Đọc thêm:
- Các chỉ báo kết hợp hiệu quả với Price Action
- Các mẫu hình Price Action cơ bản và dễ sử dụng
- Top 10 quyển sách Price Action hữu ích
- 9 phương pháp giao dịch Forex đơn giản và hiệu quả nhất
Price Action là gì?
Price Action (Hành động giá) là phương pháp dự đoán hướng đi của thị trường dựa theo sự di chuyển của giá. Price tức là giá cả, Action tức là hành động. Người theo phương pháp này thường chỉ sử dụng biểu đồ nến kèm theo rất ít (hoặc không) indicator để giao dịch trên thị trường.
Nếu như ngoài đời sống tất cả các sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta đều có nguyên nhân. Thì trong thị trường tài chính nói chung, thị trường ngoại hối nói riêng, tất cả các thị trường tài chính đều tạo ra dữ liệu về sự chuyển động của giá thị trường trong những khoảng thời gian khác nhau; dữ liệu này được hiển thị trên biểu đồ giá, và tất cả đều có nguyên nhân gây nên các hành động giá này.
Một biểu đồ thể hiện giá cả tức thời phản ánh niềm tin và hành động của tất cả trader, kinh doanh một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và những niềm tin này được miêu tả trên biểu đồ giá của thị trường theo hình thức “hành động giá cả” (P.A.). Từ đó thuật ngữ Price Action được ra đời.
Như vậy, price action (Hành động giá) là sự chuyển động của giá trên biểu đồ. Các thanh nến chính là hình thức thể hiện hành động giá rất rõ ràng. Chúng mô tả lại những gì mà bên mua và bên bán đang hành động. Tất cả đều được khắc họa rất rõ nét.
Một số cách phân tích của phương pháp giao dịch Price Action nâng cao
1. Đọc nến để nhận định phe mua hay phe bán đang thắng thế
Price Action là phương pháp giao dịch dựa vào giá. Giá lại được thể hiện bởi các cây nến trên biểu đồ vì thế một trader muốn giỏi về Price Action thì sẽ phải là một người có kỹ năng đọc nến hoàn hảo.
Anh em không cần phải nhớ tên từng cây nến một cách máy móc. Chỉ cần nhìn hình dáng nến và phân tích cấu tạo nến từ bốn mức giá: High (cao nhất), Low (thấp nhất), Open (mở cửa), Close (đóng cửa) là đủ để anh em hiểu được câu chuyện đằng sau những cây nến rồi.
Như anh em cũng biết nến được hình thành dựa vào giá mà giá di chuyển dựa vào việc mua và bán của các nhà giao dịch. Vậy thì bản thân cây nến đã cho ta biết trong quá trình hình thành lên cây nến hai phe mua và bán đã đấu tranh với nhau như thế nào. Cùng xem ví dụ dưới đây nhé.
Bây giờ anh em hãy thử phân tích 5 cây nến đầu tiên nhé.
- Cây đầu tiên cho thấy sự chiến lĩnh hoàn toàn của phe mua. Từ lúc giá mở của tới lúc đóng của không có lực bán nào xuống và giá đi thẳng một mạch
- Cây thứ hai cho thấy khi giá mở cửa ra có lực bán đẩy giá xuống thấp. Ở đây có lực mua mạnh đẩy giá lên và đóng nến ở mức cao nhất. Cây nến này cho thấy phe bán đã bị phe mua đánh bại.
- Cây nến thứ ba cho thấy phe mua đã áp đảo từ ban đầu tuy nhiên khi tăng đến mức cao nhất thì bị phe bán đẩy giá xuống cho thấy sự hụt hơi của phe mua ở phút cuối. Mặc dù đây vẫn là nến tăng giá nhưng lực tăng ở đây không còn mạnh như hai nến trước
- Cây nến thứ tư vẫn là cây nến tăng giá tuy nhiên ta có thể thấy được sự cân bằng giữa hai bên mua và bán giá được đẩy xuống rồi lại đẩy lên và kết thúc ở khoảng giữa thân nến cho thấy phe mua tuy có chiếm ưu thế nhưng không thực sự áp đảo.
- Cây nến thứ 4 mặc dù hình thái nến khá giống nhau nhưng nếu soi vào quá trình hình thành sẽ cho ra câu chuyện khác nhau. Quá trình 1 là giá di chuyển từ High -> Close cho thấy lực bán xuống. Quá trình ở cây thứ 2 là giá đi từ Low-> Close cho thấy lực mua mạnh lên
Tham khảo:
- Các mô hình nến Nhật cơ bản và cách đọc dễ hiểu
- Cách áp dụng mô hình nến Doji khi giao dịch
- 17 mô hình mẫu nến đảo chiều mạnh tăng-giảm trong Forex
2. Phân tích tỷ lệ phần trăm chiều dài giữa bóng nến và thân nến
Phần này sẽ giúp bạn hiểu được mối quan hệ giữa thân nến và bóng nến.
- Giá mở cửa cho chúng ta biết cán cân giữa bên mua và bên bán khi phiên giao dịch bắt đầu.
- Giá đóng cửa cho chúng ta biết cán cân giữa bên mua và bên bán khi phiên giao dịch kết thúc
3. Phân tích nến kèm xem xét khối lượng giao dịch
Đối với phương pháp phân tích VSA theo Wyckoff, chuyển động giá trên biểu đồ phải được phản ánh vào chỉ báo khối lượng bên dưới. Nỗ lực (khối lượng) được xem là kết quả (giá).
Ví dụ phân tích về nến có thân dài:
Price action trong ví dụ trên: Tâm lý tăng giá của thị trường khá mạnh. Hành động giá tăng mạnh hơn và đóng cửa ở gần đỉnh nến.
Phân tích khối lượng:
- Vì hành động giá đang là tăng do đó khối lượng cũng phải lớn để phản ứng với điều này. Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, nếu khối lượng vượt trên mức trung bình, chúng sẽ xác nhận cho hành động giá, thể hiện rằng có dòng tiền lớn đang tham gia thị trường đó là cách mà thị trường cần di chuyển.
- Ở cây nến thứ hai, khối lượng đã giảm xuống thấp hơn mức trung bình. Đây là một tiếng chuông cảnh báo cho bạn. Giá đang tăng cao hơn nhưng nỗ lực đã thuyên giảm. Động thái này không nhất quán. Nếu bạn đang mở lệnh mà gặp tình huống này, hãy tìm cách thoát lệnh. Còn nếu bạn chưa vào lệnh, hãy đứng ngoài và chờ tín hiệu tiếp theo, khi dòng tiền lớn đổ vào thị trường.
Ví dụ phân tích về nến có thân ngắn:
Price action trong ví dụ trên: Tâm lý thị trường đang khá yếu
Phân tích khối lượng:
- Các cây nến có thân ngắn đúng ra cũng sẽ có khối lượng thấp theo quy luật nỗ lực so với kết quả.
- Trong trường hợp nến có thân ngắn nhưng khối lượng lại cao thì sao? Nếu khối lượng là chỉ báo đại diện cho nỗ lực mua, vậy thì tại sao thân nến lại ngắn? Chỉ có hai cách lý giải cho việc này:
- Các tay to đang bán hàng ra cho rất nhiều những người mua khác.
- Thị trường có hình thành một range trước đó và dòng tiền lớn đang chuẩn bị hấp thụ các lệnh bán của trader trước đó đang bị khóa trong phạm vi giao dịch này.
Xem thêm:
- Chiến lược giao dịch sử dụng nến Nhật kết hợp với hỗ trợ và kháng cự
- Mô hình nến Nhật thực chiến kết hợp chỉ báo
Phân tích xu hướng hiện tại kết hợp với vị trí xuất hiện của nến
Chúng ta không nên phân tích biểu đồ nến một cách riêng lẻ. Các thanh nến phải được phân tích kết hợp với bối cảnh thị trường và những gì đã diễn ra trước đó.
Bối cảnh mà chúng tôi nhắc tới ở đây là những so sánh giữa nến hiện tại với nến trước đó.
- Nến hiện tại dài hơn hay nhỏ hơn nến trước đó? Điều này cho chúng ta biết momentum đang tăng hay giảm.
- Mức độ thay đổi độ lớn của nến có đáng kể hay không? Bên mua hay bên bán đang tạo áp lực mạnh hơn.
- Biến động thị trường đang tăng lên hay giảm xuống?
- Các thay đổi có diễn ra trong suốt thời gian giao dịch hay không? Chẳng hạn như trong nhiều trường hợp, các nến ở giữa một xu hướng thường không có chuyển động mạnh.
Hy vọng qua bài viết trên anh em cũng đã hiểu về Price Action là gì và các giá trị cốt lỗi của phương pháp này. Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng tuy nhiên nếu anh em là người yêu thích sự tối giản yêu thích việc đọc nến và phân tích tâm lí thị trường thì anh em nên tham khảo phương pháp Price Action. Ý kiến của anh em về phương pháp này như thế nào hãy để lại bình luận để cùng trao đổi nhé
VnRebates- Nơi Trading là NGHỀ