VNREBATES

Cách Cài Đặt Time Bar Indicator MT4 – Candle Closing Time Remaining

16.01.2023, 15:39 12 phút đọc

Nếu bạn đang sử dụng MetaTrader 4 như một công cụ hỗ trợ giao dịch Forex, chắc hẳn bạn sẽ có lúc tự hỏi: Tại sao MetaTrader 4 không có Indicator hỗ trợ việc báo hiệu khi nào thì cây nến đang chạy sẽ kết thúc và mở nến mới? Trong bài viết sau, VnRebates sẽ giới thiệu đến bạn 1 loại Time bar indicator MT4 dễ dùng và hữu ích nhất, chính là Candle Closing Time Remaining và cách cài đặt nó.

Xem thêm:

Time bar indicator MT4 – Indicator đếm ngược thời gian kết thúc nến là gì?

Indicator Candle Closing Time Remaining (CCTR) là một chỉ báo đơn giản hữu ích và quá nhẹ nhàng, và là 1 chỉ báo không thể thiếu trên phần mềm MT4 dành cho các nhà đầu tư.

Candle Closing Time Remaining (CCTR) giúp cho bạn biết còn bao lâu nữa thì cây nến hiện tại sẽ đóng cửa như hình minh họa bên dưới.

Time bar indicator MT4 - Candle Closing Time Remaining là gì?

Time bar indicator MT4 – Candle Closing Time Remaining là gì? (Nguồn: Internet)

Có thể thấy, khi nhìn vào góc phải màn hình ở biểu đồ trên tại khung H1, bạn sẽ biết cây nến hiện tại sẽ đóng cửa sau gần 39 phút nữa. Nếu là trader giao dịch theo mô hình nến thì đây thực sự là 1 tính năng bạn nên có để hỗ trợ giao dịch tốt hơn, cũng như biết thời điểm vào và thoát lệnh một cách hợp lý nhất.

Chỉ báo CCTR có các đặc điểm sau:

  • Có thể thay đổi được màu sắc và kích thước hiển thị.
  • Tùy chỉnh được vị trí xuất hiện trên biểu đồ.
  • Hiển thị thời gian máy chủ.
  • Phát âm thanh cảnh báo khi nến sắp đóng.
  • Mã code sạch.

Tham khảo: Chỉ báo Fractal là gì? Ứng dụng của chỉ báo Fractal trong Forex

Tại sao phải quan tâm thời gian còn lại của nến?

Nếu bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng và cách dùng thời gian còn lại của nến, bạn có thể bỏ qua phần này và xem hướng dẫn download và cài đặt ở mục tiếp theo.

Có một câu ngạn ngữ cổ phương Tây nói rằng “Timing is everything” tức thời điểm là tất cả. Đối với các trader giao dịch swing hay dài hạn hơn sẽ không cần tính toán điểm vào lệnh quá chi li tới từng giây, từng phút.  Họ có thể chỉ cần nhìn vào biểu đồ một lần mỗi ngày để xem có gì mới không. Việc giá bị giảm trong vòng 1 tiếng đồng hồ không có nhiều ý nghĩa với các trader kiểu này cho lắm.

Tuy nhiên, nếu chúng ta giao dịch trong thời hạn ngắn hơn thì việc tính toán chính xác thời gian giao dịch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Các trader ngắn hạn (Scalping Trader) luôn phải trong tâm thế chuẩn bị hành động nếu cây nến tiếp theo xuất hiện, tức là phải luôn sẵn sàng cho tín hiệu giao dịch tiềm năng. Nhưng làm sao để biết khi nào cây nến tiếp theo sẽ xuất hiện?

Vâng, đó chính là nhiệm vụ của các chỉ báo về thời gian chẳng hạn như CCTR. Với những indicator như thế, chúng ta có thể biết chính xác số phút và giây còn lại của nến. Nhờ đó, bạn có thể nắm bắt cơ hội giao dịch nhanh chóng và kịp thời khi cây nến tiếp theo mở cửa.

Tại sao phải quan tâm thời gian còn lại của nến?

Tại sao phải quan tâm thời gian còn lại của nến? (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách download chỉ báo CCTR trên MT4 – Time bar Indicator MT4

Nền tảng MetaTrader 4 (MT4) mặc định sẽ không có các chỉ báo đếm ngược thời gian (Time bar Indicator). Do đó, chúng ta cần tự tải và cài đặt chỉ báo CCTR.

  • Bước 1: Tải về indicator CCTR tại đây.
  • Bước 2: Giải nén file vừa tải về và copy vào thư mục MQL4. Nếu bạn không biết thư mục MQL4 ở đâu trên máy tính của mình thì có thể click chuột phải vào biểu tượng của MT4 trên Desktop sau đó chọn Open File Location.
  • Bước 3: Mở hoặc khởi động lại MT4
  • Bước 4: Từ cửa sổ “Navigator”, tìm chỉ báo Candle Closing Time Remaining vào kéo vào biểu đồ. Nếu bạn không thấy cửa sổ “Navigator”, hãy nhấn Ctrl + N.
  • Bước 5: Cài đặt các thông số và nhấn OK. Chỉ báo CCTR sẽ xuất hiện trên biểu đồ của bạn.

Hướng dẫn cách download chỉ báo CCTR trên MT4 - Time bar Indicator MT4

Hướng dẫn cách download chỉ báo CCTR trên MT4 – Time bar Indicator MT4 (Nguồn: Internet)

Ở đây, bạn có thể cài đặt các thông số như sau:

  • location: Cài đặt nơi biểu đồ sẽ xuất hiện. Trong hình minh họa bên trên, thông số này đang là Top-Left, tức là CCTR sẽ xuất hiện góc trên, bên trái biểu đồ.
  • displayServerTime: Cài đặt hiển thị giờ theo máy chủ
  • playAlert: Âm thanh cảnh báo. Trong hình minh họa đang để Off tức chỉ báo sẽ không phát ra âm thanh khi nến sắp đóng cửa
  • fontSize: Lựa chọn kích thước font chữ
  • Colour: Lựa chọn màu sắc.

Các thông số chính của Indicator Candle Closing Time Remaining

Trong hình trên, tôi đã đánh dấu các vị trí bộ đếm thời gian của nến (0 – 4). Trong tab “Đầu vào” của chỉ báo này, hãy thay đổi biến “vị trí” thành các số này để đặt bộ hẹn giờ ở vị trí tương ứng của nó.

Vị trí hiển thị Indicator

  • Location 0 – Đặt tên của chỉ báo và một phiên bản nhỏ của bộ hẹn giờ ở góc trên bên trái.
  • Location 1 – Đặt bộ hẹn giờ nến ở góc trên bên phải.
  • Location 2 – Đặt hẹn giờ ở góc dưới bên trái.
  • Location 3 – Đặt hẹn giờ ở góc dưới bên phải.

Vị trí hiển thị Candle Closing Time Remaining:

Vị trí hiển thị Candle Closing Time Remaining (Nguồn: Internet)

Màu sắc hiển thị: Click vào và chọn. Phù hợp với màu nền biểu đồ nến đang chạy của bạn. Nền biểu đồ của tôi màu trắng nên tôi chọn là Black – Đen.

Server Time: Biến displayServerTime nếu Set là 0 thì không hiển thị. Nếu Set là 1 thì sẽ hiển thị Server time hiện tại là mấy giờ (Múi giờ bao nhiêu) Việt Nam là GMT +7.

Kích thước Font chữ: Nên chọn lớn 1 chút cho dễ nhìn. Tôi chọn Font 20

Bộ đếm thời gian này rất hữu ích với tôi vì nó hỗ trợ tôi và cho biết khi nào thì nến sẽ kết thúc để mở nến mới. Vì tôi giao dịch theo tin tức, các mô hình nến và một số chỉ báo + hệ thống hỗ trợ khác nữa.

Forex Scalping – Giao dịch ngắn hạn

Tại sao bạn cần chỉ báo Candle Closing Time Remaining?! Đối với nhà giao dịch ngắn hạn, cụ thể là Scalping Trader, việc tính thời điểm chính xác từng Bar là rất quan trọng.

Phương pháp Scalping trong giao dịch ngoại hối là gì? Người ta tin rằng đây là một loại giao dịch, khi một nhà giao dịch tham gia nhiều giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn và đóng lệnh trong vài phút. Đây không phải là một định nghĩa chính xác.

Scalping đưa ra gợi ý đóng lệnh ở một khoảng cách ngắn từ điểm mở lệnh. Nhà giao dịch thoát giao dịch trong một thời gian ngắn, ngay khi giá thay đổi ít nhất một vài pip, bao gồm cả chênh lệch. Theo logic, để kiếm được lợi nhuận, một nhà giao dịch theo phương pháp Scalping phải thực hiện hàng chục giao dịch như vậy trong vòng một ngày, nhưng thật ra số lượng của chúng không quá quan trọng.

Một chìa khóa để thành công trong việc áp dụng phương pháp Scalping là chọn một thời điểm tốt phù hợp với sự biến động có thể dự đoán được.

Các loại Scalping và ví dụ chung về các chiến lược Scalping đơn giản

Scalping theo tin tức

Tại thời điểm phát hành tin tức quan trọng hoặc công bố dữ liệu kinh tế, có sự gia tăng biến động và khối lượng giao dịch có thể tiếp tục từ vài phút cho đến vài giờ. Đây là thời gian tốt nhất cho Scalpers. Có hai cách giao dịch.

  • Bạn đặt các lệnh đang chờ xử lý ngược lại một vài phút trước khi công bố thống kê và hủy lệnh thua lỗ sau khi công bố.
  • Bạn thực hiện một số giao dịch ngắn hạn cho các cặp tương quan trực tiếp trong những phút đầu tiên của những tin tức xuất bản theo hướng xu hướng chung.

Kiếm tiền bằng cách sử dụng một chiến lược như vậy là khá khó. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Các loại Scalping theo khung thời gian

  • Chiến lược Scalping ngoại hối đơn giản này được gọi là chiến lược có lợi nhuận cao nhất và có rủi ro cao nhất (về lợi nhuận, vấn đề này rất gây tranh cãi). Giao dịch được thực hiện trên khung thời gian M1, giao dịch được tổ chức trên thị trường trong vài phút. Nó xảy ra từ 1-2 điểm là đủ cho Scalper, vì đòn bẩy tối đa (đôi khi lên tới 1: 1000) được sử dụng.
  • Scalping trung hạn: chiến lược Scalping ngoại hối này cho thấy số lượng giao dịch tương đối nhỏ hơn, thời gian nắm giữ là khoảng 5-10 phút. Khung thời gian là M5. Kích thước đòn bẩy được xác định bởi các nhà giao dịch.
  • Scalping thận trọng: với thời gian giữ tối đa 30 phút, khung thời gian là M15.

Các loại Scalping dựa trên các chiến lược phân tích kỹ thuật

  • Scalping với phân tích dựa trên một số khung thời gian: Một chiến lược như vậy được sử dụng khi giao dịch với xu hướng ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn có thể đảo ngược bất cứ lúc nào, vì vậy các chiến lược giao dịch theo xu hướng phổ biến cho các khung thời gian giờ sẽ không được linh hoạt. Một xu hướng như vậy có thể xuất hiện, ví dụ, trong một khoảng dừng ngắn trước khi công bố tin tức nào đó, điều đó gây những chuyển biến lớn về giá, giá bắt đầu chuyển động mạnh theo dự báo.

Hoặc chuyển động giá có thể bắt đầu sau một sự cân bằng tạm thời giữa nhà đầu cơ giá lên và nhà đầu cơ giá xuống. Các chiến lược forex Scalping của loại này cho thấy rằng bạn xác định sự bắt đầu của một xu hướng trên khung thời gian của H1-H4 bằng chỉ báo xu hướng hoặc bộ dao động. Tiếp theo, bạn phân tích thị trường và tìm kiếm các tín hiệu trên khung thời gian M5.

  • Giao dịch dựa trên các cặp tiền tệ chính: Dựa trên các cặp tiền tệ chính, các cặp tiền tệ này có sự tương quan với nhau, từ đó trader đưa ra quyết định của minh. Ví dụ, cặp EUR/USD ngay lập tức phản ứng với việc công bố số liệu thống kê của Hoa Kỳ. Nếu EUR/USD và USD/JPY tăng, thì EUR/JPY cũng sẽ tăng.
  • Scalping trực giác: Việc một người đầu cơ có ít thời gian để đưa ra quyết định, có nhiều nhà giao dịch sử dụng trực giác của họ. Họ hiểu thị trường tốt đến mức họ không cần bất kỳ chỉ số kỹ thuật nào.

Lưu ý khi sử dụng các Indicator và MetaTrader 4

Trong mỗi bài viết, tôi đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó. Bạn nên tham khảo và ứng dụng kèm các Indicator:

KẾT LUẬN

Bài viết trên của VnRebates vừa cung cấp thông tin về Time bar Indicator MT4 phổ biến: Candle Closing Time Remaining và cách cài đặt chỉ báo này. Chúc các traders giao dịch thành công! Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.