năng của cổ phiếu để đáp ứng với khối lượng.

Các nguyên tắc cơ bản

Tôi xem xét các nguyên tắc cơ bản và xu hướng trên thị trường. Trong năm 1998 đến 1999, xu hướng là cổ phiếu Internet. Gần đây, có ba năm qua xu hướng mạnh mẽ về cổ phiếu hàng hóa, dầu mỏ, đồng. nhiều cổ phiếu phân bón cũng đã có những bước chuyển mình khá ngoạn mục.

Tôi có quy tắc 40/40: Tôi thích những cổ phiếu có thu nhập tăng 40% và doanh thu tăng 40% trong quý.

Thị trường có những lúc biến động. Những ngày này, thật khó để giữ một giao dịch hơn hai đến ba tuần.

Phong cách của Dan hoạt động như thế nào?

Vào năm 2003 – 2004, tôi có thể giữ cổ phiếu nhà ở từ ba đến sáu tuần sau đó có lẽ tôi sẽ bán. Nếu để lâu, tôi đã phải chấp nhận pullback (Chi tiết về: Pullback là gì?). Thị trường luôn luôn thay đổi và khó đoán. Thị trường giống như những năm 1990 không còn nữa, tất cả đã vượt qua khuôn mẫu cũ.

Vào năm 2006 thị trường lại thay đổi tiếp, cổ phiếu sẽ tăng trong hai đến ba tuần sau đó thực hiện mức thoái lui 20 đến 40%. Những biến động mạnh như vậy đã dẫn đến thị trường gấu [Bear Market] khổng lồ. Nhiều cổ phiếu giảm 50%, trong khi S&P500 giảm 18% đến 20% hoặc hơn vào thời điểm tôi đang được phỏng vấn này. Rất nhiều cổ phiếu vừa bị giảm.

Năm 2008 là một năm khó khăn. Danh mục đầu tư hưu trí của tôi (không sử dụng đòn bẩy) giảm khoảng 7%. Tài khoản ký quỹ (Chi tiết: Ký quỹ là gì?) của tôi đã giảm khoảng 20%.

Sau đó, tôi vẫn kiếm được nhiều tiền nhất trong thị trường khi giá tăng. Tôi cũng đã có một vài khoản lãi khủng khi bán khống (Chi tiết: Bán khống là gì?) một vài cổ phiếu, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự thành công hết tất cả các phi vụ. Rất dễ dàng để tìm thấy một cổ phiếu có giá từ 50$ đến 100$. Trong một thị trường Gấu như thế này, tôi thường ngồi ngoài lề và không làm gì cả.

Sử dụng đòn bẩy hợp lý để không bay tài khoản 

Ngày đầu tiên giá đi xuống, nếu thấy hành vi thất thường, tôi chỉ bán ra hoặc giảm vị thế của mình từ 30% đến 60%. Đây là phong cách giao dịch mà tôi được học. Tôi chỉ không cho phép mình dính dáng đến một cổ phiếu đang giảm giá.

Hầu hết các nhà giao dịch không hiểu thị trường có thể rủi ro như thế nào. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong số các nhà giao dịch không thực sự nhận ra thị trường là một nơi tàn bạo, tồi tệ và đôi khi xấu xa. Họ bị lừa. Họ giống như ngồi trên một cổ phiếu và nó sẽ chỉ sụp đổ vào họ. Sau đó, họ chờ đợi nó quay “về bờ” ngày nào đó trong khi một cổ phiếu khác tăng và gấp đôi. Họ quên làm tính toán. Họ cũng không đặt ra các điểm dừng lỗ và tuân theo nguyên tắc giao dịch.

Tôi cố gắng không có nhiều cổ phiếu vì tôi không thể xem nhiều cổ phiếu. Tôi muốn có từ 6 đến 7 cổ phiếu. Trong một thị trường tăng giá mới và rất mạnh mẽ, tôi có thể có 12 cổ phiếu. Năm 2004, tôi có tới 20 cổ phiếu, rất nhiều cổ phiếu đang đạt mức cao mới như là cổ phiếu nhà ở, cổ phiếu công nghệ,… Tôi cố gắng đa dạng hóa và không có quá nhiều tiền trong một cổ phiếu. Khi tôi thấy thị trường đi xuống, tôi bắt đầu tránh giữ nhiều cổ phiếu.

Một trong những giao dịch thành công nhất của tôi là Google. Vào thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia đều nói rằng nó đã được định giá quá cao. Hầu hết họ đều nói về nó và nói rằng nó đắt và quá đắt. Trên thực tế, đó là một trong những cổ phiếu bị định giá thấp nhất mà tôi từng thấy. Thu nhập tăng 150% và doanh thu tăng 120%. Ngay cả trước khi bong bóng Internet xảy ra, một cổ phiếu tăng trưởng 100% hàng năm sẽ có PE là 100. Google có PE là 45, nó đang giao dịch ở mức một nửa tốc độ tăng trưởng.

Xem thêm: Đầu tư vốn tư nhân – Private Equity là gì? Có phải mọi thương vụ PE đều thành công?

Thói quen hàng ngày

Tôi ngồi trước máy tính cả ngày trong giờ họp. Tôi làm một chiếc bánh Sandwich nhanh vào bữa trưa. Sau đó tôi phân tích thị trường tại nhà ba giờ sau khi thị trường đóng cửa. Vào thứ bảy và chủ nhật, tôi phân tích thêm năm đến sáu giờ.

Sách làm giàu từ chứng khoán- William O'Neil

Sách làm giàu từ chứng khoán- William O’Neil (Nguồn: Internet)

Tôi có đọc sách. Cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại là “Làm giàu từ chứng khoán” của William O’Neil. Tôi coi đó là kinh thánh của các doanh nhân vì nó dạy bạn tìm thấy những cổ phiếu bạn cần. Tôi đã đọc cuốn sách đó từ 8 đến 10 lần và chọn các chương từ 30 đến 35 trong khoảng thời gian sáu năm. Nó mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới về cổ phiếu một cách thú vị. Bạn phải mất nhiều năm đọc đi đọc lại để lập trình lại bộ não của mình.

Xem thêm:

Những sai lầm lớn nhất mà nhiều nhà giao dịch mắc phải

Tin vào một cổ phiếu là số một. Nghĩ rằng mình sẽ không bị sai lầm và tin rằng cổ phiếu sẽ “về bờ” nếu sai. Tất cả những niềm tin đó đều chỉ nằm trong tâm trí bạn mà thôi nên bạn phải lập trình lại ngay. Nhớ là đừng bao giờ tin vào một cổ phiếu.

Một số bước mà nhà giao dịch có thể thực hiện bây giờ để thành công là:

  • Có một phương pháp giao dịch cho bản thân theo mô hình nào đó.
  • Nhớ các mẫu biểu đồ bằng cách đọc Bách khoa toàn thư về các mẫu biểu đồ của Thomas Bulkowski.
  • Có một kế hoạch để đưa ra các điểm dừng lỗ.
  • Học cách không sở hữu một cổ phiếu thấp hơn giá mà bạn phải trả.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.