Trên thị trường giao dịch ngoại hối, bất kỳ các nhà đầu tư forex nào cũng điều quan tâm đến hệ thống giao dịch hiệu quả và đảm bảo quản lý rủi ro trong đầu tư forex. Nếu trader chỉ chú tâm vào giao dịch mà quên đi mình cần làm một điều quan trọng hơn đó là bảo tồn nguồn vốn thì sẽ rất khó để bạn có thể tồn tại lâu dài và kiếm được nhiều lợi nhuận trên thị trường forex. Trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn Chia sẻ hệ thống giao dịch Forex hiệu quả và đảm bảo quản lý rủi ro.
Trong bài viết này, chúng ta cần tìm hiểu các nội dung chính bao gồm:
1. Hệ thống forex là gì?
2. Giao dịch theo hệ thống thủ công và tự động như thế nào?
3. Các phương pháp thiết lập một hệ thống giao dịch Forex hiệu quả
1.Hệ thống giao dịch Forex là gì?
Hệ thống giao dịch Forex (tiếng Anh: forex system trading) là phương pháp giao dịch forex dựa trên chuỗi các phân tích để xác định xem có nên mua hay bán một cặp tiền tệ, đồng thời trong hệ thống này, các trader có thể thiết lập những chiến lược ra/ vào lệnh cũng như quản lý rủi ro hiệu quả khi giao dịch.
Các phân tích có thể dựa trên một bộ các chỉ báo từ những công cụ đồ thị của phân tích kỹ thuật hoặc sự kiện tin tức.
2. Giao dịch forex theo hệ thống thủ công và tự động
Có hai loại hệ thống giao dịch forex bao gồm hệ thống giao dịch thủ công và hệ thống giao dịch tự động.
2.1 Hệ thống giao dịch thủ công:
Đối với phần lớn các trader giao dịch trong ngày, một hệ thống giao dịch forex hiệu quả thường được cấu thành từ các chỉ báo kĩ thuật dẫn đến quyết định mua hay bán khi chúng di chuyển theo hướng mà trong quá khứ đã từng dẫn đến các giao dịch có lợi nhuận.
Hệ thống lúc này sẽ là chiến lược giao dịch với các thông tin như khi nào thì trader sẽ ra, vào lệnh, Stop loss và Take Profit ở đâu. Những kinh nghiệm từ các giao dịch trước đó sẽ được tích lũy để hỗ trợ việc phân tích và điều chỉnh hệ thống trong tương lai. Tất nhiên, các thao tác này hoàn toàn là thủ công và bất kì ai cũng có thể thực hiện.
2.2 Hệ thống giao dịch tự động:
Hệ thống giao dịch tự động là sản phẩm được các nền tảng giao dịch giới thiệu đến khách hàng – những người không có nhiều thời gian online thường xuyên cũng như các trader mới bước vào thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đọc hiểu các phân tích kỹ thuật cũng như dự báo hướng đi của giá. Đặc điểm chung của hệ thống giao dịch tự động này là việc thiết lập cũng như thao tác đều rất dễ thực hiện.
Một hệ thống giao dịch tự động hiệu quả phải có khả năng phân tích hoạt động thị trường forex cũng như phân tích biểu đồ giá. Nó phải giúp trader xác định được tín hiệu giao dịch quan trọng.
Người ta cho rằng hệ thống giao dịch tự động sẽ loại bỏ yếu tố mặt trái của cảm xúc và tâm lý – điều này giữ cho tài khoản thua lỗ ở mức thấp nhất.
3. Các phương pháp thiết lập một hệ thống giao dịch Forex hiệu quả
3.1 Đầu tư theo nguyên tắc quản lý tiền
Ví dụ, bạn có thể tính toán các giao dịch theo mẫu dưới đây:
1% rủi ro trong 10,000$ (số dư ban đầu) + 5% của 5,000$ (lợi nhuận)
Theo cách này, bạn sẽ có khả năng kiếm được mức lợi nhuận cao hơn và đồng thời vẫn chỉ mạo hiểm 1% số tiền ban đầu.
3.1.1 Thiết lập các tín hiệu giao dịch:
+ Tín hiệu bán: Mũi tên màu đỏ + Nến đỏ + Thanh màu đỏ
+ Tín hiệu mua: Mũi tên màu xanh + Nến xanh + Thanh màu xanh
+ Lệnh dừng lỗ: là mức tại các mũi tên.
Hệ thống giao dịch Forex – Tín hiệu giao dịch
Mục tiêu: Các tín hiệu đảo chiều hoặc các đường hỗ trợ/đối kháng (đường màu xanh/đỏ)Ví dụ:
Hệ thống giao dịch Forex – xác định mục tiêu giao dịch
3.1.2 Scalping và giao dịch giữ lệnh trong nhiều ngày
Bạn có thể sự dụng hệ thống này để giao dịch scalping biểu đồ 1M hoặc 5M. Và bạn cũng có thể sử dụng nó cho giao dịch giữ lệnh trong nhiều ngày/theo tuần trên biểu đồ 4H.
Hãy nhớ rằng cả hai phương pháp giao dịch đều rủi ro hơn so với giao dịch trong ngày bình thường (biểu đồ khung 30M – 1H). Scalping được đề xuất cho các trader với vốn giao dịch nhỏ. Giữ lệnh trong nhiều ngày hoặc theo tuần được đề xuất cho trader với vốn giao dịch lớn hơn.
Biểu đồ 4H
Hệ thống giao dịch Forex – Biểu đồ 4H
Chỉ báo thanh thời gian: chỉ báo này cho biết thời điểm của thanh hiện tại và còn bao nhiêu thời gian cho đến lúc nó đóng lại theo định dạng %.
Ví dụ:
Hệ thống giao dịch Forex – Chỉ báo thanh thời gian
Đều đó có nghĩa là còn 23% thời gian của thanh hiện tại cho đến lúc đóng lại.
3.1.3 Chỉ báo xu hướng
Hệ thống giao dịch Forex – Chỉ báo xu hướng
3.1.4 Quản lý tiền
Quản lý tiền là một điểm khác biệt giữa kẻ thắng và người thua cuộc. Thống kê về áp dụng quản lý vốn chứng minh rằng nếu 100 trader bắt đầu sử dụng một hệ thống với tỉ lệ thắng 60% thì chỉ 5 trader có lợi nhuận vào cuối năm.
Mặc dù tỉ lệ thắng là 60%, 95% trader sẽ thất bại bởi cách quản lý tiền không hiệu quả. Quản lý tiền là phần tiêu biểu nhất trong bất kì hệ thống giao dịch nào. Và hầu hết các trader đều không hiểu được tầm quan trọng của nó.
3.2 Chiến lược quản lý tiền trên hệ thống giao dịch forex
Tỉ lệ rủi ro trên mỗi giao dịch của bạn không nên vượt quá 3%. Tốt hơn hết là bạn nên điều chỉnh rủi ro ở mức 1% hoặc 2%. Chúng tôi ủng hộ mức 1% hơn nhưng nếu bạn tự tin vào hệ thống giao dịch của mình, bạn có thể tăng rủi ro lên 3%. 1% rủi ro của tài khoản 100,000$ = 1,000$
Bạn nên điều chỉnh lệnh dừng lỗ để không bao giờ mất nhiều hơn 1,000$ trên một giao dịch. Nếu bạn là trader ngắn hạn và bạn đặt lệnh dừng lỗ 50 pip trên/dưới điểm đầu vào thì:
- 50 pips = 1,000$
- 1 pip = 20$
Kích cỡ giao dịch của bạn nên được điều chỉnh để bạn chỉ mạo hiểm 20$/pip. Với tỷ lệ đòn bẩy 20:1, kích cỡ giao dịch của bạn sẽ là 200,000$. Nếu giao dịch bị dừng lại, bạn sẽ mất 1,000$ tương đương 1% số tiền trong tài khoản.
Giao dịch này yêu cầu 10,000$ = 10% số tiền trong tài khoản.
Nếu bạn là trader dài hạn và bạn đặt lệnh dừng lỗ 100 pip trên/dưới điểm đầu vào thì
- 200 pip = 1,000$
- 1 pip = 5$
Kích cỡ giao dịch của bạn nên được điều chỉnh để bạn chỉ mạo hiểm 5$/pip. Với tỷ lệ đòn bẩy 20:1, kích cỡ giao dịch của bạn sẽ là 50,000$ Nếu giao dịch bị dừng lại, bạn sẽ mất 1,000$ tương đương 1% số tiền trong tài khoản. Giao dịch này yêu cầu 2,500$ = 2.5% số tiền trong tài khoản.
Đây chỉ là một ví dụ. Số tiền trong tài khoản của bạn và đòn bẩy cung cấp bởi sàn giao dịch có thể khác so với công thức này. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn tuân theo luật 1% rủi ro.
Không bao giờ mạo hiểm quá nhiều trong một giao dịch: Đây là một lỗi quan trọng khi trader thua lỗ trong 2 hoặc 3 giao dịch liên tiếp, sau đó anh ta sẽ tự tin rằng giao dịch tiếp theo sẽ thắng và có thể đổ thêm nhiều tiền hơn vào giao dịch sau. Đây là cách bạn tự đốt cháy tài khoản của mình trong thời gian ngắn.
Một trader có kỉ luật sẽ không bao giờ để cảm xúc và lòng tham chi phối quyết định của mình.
3.3 Đa dạng hóa
Giao dịch một cặp tiền tệ sẽ tạo ra rất ít tín hiệu đầu vào. Sẽ tốt hơn nếu bạn đa dạng hóa các giao dịch của mình vào các cặp tiền tệ khác. Nếu bạn có 100,000$ trong tài khoản và có vị thế mở với 10,000$ thì vốn chủ sở hữu của bạn sẽ là 90,000$. Nếu bạn muốn tham gia vào một vị thế thứ hai, bạn nên tính toán 1% rủi ro dựa trên số vốn này chứ không phải số tiền ban đầu trong tài khoản.
Điều này có nghĩa là rủi ro của giao dịch thứ hai không nên nhiều hơn 900$. Nếu bạn muốn mở vị thế thứ ba và vốn chủ sở hữu của bạn là 80,000$, khi đó rủi ro trên giao dịch thứ ba không nên vượt quá 800$. Điều quan trọng cần nhớ là bạn đa dạng hóa các lệnh giữa những cặp tiền tệ ít có mối tương quan với nhau.
Ví dụ: Nếu bạn mua EUR/USD thì bạn không nên mua GBP/USD bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu bạn mua vị thế EUR/USD và GBP/USD và có rủi ro 3% trên mỗi giao dịch thì tổng rủi ro của bạn là 6% và các giao dịch này thường sẽ kết thúc theo cùng một hướng.
Nếu bạn muốn giao dịch cả EUR/USD và GBP/USD và kích cỡ vị thế tiêu chuẩn theo sự quản lý tiền của bạn là 10,000$ (quy luật 1% rủi ro) thì bạn có thể giao dịch 5,000$. EUR/USD và 5,00$ GBP/USD. Bằng cách này, bạn chỉ mạo hiểm 0.5% trên mỗi vị thế
3.4 Chiến lược tăng gấp đôi và không tăng gấp đôi giá trị cho giao dịch
Hiểu được hai chiến lược này là rất quan trọng. Quy luật tăng gấp đôi giá trị cho giao dịch sau cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro khi thua lỗ. Đây là chiến lược của những người đánh cược khi cam đoan rằng bạn nên tăng kích cỡ giao dịch khi đang thua lỗ.
Chiến lược này còn được gọi là Martingale, được áp dụng khi đánh cược theo cách sau: Đánh cược 10$, nếu thua, đánh cược 20$. Nếu thua, đánh cược 40$. Nếu tiếp tục thua, đánh cược 80$. Nếu thua tiếp, đánh cược 160$, v..v…
Chiến lược này dựa trên nguyên tắc rằng sau 4 hoặc 5 giao dịch thua, cơ hội thắng của bạn sẽ lớn hơn, vì vậy bạn nên đầu tư thêm tiền để phục hồi các khoản lỗ! Sự thật là tỉ lệ như nhau cho dù trước đó bạn có thua lỗ đi chăng nữa! Nếu bạn thua 5 lần liên tiếp, tỉ lệ cho giao dịch thứ 6 của bạn vẫn là 50:50. Các trader mới thường phạm phải những lỗi tương tự như vậy.
Ví dụ: nếu trader bắt đầu với số dư tài khoản 10,000$ và sau khi thua 4 giao dịch (mỗi giao dịch 1,000$), số tiền trong tài khoản của anh ta là 6,000$
Trader sẽ nghĩ rằng anh ta có cơ hội thắng giao dịch thứ 5 cao hơn nên anh ta sẽ tăng kích cỡ vị thế lên 4 lần để lấy lại các khoản lỗ. Nếu thua, số tiền trong tài khoản của anh ta sẽ là 2,000$. Anh ta sẽ không bao giờ có thể phục hồi từ 2,000$ về mức số dư 10,000$ ban đầu.
Một trader có kỉ luật không bao giờ dùng những phương pháp đặt cược như vậy nếu anh ta không muốn mất tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Quy luật không tăng gấp đôi giá trị cho giao dịch sau đồng nghĩa với việc tăng rủi ro khi thắng và giảm rủi ro khi thua. Có nghĩa là trader nên điều chỉnh kích cỡ giao dịch tùy thuộc vào lãi hay lỗ gần nhất.
Ví dụ:
- Trader A bắt đầu với số dư tài khoản 10,000$. Kích cỡ giao dịch tiêu chuẩn là 1,000$. Sau 6 tháng, số tiền trong tài khoản của anh ta là 15,000$. Anh ta nên điều chỉnh kích cỡ giao dịch lên 1,500$.
- Trader B bắt đầu với số dư tài khoản 10,000$. Kích cỡ giao dịch tiêu chuẩn là 1,000$. Sau 6 tháng, số tiền trong tài khoản của anh ta là 8,000$. Anh ta nên điều chỉnh kích cỡ giao dịch xuống 800$.
3.5 Chiến lược lợi nhuận cao
Chiến lược này sử dụng cho trader tìm kiếm lợi nhuận cao trong khi vẫn giữ số dư tài khoản không đổi. Theo nguyên tắc quản lý tiền, bạn chỉ nên mạo hiểm 1% số tiền trong tài khoản.
Nếu bạn bắt đầu với 10,000$ và kích cỡ giao dịch của bạn là 1,000$ (rủi ro 1%), sau 1 năm, số dư tài khoản của bạn là 15,000$ thì bạn có số tiền trong tài khoản ban đầu + 5,000$ lợi nhuận.
Bạn có thể tăng lợi nhuận tiềm năng bằng cách mạo hiểm nhiều hơn từ lợi nhuận trong khi vẫn giới hạn rủi ro đối với tài khoản ban đầu là 1%. Ví dụ, bạn có thể tính toán giao dịch theo mấu sau: 1% rủi ro 10,000$ (tài khoản ban đầu) + 5% của 5,000$ (lợi nhuận). Theo đó, bạn sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn và cùng lúc đó vẫn chỉ mạo hiểm 1% số tiền trong tài khoản ban đầu.
4. Lời kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn về hệ thống giao dịch Forex hiệu quả và đảm bảo quản lý rủi ro được cho người dùng. Rất mong với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để tự thiết lập cho mình một hệ thống giao dịch phù hợp và mang về cho bạn thật nhiều lợi nhuận. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.