Trên thị trường forex, sau khi mở một lệnh với kích thước lô đã định sẵn và thị trường đang đi theo kế hoạch của trader. Lúc này nếu muốn gia tăng kích thước vị thế mình đang nắm giữ thì liệu có phương pháp hoặc chiến lược nào để gia tăng vị thế? Câu trả lời là có, đó chính là chiến lược pyramid
Và có một diều thú vị rằng khi áp dụng chiến lược pyramid thì rủi ro của trader sẽ giảm về mức tối thiểu và lợi nhuận nhận được sẽ tối ưu. Vậy điều này thú vị ra sao? Lợi ích nó mang lại lớn thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Nền tảng của chiến lược pyramid
Nền tảng của chiến lược pyramid đến từ kỹ thuật boosting position size profits, kỹ thuật giao dịch này liên quan đến hành động mở thêm vị thế sau một lệnh trước đó, thường là sau khi thị trường thực hiện một cú điều chỉnh theo hướng mà anh em dự định với rủi ro thấp.
Hay nói cách khác đây là kỹ thuật thường sử dụng để làm gia tăng kích thước của vị thế khi thị trường điều chỉnh trong xu một hướng. Như hình minh họa dưới đây:
Khi nhắc đến đây, chắc hẳn sẽ có nhiều anh em cảm thấy kỹ thuật này rất quen, bởi vì anh em sẽ liên tưởng đến hành động “trung bình giá” – một kỹ thuật gây nhiều tranh cãi trong giới trader. Nhưng không, hai kỹ thuật này là hoàn toàn khác nhau:
- Kỹ thuật boosting position size profits là mở thêm lệnh khi đang có lợi thế (thị trường đang đúng hướng và lệnh mở đầu tiên đầu tiên đang có lợi nhuận).
- Còn trung bình giá là mở lệnh khi ta đang bị bất lợi (thị trường đi sai hướng, lệnh đầu đang lỗ, thực hiện trung bình giá để giảm giá vào lệnh trung bình, kì vọng khi giá đi ngược chiều thì lợi nhuận sẽ lớn hơn và khắc phục lệnh đang thua lỗ trước đó).
Xem thêm: 5 cách xác định xu hướng từ thị trường forex
2. Áp dụng chiến lược pyramid để gia tăng kích thước vị thế
2.1. Chiến lược pyramid là gì?
Trong giao dịch forex, chiến lược giao dịch Pyramid hay kim tự tháp liên quan đến việc mở rộng một vị thế thành một vị thế áp đảo với tỉ lệ chiến thắng cao. Nói cách khác, đây là chiến lược mua hoặc bán để thêm vào một vị thế hiện có sau khi thị trường thực hiện một động thái mở rộng theo hướng dự định.
Chiến lược pyramid hoàn toàn phù hợp với tâm lý trên vì nó kết hợp các giao dịch chiến thắng của anh em thành hai hoặc ba lần tiềm năng lợi nhuận ban đầu trong khi giảm mức độ rủi ro tổng thể xuống mức tối thiểu. Phần tốt nhất về chiến lược Pyramid đó là nếu được thực hiện đúng cách, sẽ không phải chịu hoặc rủi ro rất thấp.
Cụ thể điều kiện áp dụng chiến lược pyramid:
- Hình minh họa ở trên cho thấy thị trường trong xu hướng tăng rõ ràng, tạo ra mức cao cao hơn và mức thấp cao hơn, thị trường liên tục phá vỡ ngưỡng kháng cự và sau đó kiểm tra lại mức kháng cự đó như là mức hỗ trợ mới. Các điều kiện thị trường như thế này là lý tưởng để gia tăng kích thước vị thế đặc biết là trong giao dịch theo phong cách position trading.
- Lệnh mua ban đầu (Initial buy order) trong hình minh họa ở trên được kích hoạt khi thị trường kiểm tra mức kháng cự cũ là hỗ trợ mới. Các lệnh mua thứ hai và thứ ba tương tự như lệnh đầu tiên, cả hai đều được kích hoạt khi thị trường kiểm tra lại mức kháng cự cũ như là hỗ trợ mới.
- Lưu ý rằng giá phải thể hiện sự vượt qua từng cấp và sau đó có dấu hiệu nắm giữ để hỗ trợ việc thêm vào vị thế ban đầu. Đây là lý do tại sao một xu hướng mạnh mẽ là một yêu cầu phải có cho chiến lược Pyramid hiệu quả.
2.2. Minh họa cho chiến lược pyramid
Chìa khóa để chiến lược pyramid thành công là luôn duy trì tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận thích hợp. “Thích hợp” ở đây là bao nhiêu? Như vậy tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận lúc này là 1: 2, còn được gọi là tỷ lệ 2R. Vì vậy, nếu mục tiêu lợi nhuận của anh em là 200 pips, mức dừng lỗ phải không được lớn hơn 100 pips.
Xem thêm: Cách tính tỉ lệ RR trong forex
Dưới đây là một minh họa khác, lần này chúng ta sẽ áp dụng vào lệnh dần dần – position sizing và một chiến lược dừng lỗ thích hợp.
Sử dụng tài khoản 20.000 đô la giả định, chúng ta sẽ mua 40.000 đơn vị (4 lô nhỏ) tại mức kiểm tra lại ở từng cấp độ giá chính. Mục tiêu lợi nhuận cho mỗi vị thế rất đa dạng, trong khi mức dừng lỗ cho mỗi vị thế mới là 100 pips.
Giả định rằng thị trường đại diện ở trên đang trong một xu hướng tăng mạnh, vì vậy động lực đứng về phía người mua. Lệnh mua đầu tiên là 40.000 đơn vị.
- Thị trường vượt qua mức kháng cự và sau khi kiểm tra lại mức hỗ trợ mới, anh em nhận thấy pinbar tăng, vì vậy mua tiếp 40.000 đơn vị (rủi ro 2%)
- Anh em quyết định sẽ cho phép giao dịch này hoạt động vì lần này bạn thấy thị trường trong một xu hướng tăng mạnh
- Thị trường vượt qua ngưỡng kháng cự thứ hai và một lần nữa kiểm tra lại nó như là hỗ trợ mới
- Anh em nhận thấy thị trường đang giao dịch tích cực trên mức hỗ trợ mới, do đó bạn quyết định mua thêm 40.000 đơn vị và di chuyển điểm dừng lỗ sau vị thế thứ hai
- Một lần nữa, thị trường vượt qua một mức quan trọng và kiểm tra lại nó như là sự hỗ trợ mới
- Sức mạnh của xu hướng theo quan sát vẫn tiếp tục, anh em quyết định mua thêm 40.000 đơn vị và di chuyển điểm dừng lỗ một lần nữa sau vị thế thứ ba
Sau nhiều lệnh mua, tại thời điểm này, anh em đã xây dựng một vị thế với kích thước khá lớn với 120.000 đơn vị. Nhưng bao nhiêu trong số đó thực sự có rủi ro?
Thực tế gần như không có rủi ro! Khi anh em thêm vị thế thứ ba là 40.000, trường hợp xấu nhất là anh em kiếm được 6% lợi nhuận.
Điều gì có tiềm năng lợi nhuận nếu thị trường đi thêm 200 pip sau khi mua xong lệnh thứ ba 40.000 đơn vị? Lợi nhuận khổng lồ 24%.
Hình dưới mô tả làm cách nào tạo ra con số tỷ lệ lợi nhuận 24%?
Lưu ý rằng lợi nhuận tiềm năng cho mỗi vị thế bổ sung được gộp trong suốt giao dịch, trong khi rủi ro liên tục được giảm thiểu.
Cùng phân tích trường hợp tốt nhất và xấu nhất cho từng bước của chiến lược Pyramid:
Thời điểm lệnh mua đầu tiên 40.000 đơn vị
- Trường hợp xấu nhất: mất 2% ở mức stop loss đầu tiên
- Trường hợp tốt nhất: lợi nhuận 12% khi giá tăng như kỳ vọng
Thời điểm lệnh mua thứ hai 40.000 đơn vị
- Trường hợp xấu nhất: Hòa vốn (lợi nhuận + 2% từ lệnh thứ nhất và lỗ -2% lệnh khối thứ hai)
- Trường hợp tốt nhất: lợi nhuận 20% (+ 12% từ khối thứ nhất và + 8% từ khối thứ hai)
Thời điểm lệnh mua thứ ba và cuối cùng 40.000 đơn vị
- Trường hợp xấu nhất: lợi nhuận 6% (+ 6% từ khối thứ nhất, + 2% từ khối thứ hai và -2% từ khối thứ ba)
- Trường hợp tốt nhất: Lợi nhuận 24% (+ 12% từ khối thứ nhất, + 8% từ khối thứ hai và + 4% từ khối thứ ba)
Như anh em có thể thấy từ các số liệu trên, trường hợp xấu nhất tại bất kỳ thời điểm nào trong giao dịch là thua lỗ 2%, trong khi trường hợp tốt nhất là lợi nhuận 24%. Điều này làm cho chiến lược Pyramid không chỉ cực kỳ có lợi mà còn thuận lợi hơn rất nhiều so với hầu hết các chiến lược giao dịch khác.
Ví dụ: biểu đồ giá EUR/USD khung thời gian ngày, nắm giữ lệnh theo phong cách position trading kéo dài gần 4 tháng với hai lần gia tăng kích thước vị thế.
- Trong điều kiện áp dụng chiến lược pyramid đã trình bày thì giá ở điểm (1) đáp ứng đủ điều kiện thứ nhất: thị trường trong xu hướng giảm rõ ràng, tạo ra mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn, thị trường liên tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và sau đó kiểm tra lại mức hỗ trợ đó như là mức kháng cự mới (1.19366). Các điều kiện thị trường như thế này là lý tưởng để gia tăng kích thước vị thế đặc biệt là trong giao dịch theo phong cách position trading. Với mức R/R trong trường hợp này đã lớn hơn 2R chính vì vậy lệnh mở đầu tiên tại điểm (1) này được kích hoạt
- Ở điểm (2) giá không thỏa các điều kiện thứ hai như nêu trên nên lúc này mình sẽ không mở lệnh ở điểm (2)
- Tiếp tục, tại điểm (3) giá thoả mãn điều kiện thứ hai:. Lệnh ở điểm (3) tương tự như lệnh đầu tiên, được kích hoạt khi thị trường kiểm tra lại mức hỗ trợ cũ như là kháng cự mới (1.1607). Với mức R/R trong trường hợp này cũng lớn hơn 2R chính vì vậy lệnh bổ sung tại điểm (3) này được kích hoạt.
3. Ưu nhược điểm của chiến lược Pyramid
Ưu điểm
- Thay vì chỉ có một giao dịch mang lại lợi nhuận, nhà đầu tư có thể có nhiều giao dịch mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
- Kỹ thuật giao dịch mà anh em có thể tăng nhanh tài khoản của mình trong một khoảng thời gian rất ngắn nếu thực hiện đúng cách.
- Rủi ro duy nhất khi thực hiện nhiều giao dịch chính là rủi ro đối với giao dịch đầu tiên của anh em bởi vì tất cả các giao dịch còn lại luôn có các điểm dừng lỗ được di chuyển để khóa lợi nhuận.
Nhược điểm
- Không thể áp dụng chiến lược pyramid cho mọi giao dịch vì đôi khi, hệ thống giao dịch của anh em chỉ có thể đưa ra một tín hiệu hoặc hướng xu hướng có thể thay đổi.
- Một số anh em sẽ có xu hướng di chuyển mức dừng lỗ của mình (tăng khoảng cách dừng lỗ do đó làm tăng rủi ro) khi thấy giá đang đi theo một cách khác gần như phá vỡ mức dừng lỗ của mình. Đừng hành động thiếu kỷ luật như vậy. Rủi ro duy nhất mà anh em phải chịu là sự thua lỗ của giao dịch đầu tiên mà thôi. Với tất cả các giao dịch khác, khi lệnh dừng lỗ bị ảnh hưởng, trong trường hợp xấu nhất cũng không bị lỗ.
4. Kết luận
Chiến lược pyramid là một trong những chiến lược giúp anh em gia tăng vị thế và tăng lợi nhuận kì vọng trong một xu hướng và khá hoàn hảo khi sử dụng để giao dịch theo phong cách position trading. Để thực hiện tốt kỹ thuật này thì anh em phải tuân thủ nghiêm các quy tắc của nó với một tinh thần kỷ luật cao độ để thực hiện mở các lệnh gia tăng kích thước vị thế với xác suất thành công cao hơn và rủi ro thấp hơn đáng kể.
Hãy luyện tập và thực hành thường xuyên, anh em sẽ dần thuần thục chiến lược này và nhận ra nó có nhiều lợi ích đến chừng nào đối với các anh em position trader. Chúc anh em thành công trên thị trường!