Chỉ báo ADX – một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được sử dụng để đo lường sức mạnh xu hướng và là một công cụ mạnh mẽ đánh giá một xu hướng nhưng ADX lại không cung cấp cho trader một điểm vào lệnh cụ thể. Chính vì vậy việc kết hợp ADX và RSI để xác thực điểm vào lệnh là một chiến lược cần thiết cho anh em trader.
Chiến lược kết hợp ADX và RSI sẽ là chiến lược hoàn hảo giúp cho anh em đang giao dịch theo xu hướng sẽ có một điểm vào lệnh vừa tối ưu về mặt tín hiệu, vừa bắt đúng xu hướng hiện tại của thị trường.
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
1. Những yếu tố hình thành phương pháp kết hợp ADX và RSI
1.1. Các thành phần làm nên phương pháp
Chỉ báo ADX
Đồ thị biểu diễn xu hướng sideway khi ADX đi ngang và xu hướng giảm mạnh khi ADX bắt đầu lên cao. Anh em cần đặc biệt cẩn thận khi đọc và lý giải chỉ báo ADX vì nó không phải là một chỉ báo dạng cho tín hiệu mua bán mà là chỉ báo đo động lượng. Sự di chuyển của đường ADX đơn thuần là để đo lường sức mạnh của xu hướng.
Có thể tóm gọn cách sử dụng ADX như sau:
- Nếu giá đang tăng, và chỉ báo ADX cũng tăng, thì chúng ta có trường hợp tăng giá mạnh.
- Nếu giá sẽ giảm và chỉ báo ADX sẽ tăng, thì chúng ta có trường hợp giảm giá mạnh.
- Xu hướng tăng và xu hướng giảm trong đồ thị đi kèm mức tăng lên của ADX
Xem thêm: sử dụng chỉ báo ADX để phân tích sức mạnh xu hướng cực chuẩn
Chỉ báo ADX đơn thuần chỉ cung cấp cho anh em biết sức mạnh của xu hướng hiện tại nhưng không định hướng cho anh em biết xu hướng đang là tăng hay giảm chính vì vậy thông thường ADX sẽ được kết hợp với Directional Movement Index (DMI)
DMI là hệ thống định hướng, giúp trader xác định việc liệu thị trường đang biến động có xu hướng hay không và đang theo xu hướng nào. DMI được phát triển bởi J.Welles Wilder giữa những năm 1970. DMI nên sử dụng chung với chỉ báo ADX.
Chỉ báo RSI
Chỉ số RSI giúp anh em xác định tình hình quá mua – quá bán nên được sử dụng cùng với các phân tích chung về xu hướng giá theo 2 cách đọc: các mức RSI, mẫu hình đồ thị và các phân kì của chỉ báo (thứ tự quan trọng tăng dần).
Chỉ báo RSI dao động trong khung từ 0-100. Các mức quá mua – quá bán thường là 30-70 nhưng đối với các anh em đã có kinh nghiệm sử dụng RSI thì có thể tuỳ chỉnh các mức này.
- Nếu RSI tăng trên 70 – đó là tín hiệu quá bán
- Nếu RSI giảm dưới 30 – đó là tín hiệu quá mua
1.2. Cơ sở của phương pháp kết hợp
Chỉ báo RSI được phân loại vào loại chỉ báo dao động (Oscillators) và là chỉ báo đi trước giá – không bao giờ bị trễ, cho nên khi RSI cho tín hiệu quá bán – quá mua tại thời điểm đọc chỉ báo nhưng anh sẽ không biết thời điểm nào giá thực sự đảo chiều. Và vì mang trong mình đặc tính của một chỉ báo dao động nên tín hiệu tuy nhạy nhưng khá nhiễu.
Chỉ báo ADX chỉ đơn giản là chỉ báo đo lường sức mạnh của một xu hướng và cho biết liệu chúng ta có nên giao dịch trong giai đoạn đó hay không mà thôi. Nói cách khác, ADX là một chỉ báo cho biết sức mạnh của xu hướng nhưng khi kết hợp với DMI thì sẽ cung cấp cho anh em một loại chỉ báo vừa xác định xu hướng vừa xác định sức mạnh của xu hướng đó
Chính vì vậy khi kết hợp lại hai chỉ báo này sẽ giúp loại bỏ những nhược điểm của nhau, cung cấp cho anh em một bộ công cụ giao dịch với khả năng thành công cao.
2. Phương pháp kết hợp ADX và RSI trong giao dịch
Các công cụ cần có
- Chỉ báo ADX DMI với thông số 20 chu kì
- Chỉ báo RSI 14 chu kì
- EMA 50 và EMA 100 để xác định xu hướng hiện tại của giá
- Xu hướng chung của thị trường ở khung thời gian lớn hơn và chỉ giao dịch theo xu hướng này
Tín hiệu mua
- Bộ đôi chỉ báo EMA 50-100 cho tín hiệu xu hướng tăng (EMA 50 cắt lên và nằm trên EMA 100)
- Chỉ số RSI cho tín hiệu quá bán (kể cả phân kì dương)
- Chỉ số ADX theo sau với đường DI+ cắt DI- và nằm trên đường DI-.
- Đường ADX vượt ngưỡng 25
- Đặt lệnh Mua ở giá đóng cửa tại nến gần nhất với lệnh stop loss ở mức đáy gần nhất.
- Thoát vị thế mua khi đường ADX dưới ngưỡng 25
Tín hiệu bán
- Bộ đôi chỉ báo EMA 50-100 cho tín hiệu xu hướng giảm (EMA 50 cắt xuống và nằm dưới EMA 100)
- Chỉ số RSI cho tín hiệu quá mua (kể cả phân kì âm)
- Chỉ số ADX theo sau với đường DI+ cắt DI- và nằm trên đường DI-.
- Đường ADX vượt ngưỡng 25
- Đặt lệnh Mua ở giá đóng cửa tại nến gần nhất với lệnh stop loss ở mức đỉnh gần nhất.
- Thoát vị thế mua khi đường ADX dưới ngưỡng 25
#Thực_chiến_NGHỀ_Trading
3. Thực chiến và các vấn đề lưu ý khi giao dịch
Xem xét biểu đồ Bitcoin khung thời gian H1:
Với vị thế sell:
- Chỉ số RSI cho tín hiệu quá mua
- Bộ đôi chỉ báo EMA 50-100 cho tín hiệu xu hướng giảm (EMA 50 cắt xuống và nằm dưới EMA 100)
- Chỉ số ADX theo sau với đường DI+ cắt DI- và nằm dưới đường DI-.
- Đường ADX vượt ngưỡng 25
Đặt lệnh bán ở giá đóng cửa tại nến gần nhất với lệnh stop loss ở mức đỉnh gần nhất. - Thoát vị thế bán khi đường ADX dưới ngưỡng 25
Với vị thế buy:
- Chỉ số RSI cho tín hiệu quá bán
- Bộ đôi chỉ báo EMA 50-100 cho tín hiệu xu hướng tăng (EMA 50 cắt lên và nằm trên EMA 100)
- Chỉ số ADX theo sau với đường DI+ cắt DI- và nằm trên đường DI-.
- Đường ADX vượt ngưỡng 25 trước đó nên anh em có thể sử dụng giao cắt hai đường DI để vào lệnh
Đặt lệnh mua ở giá đóng cửa tại nến gần nhất với lệnh stop loss ở mức đáy gần nhất. - Thoát vị thế mua khi đường ADX dưới ngưỡng 25
Lưu ý khi thị trường side way thì các tín hiệu ở trên vẫn sẽ đúng nhưng tỉ suất lợi nhuận mà anh em có được sẽ là không đáng kể và không đáng để mở vị thế cho nên khi đã xác định thị trường đang side way tốt nhất anh nên đứng ngoài.
Xem thêm: cách xác định thị trường side way và giao dịch hiệu quả
4. Kết luận
Giao dịch theo xu hướng của các khung thời gian lớn theo phương pháp đa khung luôn là phương pháp giao dịch an toàn cho anh em. Khi đã các định được xu hướng ở khung lớn, thì anh em chỉ cần mở lệnh theo các xu hướng này thì vị thế của anh em sẽ ít rủi ro nhất có thể. Và chiến lược kết hợp ADX và RSI sẽ cung cấp cho anh em phương pháp vào lệnh chuẩn chỉnh.
Hãy thử nghiệm và back test chiến lược trên các sản phẩm giao dịch của anh em trước khi thực hành trên tài khoản thực.
Chúc anh em thành công trên thị trường!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ