Xem thêm:
- Chỉ báo Bollinger Bands là gì?
- Những hạn chế của Bollinger Bands trong phân tích kỹ thuật
- Chỉ báo RSI trong Forex
1. Tại sao sự kết hợp Bollinger Bands và RSI lại hiệu quả
Việc kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác nhau là điều cần thiết để xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh. Các chỉ báo với ý nghĩa khác nhau sẽ bổ sung thông tin cho nhau, khắc phục những điểm yếu của nhau, từ đó mang đến những tín hiệu có xác suất cao hơn cũng như những cơ hội giao dịch tốt hơn cho chúng ta.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không phải chỉ báo nào cũng có thể kết hợp được với nhau. Có những chỉ báo khi cùng nằm trên một biểu đồ không những không hỗ trợ cho nhau, mà còn tạo ra sự xung đột lẫn nhau, mang lại các tín hiệu nhiễu khiến các nhà giao dịch gặp khó khăn hơn khi đưa ra quyết định.
Xem thêm: Các chỉ báo kĩ thuật quan trọng trong Forex
Vậy, tại sao Bollinger Bands và RSI lại có thể kết hợp được với nhau, và sự kết hợp này có thể mang lại hiệu quả như thế nào? Chúng ta có thể điểm qua một vài lý do dưới đây:
- Bollinger Bands và RSI: một chỉ báo nhanh và một chỉ báo chậm (chỉ báo trễ)
Chúng ta có Bollinger Bands là một chỉ báo trễ, vì tín hiệu của nó đi sau thông tin về giá. Ngược lại, RSI được coi là chỉ báo nhanh, vì nó thể hiện được động lượng của thị trường sớm hơn so với giá cả.
Một chỉ báo nhanh có thể giúp chúng ta nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng, phần nào dự báo trước được chuyển động của giá trong tương lai. Tuy nhiên, hạn chế của các loại chỉ báo sớm như RSI là tín hiệu có thể bị sai hoặc bị nhiễu khá thường xuyên, vì những diễn biến của giá trong tương lai không dễ gì có thể dự đoán một cách chính xác.
Ngược lại, một chỉ báo chậm như Bollinger Bands dù cung cấp cho chúng ta thông tin chậm hơn so với chuyển động thực tế của giá, nhưng lại có ưu điểm khi tín hiệu có độ chính xác cao hơn và đáng tin cậy hơn.
Như vậy, chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm có những ưu và nhược điểm hoàn toàn trái ngược nhau, ưu điểm của loại này là nhược điểm của loại kia và ngược lại. Chính vì thế, sự kết hợp giữa một chỉ báo nhanh và một chỉ báo chậm, cụ thể là Bollinger Bands và RSI, lại trở thành một sự kết hợp khá hoàn hảo, vì chúng sẽ hỗ trợ, bù đắp khuyết điểm của nhau, đồng thời vẫn phát huy được ưu điểm của riêng mỗi loại.
Tìm hiểu thêm: Những hạn chế của Bollinger Bands trong phân tích kỹ thuật
- Một chỉ báo động lượng và một chỉ báo độ biến động
Nếu như anh em chưa biết, thì nguyên tắc để kết hợp các chỉ báo hiệu quả là không dùng các chỉ báo cùng một loại. Bollinger Bands và RSI hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc đó, khi mà RSI là một chỉ báo động lượng cho chúng ta biết sức mạnh phe mua, phe bán, còn Bollinger Bands là một chỉ báo độ biến động, cho chúng ta biết mức độ biến động của giá cả trong từng giai đoạn.
Hai chỉ báo Bollinger Bands và RSI thuộc hai nhóm khác nhau, hoàn toàn không có xung đột mà còn có thể hỗ trợ nhau, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình thị trường.
Ví dụ, RSI có thể cho chúng ta thấy được thị trường đang có lực mua chiếm ưu thế, đồng thời Bollinger Bands nở rộng cho thấy mức biến động của thị trường mạnh. Từ hai yếu tố đó chúng ta có thể kết luận rằng thị trường đang có lực tăng rất mạnh mẽ, anh em nên tìm kiếm những cơ hội phù hợp để thực hiện lệnh mua.
Xem thêm: Chỉ báo volume RSI
2. Cách giao dịch khi kết hợp Bollinger Bands và RSI
2.1. Cách thức hoạt động chung của Bollinger Bands và RSI
Chúng ta đã nói về sự khác biệt giữa Bollinger Bands và RSI, khi một chỉ báo cho chúng ta biết độ biến động, cái còn lại cung cấp thông tin về động lượng thị trường. Tuy nhiên, khi kết hợp Bollinger Bands và RSI với nhau, chúng ta sẽ sử dụng tới một nguyên lý chung của cả hai chỉ báo này, đó là thông tin về tình trạng quá mua quá bán của thị trường.
Đối với RSI, nó cho chúng ta biết thị trường rơi vào trạng thái quá mua khi ở mức trên 70, và quá bán khi RSI nhỏ hơn 30
Còn đối với Bollinger Bands, dù ý nghĩa và mục đích chính của nó vẫn là thể hiện mức độ biến động của giá, tuy nhiên dựa vào đó chúng ta cũng có thể kết luận được liệu thị trường có đang quá mua hay quá bán hay không.
Với dải Bollinger, số liệu cho chúng ta biết rằng 95% thời gian giá luôn nằm trong phạm vi của dải trên và dải dưới. 5% còn lại là những thời điểm giá tạm thời phá ra khỏi dải trên hoặc tụt xuống dải bên dưới. Đó cũng chính là lúc chúng ta được thông báo rằng thị trường đang quá mua hoặc quá bán.
Có thể một số anh em sẽ thắc mắc rằng, nếu chúng ta lấy tín hiệu quá mua quá bán từ cả hai chỉ báo thì cuối cùng cũng chỉ có một loại tín hiệu, và một trong hai chỉ báo là dư thừa.
Đó là một thắc mắc hợp lý, tuy nhiên trên thực tế hai chỉ báo này có cách tính toán khác nhau, do đó tín hiệu quá mua quá bán cũng có nguyên lý hình thành khác nhau. Chính vì vậy sự kết hợp Bollinger Bands và RSI dựa trên tín hiệu quá mua quá bán không hề trùng lặp và dư thừa, mà nó sẽ giúp chúng ta lọc bỏ được tín hiệu nhiễu, mà chỉ giữ lại những tín hiệu có xác suất cao hơn.
2.2. Giao dịch quá mua quá bán với Bollinger Bands và RSI
Bây giờ, quy tắc để giao dịch với chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI rất đơn giản như sau:
- Vào lệnh mua khi RSI dưới mức 30, đồng thời giá chạm hoặc phá qua dải Bollinger Bands dưới (vị trí 1 trong ví dụ bên dưới)
- Vào lệnh bán khi RSI trên mức 70, đồng thời giá phá qua dải Bollinger phía trên (vị trí 2)
Tuy nhiên, có một vấn đề mà anh em cần lưu ý, cũng là vấn đề chung với tất cả các phương pháp giao dịch, đó là tỷ lệ thành công của các tín hiệu không bao giờ có thể đạt 100%.
Giống như ví dụ phía trên, anh em có thể thấy ở vị trí 3, chúng ta có RSI < 30 trong một thời gian dài, giá cũng vài lần phá qua dải dưới của Bollinger Bands, nhưng rồi giá vẫn tiếp tục giảm. Mặc dù cuối cùng giá cũng quay đầu tăng mạnh, nhưng trước đó có thể anh em đã dính stop loss vài lần nếu như vào lệnh mua sớm.
Cách để hạn chế được rủi ro từ vấn đề này là tuyệt đối tuân thủ stop loss cũng như quản lý vốn. Ngoài ra, anh em cũng có thể kết hợp thêm các công cụ khác như tín hiệu nến đảo chiều, các mức hỗ trợ kháng cự… để tăng xác suất cho tín hiệu giao dịch của mình.
Xem thêm:
2.3. Bollinger Bands và phân kỳ RSI
Bên cạnh cách kết hợp Bollinger Bands và RSI cơ bản với tín hiệu quá mua quá bán, anh em cũng có thể sử dụng thêm tín hiệu rất mạnh khác của RSI là sự phân kỳ của giá.
Chúng ta sẽ trực tiếp đến với ví dụ sau:
Anh em có thể thấy chúng ta vẫn có RSI quá bán, Bollinger Bands quá bán nhưng giá chỉ tăng một chút rồi lại quay đầu giảm. Tưởng chừng như đây là một tín hiệu quả, một lệnh giao dịch thua lỗ, nhưng sau đó anh em có thể thấy giá một lần nữa quá bán theo cả hai chỉ báo, đồng thời RSI đã tạo một phân kỳ tăng rõ rệt. Lúc này tín hiệu mua mạnh hơn rất nhiều, và sau đó giá thực sự bước vào một xu hướng tăng mạnh.
Từ ví dụ trên, hy vọng anh em hiểu được cách áp dụng phân kỳ RSI kết hợp với Bollinger Bands ,từ đó áp dụng một cách linh hoạt trong thực tế. Anh em có thể tìm kiếm được những tín hiệu có xác suất thắng khá cao nếu như áp dụng đúng những nguyên tắc này.
Xem thêm:
- Chiến lược kết hợp MACD và RSI hàng đầu cho Swing Trader
- Kết hợp RSI và Ichimoku trong Forex hiệu quả
- Kết hợp Fibonacci và RSI để bắt vùng tiếp diễn xu hướng hiệu quả
- Kết hợp MA và RSI để tăng hiệu quả giao dịch
- Kết hợp ADX và RSI để hạn chế nhiễu tín hiệu trong giao dịch Forex
3. Kết luận
Một lần nữa mình muốn nhắc lại, không có một chỉ báo hay chiến lược nào có thể thành công 100%. Anh em cần học cách kết hợp thêm những công cụ hợp lý để tăng tỷ lệ thành công cho từng lệnh mà mình thực hiện, đồng thời phải biết cách quản lý vốn hiệu quả để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Hãy đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình thật tốt trước khi nghĩ đến thành công trong thị trường này.
Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức mới nhất về Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán được cập nhật liên tục.