VNREBATES

Phân tích sóng đẩy và sóng hồi chuyên sâu chi tiết, đơn giản

10.04.2020, 16:55 12 phút đọc

Phân tích những nhịp đẩy (sóng đẩy – thrust) và những nhịp kéo lại ( Sóng hồi – pullback)
Xem xét chuyển động của giá
Phân tích khối lượng giao dịch và giá

Xem thêm: 

Phân tích Sóng Đẩy và Sóng Hồi

Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày về cách phân tích sóng đẩy và sóng hồi một cách chi tiết. Như vậy, tôi sẽ đi qua 3 điểm chính trong bài viết này như bên dưới: 

  1. Phân tích Sóng đẩy (Thrust) và sóng hồi (pullback)
  2. Đo lường sự chuyển động của giá
  3. Phân tích khối lượng giao dịch và giá

1. Phân tích Sóng đẩy / Sóng hồi và Sự chuyển động của giá

Sự mạnh lên hoặc yếu đi của một xu hướng có thể được quan sát từ trước thông qua những phân tích về lực đẩy, lực kéo và những chuyển động của giá. 

1.1 Phân tích lực đẩy – sóng đẩy

Lực đẩy (Thrust) quan tâm đến khoảng cách giữa swing high hiện tại so với swing high trước đó (trong xu hướng tăng) hoặc swing low (trong xu hướng giảm). Biên độ sóng đẩy càng lớn cho thấy rằng một dấu hiệu của một xu hướng mạnh. Biên độ thấp thì sẽ là tín hiệu của một xu hướng yếu. 

Phân tích lực đẩy - sóng đẩy

Phân tích lực đẩy – sóng đẩy (Nguồn: VnRebates)

Biên độ tăng của lực đẩy T2 khi so sánh với T1 cho thấy một sức mạnh trong xu hướng. Và điều tương tự cũng cho ta thấy khi so sánh T3 và T2.

Phân tích lực đẩy - sóng đẩy

Phân tích lực đẩy – sóng đẩy (Nguồn: VnRebates)

Biên độ của lực đẩy (Thrust) thấp, khi ta thấy T2 so sánh với T1 cho thấy sự suy yếu đi của xu hướng. T3 thì lại thấp hơn so với T2, cho thấy sự suy yếu trong xu hướng đang ngày càng rõ ràng. 

T2 không thể được dự đoán được cùng biên độ với T1 đã làm. Một vài tác động đã làm mất cân bằng cung cầu trong thị trường. Trong thực tế thì thị trường cũng không thể hiện ra rõ ràng là có sự suy yếu của xu hướng tăng/ sự gia tăng của áp lực phe bán. 

Đọc thêm:

1.2 Xu hướng tăng cho thấy những tín hiệu yếu đi

Phân tích lực đẩy - sóng đẩy

Phân tích lực đẩy – sóng đẩy

Phân tích lực đẩy - sóng đẩy

Phân tích lực đẩy – sóng đẩy

1.3 Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu của các sóng hồi (Pullback) liên quan đến khoảng cách giá điều chỉnh trong đợt tăng trước đó. 

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

Biên độ của nhịp giảm gia tăng sẽ đi kèm với tín hiệu cảnh báo sự suy yếu của xu hướng. Biên độ giảm ít thì lại là dấu hiệu tích cực cho một xu hướng gia tăng của giá. 

 

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

Biên độ giảm 1 (DP1) là khoảng cách khi có lực kéo lại từ xu hướng tăng giá (IM1). Biên độ giảm 2 (DP2) là khoảng cách khi có lực kéo lại từ xu hướng tăng giá (IM2). Biên độ giảm 3 (DP3) là khoảng cách khi có lực kéo lại từ xu hướng tăng giá (IM3). 

Lưu ý rằng 

DP2 thì nhỏ hơn nhiều so với nhịp tăng trước đó (IM2) khi ta so sánh DP1 với IM1 trước đó. DP2 có độ sâu cũng ít hơn khi so với D1, điều này cho thấy áp lực từ phe bán đã yếu đi và củng cố sức mạnh cho xu hướng tăng giá.

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

Lưu ý răng DP4 có độ giảm lớn hơn hẳn DP3, cho thấy áp lực gia tăng từ phe bán và vì thế là tín hiệu suy yếu của xu hướng giá trong thời gian trước đó. 

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

Đảo ngược quy tắc với xu hướng giá giảm vẫn đúng. 

Đọc thêm: 

2. Đo lường sự chuyển động của giá

So sánh các lực đẩy có cùng xu hướng với nhau để xác định rằng sức mạnh của xu hướng đang có chiều hướng gia tăng hoặc giảm đi hoặc không thay đổi. 

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

 

Độ sâu sóng hồi (Pullback)

Độ sâu sóng hồi (Pullback) (Nguồn: VnRebates)

3. Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

Trước khi tiếp tục, chúng ta cần phải định nghĩa một số thuật ngữ: 

Swing: Là điểm cao nhất hoặc thấp nhất trong một thời gian ngắn mà ở đó xu hướng đảo chiều. 

Leg: Là khoảng cách giữa 2 swing 

3.1 Những quy tắc chung khi phân tích khối lượng giao dịch để xác định độ mạnh của xu hướng

1.) Nếu giá đang trong xu hướng gia tăng và khối lượng giao dịch cũng tăng dần, điều này cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh.

Khối lượng giao dịch giúp chúng ta xác định sức mạnh của xu hướng. Một xu hướng mạnh và ổn định nếu khối lượng giao dịch giá tăng cùng với giá tăng và suy giảm khối lượng giao dịch khi giá có những điều chỉnh nhất định. 

2.) Nếu giá đang trong xu hướng gia tăng nhưng khối lượng giao dịch thì lại đang giảm, điều này cho thấy xu hướng tăng của thị trường đang yếu đi.

Khi giá gia tăng và khối lượng giao dịch ít đi, điều này thể hiện xu hướng sẽ khó có thể tiếp diễn. Giá có thể vẫn cố gắng tăng thêm một ít trước phe bán kiểm soát tình hình (điều này thường được thấy khi có những nến giảm đi cùng với khối lượng giao dịch gia tăng), giá sẽ giảm.

3.) Nếu giá đang giảm, khối lượng giao dịch gia tăng cho thấy rằng xu hướng giảm đang mạnh hơn.

4.) Nếu giá đang giảm và khối lượng giảm theo tương ứng thì cho thấy rằng xu hướng giảm đang yếu đi.

Đọc thêm: Phân biệt khối lượng giao dịch (Volume) trong forex và chứng khoán

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

3.2 Phân tích độ Mạnh Yếu của Khối lượng

Khối lượng giao dịch luôn được phân tích bằng phương pháp so sánh, có thể so với Leg hoặc Swing trước đó. Lý do để chúng ta phân tích volume là để tìm hiểu sự tăng/giảm so với sóng trước để xác nhận sức mạnh của xu hướng đang tăng hay giảm. 

1) So sánh khối lượng của Sóng hiện tại so với Sóng trước đó cùng hướng như thế nào? 

2) So sánh khối lượng của Sóng hiện tại so với Sóng trước đó ngược hướng như thế nào? 

3.3 So sánh khối lượng của Sóng hiện tại so với Sóng trước đó cùng hướng như thế nào?

Điều này nói lên việc gì? Khối lượng giao dịch tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi? 

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

Hình 1 

Khi ta so sánh với khối lượng giao dịch trong 2 sóng tăng (A) và (B). Chúng ta thấy được rằng sự suy giảm khối lượng ở Leg (B), cho thấy rằng sự suy giảm trong khối lượng giao dịch trong xu hướng tăng. Điều này cho thấy sư suy yếu sức mạnh trong xu hướng tăng.

Khi giá bắt đầu tăng và đi kèm thanh khoản giao dịch giảm, nó cho thấy xu hướng khó lòng tiếp diễn. Giá có thể sẽ vẫn tăng lên một chút nữa, nhưng một khi bên bán chiếm quyền kiểm soát (thông qua biểu hiện là Volume tăng với một cây nến đỏ dài chẳng hạn), giá sẽ giảm.

Hình 2 

Khi ta so sánh Khối lượng giao dịch của sóng tăng Leg (B)  so với sóng với (A), ta sẽ thấy rằng có sự gia tăng khối lượng giao dịch ở A và B, chỉ ra sức mạnh của xu hướng tăng. 

Ví dụ về Đảo chiều ở downtrend: 

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

3.4 So sánh khối lượng của Sóng hiện tại so với Sóng trước đó ngược hướng như thế nào?

Ở đây nghĩa là so sánh khối lượng giao dịch lúc tăng và lúc giảm. Nhìn chung, một xu hướng rõ ràng và mạnh thì phải có khối lượng giao dịch gia tăng khi giá tăng và suy giảm khối lượng giao dịch khi giá giảm. 

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

Hình 1 

Khi so sánh khối lượng giao dịch của sóng tăng (B) so với sóng giảm (A), thì ta thấy được khối lượng B có dấu hiệu suy giảm và rõ ràng thì xu hướng tăng sắp sửa đảo chiều.

Chuyển động của giá được kỳ vọng theo xu hướng mạnh. Khi giá tăng và khối lượng giao dịch giảm, điều này cảnh báo các nhà giao dịch rằng xu hướng khó có khả năng tiếp diễn nữa. Giá có thể sẽ vẫn tăng lên một chút nữa, nhưng một khi bên bán chiếm quyền kiểm soát (thông qua biểu hiện là Volume tăng với một cây nến đỏ dài chẳng hạn), giá sẽ giảm. Sóng hồi là gì ?

Hình 2 

Khi so sánh khối lượng giao dịch sóng (B) với (A), thì ta thấy được giá tăng đi kèm với khối lượng giao dịch tăng, điều này biểu hiện áp lực phe mua vẫn rất lớn và vượt trội so với phe bán. Vì thế xu hướng tăng vẫn sẽ được duy trì. 

 

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi - sóng đẩy

Phân tích khối lượng và giá theo sóng hồi – sóng đẩy

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.