Biểu đồ nến Nhật cùng với các mức hỗ trợ kháng cự đều là những yếu tố cơ bản và truyền thống nhất trên thị trường. Dù vậy, chúng vẫn luôn là những yếu tố quan trọng, và đôi khi lại chính là những vũ khí lợi hại nhất khi kết hợp với nhau, giúp các nhà giao dịch chiến thắng được thị trường.
1.Lý thuyết cơ bản về nến Nhật và hỗ trợ kháng cự
1.1. Biểu đồ nến Nhật là gì?
Biểu đồ nến Nhật (candle stick) bao gồm các cây nến, hoặc mô hình nến có nguồn gốc xuất phát từ Nhật Bản vào thế kỷ XVII. Vào thế kỷ XIX, Steve Nison đưa mô hình nến Nhật đến với giới phân tích kỹ thuật hiện đại bằng cuốn sách “Japanese Candlestick Charting Technique” và từ đó, mô hình này được sử dụng như một công cụ phổ biến, cực kỳ hữu ích trong giao dịch Forex.
Về mặt cấu tạo, mô hình nến nhật bao gồm thân nến và bóng nến (râu / bấc nến). Các bộ phận này thể hiện cả 4 yếu tố: mức giá mở cửa, mức giá đóng cửa, mức giá giao dịch cao nhất và mức giá giao dịch thấp nhất trong phiên. Anh em có thể quan sát rõ ràng hơn thông qua hình ảnh dưới đây:
- Thân nến được mô tả bằng đỉnh nến, màu sắc và độ dài. Trong đó, đỉnh nến thể hiện mức giá mở cửa (open) và mức giá đóng cửa (close). Màu sắc nến thể hiện sự tăng giảm của giá, thường được sử dụng với màu xanh/đỏ hoặc trắng/đen– trong đó thân nến màu đỏ (hoặc đen) thể hiện giá giảm và thân nến màu xanh (hoặc trắng) thể hiện giá tăng. Độ dài thân nến thể hiện sức mua/bán trong phiên. Thân nến càng dài thì sức giao dịch càng lớn khiến cho giá có biên độ biến động lớn và ngược lại.
- Bóng nến là hai đoạn thẳng ở đầu nến (bóng nến trên) và đuôi nến (bóng nến dưới), thể hiện sức mạnh kiểm soát thị trường của người mua/người bán trong phiên giao dịch. Bóng nến trên dài chứng tỏ người mua là người chiếm ưu thế ở đầu phiên, song đến cuối phiên, quyền kiểm soát đã bị người bán giành lại. Ngược lại, bóng nến dưới dài thể hiện việc người bán chiếm ưu thế ở đầu phiên và người mua giành lại quyền kiểm soát ở cuối phiên.
- Giá cao nhất nằm ở đỉnh của bóng nến trên và giá thấp nhất nằm ở đáy của bóng nến dưới.
- Phạm vi giá là khoảng giá dao động giữa đỉnh của bóng nến trên với đỉnh của bóng nến dưới. Công thức tính: Phạm vi giá = giá cao nhất – giá thấp nhất
- Mỗi phiên giao dịch được thể hiện bằng một thân nến. Thời gian phiên giao dịch được tùy chỉnh theo phương pháp phân tích của mỗi nhà giao dịch. Ở biểu đồ 4h, mỗi cây nến tương ứng với 4h, trong biểu đồ 15 phút thì mỗi cây nến kéo dài tương ứng trong 15 phút.
1.2. Ngưỡng hỗ trợ / Ngưỡng kháng cự là gì?
Những anh em nào giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật có lẽ đều biết đến câu nói: “giá cả của tài sản chịu sự tác động mạnh mẽ của mức hỗ trợ và mức kháng cự”.
Về mặt khái niệm, thuật ngữ “hỗ trợ” chỉ các tác động giữ cho giá tài sản luôn cao hơn một mức nào đó, còn “kháng cự” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tác động khiến cho giá tài sản luôn thấp hơn một mức nhất định nào đó.
Mức hỗ trợ là mức giá mà nếu giá giảm xuống tới đó sẽ không tiếp tục giảm. Điều này cũng tương tự với giá kháng cự, khi mà giá tăng đến đó sẽ không tiếp tục tăng. Để có một khu vực hỗ trợ và kháng cự có hiệu lực, chúng ta cần có các đỉnh hoặc đáy được hình thành tại cùng một mức giá ít nhất hai lần.
Từ lịch sử của giá trên biểu đồ cho thấy, các mức giá kháng cự và hỗ trợ có xu hướng lặp lại. Do đó, việc biểu diễn được các đường hỗ trợ hay kháng cự trên đồ thị sẽ giúp anh em nhận ra tín hiệu rằng liệu giá đã sắp đặt đến đỉnh hoặc đáy và đảo chiều hay chưa, đồng thời dự đoán được các biến động trong tương lai. Từ đó, các anh em có được các quyết định đầu tư cho riêng mình.
Anh em có thể nghiên cứu kỹ hơn về hỗ trợ và kháng cự trong bài viết dưới đây:
Bài viết tham khảo: 4 loại hỗ trợ và kháng cự trong Forex
2. Sử dụng biểu đồ nến kết hợp hỗ trợ và kháng cự
2.1. Một số thông tin cơ bản
Các biểu đồ nến Nhật thường được sử dụng kết hợp với mức hỗ trợ và mức kháng cự. Đây được đánh giá là phương pháp phân tích đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Hỗ trợ và kháng cự không phải là một con số chính xác tuyệt đối bởi các ngưỡng này có thể bị phá vỡ bởi các bóng nến. Tức là giá không nhất thiết sẽ phản ứng chính xác tại mức hỗ trợ hay kháng cự, mà có thể phá qua các mức này rồi rút râu ngược lại để tạo thành bóng nến.
Hiện tượng giá phá vỡ qua kháng cự hỗ trợ còn được gọi là breakout, nhưng trong trường hợp sau đó giá đảo chiều quay trở lại trong phạm vi của các mức này thì sẽ trở thành phá vỡ giả (false breakout). Đây là các trường hợp mà anh em cần hết sức lưu ý, vì nhiều nhà giao dịch ưa thích giao dịch breakout rất dễ mắc phải các bẫy giá mà false break tạo ra.
Một vài thông tin cơ bản như vậy có thể sẽ khiến anh em hơi khó hiểu. Do đó anh em nên nghiên cứu kỹ hơn về kháng cự và hỗ trợ cũng như phá vỡ giả (false breakout) trong các bài viết khác của chúng mình để nắm rõ được các loại tín hiệu này.
Xem thêm về phá vỡ giả: False break là gì? Làm thế nào để tránh được loại bẫy giá này khi giao dịch
2.2. Ví dụ về cách sử dụng nến Nhật kết hợp hỗ trợ kháng cự
Trong ví dụ đầu tiên dưới đây, anh em có thể thấy rằng có vùng kháng cự quanh mức 1.4900.
Anh em có thể sẽ rất muốn vào lệnh bán ở đây, nhưng thay vào đó, chúng ta nên chờ đợi vì nếu cây nến đóng cửa trên mức này rất có khả năng giá sẽ tăng tiếp.
Hai cây nến sau đó, anh em phát hiện ra mô hình nhấn chìm giảm khá đẹp bên trong biểu đồ nến, đây được coi là tín hiệu giảm mạnh.
Nếu anh em sử dụng sự hình thành mô hình nến này để xác nhận tín hiệu bán, đó là một tín hiệu tương đối đẹp so với việc vào lệnh ngay khi giá chạm kháng cự.
Để đảm bảo an toàn, anh em nên đặt lệnh dừng lỗ trên mức kháng cự này một chút.
Trong trường hợp này, nếu đủ kiên nhẫn anh em đã có một thiết lập an toàn hơn nhiều so với việc giao dịch ngay khi cây nến ở vùng kháng cự còn chưa đóng cửa.
Hãy xem những gì đã xảy ra tiếp theo sau khi chúng ta vào lệnh bán:
Wow! Cặp tiền tệ gần như ngay lập tức biến động theo hướng mà chúng ta mong đợi và cho lợi nhuận hàng trăm pips.
Anh em có thể nghĩ rằng: “Tại sao tôi phải kết hợp mức hỗ trợ và kháng với nến? Tôi có thể nhận được nhiều tín hiệu hơn chỉ với nến và kiếm được nhiều tiền hơn!”
Để trả lời điều đó, hãy nhìn vào cùng một biểu đồ sau đây.
Chúng ta có một số tín hiệu giao dịch tiềm năng nếu như chỉ dựa vào tín hiệu nến
Hãy để ý các cây nến Hammer, Everning Star và Doji được bôi xanh trên biểu đồ, nơi không có hỗ trợ và kháng cự.
Nếu anh em chỉ giao dịch trên những nến này, có thể thấy rõ là anh em đã bị thua lỗ trong mọi lần giao dịch khi mà giá chỉ đi theo hướng mong muốn một chút rồi quay ngược trở lại rất sâu!
Bằng cách đơn giản kết hợp nến với các mức hỗ trợ và kháng cự, chúng ta đã tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch lên đáng kể so với việc chỉ dựa vào những cây nến xuất hiện giữa chừng.
Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản để anh em hiểu được tầm quan trọng của việc kết hợp nến Nhật với hỗ trợ và kháng cự. Có nhiều cách giao dịch khác với hai loại tín hiệu này mà anh em có thể học được trong bài về hỗ trợ và kháng cự mà mình đã giới thiệu phía trên, cùng với một bài tham khảo khác về các mẫu nến đảo chiều dưới đây:
Tham khảo: Nến đảo chiều – TOP 13 mô hình nến reversal trader phải nhớ.
3. Một số cách giao dịch khác với biểu đồ nến Nhật
Các mẫu nến là một công cụ tuyệt vời được nhiều nhà giao dịch Forex sử dụng để xác nhận thiết lập giao dịch. Chúng không nên được sử dụng để giao dịch một mình, vì chúng có thể tạo ra một số lượng lớn tín hiệu sai. Đó là lý do tại sao anh em cần thiết lập các giao dịch kết hợp các công cụ như kênh giá hoặc mức Fibonacci, sau đó chỉ dùng các mẫu hình nến để xác nhận.
Chiến lược sử dụng nến để giao dịch Forex tốt nhất là sử dụng các mẫu nến để xác nhận thiết lập giao dịch của các chỉ báo khác. Hãy cùng xem các biểu đồ sau, chúng cho thấy cách sử dụng mô hình nến để giao dịch Forex một cách chính xác khi kết hợp với một vài công cụ khác.
Giao dịch xu hướng tăng giá với mô hình nến engulfing
Biểu đồ trên cho thấy một mẫu cờ tăng giá được xác nhận bởi mẫu cờ tăng giá áp đảo – bullish engulfing. Một khi mô hình cờ áp đảo hình thành, một giao dịch có thể đi theo hướng phá vỡ của mô hình cờ này và di chuyển rất mạnh mẽ.
Giao dịch đáy đôi với biểu đồ hình nến bullish engulfing và hanging man
Biểu đồ tiếp theo cho thấy một mô hình hai đáy phổ biến, theo sau là một pullback được báo hiệu bởi một mẫu Hanging man. Khi pullback được hoàn thành, một mô hình engulfing tăng giá xác nhận việc mở một giao dịch theo hướng mà sự đột phá xảy ra.
4. Kết luận
Trên đây chỉ là hai ví dụ đơn giản về cách sử dụng các mẫu nến Nhật. Anh em có thể học hỏi thêm và tự xây dựng cho mình nhiều chiến lược đa dạng dựa trên các mô hình nến tương tự, và hãy luôn nhớ rằng đừng bao giờ chỉ sử dụng nến Nhật hoặc hỗ trợ kháng cự một cách riêng biệt. Hãy kết hợp chúng với nhau hoặc kết hợp với những chỉ báo khác để có được hiệu quả giao dịch tốt nhất
Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả.