Làm sao để gia tăng thêm lợi nhuận khi đã giao dịch đúng xu hướng và giảm tối đa rủi ro khi giao dịch sai xu hướng? Câu trả lời là scale in và scale out sẽ giúp anh em làm điều đó. Vậy scale in và scale out là gì? Mời anh em tham khảo qua bài viết dưới đây để có chiến lược giao dịch phù hợp với hai khái niệm này.
Xem thêm:
- Chỉ báo biến động và điểm ra vào vị thế
- Vị thế nhà đầu tư có phải là yếu tố quan trọng quyết định tâm lý giao dịch?
- Chiến lược pyramid – Top 1 những chiến lược nắm giữ vị thế dài hạn tốt nhất
1.Scale in và scale out là gì?
1.1 Scale in là gì? Khác với nhồi lệnh như thế nào?
Nói một cách đơn giản Scale in chính là thêm vị thế vào giao dịch. Anh em sẽ bổ sung thêm lot vào vị thế tùy vào phong cách giao dịch của anh em. Có người sẽ bổ sung thêm lot khi giá đi sai xu hướng (nhồi lệnh), có người sẽ bổ sung thêm khi giá đi đúng xu hướng.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết để chọn khung thời gian và loại tài sản theo phong cách giao dịch
1.2 Scale out (chốt lời từng phần) là gì?
Khác với scale in thì scale out là tháo bớt vị thế ra sau khi vào lệnh để bảo toàn lợi nhuận hoặc giảm bớt rủi ro tùy vào phong cách giao dịch của anh em.
1.3 Ưu và nhược điểm của Scale in và scale out là gì?
Ưu điểm của Scale in và scale out
- Tối ưu hóa điểm vào lệnh: anh em không thể nào biết được chính xác được vùng giá nào thị trường sẽ đảo chiều cho nên anh em sẽ dùng cách scale in này để bắt những vùng giá đó. Anh em sẽ vào từng phần nhỏ cho đến khi đủ khối lượng mà chúng ta đã đặt ra cho khối lượng của mình. Cách này dễ dàng và giảm áp lực hơn nhiều so với việc phải canh đúng vùng giá đảo chiều làm đôi lúc chúng ta bị hụt lệnh nhìn giá chạy mà nuối tiếc.
- Còn đối với việc scale out, ta sẽ out bớt vị thế ra khi giá tiến gần đến vùng cản mà phe đối nghịch với vị thế của chúng ta đang chờ sẵn nhằm tối đa hóa lợi nhuận tránh việc giá quay đầu chạm Stoploss của chúng ta.
Nhược điểm của Scale in và scale out
- Vì chúng ta chỉ scale in thêm vị thế khi giá vẫn còn có khả năng đi theo xu hướng ban đầu của mà chúng ta đã xác định trước. Nhưng nếu anh em không nắm chắc xu hướng dẫn đến việc đôi lúc xu hướng đã đảo chiều mà vẫn “phóng lao phải đi theo lao” thì vô tình làm cho lệnh đó thua nặng thêm.
- Còn nếu scale out quá sớm khi giá vẫn còn đi lên tiếp thì sao? Chúng ta vô tình giảm đi lợi nhuận mà lẽ ra chúng ta phải nhận được.
2. Các sai lầm khi sử dụng Scale in và scale out là gì?
2.1 Sai lầm khi sử dụng Scale in:
Sai lầm thứ nhất là không quản lí vốn: Dù anh em có chia nhỏ vị thế ra để vào lệnh theo từng vùng đảo chiều tiềm năng mà anh em xác định được thì cũng phải tuân theo quy tắc quản lí vốn mình đã đặt ra từ ban đầu. Anh em phải nhớ đây là một lệnh chia nhỏ ra chứ không phải là nhiều lệnh riêng biệt.
Cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn: tại thời điểm giá phá qua đỉnh cũ ta có thể xác định giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng lúc này anh em sẽ đợi giá hồi về tuy nhiên chúng ta không biết được giá sẽ hồi về đến đâu. Vì thế ta sẽ chia ra hai lệnh một lệnh sẽ vào ở đỉnh cũ và một lệnh sẽ vào ở vùng đáy tại nên đỉnh cao nhất (higher low). Giả sử anh em chịu rủi ro cho một lệnh là 2% thì 2 lệnh này anh em cần điều chỉnh khối lượng là 1% mỗi lệnh.
Xem thêm:
- Phương pháp quán lý vốn hiệu quả nhất mà mọi trader phải biết
- Áp dụng phương pháp quản lý vốn Kelly
- Kiến thức quản lý vốn đầu tư Forex hiệu quả
Sai lầm thứ hai là scale in lệnh vào khi đã sai xu hướng: anh em đừng cố chấp scale in thêm vị thế vào khi lệnh đã sai xu hướng và mong chờ giá sẽ quay đầu. Kết quả cho thấy thị trường lại tiếp tục lao xuống tiếp và những lệnh scale in của anh em sẽ làm cho tài khoản của anh em bốc hơi nhanh hơn mà thôi. Đôi lúc chúng ta lại nhầm lẫn giữa scale in và nhồi lệnh không kiểm soát mà không nhận ra.
2.2 Sai lầm khi sử dụng lệnh Scale out:
Lệnh scale out được sử dụng để thoát bớt vị thế khi đã có lợi nhuận nhưng anh em cần phải biết đóng bao nhiêu và khi nào đóng chứ không phải tùy ý được. Với vị thế bán anh em hãy scale out trước một phần vị thế khi gặp vùng cản đầu tiên của bên mua sau đó scale out từng phần qua từng mức cản tiếp theo và ngược lại đối với bị thế mua.
Tuy nhiên vùng cản nào là mạnh và có khả năng giá sẽ quay ngược lại và làm mất đi lợi nhuận của chúng ta. Anh em cần hiểu rõ cấu trúc thị trường nơi nào là bắt nguồn từ phe đối nghịch với vị thế của anh em nhìn ví dụ dưới đây anh em có nhận xét thế nào về việc nếu scale out ra ở vùng màu xanh và vùng màu đỏ? Rõ ràng anh em có thể thấy những vùng màu đỏ mới là nơi bắt nguồn con sóng tăng đối nghịch vị thế mua của anh em.
3. Cách sử dụng đúng Scale in và scale out là gì?
3.1 Đối với Scale in
Cách 1: Áp dụng khi không xác định được vùng giá nào giá sẽ hồi về và đảo chiều đi theo xu hướng tăng cũ.
Ta sẽ vào trước một lệnh với khối lượng 50% vị thế, sau đó tiếp tục vào tiếp một lệnh với 50% vị thế nữa ở vùng Higher Low.
Ưu điểm với cách scale in này ta sẽ không bị áp lực lỡ kèo và khi giá hồi về đúng vùng HigherLow thì khả năng sinh lợi nhuận của chúng ta sẽ tăng lên đáng kể.
Nhược điểm của phương pháp này là chúng ta phải có xác suất cao rằng giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng mà chúng ta đã phân tích ban đầu. Anh em có thể tùy ý điều chỉnh khối lượng của vị thế tùy vào vị trí của nó so với điểm dừng lỗ.
Cách 2: Áp dụng khi đo Fibonacci và thấy đỉnh cũ không trùng với vùng fibo 50-61.8.
Ưu điểm là đã có xác nhận giá sẽ tăng tiếp và vị thế vào lệnh cũng đẹp hơn.
Nhược điểm là sẽ hay bị lỡ kèo vì giá không hồi về vùng Higher Low mà chỉ hồi về vùng đỉnh cũ rồi đi lên luôn.
Ở ví dụ dưới đây anh em có thể thấy giá không hồi về vùng đỉnh cũ mà hồi về vùng Higher Low sau đó xuất hiện sóng đẩy tăng mạnh lên phá đỉnh cũ.
Lúc này ta đã có xác nhận là giá sẽ còn tăng lên tiếp tục, vì vậy ta sẽ tiếp tục scale in thêm một lệnh nữa. Tiếp tục quan sát ta thấy giá hồi về và bị giữ chân ở vùng giá 1.3824 và đã phản ứng hai lần cho ta thấy khả năng cao giá sẽ đi lên theo mô hình hai đáy. Lúc này ta sẽ tự tin scale in thêm một lệnh nữa.
Như anh em đã thấy tư duy của chúng ta là scale in khi giá đi đúng xu hướng chứ không phải là scale in vào khi giá đi sai xu hướng để mong chờ trung bình giá khi giá hồi lại và cắt lệnh.
Xem thêm:
3.2 Đối với scale out
Scale out là cách thoát lệnh từng phần giúp tối đa hóa lợi nhuận khi giá đã bắt đầu di chuyển đúng xu hướng của chúng ta. Anh em hãy ghi nhớ các quy tắc sau:
- Thứ nhất là chỉ scale out khi giá chạy hình thành đỉnh đáy
- Thứ hai phải nắm rõ cấu trúc thị trường. Giả sử trong ví dụ dưới đây anh em vào lệnh sell thì hãy đối chiếu qua bên trái biểu đồ và xem nơi nào là nơi bắt đầu của con sóng tăng và quan sát xem chỉ báo momentum cũng như volume (khối lượng) của nến khi tiếp cận những vùng đó. Nếu như có sự chững lại thì anh em hãy thoát bớt vị thế ra tùy vào khẩu vị rủi ro của anh em mà chốt bao nhiêu khối lượng. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì đừng nên Scale out nhiều hơn ba lần.
- Cuối cùng nếu khung anh em đang quan sát khó thấy được điểm scale out thì hãy mở timeframe lớn hơn để quan sát anh em sẽ thấy được bức tranh tổng thể hơn.
Xem thêm:
- Phân tích kỹ thuật với Volume Profile trong Forex
- Chiến lược giao dịch kết hợp nến Nhật với các công cụ khác
- 3 nguyên tắc khi phân tích theo khối lượng
3.3 Một số lưu ý khi sử dụng scale in và scale out
- Luôn sử dụng Stoploss vì anh em không thể nào chắc chắn bất cứ điều gì
- Tính toán vị thế và khối lượng vào lệnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể
- Hãy nắm chắc cấu trúc thị trường và xu hướng
- Cuối cùng hãy nhớ anh em không thể nào mua đúng đáy và chốt đúng đỉnh được cho nên hãy chấp nhận một mức lợi nhuận phù hợp
4.Kết luận
Scale in và Scale out là một kỹ thuật giao dịch giúp chúng ta tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Tuy nhiên nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu như anh em tiếp cận với tư duy sai lầm, hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp anh em có cái nhìn đúng đắn hơn về cách sử dụng kỹ thuật này. Hãy luyện tập trước khi đem vào giao dịch, chúc anh em trading thành công.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính