VNREBATES

Kết hợp chỉ báo với Price Action để cải thiện kết quả giao dịch

19.10.2021, 06:05 10 phút đọc

Các anh em trader theo trường phái Price Action có cái nhìn hơi cực đoan về chỉ báo. Bài viết hôm nay sẽ giúp anh em mở lòng ra bằng cách giới thiệu cho anh em một số chỉ báo kết hợp cực kì hiệu quả với trường phái Price Action. Cùng tham khảo với mình nhé.

Mặc dù Price Action là phương pháp ưu tiên cho sự tối giản và ít sử dụng chỉ báo tuy nhiên vẫn có những chỉ bảo kết hợp rất hiệu quả với Price Action. Đó là những chỉ báo nào? Mời anh em xem bài viết dưới đây để  tìm hiểu các chỉ báo kết hợp hiệu quả nhất với Price Action qua đó giúp phân tích của anh em thêm chính xác và có tỷ lệ thắng cao hơn.

1.Đặc trưng của phương pháp Price Action và chỉ báo.

Price Action là phương pháp dành cho người yêu thích sự tối giản trên biểu đồ. Những trader theo trường phái này quan niệm rằng: “Đường giá thể hiện tất cả” vì thế nên họ thường không sử dụng chỉ báo hay công cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên Price Action lại mang tính chủ quan của người sử dụng khá nhiều, mình gặp rất nhiều trường hợp các trader theo trường phái Price Action cùng nhìn vào biểu đồ nhưng lại có cái nhìn khác  nhau về xu hướng thị trường nó phụ thuộc vào tư duy của Trader trải nghiệm đủ lâu trên thị trường.

Xem thêm: Price Action toàn tập | Phương pháp đọc nến và dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường

2.Tại sao các indicator chỉ báo xu hướng không phù hợp với Price Action

2.1 Sự khác nhau trong việc nhận định xu hướng.

Trong Price Action thì  xu hướng được xác định bằng giá liên tục tạo các đỉnh vào đáy cao dần đối với xu hướng tăng, hoặc ngược lại đối với xu hướng giảm.

Có nhiều anh em sẽ thắc mắc, đôi lúc hai trader Price Action cũng cho xu hướng khác nhau mà. Đó là vì họ đang nhìn khung thời gian khác nhau mà thôi.

Nếu anh em chỉ sử dụng kiến thức xác định xu hướng đỉnh đáy mà mình đã nói ở bài trước và xét cùng một timeframe thì phải đến 80% cho ra kết quả giống nhau. Còn đối với chỉ báo thì nó lại mang tính khách quan hơn ví dụ như khi giá đang giao dịch trên đường MA thì là xu hướng tăng và ngược lại. Hay như chỉ báo Ichimoku thì giá nằm trên Kijun-Sen, thị trường đang trong xu hướng tăng và ngược lại.

Nhưng câu hỏi đặt ra là đường đường MA thông số bao nhiêu sẽ cho xu hướng chính xác hơn? Mình tin ra với một người sử dụng MA 20 với một người sử dụng MA 50 khi nhìn biểu đồ cũng cho ra hai kết quả khác nhau rồi. Anh em hãy nhìn ví dụ dưới đây:

  • Giá đang nằm dưới đường MA 20 nhưng lại đang nằm trên MA 50 vậy thì giá giảm hay tăng ( hình 1).
  • Ở hình 2 ta thấy giá tăng lên một chút anh em kết luận vậy thì MA 50 cho dự đoán chính xác hơn.
  • Tiếp theo giá nằm đi xuống nằm dưới hai đường MA 20 và MA 50 tín hiệu quá đẹp anh em sẽ vào sell nhưng đời không như là mơ anh em lại tiếp tục dính SL.(hình 3)
  • Lúc này anh em lại tìm câu trả lời cho mình bằng cách mở thêm đường MA 100. Cuối cùng đã có lí do là tại vì giá vẫn còn nằm trên MA100 nên giá tăng.(hình 4)
  • Qua ví dụ trên anh em đã thấy sự thiếu nhất quán của các chỉ báo xu hướng chưa?

chỉ báo

MA là một chỉ báo xu hướng.

Đường MA nào tốt hơn?

Liệu giá có đảo chiều

MA chỉ là chỉ báo vẽ lại

2.2 Chỉ báo xu hướng luôn chạy sau giá.

Nếu anh em tìm hiểu kỹ hơn về các chỉ báo xu hướng anh em sẽ nhận ra là để tính toán ra các chỉ báo sẽ có rất nhiều công thức dựa vào người làm ra chỉ báo đó sáng tạo ra. Tuy nhiên nó đều có một công thức chung là phải có sự tham gia của giá vào. Ví dụ dễ hiểu đường  MA 20 trên biểu đồ H1 là đường nối tất cả những giá đóng cửa trung bình trong 20 giờ gần nhất vậy thì để có điểm nối tiếp theo thì phải đợi cây nến tiếp theo đóng cửa. Chính vì điều này nên xu hướng luôn đi sau giá. Anh em hãy nhìn ví dụ sau đây:

  • Nếu dùng cách xác định cấu trúc theo Price Action thì ta xác định được đây là xu hướng giảm và giá đang chạm đến vùng SwingHigh của cấu trúc giảm này. Nhưng nếu sử dụng indicator đo xu hướng thì gia đang là một xu hướng tăng vì đang nằm trên đường MA 20
  • Theo lí thuyết thì ta chỉ vào lệnh sell khi giá phá qua đường MA20. Nhưng theo Price Action ta hoàn toàn có thể vào một lệnh sell sớm hơn khi giá chạm vùng SwingHigh và xuất hiện nến đảo chiều Engulfing
  • Và kết quả thì anh em đã thấy khi giá rớt mạnh rồi thì mới phá qua đường MA lúc này vị thế sell đã không còn được nữa. Hơn nữa đây chỉ là MA20 nên còn bám sát theo giá nếu bạn sử dụng MA 50 thì tín hiệu còn chậm hơn rất nhiều.

Cách nhìn thị trường giữa Price Action và chỉ báo

Chỉ báo luôn chạy sau giá

2.3 Các chỉ báo xu hướng sẽ giới hạn tầm nhìn của chúng ta

Theo quan điểm của các trader theo trường phái Price Action thì trading là một bộ môn nghệ thuật của phân tích tâm lí vì thế họ cảm thấy thoải mái hơn khi không bị các chỉ báo làm giới hạn tư duy của họ. Qua hai ví dụ ở trên anh em cũng đã thấy hạn chế của việc sử dụng chỉ báo trong giao dịch rồi đúng không. Hai điểm yếu chết người của việc sử dụng chỉ báo là

  • Không có tính nhất quán khi giao dịch
  • Luôn chạy sau giá làm cho chúng ta bị tâm lí khi nào lệnh. Đôi lúc xu hướng tăng rõ ràng nhưng vì nó đang nằm dưới đường xu hướng nên bạn không dám vào lệnh hoặc bạn sẽ không dám gồng lời vì giá đi xa đường xu hướng quá rồi nó sẽ hồi lại.

3. Chỉ báo nào phù hợp nhất với Price Action nhất

Nếu như các chỉ báo xu hướng không thể hiện được ưu điểm vượt trội so với Price Action cũng như không kết hợp được tốt với Price Action thì các chỉ báo đo động lượng lại tỏ ra vượt trội hơn. Các chỉ báo động lượng không có mâu thuẫn với việc đánh giá xu hướng hiện tại theo Price Action tuy nhiên nó lại giúp cho anh em biết được xu hướng hiện tại còn mạnh hay không qua đó chúng ta sẽ có những chiến lược phù hợp để giao dịch. Một số chỉ báo động lượng kết hợp tốt với Price Action như: RSI, MACD, Volume….

3.1 Chỉ báo RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật dùng để đo lường mức độ thay đổi giá gần đây qua đó giúp anh em đánh giá  các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác. Vì Vnrebates đã có một bài viết rất chi tiết để nói về việc sử dụng RSI anh em có thể tìm đọc. Ở đây mình xin tóm gọn một số điều quan trọng về RSI:

  • Đừng thực hiện lệnh mua bán khi thấy giá phá bán hoặc quá mua
  • RSI chỉ cho xu hướng không còn mạnh để xác định đảo chiều vẫn phải dựa trên cấu trúc
  • Đọc RSI tạo vùng cản qua trọng là tốt nhất.

Chỉ báo động lượng RSI

Xem thêm: Sử dụng chỉ báo xu hướng để giao dịch hiệu quả

3.2 Chỉ báo Volume

Trong mệnh đề số năm của Lý Thuyết Dow có nói: “Xu hướng phải được xác định bởi khối lượng” đủ để cho anh em thấy được tầm quan trong khi sử dụng volume khi kết hợp với Price Action như thế nào. Các công dụng của Volume có thể để đến như:

  • Volume là công cụ giúp cho anh em nhận ra được sư thay đổi và bất hợp trong từng con sóng.
  • Ngoài ra volume còn giúp anh em biết được đồng nhất giữa nguyên nhân và kết quả dựa vào độ dài thân nến so với volume nó thể hiện ra.
  • Và cuối cùng quan trọng nhất là volume giúp cho anh em biết được nơi nào cá mập đang chờ sẵn để thịt các cá con để anh em tránh dính bẫy.
  • Vì lượng kiến thức của việc sử dụng volume trong giao dịch rất nhiều không thể nói hết trong một bài viết được. Nên Vnrebates có tổng hợp cho anh em một topic chuyên sâu về Volume mời anh em theo dõi

 

Một trong những ứng dụng của chỉ báo Volume

Xem thêm: Phương pháp VSA Volume Spread Analysis

4. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên anh em khát quát được đặc trưng riêng của từng loại chỉ báo. Qua đây mình cũng muốn nhắn nhủ anh em theo trường phái Price ACtion đừng quá cực đoan khi nói về các chỉ báo. Có những chỉ báo nếu anh em biết sử dụng nó có thể kết hợp rất tốt với Price Action giúp nâng cao tỷ lệ thắng của anh em một cách đáng kể đấy. Nếu anh em có những chỉ báo nào hay và hiệu quá nhớ chia sẻ dưới phần bình luận nhé. Chúc anh em giao dịch thành công.

Vnrebates tổng hợp
Theo tradingview

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.