VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Top 12 Indicators MT4 phổ biến, hỗ trợ sẵn và cách sử dụng khi trade

16.04.2023, 08:00 20 phút đọc

MetaTrader 4 là nền tảng giao dịch được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Đây là nền tảng hỗ trợ nhiều công cụ giao dịch. Indicators MT4 là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều hiện nay. Trong bài viết này, VnRebates sẽ giới thiệu cho bạn Top các chỉ báo trong MT4 có sẵn, không tốn phí nhưng vô cùng hữu ích khi trading forex và cách sử dụng từng loại chi tiết!

>> Tham khảo thêm:

Giới thiệu nền tảng MetaTrader 4 (MT4)

MetaTrader 4 hay còn được gọi là MT4, đây là một nền tảng giao dịch trực tuyến được phát triển bởi MetaQuotes Software Corp năm 2005. Hoạt động đến nay đã gần 20 năm, MT4 đã trở thành một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Nền tảng cung cấp cho người dùng hệ thống các công cụ phân tích kỹ thuật, tính năng để quá trình giao dịch thuận lợi hơn.

Hiện nay, các sàn giao dịch nổi tiếng như ICMarkets, Exness, XM,… đều sử dụng MT4 là nền tảng giao dịch chính. Tuy vẫn có một vài sàn thiết lập riêng Platform riêng nhưng đều cung cấp quyền truy câp thông qua MT4.

Nền tảng MT4

Nền tảng MT4 cung cấp đa dạng công cụ, tính năng cho trader (Nguồn: VnRebates)

Phân loại chỉ báo (Indicator) khi giao dịch forex

Hiện nay, các chỉ báo trong MT4 rất phổ biến và đa dạng chức năng, tuy nhiên có 2 loại chính bao gồm: Leading indicator (chỉ báo nhanh), và Lagging indicator (Chỉ báo chậm). Cụ thể:

Leading indicator – chỉ báo dao động

Leading indicator còn có tên gọi khác là chỉ báo dao động. Loại chỉ báo này cung cấp các tín hiệu trước khi giá biến động. Một vài Leading indicator phổ biến là RSI, CCI, Stochastic,…

Chỉ báo nhanh thường dao động trong giới hạn của 2 giá trị. 

Ví dụ: CCI dao động trong giới hạn -100 và 100 (hoặc -200 và 200, phụ thuộc vào điều kiện của thị trường), RSI và Stochastic dao động giữa 0 và 100.

Khi Leading indicator tiến sát về đường biên trên thì nó rơi vào quá mua. Ngược lại, Leading indicator tiến sát đường biên dưới được đánh giá là rơi vào vùng quá bán, tức thị trường sẽ tăng. 

Ưu điểm của Leading indicators MT4:

– Tạo được tín hiệu sớm giúp trader không bị lỡ cơ hội.

– Giúp mang lại lợi nhuận cho nhiều trader nếu biết tận dụng đúng xu thế.

Nhược điểm của Leading indicators MT4:

– Tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu gây ro cho các trader thiếu kinh nghiệm. 

Phân loại chỉ báo trong MT4: Leading Indicator

Indicator MT4: Leading Indicator (Nguồn: VnRebates)

Lagging indicators – chỉ báo động lượng

Lagging indicator còn có tên gọi là chỉ báo động lượng. Đây là chỉ báo hình thành dựa trên thông tin lịch sử giá, nghĩa là giá biến động và sau đó chỉ báo mới cung cấp tín hiệu, vì vậy đây là lý do nó có tên là “Lagging Indicator”.

Một số lagging indicator thường được sử dụng là MA, EMA, DEMA, Momentum,…

Do chỉ báo này đưa ra tín hiệu trễ, vì vậy nó giúp các trader khó tìm được cơ hội vào lệnh khi thị trường đang tạo đỉnh hoặc đáy.

Tuy nhiên, trong thị trường có xu hướng mạnh, Lagging indicator lại trở nên rất hữu dụng vì nó giúp các trader giữ được vị thế trong xu hướng lớn. trở nên khá hữu dụng vì nó giúp nhà đầu tư giữ được vị thế trong xu hướng, đồng thời, mang lại lợi nhuận tốt. Lagging indicator không thích hợp cho thị trường sideway.

Ưu điểm của Lagging indicators MT4:

– Độ chính xác cao hơn so với Leading Indicators

Nhược điểm của Lagging indicators MT4

– Tín hiệu đưa ra thường trễ nên khó giúp trader mới kiếm được lợi nhuận.

Chỉ báo nhanh (Lagging Indicator) trên MetaTrader 4

Lagging Indicator (Nguồn: VnRebates)

Top 12 chỉ báo trong MT4 phổ biến, có sẵn và cách sử dụng chi tiết

Các chỉ báo kỹ thuật một trong những không thể thiếu khi trading forex. Một nhà giao dịch sử dụng phương pháp Price Action dù chỉ sử dụng các mô hình giá, nhưng chắc chắn cũng có lúc cần đến sự hỗ trợ của chỉ báo. Hay thậm chí cả những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cơ bản đôi khi cũng sử dụng indicator để có thể xác định xu thế thị trường một cách chính xác nhất. Sau đây, hãy cùng VnRebates tìm hiểu các chỉ báo trong MT4 có sẵn, miễn phí và quan trọng là hữu ích khi trading forex nhé!

1. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)

Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. 

Chỉ báo này được ra đời vào năm 1979 bởi Gerald Appel. Đây là một trong những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật. Đây được coi là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong phân tích kỹ thuật.

MACD được tính bằng cách lấy đường trung bình động EMA12 trừ đi đường EMA26. Ngoài ra, có một đường EMA9 hoạt động như đường tín hiệu và giúp cung cấp các tín hiệu mua và bán.

Cách sử dụng chỉ báo MACD

  • Tín hiệu mua: Đường MACD cắt với đường tín hiệu từ dưới lên. Histogram chuyển thành màu xanh.
  • Tín hiệu bán: Đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và Histogram chuyển thành màu đỏ.

Để sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác như mô hình nến, mô hình biểu đồ, Price Action. >>> Xem ngay bài phân tích chi tiết chỉ báo MACD và các chiến lược nâng cao của VnRebates.

Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD (Nguồn: VnRebates)

2. Chỉ báo RSI (Relative Strength Index Indicator)

Chỉ bóa RSI là viết tắt của Relative Strength Index hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo này giúp tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá trị của RSI được biểu diễn trên thang từ 0 đến 100.

Cách sử dụng RSI

  • Nếu RSI lớn hơn 70, nghĩa là tài sản đó đang bị mua quá mức, cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo ngược.
  • Nếu RSI nhỏ hơn 30 có nghĩa là tài sản đó đang bị bán quá mức, cảnh báo giá có thể gần chạm đáy và chuẩn bị đảo chiều.

Ở khu vực giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, và khi RSI dao động quanh mức 50 lúc này thị trường đang không có xu hướng.

Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI (Nguồn: Internet)

>>> Xem ngay: Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI chốt lời hiệu quả

3. Biểu đồ Renko (Renko Chart)

Đây là một dạng biểu đồ khác với dạng thông thường. Biểu đồ này sử dụng những viên gạch sẽ thay thế cho các thanh nến truyền thống. Đây là công cụ dùng để lọc nhiễu rất tốt trong giao dịch.

Renko Chart chỉ hiển thị các biến động giá lớn hơn một mức đã định trước đó. Nó giúp xác định các điểm đảo chiều đỉnh, đáy quan trọng. 

Indicator này hoạt động rất tốt ở vai trò lọc nhiễu và giúp các trader được tập trung hơn vào xu hướng chính.

Renko Chart: Top các chỉ báo phổ biến, miễn phí, có sẵn trong nền tảng MT4

Renko Chart (Nguồn: Internet)

4. Dải Bollinger

Bollinger Bands là công cụ được rất sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, đây là công cụ để đo biến động thị trường. >>> Xem ngay bài phân tích chi tiết Dải Boliiger và cách sử dụng khi trading forex

Bollinger Bands được cấu tạo từ các 3 đường SMA bao gồm:

– Dải giữa (Middle Band) là SMA20

– Dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy đường SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn

– Dải dưới (Lower Band) được tính bằng cách lấy đường SMA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn

Chỉ báo Bollinger Band trong MetaTrader 4

Chỉ báo Bollinger Band (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng Dải bollinger?

Bollinger Band có thể sử dụng tốt khi thị trường sideway, các trader có thể bán ra khi giá chạm dải trên và mua vào khi giá chạm  có thể áp dụng chiến lược bán ra khi giá chạm vào dải trên và mua vào khi giá chạm vào dải dưới.

Tuy nhiên khi thị trường đang có xu hướng rõ ràng thị chiến lược này rất rủi ro.

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band (Nguồn: VnRebates)

>>> Đọc thêm: Kết hợp Fibonacci và Bollinger bands như Pro Trader

5. Chỉ báo Stochastic

Stochastic là chỉ báo giúp so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó thể hiện động lượng của giá. Chỉ báo này được cấu tạo bởi 2 đường %K và %D và nó giúp các trader tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng.

Cách sử dụng chỉ báo Stochatics?

Chỉ báo này có 2 đường biên 20 và 80 để xác định ngưỡng quá mua và quá bán.

Nếu chỉ báo vượt đường biên 80 cho thấy rằng tài sản đang trong tình trạng quá mua. Điều này cũng cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo chiều.

Còn nếu chỉ báo vượt quá đường biên 20 cho thấy tài sản đang trong tình trạng quá bán và cũng là dấu hiệu cho thấy giá có thể gần chạm đáy, chuẩn bị quay đầu tăng.

Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic (Nguồn: Internet)

6. Chỉ báo Automatic Trendline Indicator

Chỉ báo kỹ thuật Automatic Trendlines giúp trader có thể vẽ đường trendline trên chart. Chỉ báo này có 6 thông số đầu vào, bạn có thể tùy chỉnh tên hoặc nhãn dán cho từng đường trendline, thay đổi màu,  độ dày, độ sâu, đánh dấu các đỉnh đáy quan trọng trên chart.

Bằng cách sử dụng chỉ báo này, bạn sẽ vẽ trendline chính xác hơn, từ đó khi kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả giao dịch.

Chỉ báo Auto vẽ Trendline

Chỉ báo Auto vẽ Trendline (Nguồn: Internet)

>> Đọc thêm:

7. Mây Ichimoku

Mây Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, đây là chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi ông Satoru Hosoda vào năm 1969

Mây Ichimoku là chỉ báo được dùng để xác định các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ di động, xác định động lượng và cung cấp các tín hiệu giao dịch.

Chỉ báo này được gọi là mây Ichimoku vì nó có hình dạng giống như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động (moving average), giúp nhìn ra những thông tin để giao dịch như xu hướng giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu ra vào lệnh. Bộ chỉ báo Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường trung bình động, bao gồm:

– Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi)

– Đường Kijun-sen (đường cơ sở)

– Đường Senkou Span A

– Đường Senkou Span B

– Đường Chikou Span hay còn gọi là đường trễ

Chỉ báo Ichimoku trên nền tảng giao dịch trực tuyến MT4

Chỉ báo Ichimoku (Nguồn: VnRebates)

Cách sử dụng Mây Ichimoku

Nếu giá giao dịch trên mây Kumo thì lúc này thị trường đang có xu hướng tăng và ngược lại, nếu giá đang giao dịch thấp hơn mây Kumo thì thì trường đang có xu hướng giảm.

Trường hợp giá nằm trong mây Kumo, thị trường đang có xu hướng không rõ ràng.

Đám mây càng dày cho thấy thị trường có động lượng rất mạnh và khi đám mây mỏng chứng tỏ thị trường đang có động lượng yếu.

Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku (Nguồn: VnRebates)

8. Chỉ báo ADX (Chỉ báo định hướng trung bình)

ADX hay Average Directional Index – là chỉ báo giao động dùng để xác định sức mạnh của xu hướng trên thị trường. Các đơn vị thường sử dụng chỉ báo này để xác định thị trường đang đi ngang hay đã bắt đầu xu hướng hay chưa.

ADX thường biến động trong khoảng từ 0 – 100, nếu như các giá trị ADX càng lớn thì xu hướng của thị trường càng mạnh. Nếu ADX đang xuống mức 20 tức là xu hướng hiện tại yếu.

Cách sử dụng chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX giúp các nhà đầu tư xác định độ mạnh yếu của xu hướng thị trường. Qua đó các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định nên giao dịch hay đóng lệnh.

Dựa theo giá trị chỉ báo ADX ta có các xu hướng như sau:

  • 0 – 25: xu hướng yếu (thị trường đi ngang)
  • 25 – 50: xu hướng mạnh
  • 50 – 75: xu hướng tăng rất mạnh
  • 75 – 100: xu hướng là cực mạnh
Cách sử dụng chỉ báo ADX

Cách sử dụng chỉ báo ADX (Nguồn: VnRebates)

9. Chỉ báo Show pips

Show pips là một chỉ báo cung cấp thông tin. Chỉ báo này giúp nhà đầu tư ý thức được tình trạng tài khoản của mình, để khi bước vào vùng nguy hiểm thì bạn sẽ cẩn trọng hơn, tránh bị cháy tài khoản. Chỉ báo Show pips hiển thị nhiều thông tin, bao gồm lợi nhuận tính theo point, phần trăm và đơn vị tiền tệ, spread hiện tại và thời gian còn lại trước khi đóng nến.

Chỉ báo Shop Pips

Chỉ báo Shop Pips (Nguồn: Internet)

10. Chỉ báo MFI (Money Flow Index)

Money Flow Index (MFI) – Chỉ báo dòng tiền là một chỉ báo dao động, có giá trị thuộc phạm vi từ 0 đến 100. MFI được tạo ra bởi Gene Quong và Avrum Soudark.

Chỉ báo MFT có tính chất của RSI tuy nhiên được bổ sung thêm yếu tố khối lượng.

Cách sử dụng chỉ báo MFI

  1. Xác định xu hướng
  • Nếu MFI nằm trên đường 50 thì thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Nếu MFI nằm dưới đường 50 thì thị trường đang trong xu hướng giảm
Sử dụng chỉ báo MFI để xác định xu hướng thị trường

Sử dụng chỉ báo MFI để xác định xu hướng thị trường (Nguồn: VnRebates)

  1. Tín hiệu quá mua, quá bán
  • Thị trường xuất hiện tín hiệu QUÁ MUA khi MFI tăng dần và vượt lên trên đường 80, báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều giảm.
  • Thị trường xuất hiện tín hiệu QUÁ BÁN khi MFI giảm dần và vượt xuống dưới đường 20, báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều tăng.
Sử dụng các tín hiệu ở mức quá mua-quá bán của chỉ báo MFI - Indicator MT4

Sử dụng các tín hiệu ở mức quá mua-quá bán của chỉ báo MFI (Nguồn: VnRebates)

11. Chỉ báo OBV (On-Balance Volume Indicator)

Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là một chỉ báo khối lượng, có chức năng đo lường động lực của xu hướng dựa vào mối tương quan trong sự di chuyển của giá và khối lượng.

Chỉ báo OBV

Chỉ báo OBV (Nguồn: VnRebates)

Cách sử dụng chỉ báo OBV

  1. Tín hiệu củng cố xu hướng

Tín hiệu này xuất phát từ mối quan hệ giữa khối lượng và giá: khi giá tăng cộng với khối lượng giao dịch lớn, nghĩa là áp lực tăng đang rất mạnh, giá sẽ tiếp tục tăng lên và ngược lại.

Nếu xu hướng của OBV và giá giống nhau thì xu hướng của giá được củng cố nhờ sự hỗ trợ của khối lượng hay tính thanh khoản.

  1. Tín hiệu phá vỡ các ngưỡng quan trọng

Cũng tương tự như giá, khi đi vào các vùng volume quan trọng, khối lượng cũng sẽ phản ứng rất mạnh mẽ, đặc biệt, khi phá vỡ các vùng/ngưỡng quan trọng đó thì khối lượng giao dịch cũng sẽ biến động mạnh theo một hướng nhất định.

Các trader sử dụng tín hiệu này như một công cụ xác nhận tín hiệu đảo chiều của giá. Cụ thể:

  • Khi giá có tín hiệu đảo chiều tăng, nếu OBV phá vỡ ngưỡng kháng cự mạnh và tăng lên thì tín hiệu đảo chiều tăng của giá được củng cố hơn, đáng tin cậy hơn.
  • Khi giá có tín hiệu đảo chiều giảm, nếu OBV phá vỡ ngưỡng hỗ trợ mạnh và giảm xuống thì tín hiệu đảo chiều giảm của giá càng đáng tin cậy hơn, giao dịch có xác suất thành công cao hơn.
Cách sử dụng chỉ báo OBV - Indicator in MT4

Cách sử dụng chỉ báo OBV (Nguồn: VnRebates)

12. Chỉ báo Zig Zag

Chỉ báo zigzag là một chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường các mức giá đỉnh và đáy trên thị trường. 

Nguyên tắc sử dụng chỉ báo zigzag tương đối đơn giản, nó sẽ lọc những tín hiệu nhiễu từ hành động giá bằng cách loại bỏ các thông tin không quan trọng, điều này giúp trader nhìn thị trường với một góc nhìn đơn giản và chính xác hơn.

Chỉ báo ZigZag - Indicator Mt4

Chỉ báo ZigZag (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng chỉ báo Zig Zag

  1. Kết hợp với lý thuyết sóng Elliott

Thách thức lớn nhất của sóng Elliott chính là xác định nơi sóng bắt đầu và kết thúc. Lúc này, chỉ báo zigzag hoàn toàn có thể giúp bạn điều đó.

Chỉ báo Zig Zag thường được sử dụng cùng với Lý thuyết sóng Elliot để xác định vị trí của mỗi sóng trong chu kỳ tổng thể.

  1. Kết hợp với Fibonacci thoái lui

Việc thêm chỉ báo Zigzag cho biết các vị trí mà các đợt tăng và giảm đã diễn ra cũng như nơi chúng bắt đầu và kết thúc.

Chỉ báo Zigzag loại bỏ các dao động nhỏ không đáng kể và nhiễu trên thị trường vậy nên nó sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc tìm ra các pivot point quan trọng.

Hướng dẫn thêm các chỉ báo có sẵn trong MT4 vào biểu đồ giao dịch

Đối với các chỉ báo được cài đặt sẵn trên phần mềm này, có 2 cách để thêm indicator vào MT4. Đó là:

  • Click vào biểu tượng “Add Indicatiors” trên thanh công cụ ở trên cùng để xem danh sách các chỉ báo có sẵn.
  • Hoặc chọn các chỉ báo này khi click vào “Insert” và chọn “Indicators”.

Các chỉ báo này được phân thành những loại khác nhau, chẳng hạn như Trend, Oscillators và Volume. Khi một chỉ báo được chọn, trader có thể tùy chọn để thay đổi các biến đầu vào (Input), hoặc sử dụng các thiết lập mặc định. Các chỉ báo sau đó sẽ xuất hiện trên biểu đồ giá.

>> Tham khảo:

Một số câu hỏi thường gặp

Chỉ báo trong MT4 nào tốt nhất trên mobile?

Các chỉ báo trong MT4 mà bạn có thể sử dụng trên mobile tốt nhất là Mây Ichimoku, đường MACD, Market Facilitation Index, Momentum, Money Flow Index, Moving Average, Moving Average of Oscillator, On Balance Volume.

Chỉ báo trong MT4 nào miễn phí?

Kho indicator MT4 có rất nhiều chỉ báo phù hợp với các chiến lược khác nhau của nhà đầu tư. Một số Indicator free mà bạn có thể tham khảo như chỉ báo RSI, đường EMA 34 89, Automated Fibonacci Indicator, chỉ báo Zigzag, chỉ báo Accumulation Distribution.

Chỉ báo sinh lời tốt nhất trong MT4 là gì?

Một trong những chỉ báo MT4 tốt nhất cho bất kỳ chiến lược nào là MACD (đường trung bình động hội tụ phân kỳ). Các đường trung bình động giúp trader dễ dàng xác định các cơ hội giao dịch theo xu hướng chung.

Kết Luận 

Vậy là trong bài viết này VnRebates đã hướng dẫn cho bạn top 12 các chỉ báo trong MT4 phổ biến và cách sử dụng chúng để giao dịch. Mong trong số 12 chỉ báo bạn có thể lựa chọn được công cụ phù hợp nhất với chiến lược. Nếu các bạn thấy bài viết này có giá trị thì hãy ủng hộ VnRebates bằng cách chia sẻ bài viết này nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức ForexChứng khoánTiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.