VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Đầu tư gì để kiếm tiền trên thị trường tài chính?

28.02.2019, 20:02 5 phút đọc

Nếu bạn có vài trăm triệu trong tài khoản tiết kiệm mà vẫn chưa nghĩ ra được là nên làm gì với nó thì đây là lúc trong đầu bạn xuất hiện câu hỏi “Đầu tư gì để kiếm tiền?”. Để quyết định xem phương tiện đầu tư nào phù hợp với bản thân, bạn cần biết đặc điểm của từng loại và lý do tại sao chúng lại có thể phù hợp với mục tiêu đầu tư riêng biệt của bạn.

Đầu tư gì để kiếm tiền là một câu hỏi khó và nhất là trên thị trường tài chính, nơi có vô vàn các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác nhau nhưng tựu chung lại có một vài loại đầu tư cơ bản dưới đây, có thể phù hợp sự lựa chọn với từng cá nhân.

Trái phiếu

Trái phiếu tiết kiệm Mỹ
Trái phiếu tiết kiệm Mỹ

“Tôi đầu tư gì để kiếm tiền mà không phải chịu rủi ro quá lớn vì tôi chẳng biết gì về cái gọi là thị trường tài chính, ngoài ra tôi còn rất bận nữa. Anh biết rồi đấy tôi đâu có nhiều thời gian để theo dõi thời sự cơ chứ.” Đây là điều mà anh bạn thân nói với tôi khi nhờ tôi tư vấn xem nên làm gì với khoản tiền anh ta tiết kiệm từ việc kinh doanh. Và tôi trả lời với anh ấy rằng “Anh nên mua trái phiếu thì tốt hơn đấy, là trái phiếu của chính phủ thì càng tốt”.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán thu nhập cố định, trái phiếu có kỳ hạn thường được sử dụng để đề cập tới tất cả các loại chứng khoán nợ. Khi bạn mua trái phiếu tức là bạn cho công ty hoặc chính phủ mượn tiền. Ngược lại, họ đồng ý trả lãi cho số tiền bạn bỏ ra mua trái phiếu và sau đó trả lại toàn bộ số tiền bạn cho vay.

Điểm hấp dẫn chính của trái phiếu là mức độ an toàn của chúng. Nếu bạn mua các trái phiếu từ chính phủ, khoản đầu tư của bạn hầu như được đảm bảo khỏi các rủi ro liên quan. Tuy có an toàn và ổn định nhưng trái phiếu lại đi kèm rất nhiều loại chi phí lớn. Bởi vì, rủi ro là tương đối thấp, nên trái phiếu có ít lợi nhuận hơn. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận của trái phiếu là thấp hơn so với các loại chứng khoán khác. Ngoài ra, để đầu tư vào trái phiếu thì bạn cần phải có một số tiền khá lớn trong tài khoản.

Cổ phiếu

Cổ phiếu là cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư nhỏ

“Nếu tôi có quá ít tiền thì tôi có thể đầu tư được không và tôi nên đầu tư gì để kiếm tiền bây giờ?” Bạn có từng hoặc đang rơi vào trường hợp này không? Nếu bạn thấy mình trong tình cảnh này thì bạn vẫn có thể đầu tư vào cổ phiếu thay vì trái phiếu.

Khi bạn mua bán cổ phiếu, hoặc cổ phần, theo lời khuyên từ các cố vấn của bạn tức là bạn đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp. Điều này cho bạn quyền được bầu chọn tại cuộc họp cổ động và cho phép bạn nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào mà công ty phân cho chủ sở hữu cổ phiếu. Những khoản lợi nhuận đó được gọi là cổ tức.

Trong khi trái phiếu cho bạn thu nhập ổn định, thì cổ phiếu lại biến động linh hoạt hơn. Giá trị của chúng biến động hàng ngày. Khi bạn mua một loại cổ phiếu, bạn không được bảo đảm bất kỳ điều gì hết. Có rất nhiều loại cổ phiếu không trả cổ tức, trong trường hợp này, cách duy nhất mà bạn có thể kiếm tiền là từ giá trị đang tăng trưởng của cổ phiếu.

So với trái phiếu, cổ phiếu đem lại lợi nhuận tiềm năng hơn rất nhiều. Tất nhiên, đi kèm với mức lợi nhuận tiềm năng này cũng là các rủi ro về thua lỗ một phần hoặc tất cả khoản đầu tư của tương ứng của bạn.

Quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ là một tập hợp của rất nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau
Quỹ tương hỗ là một tập hợp của rất nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau

Khi bạn mua một quỹ tương hỗ, tức là bạn đang góp tiền của mình với các nhà đầu tư khác, và cho phép bạn (như là một phần trong nhóm các nhà đầu tư) trả cho nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp để lựa chọn các loại chứng khoán đặc biệt giúp bạn. Nếu bạn đầu tư vào quỹ tương hỗ thì bạn sẽ không còn phải đau đầu lựa chọn xem nên đầu tư gì để kiếm tiền nữa mà thay vào đó bạn chỉ việc lựa chọn các quỹ tương hỗ có uy tín trên thị trường mà thôi. Quỹ tương hỗ được xây dựng với các chiến lược tư duy đặc biệt, và mục tiêu riêng biệt của họ có thể là bất kỳ loại tài sản nào: cổ phiếu nhỏ hoặc lớn, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các nhóm ngành, cổ phiếu của các quốc gia, etc.

Các loại đầu tư thay thế khác:  Options (Quyền chọn), Futures (Hợp đồng tương lai), FOREX, Gold (Vàng), Bất động sản, Etc.

Vậy là bạn đã biết đến hai loại chứng khoán cơ bản đó là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, hay còn gọi là trái phiếu và cổ phiếu. Nhưng nếu bạn không phù hợp với chứng khoán thì bạn có thể đầu tư gì để kiếm tiền bây giờ. Trong khi nhiều người đầu tư nằm trong hai loại này, lại có rất nhiều phương tiện đầu tư thay thế khác, đại diện cho các loại chứng khoán và chiến lược đầu tư phức tạp nhất.

Tin tốt là có lẽ bạn chẳng cần lo lắng về các loại đầu tư thay thế này khi bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình. Chúng là các đầu tư có rủi ro và lợi nhuận cao, thường mang tính chất đầu cơ hơn là đầu tư như với các loại trái phiếu và cổ phiếu thông thường mà tôi nhắc đến trước đó.

Có rất nhiều cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn nhưng chúng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu. Vì vậy, nếu bạn không biết mình đang làm gì, bạn có thể tự đẩy mình vào những sai lầm không đáng có. Các chuyên gia và nhà tư vấn đều đồng ý rằng các nhà đầu tư mới nên tập trung xây dựng nền tảng tài chính vững chắc trước khi tính tới chuyện đầu cơ. Sau bài viết này có lẽ bạn đã tưởng tượng ra việc nên đầu tư gì để kiếm tiền trên thị trường tài chính rồi chứ.

Tổng hợp bởi VnRebates
Theo Investopedia
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.