VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Giá vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm?

21.01.2021, 06:00 10 phút đọc

Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư nhằm mục đích sinh lời, vì vậy, xét về khía cạnh luồng vốn đầu tư, chúng có tính chất thay thế cho nhau. Trong thị trường tài chính, Chứng khoán, và vàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về luồng vốn đầu tư. Thị trường có mức sinh lời hấp dẫn hơn sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trên thị trường nhiều hơn. Vậy giá vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Trong thị trường tài chính, có một sự thật hiển nhiên đó là vốn đầu tư của nhà đầu tư có xu hướng được rút ra khỏi chứng khoán và chuyển sang thị trường vàng khi thị trường chứng khoán sụt giảm. Đặc biệt là trong các giai đoạn suy thoái kinh tế, khi thị trường chứng khoán suy thoái thì giá vàng lại có diễn biến tăng. Vậy mối quan hệ giữa giá vàng và chứng khoán là gì?

1. Tổng quan về mối liên hệ giữa giá vàng và thị trường chứng khoán

1.1 Tương quan giá vàng và chứng khoán

Vàng thường được coi là thiên đường đầu tư an toàn. Kim loại quý này hoạt động như một tấm đệm an toàn cho các nhà đầu tư trước những rủi ro của thị trường chứng khoán. Khi giá vàng lên, chứng khoán giảm. Vậy câu hỏi đặt ra là, có mối tương quan giữa giá vàng và thị trường chứng khoán không?

Khi so sánh giá vàng và thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ nhận ra mối tương quan giữa chúng không thể được thiết lập trực tiếp. Nhưng từ dữ liệu lịch sử biến động của giá vàng và thị trường chứng khoán, chúng ta có dự đoán hướng dịch chuyển của 2 loại tài sản này.

Nhìn chung, tương quan giữa giá vàng và chứng khoán là tỷ lệ nghịch. Có nghĩa là, khi giá vàng tăng, giá trên thị trường chứng khoán sẽ giảm. Trong lịch sử, người ta đã quan sát thấy rằng khi thị trường chứng khoán bi quan nhất thì vàng lại hoạt động rất tốt.

Mối tương quan này có giá trị đối với mọi nền kinh tế thế giới. Các hoạt động bán vàng miếng, vàng ETF diễn ra sôi nổi nhất khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu.

Mối quan hệ nghịch đảo giữa thị trường chứng khoán và giá vàng

Mối quan hệ nghịch đảo giữa giá vàng và chứng khoán

Xem thêm: Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm và cơ hội đầu tư cho các gold trader

1.2 Giá vàng và thị trường chứng khoán có luôn dịch chuyển ngược chiều?

Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường vàng và thị trường chứng khoán cũng diễn biến ngược chiều nhau. Nguyên do là:

  • Chứng khoán và vàng không thay thế hoàn toàn cho nhau. Các nhà đầu tư vẫn quan tâm tới vàng dù thị trường chứng khoán đang khởi sắc.
  • Vàng và chứng khoán đều là thành phần của một thị trường tài chính. Các giao dịch tích cực về một trong hai hàng hóa này có thể khuyến khích nhà giao dịch đầu tư vào hàng hóa còn lại.

Do đó, để gặt hái được thành quả từ công cuộc đầu tư, bạn cần đưa ra quyết định sáng suốt ở mỗi thời điểm quan trọng. Việc xem xét kỹ và nghiên cứu diễn biến tổng thể về các kênh đầu tư nói riêng cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả nhất.

2. Vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm?

Nhiều người thường hiểu sai rằng khi nền kinh tế suy thoái thì mọi hàng hóa đều giảm giá, tức là thị trường chứng khoán giảm, giá vàng cũng giảm theo. Trên thực tế, thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhiều nhà đầu tư coi vàng như một hàng rào chống lại những bất ổn của thị trường và như một phương tiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu một số ví dụ mối tương quan giữa vàng và thị trường chứng khoán thông qua các chỉ số chứng khoán được giao dịch phổ biến như Nifty (Ấn Độ) và S&P 500 (Mỹ).

2.1 Vàng vs Nifty

Là một trong những thị trường tiêu thụ vàng vàng nguyên liệu hàng đầu thế giới, bên cạnh Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tới giá vàng quốc tế. Nhu cầu của thị trường này cũng đang là một nhân tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng thế giới.

Trong năm tài chính 2008-09, khi Sensex (là chỉ số chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) ở Ấn Độ, còn được gọi là chỉ số S&P BSE Sensex) sụt giảm gần 38%, vàng đã tạo ra lợi nhuận 24,58%. Tương tự, trong giai đoạn 2012-13, giá vàng ở Ấn Độ tăng nhanh khi Nifty đi ngang hoặc đang trong xu hướng giảm (NIFTY 50 là chỉ số thị trường chứng khoán Ấn Độ chuẩn, là một trong hai chỉ số chứng khoán chính được sử dụng ở Ấn Độ, còn lại là BSE SENSEX).

Nếu bạn phân tích biểu đồ dưới đây, bạn sẽ nhận thấy rằng vàng đã biến động ngược chiều với Nifty nhiều nhất trong suốt thập kỷ qua.

Giá vàng và chứng khoán

Giá vàng đã biến động ngược chiều với chứng khoán Nifty trong suốt thập kỷ qua

 

2.2 Giá vàng so với S&P 500

S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices.

Khi so sánh hoạt động của vàng và S&P 500 trong điều kiện thị trường tồi tệ nhất từ những năm 1976, chúng ta có thể nhận thấy ở 7 trong số 8 mức giảm mạnh nhất của S&P 500 trong 40 năm qua thì giá vàng vẫn tăng so với chỉ số thị trường chứng khoán.

Trong cú sốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá vàng từng giảm, tuy nhiên, vàng đã phục hồi vào cuối năm với mức tăng 5,5% trong khi S&P tiếp tục đà giảm. Trong tổng thời gian 18 tháng bán tháo của thị trường chứng khoán giai đoạn 2008-2009, giá vàng đã tăng hơn 25%.

Giá vàng so với S&P 500

Giá vàng so với S&P 500

Đợt bán tháo đáng kể duy nhất của vàng (-46% vào đầu những năm 1980) diễn ra ngay sau khi thị trường tăng giá lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Giá vàng đã tăng hơn 2300% từ mức thấp vào năm 1970 lên mức cao nhất một thập kỷ sau đó.

Như vậy, khả năng giá vàng giảm khi thị trường chứng khoán sụp đổ khó xảy ra hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Vì chứng khoán có xu hướng hưởng lợi từ sự tăng trưởng và ổn định kinh tế, trong khi vàng có xu hướng hưởng lợi từ khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế.

Nếu thị trường chứng khoán giảm, nỗi sợ hãi thường cao và các nhà đầu tư thường tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn – và vàng có xu hướng an toàn nhất trong số đó.

2.3 Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 2/2018

Ngày 5/2/2018, S&P 500 giảm 113,19 điểm, đây là mức giảm điểm trong một ngày lớn nhất trong lịch sử. Nhưng mức giảm tổng thể của S&P thậm chí còn lên tới 124,21 điểm trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu bán tháo.

BSE Sensex đã giảm hơn 1200 điểm trong giao dịch mở cửa vào ngày 6/2. Sau khi mất 168 điểm, NSE Nifty đóng cửa ở mức 10.498.

Trong giai đoạn đầu của đợt bán tháo, giá vàng không thay đổi nhiều. Nhưng khi giá chứng khoán tiếp tục giảm, giá vàng đã được cải thiện, vượt trội hơn cả các trái phiếu ngắn hạn.

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán rất mạnh, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đến ngày 6/2, các chỉ số chứng khoán toàn cầu lấy lại một số điểm đã mất. Thị trường giảm trở lại vào ngày 8-9/2, trước khi bắt đầu có xu hướng cao hơn. Đến ngày 12/2, chỉ số Dow đã lấy lại gần một nửa mức giảm tối đa hàng tuần và chứng khoán châu Âu phục hồi gần 30%. Các chứng khoán ở châu Á hầu hết duy trì mức lỗ trong thời gian này.

Trong khi đó, vàng mất điểm, giảm 0,8% trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 12/2.

2.4 Vàng hoạt động như một hàng rào chống lại rủi ro hệ thống

Là một tài sản trú ẩn, vàng thường được hưởng lợi từ các dòng chảy vốn khi thị trường chứng khoán suy thoái. Mối quan hệ nghịch đảo giữa chứng khoán và vàng có nghĩa là sự thoái lui của thị trường chứng khoán càng mạnh thì vàng càng tăng. Theo xu hướng lịch sử, mối tương quan của vàng với chứng khoán trong đợt bán tháo ngày 5/2 ngày càng trở nên tiêu cực hơn khi giá chứng khoán giảm sâu.

Tất nhiên, mối quan hệ này không đúng hoàn toàn mà vẫn có sự ngoại lệ.

Vàng là một biện pháp bảo vệ hữu hiệu khi thị trường điều chỉnh ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoặc kéo dài trong một thời gian dài. ‘Bong bóng dotcom’ vỡ vào năm 2001 mang đến rủi ro không đủ để tạo ra phản ứng mạnh mẽ đối với vàng. Chỉ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, giá vàng mới phản ứng rõ rệt hơn.

Xem thêm: Đầu tư vàng CFDs – Rủi ro và cơ hội khi giao dịch vàng qua hợp đồng chênh lệch

Nhìn chung, giá vàng và chứng khoán thường có mối quan hệ ngược chiều. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, vàng vẫn luôn hoạt động tốt. Do đó, nếu có thể, bạn nên sử dụng vàng như một phương tiện đầu tư hạn chế rủi ro và là hàng rào chống lại rủi ro hệ thống cho các khoản đầu tư chứng khoán của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về giá vàng và chứng khoán, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.