VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Swing High là gì? Swing low là gì? Cách sử dụng Swing High Swing Low

08.01.2023, 22:28 10 phút đọc

Làm sao để biến Swing High và Swing Low trở thành một công cụ giao dịch hiệu quả. Qua bài viết dưới đây của VnRebates sẽ giúp các bạn có cái nhìn khác về những vùng Swing và nâng cao kết quả giao dịch của mình

Swing high và swing low là gì?

Swing high là gì?

Khi giá đang trong một xu hướng tăng, nếu giá bắt đầu tạo đỉnh và theo sau là hai đỉnh thấp hơn liên tiếp thì ta sẽ xác nhận đó là một Swing High. Trong biểu đồ của cặp NZDCHF dưới đây ta có thể xác định ngay Swing High vì theo sau đỉnh đó đã tạo thêm 2 đỉnh tiếp theo thấp hơn Swing High đó.

Swing high là gì?

Xác định Swinghigh (Nguồn: Internet)

Swing low là gì?

Tương tự như vậy khi giá đang trong một xu hướng giảm nếu giá bắt đầu tạo đáy và theo sau là hai đáy cao hơn liên tiếp thì ta sẽ xác nhận đó là một SwingLow. Cùng mình xem hình dưới đây để hiểu rõ hơn.

Swing low là gì?

Xác định Swinglow (Nguồn: Internet)

Tại sao cần phải xác định Swing high và Swing low?

Điều này là rất quan trọng bởi vì giá không bao giờ di chuyển tăng hay giảm một mạch. Khi bạn xem bất kì biểu đồ nào thì cũng sẽ thấy giá đang di chuyển với một hình dạng theo từng con sóng. Vì thế xác định các điểm Swing sẽ cho bạn thấy được các mức cao nhất và thấp nhất mà giá hình thành.

Nếu bạn là một daytrader thì những Swing này sẽ cho bạn những thông tin đây chính là những vùng bạn cần quan sát phản ứng của giá, với Swing High và Swing Low, bạn có thể dễ dàng giao dịch theo xu hướng mà Swing đã tạo ra. Thậm chí có thể giao dịch khi thị trường đang Sideway.

Swing High và Swing Low xuất hiện ở tất cả loại biểu đồ và bất kì thị trường nào, đặc biệt hơn nữa là ở mọi khung thời gian. Điều này có nghĩa là bạn có thể giao dịch kể cả ngắn hạn và dài hạn miễn là xác định được Swing ứng với khung thời gian đó

Cách xác định Swing high và Swing low theo lí thuyết Dow

Theo định nghĩa trong lý thuyết Dow về Swing high và Swing low thì có khác một chút.

Giả sử nếu thị trường đang trong một xu hướng giảm sau đó tạo đáy nhưng đi theo sau nó không tạo ra được hai đáy tiếp theo cao hơn thì ta sẽ xử lí như thế nào? Swing low lúc này sẽ được xác định nếu như đó là đáy phá qua đỉnh tạo nên chính Swing low đó. Cùng xem ví dụ dưới đây:

Cách xác định Swing high và Swing low theo lí thuyết Dow

Xác định Swing High theo lí thuyết Dow (Nguồn: Internet)

Tương tự như vậy khi xác định Swing high ta cũng sẽ xác định đỉnh phá qua đáy tạo nên chính Swing high đó.

Xác định Swing Low theo lí thuyết Dow

Xác định Swing Low theo lí thuyết Dow (Nguồn: Internet)

Sử dụng Swing high và Swing low để giao dịch như thế nào?

1. Swing high và Swing low được sử dụng như các hỗ trợ và kháng cự

  • Swing Low là một vùng hỗ trợ: về mặt cơ bản khi giá giảm sâu và tạo ra Swing Low giá  bắt đầu di chuyển tăng trở lại ta có thể xem đây chính là vùng tập trung nhiều người mua ở vùng giá này cho nên khi giá quay trỡ lại vùng Swing Low thì giá sẽ có xu hướng được hỗ trợ và đẩy giá tiếp tục tăng.
  • Swing High là  một vùng khác cự: tương tự Swing High là một vùng kháng cự khi giá được đẩy lên vùng này phe mua sẽ bắt đầu lao vào vì họ cho rằng vùng giá này đã quá cao giá sẽ khó tiếp tục tăng lên được nữa do đó đây chính là vùng kháng cự tiềm năng mà ta có thể canh để vào lệnh.

Ta cùng xem ví dụ dưới đây, cũng theo cách xác định vùng Swing theo Dow mình đã nói ở trên ta sẽ xác định được đây chính là vùng Swing Low khi giá quay trở lại Swing Low có tác dụng như là vùng hỗ trợ và đẩy giá tiếp tục đi lên.

Sử dụng Swing high và Swing low để giao dịch như thế nào?

Vào lệnh với SwingLow (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách giao dịch tại Vùng Hỗ trợ và Kháng cự chuyên sâu

2. Sử dụng Swing High và Swing Low trong giao dịch tiếp diễn xu hướng

Khi giá tạo ra một Swing High và theo sau đó là các đỉnh thấp dần  mặc dù đáy đang bị mắc kẹt ở không tạo ra được những đáy thấp hơn nhưng mỗi lần đáy hồi  lại ta có thể thấy giá không thể tạo được một đỉnh cao hơn mà là các đỉnh thấp dần được tạo ra. Ở trường hợp này ta có thể tự tin dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục phá đáy và đi xuống.

Trường hợp tiếp theo ta thấy giá đang hình thành Swing High và tạo đáy thấp dần dù giá có tăng như thế nào miễn là giá chưa phá được Swing Low thì ta hãy cứ tự tin chờ một tín hiệu bán xuống khi giá tiệm cận vùng này. Swing được tạo ra để chúng ta đi theo nên hãy cứ follow theo nó bạn nhé.

Sử dụng Swing High và Swing Low trong giao dịch tiếp diễn xu hướng

Vào lệnh tiếp diễn với Swing High (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Bắt trọn xu hướng với các mô hình nến tiếp diễn

3. Sử dụng Swing High và Swing Low như một dấu hiệu để giao dịch đảo chiều

Các mức Swing này cũng có thể được sử dụng để xác định khi nào xu hướng đảo chiều. Theo lí thuyết đây chính là các vùng hỗ trợ và kháng cự tập trung nhiều lực mua bán nhất, cho nên khi các mốc này bị phá vỡ chính là dấu hiệu rất tốt để ta xác nhận xu hướng thay đổi.

Mọi người hãy xem ví dụ dưới đây sau. Khi Swing Low được tạo ra giá bắt đầu tăng lên rất mạnh, tiếp tục là những cú hồi chạm lại Swing Low ở đây mọi người có thể thấy vai trò của SwingLow như một hỗ trợ như thế nào, vùng Swing này đã đỡ giá đến ba lần trước khi bị phá vỡ. Sau khi break được vùng Swing Low giá retest lại và rớt mạnh lúc này xu hướng đã đảo chiểu. Mấu chốt ở đây là ta đã chờ đợi được vùng Swing chính thức bị phá vỡ để xác nhận cho sự đảo chiều.

Sử dụng Swing High và Swing Low như một dấu hiệu để giao dịch đảo chiều

Swing Low đóng vai trò là hỗ trợ (Nguồn: Internet)

4. Sử dụng các vùng Swing để làm điểm thoát lệnh hợp lí

Swing High sẽ là vùng canh thoát lệnh của chúng ta với vị thế mua và ngược lại Swing Low sẽ là vùng canh thoát lệnh với vị thế bán.

Vì như đã nói ở trên Swing High chính là những vùng kháng cự nơi tập trung nhiều người bán và Swing Low tập trung nhiều  người mua.

Giả sử bạn có một vị thế mua đẹp ở vùng gần với Swing Low giá lúc này tiệm cận Swing High chính là lúc bạn nên canh giá tiệm cận và out lệnh trước khi giá chạm được vùng Swing High. Cùng xem ví dụ dưới đây để rõ hơn nhé.

Các bạn có thể thấy khi giá tiệm cận vùng Swing High đã ngay lập tức giảm mạnh, nếu không có chiến lược out hợp lí ta sẽ mất lợi nhuận.

Sử dụng các vùng Swing để làm điểm thoát lệnh hợp lí

Các vùng Swing là nơi ta chốt lợi nhuân (Nguồn: Internet)

Ngoài làm điểm để chốt lời các vùng Swing cũng là nơi để chốt lỗ lí tưởng. Ta dùng Swing Low để chốt lỗ đối với lệnh mua và Swing High đối với lệnh bán.

Ở trường hợp dưới đây bạn cũng thấy rõ vùng Swing chính là một mức hỗ trợ rất mạnh, nhưng nếu nó bị phá vỡ thì phe mua ở vùng này sẽ tháo chạy và giá sẽ rơi rất sâu. Nếu bạn không có chiến lược khôn ngoan thoát lệnh khi thấy Swing bị phá thì tài khoản của bạn sẽ bốc hơi nhanh chóng.

Dùng các vùng Swing làm điểm chốt lỗ

Dùng các vùng Swing làm điểm chốt lỗ (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 3 chiến lược thoát lệnh forex cực kỳ hiệu quả

Tại sao lại sử dụng phương pháp Swing high và Swing low?

Phương pháp swing high và swing low như đã trình bày ở trên cho bạn thấy cách nắm bắt các chuyển động nhỏ nhưng rất quan trọng trong hành động giá. Phương pháp swing high và low có thể giúp bạn xác định chủ yếu các mức hỗ trợ và kháng cự.

Sử dụng thông tin này có thể được áp dụng cho bất kỳ biểu đồ và khung thời gian nào, các nhà giao dịch có thể dễ dàng xây dựng hoặc cải thiện chiến lược giao dịch của họ.

Kết luận

Swing High và Swing Low là một kiến thức quan trọng cần phải nắm với khi giao dịch. Khái niệm này cung cấp cho bạn rất nhiều manh mối và công dụng đằng sau nó. Chỉ đơn giản là xác định vùng Swing đã giúp cho bạn xây dựng được rất nhiều chiến lược giao dịch xoay quanh nó rồi. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ chú ý những vùng Swing trên biểu đồ nhiều hơn nó sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất giao dịch lên rất nhiều.

VnRebates-  Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính
Theo tradingsim

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.