Có nhiều cách để học về đầu tư trên thị trường tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản,…Tuy nhiên, bạn vẫn còn một lựa chọn đơn giản, thú vị, và dễ thẩm thấu hơn. Đó là học về đầu tư qua các bộ phim về tài chính. Những gì bạn cần chuẩn bị chỉ là một buổi tối rảnh rỗi và những bộ phim được đánh giá cao.
Nào, cùng Vnrebates điểm qua top những bộ phim về tài chính hay nhất về tài chính nếu muốn có kinh nghiệm chơi forex thật giỏi nhé.
1. Wall Street (1987)
Oliver Stone đã tạc lên bức tượng đài về lòng tham gắn với phố Wall vào những năm 80. Có lẽ Oliver đã không thể đoán trước được rằng bộ phim của mình sẽ trở thành một trong số những bộ phim tuyệt vời nhất về thế giới tài chính vào thời điểm đó.
Đây là bộ phim đầu tiên cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về tài chính hay nhất, các bài học về kinh doanh và tiền bạc không thể bỏ qua. Bộ phim đào sâu mọi chi tiết giới kinh doanh nằm ở phía sau hậu trường thông qua các hình thức “giao dịch nội gián” (“inside trading”).
Đọc thêm: Bạn đã biết bao nhiêu loại trader?
Bud Fox (Charlie Sheen), một nhà môi giới trẻ tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới mà tất cả bất cứ điều gì để có thể khiến khách hàng giao dịch cổ phiếu với mình. Anh tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền.
Anh đã nhận được sự giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas) với châm ngôn “Money is everything” và “Greed is Good” (Tiền là tất cả và Tham lam luôn tốt).
Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền.
Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.
2. Barbarians At The Gate (1993)
Một bộ phim dựa trên quyển sách nổi tiếng Barbarians at the Gate: The Fall of RJR Nabisco (John Helyar, Bryan Burrough) diễn tả về thương vụ thâu tóm RJR Nabisco.
Đây là bộ phim kinh điển với giới đầu tư private equity, với hình thức thâu tóm LBO ( Leveraged Buyout (LBO) là một hình thức thực hiện M&A với đòn bẩy tài chính cao. Nói đơn giản, đó là việc mua lại một công ty khác bằng cách sử dụng một lượng tiền vay đáng kể để đáp ứng chi phí mua lại, tài sản của công ty bị mua lại thường được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.)
Bộ phim tài chính này là một bài học giá trị mà mọi doanh chủ, trader đều không thể bỏ qua về những thương vụ thâu tóm công ty đầy âm mưu trong giới doanh nghiệp. Đó là thương vụ của những kẻ có lòng tham không đáy, đầy ngạo mạn nhưng sở hữu trí tuệ phi thường, kiệt xuất mà người xem phải thán phục.
3. Rogue Trader (1999)
Rogue Trader dựa trên câu chuyện có thật của giao dịch viên đình đám Nick Leeson trong ngân hàng thương mại Barings Bank nổi lên một thời là một trong những bê bối tài chính lớn nhất của thế kỉ 20.
Mở đầu bộ phim, Nick hiện là ngôi sao đang lên của ngân hàng Barings vì khả năng kiếm tiền lời của mình. Sau đó, Nick được chuyển đến làm trưởng chi nhánh ngân hàng Barings tại sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore.
Nick, nhà giao dịch phái sinh của Barings Banks bị cáo buộc thao túng thị trường, đầu cơ trái phép khiến Ngân Hàng thương mại lâu đời nhất Anh Quốc phá sản với khoản thiệt hại hơn 800 triệu bảng Anh.
Đây được đánh giá là bộ phim hàng top về giao dịch ngoại hối nào cũng đều phải xem qua. Với tiêu điểm là những sai lầm tệ hại nhất mọi trader đều gặp phải: Không cắt lỗ kịp thời!
4. ‘Enron: The Smartest Guys in the Room’ (2005)
Bộ phim sản xuất năm 2005 dựa trên cuốn sách bán chạy cùng tên xuất bản năm 2003 kể về Enron – công ty lớn thứ 7 tại Mỹ và các hoạt động kinh doanh sai trái cũng như bê bối tài chính dẫn đến sự phá sản chấn động vào năm 2001 của Tập đoàn năng lượng này.
Bộ phim tái hiện bước thăng trầm của tập đoàn Enron, trong đó tồn tại những câu chuyện lạ thường về các thành viên trong ban giám đốc điều hành như Ken Lay, Jeff Skilling, Andy Fastow, và Timothy Belden.
Bộ phim gay cấn này còn lồng ghép một số đoạn phỏng vấn các thương nhân năng lượng và cả ông vua quỹ đầu tư Jim Chano.
5. Inside Job (2010)
Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên có một phân tích đầy đủ về cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, cuộc khủng hoảng đã làm thế giới thiệt hại trên 20 nghìn tỉ đô la, hàng triệu người thất nghiệp và mất nhà cửa và gần như dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Đặc biệt khi xem phim này, Inside Job còn thử tìm hiểu những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cảnh báo sẽ có một cuộc suy thoái khác nếu chính quyền Obama không có biện pháp.
Bộ phim lấy bối cảnh tại Mỹ, Iceland, Anh, Pháp, Singapore và Trung Quốc. Inside Job là tài liệu hoàn hảo cho những người vốn không phải là các chuyên gia tài chính nhưng muốn học hỏi từ các sự kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là bộ phim đạt giải Phim Tài liệu hay nhất tại Oscar 2011.
6. Wall Street II – Money Never Sleep (2010)
Phần hậu kỳ của Wall Street (1987) nói về một nhân viên tài chính mới nổi Jake Moore trong các thương vụ đối đầu những cá mập tài chính trong ngành.
Nhưng chàng trai trẻ này không biết rằng người cha của hôn thê mình là Gekko, người vừa ra khỏi tù vì giao dịch nội gián nay trở lại với thương trường tài chính.
Trong cuộc chiến đó, Jake thấy hình ảnh một người thầy uyên bác mới ở Gordon Gekko – chuyên gia tài chính tàn nhẫn nhưng lại có đầy lời khuyên và những mánh khoé bẩn thỉu của một kẻ nội gián mà học trò mới của ông có thể áp dụng.
7. Margin Call 2011
Điều gì xảy ra nếu dùng đòn bẩy quá đà? Đây là một bộ phim miêu tả chân thực về “Margin call” trong thực tế trong phút chốc khi thị trường gặp khủng hoảng. Bộ phim cũng cho thấy sự khốc liệt, mong manh của thị trường tài chính và long tham vô độ của các chủ ngân hàng. Bộ phim có sự góp mặt của Kevin Spacey, trưởng phòng giao dịch.
Phim Cuộc Chiến Phố Wall xoay quanh những người chủ chốt tại một ngân hàng đầu tư trong một khoảng thời gian 24 giờ trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính. Phim có nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn khiến chung ta phải dỏi theo từng đoạn phim.
Cho dù bạn có kinh nghiệm hay mới vào nghề, phim margin call là một bộ phim đáng xem để hiểu về điều gì xảy ra khi “margin call” vẫy gọi bạn.
8. Too big to fail (2011)
Vào giữa những năm 2000, phố Wall bùng nổ: tiền hoa hồng cao kỷ lục, hàng triệu đô la tiền lương, thị trường nhà đất tăng vùng vụt. Nhưng vào năm 2008, tất cả sụp đổ và mang nền kinh tế Mỹ đến bờ vực phá sản.
Too Big To Fail là một bộ phim thú vị về khủng hoảng tài chính năm 2008 và thánh địa bên trong của những người quyết định số phận của nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke và Chủ tịch Ngân hàng liên bang New York Timothy Geithner là ba trong số những nhân vật nắm vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng toàn cầu không giống với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đây.
Họ đã làm thế nào?
Đây là một bộ phim về cách Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson cố gắng giải cứu Lehman Brothers và AIG khỏi vụ phá sản. Điều này không khó để giải thích tại sao việc giải cứu 2 gã khổng lồ phố Wall này trên bờ vực phá sản lại nói lên ý nghĩa của cụm từ “Too big to fail”.
9. “Money for Nothing” – Inside the Federal Reserved (2013)
Đây là bộ phim tài liệu kể về lịch sử 100 năm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Bộ phim giải thích các quyết định và tác động của cơ quan này đến nền kinh tế Mỹ trong khủng hoảng tài chính 2008.
Được chắp bút và đạo diễn bởi Jim Bruce, bộ phim tài liệu sản xuất năm 2013 đã mô tả hành trình xuyên suốt lịch sử hơn 100 năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và theo sát những hậu quả của nó đối với nền kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn cuối những năm 2000.
Thông qua lời kể của Liev Schreiber, bộ phim đã sử dụng các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quan chức liên bang, nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà đầu tư và các thương nhân để đặt câu hỏi về hệ thống tài chính toàn cầu cũng như cách thức mà hệ thống này đã lâm vào sụp đổ và liệu nó có kết thúc một lần nữa.
Phim có sự tham gia của cựu Chủ tịch FED – Paul Volcker, Chủ tịch Janet Yellen cùng nhiều quan chức, nhà kinh tế học, lịch sử tài chính và nhà đầu tư nổi tiếng.
10. “The Wolf of Wall Street” (2013)
Dựa trên một câu chuyện có thật, bộ phim kể về cuộc đời một trong những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất phố Wall – Jordan Belfort. Leonardo DiCaprio thủ vai nhân viên môi giới chứng khoán này.
Ngoài việc khiến nhà đầu tư lắc đầu ngán ngẩm về sự lãng phí và trác táng của một số người tại phố Wall, bộ phim cũng là lời cảnh báo về các cổ phiếu giá rẻ. Phần lớn tài sản của Belfort đến từ việc thao túng các cổ phiếu dưới $1, có khả năng biến động lớn. Những nhà đầu tư non kinh nghiệm sẽ rất dễ sa vào bẫy này.
Phim được phóng tác dựa trên kịch bản chuyển thể từ cuốn hồi ký nổi tiếng ăn khách của Jordan Belfort, một tay môi giới cổ phiếu giá trị thấp từ Long Island đã trở nên cực kỳ nổi tiếng khi xuất bản cuốn hồi ký sau thời gian thụ án 20 tháng tù do từ chối hợp tác với cảnh sát điều tra trong vụ bê bối chứng khoán giả mạo đã suýt nữa làm sụp đổ cả phố Wall vào thập niên 90, dính líu đến giới ngân hàng và cả các băng đảng mafia.
The Wolf Of Wall Street đã phản ánh sự thăng trầm của thế giới tài chính Wall Street cùng với những cuộc tiệc tùng chơi bời ngập trong ma túy và rượu chè, cuối cùng đã làm đảo lộn cuộc sống của những con người đắm chìm trong nó…
11. “Hank: 5 Years from the Brink” (2013)
Bộ phim tài liệu được sản xuất năm 2013 này kể về Hank Paulson – Cựu Giám đốc ngân hàng Goldman Sachs đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Hank cũng là nhân vật chủ chốt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Bộ phim chia sẻ về cuộc sống trước đây của Paulson và những suy nghĩ của ông về cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại suy thoái này.
12. The Big Short (2015)
The Big Short kể lại một cách hấp dẫn câu chuyện về thảm kịch kinh tế lớn nhất ập lên đầu nước Mỹ từ sau thời kỳ Đại Suy Thoái (Năm 1929). Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.khán giả sẽ được lý giải về cách những trader đã “bán khống” thị trường như thế nào.
Đây là một bộ phim khó nhằn, nhưng đáng để tìm hiểu. Núp bóng những thủ thuật sản phẩm tài chính tinh vi, những khoản nợ dưới chuẩn tưởng chừng như “rock as solid” vững như bàn thạch lại sụp đổ vì những màn đánh cược phái sinh mạo hiểm.
Bộ phim The Big Short được dàn dựng dựa trên cuốn sách cùng tên của tác giả Michael Lewis – “cha đẻ” của chứng khoán bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities). Kết thúc sự kiện năm 2008, thậm chí nhiều người còn không hiểu định nghĩa phái sinh như CDS, CDO, MBS rất phức tạp mà các nhà đầu tư thiết kế nhằm trục lợi và đánh cược lẫn nhau.
Phim sẽ dẫn dắt chúng ta quay ngược thời gian, trở về 10 năm trước, khi mà khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ – Supreme Mortgage – đã đẩy nước Mỹ và cả thế giới và cuộc cuộc suy thoái lớn nhất lịch sử thị trường tài chính hiện đại, kéo theo 2 trong số 6 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tại thời điểm đó là Bear Sterns và Lehmann Brothers phải bỏ xác.
Ai đã từng trải qua thời kỳ này sẽ thấy thị trường tài chính thời điểm đó biến động rất kinh khủng. Giá vàng leo thang 1 mạch lên mốc cao nhất mọi thời đại ở trên 1.900 USD/oz chính là vì cuộc khủng hoảng này.
The Big Short là một ví dụ cụ thể về làm tiền kiểu Mỹ và cách làm tiền này dựa trên chính lòng tham và các kiểu làm tiền khác. Một canh bạc khủng khiếp và nó chỉ có thể bóc tách tại những quốc gia không ngần ngại nhìn vào quá khứ xấu xí của mình.
Các bạn thích phim nào nhất? Nếu có những bộ phim về tài chính hay hơn, hãy để lại bình luận cho chúng tôi nhé! Chúc các trader giao dịch thành công!
Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io
Theo Tradingwalk