Chỉ báo nhanh (leading indicator) hay chỉ báo chậm (lagging indicator) là một phân loại khác trong cách phân biệt các chỉ báo thành các nhóm nhằm giúp trader biết và lựa chọn cho mình một công cụ phù hợp để giao dịch theo phong cách riêng của mình. Việc phân loại theo tiêu chí nhanh chậm sẽ giúp anh em hiểu sâu hơn về các tín hiệu do chỉ báo đưa và ứng dụng được tốt hơn. Vậy chi tiết về chúng như thế nào đây anh em.
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
1. Chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm là gì?
Các chỉ báo ít nhiều sẽ đóng góp một phần tính khách quan cho các nhận định của anh em, nếu không có các chỉ báo được tính toán một cách chính xác dựa trên các công thức toán học thì các nhận định của chúng ta sẽ rất dễ mang tính chủ quan. Trong việc phân loại các chỉ báo thì có một phân loại khá đặc biệt là chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm, chỉ báo nhanh dường như có thể dự đoán tương lai còn chỉ báo chậm lại cẩn thận đi sau và xác nhận hành động của giá.
- Chỉ báo nhanh: đây là nhóm chỉ báo được tính toán dựa trên các công thức toán học, đầu vào là các dữ liệu quá khứ nhưng kết quả của chúng lại hướng dự báo các mức giá trong tương lại. Các chỉ báo này thường đưa ra các gợi ý tín hiệu sớm cho trader sử dụng chúng.
- Chỉ báo chậm: các chỉ báo này cũng được tính toán dựa trên các công thức toán học, nhưng ngược lại với chỉ báo nhanh chúng thường đưa ra các tín hiệu trễ và mang tính xác nhận các hành động giá hơn là dự báo chúng.
Tip: các chỉ báo có kết quả sau khi giá đã đóng cửa thường là chỉ báo chậm.
Trong việc sử dụng thực tế các chỉ báo chậm cũng có một số cách ứng dụng để chúng có thể đưa ra tín hiệu như một chỉ báo nhanh, ví dụ như các phân kỳ, chính vì vậy việc phân loại rạch ròi tất cả các chỉ báo vào hai nhóm này là điều bất khả thi. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chúng ta vẫn sẽ phân loại ra một số chỉ báo tiêu biểu thuộc hai nhóm này.
2. Ưu và nhược điểm
Chỉ báo nhanh hay hay chỉ báo chậm chung quy cũng chỉ là mang các chỉ báo mà anh em đã biết để vào một phân loại mới và dĩ nhiên vẫn sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm dựa trên đặc điểm nhanh và chậm của chúng.
Chỉ báo nhanh | Chỉ báo chậm | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Như anh em có thể thấy không có chỉ báo nào là hoàn hảo cả, tuy nhiên chúng vẫn sẽ giúp ích nhiều cho anh em nếu có thể hiểu và biết cách giao dịch với chúng. Bên cạnh đó vì tính xác suất trong giao dịch nên quản lý vốn cũng là một yếu tố bắt buộc để anh em có được thành công trong thị trường này.
Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý rủi ro và quản lý vốn trong Forex
Ưu nhược điểm nhìn chung là như thế, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một số chỉ báo tiêu biểu và cách giao dịch với chúng anh em nhé.
#Thực_chiến_NGHỀ_Trading
3. Các chỉ báo tiêu biểu và cách giao dịch
Các chỉ báo trên thị trường thì vô cùng nhiều nên trong phạm vi bài viết này mình sẽ giới thiệu với anh em một số chỉ báo nổi tiếng nhất và dễ giao dịch nhất trong hai nhóm chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm để chúng ta dễ dàng hiểu và ứng dụng nhé.
3.1. Chỉ báo nhanh và cách giao dịch
- Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI
Chỉ số RSI – viết tắt của cụm từ “Relative Strength Index”, là một chỉ báo được phát triển để đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của xu hướng thị trường, đồng thời đo lường tốc độ thay đổi giá bằng việc so sánh tính tiêu cực và tích cực trên nền tảng giá của các đợt đóng phiên giao dịch.
Về mặt tính toán chỉ báo RSI là chỉ báo theo sau giá tuy nhiên cách sử dụng của nó lại manh tính dự báo cho hướng đi của giá. Chúng ta thử đi vào một số cách mà RSI cho tín hiệu sớm nhé.
Như anh em có thể thấy mỗi lần RSI vượt qua biên trên (70) thị trường đi vào vùng quá mua và sau đó là một giảm giá, ở phía ngược lại mỗi lần RSI vượt qua biên dưới (30) thì thị trường đang có dấu hiện quá bán và thị trường lại tăng lên. Thậm chí ở lần giảm giá đầu ở ví dụ trên RSI còn đi vào vùng quá mua sớm hơn trước khi đợt giảm giá thực sự xảy ra.
Chi tiết hơn về cách giao dịch với RSI anh em tham khảo thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: RSI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả nhất
- Fibonacci mở rộng
Fibonacci là một dãy số tự nhiên tạo ra các tỷ lệ vàng cho cảm giác thị giác hài hòa của sự vật sự, dãy số này được ứng rộng rất rộng rãi trong đời sống, xuất hiện nhiều trong tự nhiên và cả trong giao dịch. Fibonacci thường được sử dụng là các điểm hộ trợ kháng cự. Tuy nhiên với Fibonacci mở rộng thậm chí chúng ta còn có thể dùng để dự đoán các mức giá trong tương lai, chúng ta cùng thử xem sao nhé.
Như anh em có thể thấy, sau khi xu hướng giảm hình thành với 2 đỉnh và 2 đáy liên tiếp thấp hơn (đường màu xanh) chúng ta có thể kẻ một fibonacci và giá đã phản ứng tại vùng 50% và để tìm điểm chốt lời anh em có thể sử dụng các mức fibonnaci mở rộng như -0.618 và -1.272 làm các điểm dự phóng cho giá. Khá hữu ích phải không anh em.
Tuy nhiên các tín hiệu với chỉ báo nhanh cũng sẽ không thành công 100%, anh em cần kết hợp thêm các yếu tố như xu hướng, momentum,… để tăng thêm xác suất thắng.
3.2. Chỉ báo chậm và cách giao dịch
Đến với chỉ báo chậm, đối nghịch với chỉ báo nhanh nhưng lại là một trợ thủ khá đáng tin cây cho anh em sử dụng trong việc giao dịch của mình đấy, chúng ta cũng sẽ thử một vài chỉ báo xem sao.
- Các đường trung bình (MA)
Bản chất của các đường trung bình giản đơn (SMA) hay trung bình động (EMA) là lấy giá trung bình của một số chu kỳ giá nhất định nên chúng luôn đi sau giá. Nên hai loại đường trung bình này chính là các chỉ báo tiêu biểu nhất cho nhóm các chỉ báo chậm, hơn nữa hai chỉ báo này cũng cực kỳ dễ giao dịch qua các tín hiệu đơn giản của chúng.
Với các đường MA anh em cần đợi cho giá cắt qua (vòng trong đỏ) và giao dịch ở một phía đường MA (xác nhận xu hướng), sau đó đợi một cú retest để giao dịch cùng xu hướng (các mũi tên). Thêm nữa là khi giá giao dịch ở một phía đường MA thì MA đồng thời cũng phải tạo độ dốc để chứng tỏ chúng đang có xu hướng, anh em nên tránh giao dịch lúc MA đang nằm ngang và giá cắt qua lại đường MA (sideway) vì rất dễ bị stop loss liên tục.
*Tip: sau khi MA nằm ngang sẽ là một xu hướng tiềm năng, MA có độ dốc khoảng 45% sẽ là một xu hướng đủ mạnh và bền vững, MA quá dốc sẽ rất dễ gãy hoặc quá thoải sẽ rất dễ quay lại sideway.
- Bollinger Bands
Bollinger Bands được xây dựng mới Bollinger – một trader rất nổi tiếng thuần thục cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Cơ sở của chỉ báo này dựa trên các đường trung bình và một biên độ lệch chuẩn để bao bọc giá lại.
Có một thống kê thú vị về Bollinger Bands là có khoảng 80% giá nằm trong hai đường biên của chỉ báo này. Từ đó hình thành một cách giao dịch sai là mua/bán khi giá vượt ra các biên, tuy nhiên vì biên liêc tục di chuyển nên anh em gần như sẽ bị dừng lỗ liên tục nếu làm theo cách này, thay vào đó setup nút thắt cổ chai lại mang lại xác suất thành công rất cao, chúng ta cùng xem thử nhé.
Anh em có thể thấy nếu như mua/bán khi giá vượt ra ngoài biên (dấu X đỏ) anh em sẽ bị stop loss rất nhiều, tuy có đôi lần sẽ thắng nhưng tỷ lệ risk:reward cũng không được tốt. Thay vào đó nếu anh em mua ở hai lần thắt cổ chai (vòng tròn đỏ) anh em đã có hai giao dịch tốt, đó cũng là nơi mà cách giao dịch sai lầm kia bị dừng lỗ liên tục.
Bollinger Bands được xây dựng trên cơ sử đường trung bình làm trung tâm nên anh em cũng hãy ưu tiên giao dịch theo xu hớng với chỉ báo này để tăng xác suất thắng cao nhất có thể. Ngoài ra Bollinger Bands cũng còn nhiều cách giao dịch nâng cao khi kết hợp thêm các chỉ báo khác anh em có thể tham khảo ở bài viết dưới nhé.
Xem thêm: Cách áp dụng chỉ báo Bollinger Bands trong giao dịch thật hiệu quả
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về các chỉ báo theo phân loại chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm và cả các ưu điểm nhược điểm của chúng, cũng như là cách giao dịch. Tuy nhiên đúng người đúng việc thì mới phát huy tối đa hiệu quả được, chúng ta cùng xem tiếp xem liệu anh em phù hợp sử dụng loại chỉ báo nào nhé.
4. Nên sử dụng dạng chỉ báo nào?
Nếu anh em có để ý có thể thấy, tất cả các ví dụ với các chỉ báo khác nhau phía trên mình đều dùng chung một biểu đồ, ý nghĩa của việc này là mỗi chỉ báo dù là chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm đều sẽ cho các tín hiệu trong cùng một khoảng thời gian trên thị trường và đều có thành công lẫn thất bại. Vậy nên không loại nào thần thánh hơn, thay vào đó chúng ta sẽ chọn loại chỉ báo phù hợp với phong cách giao dịch của mình và giao dịch thật kỷ luật.
Nếu anh em là một Swing Trader hay Position Trader kiên nhẫn với các giao dịch từ trung tới dài hạn và được hưởng lợi thế từ độ tin cậy cao trong các tín hiệu của khung thời gian lớn thì anh em hoàn toàn có thể sử dụng các chỉ báo nhanh để có được tỷ lệ risk:reward tốt hơn. Như vậy giao dịch ít hơn nhưng anh em cũng sẽ có được hiệu suất cao hơn so với việc sử dụng các chỉ báo chậm.
Tuy nhiên việc không hẳn các Swing Trader hay Position không nên sử dụng các chỉ báo chậm vì nếu nhân đôi xác nhận từ độ tin cậy trên khung thời gian lớn và sự xác nhận của các chỉ báo cũng sẽ tăng xác suất thắng và hiệu suất giao dịch của anh em.
Ở chiều ngược lại là các Day Trader, Scalper vì các bước giá ngẫu nhiên và tin tức ảnh hưởng rất nhiều lên các khung thời gian nhỏ nên anh em có thể cân nhắc sử dụng các chỉ báo chậm để tăng độ tin cậy cho các giao dịch của mình.
Nhìn chung không có công thức tuyệt đối nào cho việc lựa chọn các chỉ báo để giao dịch, cũng không có lợi thế tuyệt đối nào giữa chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm, anh em hãy cố gắng để hiểu bản thân mình và đưa ra những lựa chọn phù hợp với khẩu vị của mình.
5. Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phân loại chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm cũng như những lợi ích, nhược điểm và cách giao dịch với chúng, sẽ không có sự tuyệt đối nào trong trading cả, thay vào đó anh em hãy chọn cái phù hợp để tạo ra lợi thế bền vùng cho mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh em những kiến thức hữu ích để phục vụ công việc của anh em.
Chúc anh em giao dịch nhiều thành quả!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ