Xem thêm:
- Những lưu ý về Daily Drawdown khi trade quỹ
- Phương pháp quản lý vốn hiệu quả mà mọi trader cần biết
- 8 công cụ quản lý vốn hiệu quả hàng đầu Forex
- “Thủ thuật” quản lý vốn trong giao dịch mà bạn chưa từng nghe nói đến
Drawdown là gì?
Drawdown là đoạn giảm của nguồn vốn đầu tư, thường sau 1 chuỗi lệnh thua. Nó được tính từ đỉnh vốn cho đến đáy vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một định nghĩa quan trọng trong các kiến thức về quản lý vốn và kiểm soát rủi ro. Drawdown thường được ghi dưới dạng tỷ lệ % so với số vốn trước đó.
Cách tính tỷ lệ drawdown chính xác
Công thức tính Drawdown như sau:
Tỷ lệ Drawdown = Số vốn sụt giảm mạnh nhất trong kỳ tính / Số vốn đầu tư ở mức đỉnh của kỳ tính
Trong đó:Số vốn sụt giảm mạnh nhất trong kỳ = Đáy vốn – Đỉnh vốn
Trong tính toán ta sẽ lấy (Đỉnh vốn – Đáy vốn)/Đỉnh vốn để có thể ra được mức Drawdown ở một tỷ lệ phần trăm dương. Tuy nhiên công thức lại là (Đáy vốn – Đỉnh vốn)/Đỉnh vốn sẽ ra tỷ lệ âm, điều này là muốn thể hiện đúng bản chất “mức sụt giảm vốn”, nghĩa là tài khoản phải chuyển từ đỉnh sang đáy, tức là đáy phải xuất hiện sau đỉnh.
Drawdown là gì? (Nguồn: Internet)
Ví dụ: Trong năm 2020, trader khởi đầu giao dịch trên nền tảng MT4 với số vốn đầu tư là 10.000 USD. Trader tăng trưởng số vốn này lên 16.000 USD rồi thua lỗ lại còn 8.000 USD và rồi kết thúc năm ở mức vốn 12.000 USD.
Như vậy, đỉnh cao nhất của số vốn năm 2020 của trader là 16.000 USD và đáy thấp nhất là 8.000 USD. Vậy số tiền mà tài khoản đã từng bị sụt giảm trong giai đoạn 2020 này là 16.000 – 8.000 = 8.000 USD. Tỷ lệ drawdown tính ra được là 8.000 / 16.000 = 50%
3 hình thức Drawdown phổ biến khi giao dịch trên sàn Forex
Maximal Drawdown (Max DD.) là gì?
Max Drawdown (Max DD.) là điểm lỗ vốn liên tiếp cao nhất, tính từ sự chênh lệch tính từ điểm lên cao nhất và thấp nhất, chúng ta sử dụng giá trị này nhiều trong việc đo lường sự hiệu quả của Robot Tài Chính (EA – Expert Advisor) bằng cách đặt mục tiêu không quá 20%.
Nếu hệ thống EA nào có giá trị Max Drawdown cao hơn mức 20% thì có nghĩa là vẫn chưa sử dụng được và khá rủi ro.
Relative Drawdown (RDD.) là gì?
Relative Drawdown (RDD.) là điểm lỗ vốn liên tiếp cao nhất tại một điểm nào đó của balance. Giá trị này thể hiện tại một điểm nào đó của giao dịch hay thử nghiệm hệ thống giao dịch tay hay EA, bị lỗ vốn liên tiếp được bao nhiêu % của balance tại thời điểm đó. Tìm hiểu về: EA Forex là gì?
Ví dụ, RDD có giá trị 30%, có nghĩa là có thể có khoảng thời gian nào đó của hệ thống sẽ lỗ vốn liên tiếp đến 30% nếu như chúng ta giao dịch thật vào khoảng thị trường hay hệ thống xảy ra Drawdown tại thời điểm đó. Tương tự MDD, RDD cũng không nên quá 20%.
Absolute Drawdown (ADD) là gì?
Absolute drawdown là kết quả lỗ vốn cao nhất từ trước đến nay tính từ lúc nạp tiền vào hệ thống.
Điều này sẽ thể hiện khả năng Port có thể chịu đựng tiếp hệ thống giao dịch này hay không vì một số hệ thống giao dịch có thể có Total Net Profit đang có lợi nhuận tốt, nhưng có Absolute Drawdown cao đến nỗi vốn đầu tư trong Port không đủ để tồn tại hoạt động theo hệ thống trong thời gian dài.
Absolute Drawdown không tính theo % và phần lớn trader hay sử dụng Maximal Drawdown và Relative Drawdown nhiều hơn.
Nhưng Maximum Drawdown không dễ xảy ra nếu trader có Stop Loss đủ tốt. Ngược lại, không có quy tắc Stop Loss chuẩn chỉnh thì khả năng xảy ra là rất cao. Và trader nên nhớ, Maximum Drawdown chỉ một lần có thể làm cho ta mất đi động lực không hề nhỏ trong một thời gian dài.
Tỉm hiểu thêm:
- SL TP trong Forex là gì?
- Cách đặt Auto Stop Loss and Take Profit bằng EA trên MT4 đơn giản
- Cách đặt Stop loss và Take profit trên MT4, MT5 và Ctrader
Trader nên giữ tỷ lệ Drawdown ở mức bao nhiêu là tốt?
Chỉ tiêu quan trọng nhất trong drawdown là Maximum Drawdown hay Relative Drawdown, chỉ tiêu này thể hiện rất rõ ràng độ rủi ro và mức sụt giảm cao nhất của tài khoản đó. Vậy Maximum Drawdown bao nhiêu thì là tốt?
Câu trả lời “Maximum Drawdown càng thấp càng tốt” là chính xác nhất. Vì khi chỉ tiêu này càng thấp rủi ro sẽ càng ít, tài khoản của bạn khó bị cháy.
Sự thật chắc chắn hay xảy ra nhất là không bao giờ thắng mãi mà thua lỗ đối với Forex hay bất kỳ thị trường tài chính nào. Vì thế, có là một trader chuyên nghiệp thì Maximum Drawdown vẫn phải có tỷ lệ lớn hơn 0%.
Xác định tài khoản của bạn có drawdown tốt thì không có một tỷ lệ chuẩn nào hết, nhưng ở mốc 20% để đánh giá mức độ rủi ro của một tài khoản nào đó được các chuyên gia, nhà phân tích tài chính lấy đó làm chuẩn. Nghĩa là trong hệ thống giao dịch của bạn phải luôn đảm bảo Maximum Drawdown không vượt quá 20%.
Giả sử bạn lỗ 20% buộc bạn cần thắng 25% trên phần vốn còn lại thì mới quay về được số vốn lúc đầu. Còn nếu bạn thua 50% thì cần thắng hoàn toàn 100% số vốn ban đầu mới có thể quay về. Nếu bạn thua lỗ nặng đến 80% thì bắt buộc bạn phải đạt được tỷ lệ thắng cao lên 400% nếu muốn số vốn ban đầu quay về. Maximum Drawdown để quá cao thì việc hòa vốn sẽ càng khó và không có khả năng.
Tỷ lệ thu hồi là bao nhiêu để bù đắp được tỷ lệ drawdown?
Đầu tiên, bảng dưới đây là tóm tắt trước tỷ lệ cần thu hồi nếu drawdown xảy ra:
Tỷ lệ Drawdown (Mất vốn) (%) | Tỷ lệ cần phục hồi lại sau đó (%) |
5 | 5.3 |
10 | 11.1 |
20 | 25 |
30 | 42.9 |
40 | 66.7 |
50 | 100 |
70 |
Dưới đây là cách để tính tỷ lệ phục hồi này.
Tỷ lệ lời/ phục hồi cần thiết = (1/(1/Tỷ lệ DD)) – 1
Ví dụ: A là một Trader mới. Anh ta gửi một 100USD ban đầu vào tài khoản giao dịch của mình. Chỉ sau ba tháng giao dịch trên thị trường không có chiến lược, kế hoạch và quy tắc, tài khoản của anh A bị giảm 50%. Điều này có nghĩa là anh ấy đã giảm 50 USD trong danh mục đầu tư của mình.
Vậy A cần phải có lời bao nhiêu % để gỡ lại số tiền đã mất. Cách tính dưới đây sẽ cho thấy tỷ lệ lợi nhuận cần thiết sau khi A đã lỗ 50%:
Tỷ lệ lợi nhuận cần để khôi phục tài khoản = [1/(1 – tỷ lệ Drawdown)] – 1 = [1/(1 – 0,50)] – 1 = 100%
Đối với trader chuyên nghiệp, tỷ lệ sinh lời 100% rất khó để đạt được, huống chi là trade mới. Đặc biệt, sau khi bị drawdown 1 nửa tài khoản, áp lực và tâm lý đè nặng, rất có thể khiến cho họ mất bình tĩnh và e ngại đầu tư trong 1 khoảng thời gian dài.
Ý nghĩa của tỷ lệ Drawdown trong hệ thống giao dịch Forex
Đầu tư forex, không nên chỉ chú ý đến lợi nhuận, hệ thống giao dịch có tốt, hiệu quả hay không thì lợi nhuận cũng tốt mà phải đáp ứng được rủi ro có tỷ lệ thấp, drawdown là tiêu đề đánh giá chính.
Với Forex, một trong những việc cần thiết quản lý vốn tốt nhất là theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu drawdown. Hệ thống giao dịch đang hoạt động tốt, ổn định trong thời gian dài là tài khoản của bạn có tỷ lệ drawdown thấp, để gia tăng tỷ lệ thắng, lợi nhuận cho giao dịch thì cần phát huy tính hiệu quả của nó. Và ngược lại tỷ lệ drawdown cao thì chiến lược, hệ thống giao dịch của bạn có sự rủi ro cao, tình trạng tài khoản dễ bị cháy rất lớn, lúc bạn cần dừng lại để điều chỉnh xem xét lại tình trạng hệ thống giao dịch hay chiến lược để còn hạn chế được sự sụt giảm và bảo toàn số vốn.
Khi lựa chọn các robot giao dịch tự động hay các tài khoản master trong copy trading thì tỷ lệ drawdown là một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng. Chi tiết về: Copy Trade là gì?
Bạn đang muốn mua tín hiệu forex hay dùng dùng một robot tự động giao dịch nào đó thì drawdown là tiêu chí bạn cần quan tâm ngoài tỷ suất linh lợi mà hệ thống mang lại. Relative Drawdown có tỷ suất sinh lời trung bình 65% trong khi EAs chỉ có 30% mà mức độ rủi ro của cái này rất cao, không phải là lựa chọn hiệu quả.
Tương tự như thế, để sao chép giao dịch nào đó bạn sẽ lựa chọn tài khoản master, các trader luôn cẩn thận với drawdown ngoài việc xét lợi nhuận, tỷ lệ thắng hay chiến dịch đã được sử dụng.
Ngoài ra, một trong những tiêu chí quan trọng các broker đặt ra cho trader để xác định được người thắng cuộc trong forex do sàn tổ chức là tỷ lệ drawdown. Các bạn phải đảm bảo tỷ lệ drawdown tối đa (Maximum Drawdown) thấp nhất và vừa đảm bảo được gia tăng vốn ở mức cao nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch theo xu hướng trong phân tích kỹ thuật
Cách theo dõi tỷ lệ Drawdown trên phần mềm MetaTrader4 (MT4
Ở phần mềm MT4, ngay khung Terminal, bạn mở tab Account History, Tại đây, các lệnh đã đóng lại trong quá khứ sẽ hiển thị ra tất cả, các bạn cứ click chuột phải vào dòng lệnh nào đó rồi chọn Save as Detailed Report.
Báo cáo sẽ tự động lưu về máy tính bạn và mở lên.
Cần lưu ý: phần mềm MT4, các chỉ tiêu drawdown người ta sử dụng balance để tính toán, rất nhiều trader không thích muốn cách tính như này vì nó không thể hiện được bản chất của drawdown, sẽ không phàn ảnh mức độ rủi ro tài khoản giao dịch một cách chính xác nhất có thể. Đa phần nhà giao dịch sẽ dựa vào số dư tức thời equity mà xác định drawdown.
Để các bạn hình dung dễ hơn điều này như sau: dựa trên balance, là lúc hệ thống mới ghi nhận các chỉ tiêu drawdown sau khi các lệnh đã được đóng, draw sẽ liên tục được ghi nhận ngay cả lệnh đang chạy với equity, nó mới hiện rõ mức độ rủi ro tài khoản của bạn trong suốt thời gian mà bạn giao dịch trên thị trường.
Ví dụ: Balance ban đầu là 100%. Lợi nhuận lúc đầu từ lệnh của bạn 30$, thua lỗ 70$ sau đó, cuối cùng đóng lệnh thì mức thua lỗ của bạn là 20$. Nếu Maximum Drawdown tính theo balance sẽ là 20%, nhưng khi tính bằng equity phải là 53,8% (đáy vốn 60$, đỉnh vốn 130$). 53,8% là tỷ lệ thua lỗ tối đa mới phản ánh mức độ rủi ro cao nhất mà tài khoản gặp phải.
4 bước để kiểm soát mức Drawdown trong giao dịch Forex
Bước 1: Hạn chế mức rủi ro thấp nhất có thể
Cảm xúc và tài khoản của trader sẽ như thế nào nếu như trade thua lỗ 30 lệnh liên tiếp, 100 lệnh liên tiếp ? Hay đa số các tài khoản đều hết sạch khi thua lỗ liên tiếp từ lệnh thứ 10 bởi mỗi lệnh chơi tới 1 lot. Đồng thời, sự tự tin của anh em cũng bay mất theo giá trị của tài khoản rồi?
Thua lỗ liên tiếp đôi khi là điều không tránh khỏi, và nếu trader để rủi ro cho mỗi lệnh quá nhiều, dẫn đến khi thua lỗ thì thua rất đậm. Thay vì thế, trader nên giữ rủi ro cho mình ở mức nhỏ, chỉ một 1% tài khoản hoặc 2%, 3% tùy vào ngưỡng chịu đựng rủi ro của ta.
Quy tắc 1% rủi ro này sẽ giúp anh em rất nhiều, nếu anh em thua lỗ liên tiếp 30 lệnh, thì anh em chỉ mới lỗ 30% tài khoản. Còn nếu mỗi lệnh anh em để lỗ 10% thì sau khi kết thúc lệnh thứ 10, thị trường đã đá anh em văng ra ngoài – tài khoản cháy!
Vì thế, đối với trader mới với vốn nhỏ. Đừng tham lam và sử dụng tỷ lệ đòn bẩy nhiều. Khi giao dịch thì cũng nên trade khối lượng nhỏ như 0.01 lot trước. Và quan trọng nhất, sử dụng Stop Loss. Nếu không tài khoản của anh em sẽ cháy nhanh trong 1 nốt nhạc.
Xem thêm:
Bước 2: Giảm dần tỷ lệ rủi ro khi thua lỗ tăng dần
Đây là bước cải tiến của bước 1, tức là ta cố gắng giảm dần mức thua lỗ nếu ta vẫn tiếp tục thua lỗ.
Ví dụ về cách giảm dần tỷ lệ như sau:
- Tài khoản đang là 1.000 USD. Trader đặt tỷ lệ rủi ro 5%, tức là lệnh của trader lỗ 100 USD là sẽ cắt.
- Tài khoản của anh em bây giờ còn lại 900 USD. Trader đặt tỷ lệ rủi ro 2% trên tài khoản hiện tại, tức là bây giờ, lệnh lỗ 18 USD (900 x 2%) là ta phải cắt.
- Lần thứ 3, tài khoản còn 882,nếu lỗ nữa là còn 864.36, vậy nếu lệnh thứ 3 với tỷ lệ rủi ro 2% anh em chỉ mất 17.64 USD.
- Và cứ thế lỗ thấp dần, thấp dần… thay vì mất mỗi lệnh 100 USD như bước 1.
Bước 3: Giới hạn một mức drawdown cho phép trong kỳ giao dịch
Thay vì ngồi chờ sự may mắn cho thua lỗ đừng tăng thêm nữa thì chúng ta nên hành động, chúng ta có thể kiểm soát được, đó chính là tự đặt cho mình một hạn mức thua lỗ. Hay nói cách khác, đặt cho mình 1 mức mà thua đến đó thì dừng lại, tháng đó, tuần đó không giao dịch nữa.
Ví dụ, Tài khoản anh em có 1000 USD, khi đặt maximum drawdown trong tháng là 30% tức là thua 300 USD thì nghỉ, tháng sau trade tiếp. Còn những người thích mạo hiểm có thể đặt cao hơn, bằng cách đặt drawdown tối đa là 40%, tức là thua 400 USD thì nghỉ.
Tỷ lệ Max Drawdown trên thực tế tùy mức và cách trade của mỗi người, nhưng thông thường 20% là khá nhiều rồi.
Bước 4: Khi thua quá nhiều nên tạm dừng giao dịch
Bước này thì ngắn gọn dễ hiểu nhưng khó áp dụng nhất. Đó là nghỉ ngơi hoặc nghỉ luôn nếu ta vẫn cứ thua.
Nhiều tháng ta bị thua lỗ đến mức drawdown tối đa thì nên dừng lại để kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu anh em thua liên tiếp 1 chuỗi dài (10-20 lệnh trên) và sau đó may mắn gỡ lại được với tỷ lệ thắng 40%-50%. Điều đó vẫn có thể giúp anh em vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nhưng anh em nên đặt câu hỏi với bản thân “Liệu điều này có xảy ra nữa không?” “Liệu mình có thua nhiều hơn nữa không?” “Muốn không thua lỗ vậy, mình cần làm gì?” Đã đến lúc anh em cần dừng lại, học hỏi và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong đầu tư của mình. Thị trường vẫn còn đó và cơ hội luôn luôn xuất hiện, nên không cần phải vội vàng.
Cách đánh giá chỉ số drawdown khách quan và chính xác
Hầu hết các đánh giá hệ thống giao dịch hiện nay đều hiển thị chỉ số drawdown lúc đóng lệnh so với số dư ban đầu. Theo mình thì chỉ số này không đánh giá đúng tính chất của hệ thống giao dịch.
Giả sử như một trader giao dịch với tài khoản 1000$ và giao dịch làm tài khoản còn 500$ tương đương tỷ lệ sụt giảm 50% nhưng không đóng lệnh. May mắn là thị trường hồi về và anh ta cắt lỗ mức 50$ lúc này hệ thống ghi nhận DD=5%. Điều này làm cho sự đánh giá hệ thống của chúng ta không còn chính xác nữa, vì thế để đánh giá hệ thống giao dịch có tốt không anh em nên nhìn vào chỉ số sụt giảm của vốn chứ không phải của số dư.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về hệ thống giao dịch Forex hiệu hiệu quả
Các chỉ số khác để đánh giá hệ thống giao dịch có hiệu quả không?
Standard Deviation
Standard Deviation là độ lệch chuẩn: cho thấy những sự biến động của khoản đầu tư đó. Để đánh giá xem hệ thống này có ổn định không.
Giả sử một hệ thống giao dịch trong năm tháng có mức lợi nhuận như sau: 5%, 8%, 10%, -3%, -7%. Vậy tổng cộng ta sẽ có: 13.
Để tính x lấy tổng chia cho 5 = 13/5 =2.6 với N=5.
Tiếp tục ta sẽ lấy lợi nhuận từng tháng trừ cho x sẽ có lần lượt là: 2.4, 5.4, 7.4, -5.6, -9.6.
Bình phương tất cả rồi cộng lại ta được 213.2.
Tiếp tục lấy 213.2/5x(5-1) = 10.66.
Cuối cùng lấy căn bậc hai của 10.66 = 3.26 => Đây là độ lệch chuẩn của hệ thống giao dịch này. Độ lệch chuẩn càng thấp cho thấy mức độ ổn định của tài khoản càng cao.
Profit factor
Profit factor cho thấy tỷ lệ sinh lợi nhuận so với số rủi ro phải bỏ ra. Như ví dụ dưới đây ta có thể thấy Profit factor là 1.71 nghĩa là bỏ ra 1$ rủi ro anh em sẽ nhận lại được 1.71$ đây là mức tạm chấp nhận được với một hệ thống giao dịch.
Risk of Ruin
Risk of ruin cho thấy khả năng bị cháy tài khoản của một hệ thống giao dịch được tính như sau:
Risk Of Ruin = ( 1- (W-L) ) / ( 1+ (W-L) ) ^ U
Trong đó:
W : Win ratio (Xác suất thắng)
L : Lose ratio (Xác suất thua)
U : Maximum Drawdown (Mức sụt giảm tài khoản tối đa)
Giả sử một trader có tỷ lệ thắng 70%, anh ta chịu mức Drawdown tối đa là 20% và rủi ro một lệnh là 1% vậy chỉ số vì thế Risk of ruin của anh ta là:
Risk of ruin= (1-(0.7-0.3))/(1+(0.7-0.3))^20 =0.00004368 tỷ lệ gần bằng không. Vì thế đây là một hệ thống giao dịch có độ an toàn cao tỷ lệ này sẽ thay đổi nếu tỷ lệ thắng hoặc risk cho mỗi lệnh thay đổi.
Xem thêm:
- Quản trị rủi ro tài chính là gì?
- Xây dựng chiến lược giao dịch Forex hiệu quả
- Risk Appetite và Risk Tolerance là gì?
Kết luận
Drawdown là một khái niệm tuy ngay trước mắt nhưng đôi lúc nó lại đánh lừa chúng ta. Vì thế hy vọng qua bài viết này mọi người có thể đánh giá về tỷ lệ drawdown một cách khách quan hơn tránh bị những con số như mơ lừa dối. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng một số khái niệm khác cũng có thể đánh giá hệ thống giao dịch tốt không kém gì Drawdown. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính