Xem thêm:
- Công thức tính giá trái phiếu (Bond Price) chi tiết từng bước
- Chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?
- Trái phiếu doanh nghiệp – cuộc chơi mới của nhà đầu tư
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là gì? Trái phiếu là một loại chứng khoán mà vốn sẽ được huy động, trong đó nhà đầu tư (cho vay) sẽ nhận được từ nhà phát hành (đi vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn. Chủ sở hữu của trái phiếu hay trái chủ là nhà đầu tư trái phiếu của tổ chức phát hành.
Chi tiết trái phiếu bao gồm các phần chính:
- Mệnh giá trái phiếu hay khoản vay.
- Ngày kết thúc khi tiền gốc của khoản vay đáo hạn được trả cho trái chủ.
- Các điều khoản cho các khoản thanh toán lãi (coupon): Thay đổi hoặc cố định được thực hiện bởi người vay, thường lãi coupon cao hơn gửi tiết kiệm (savings), nhưng thấp hơn lợi nhuận vào đầu tư chứng khoán, hay giao dịch forex có sử dụng đòn bẩy tài chính với mức rủi ro cao hơn.
- Các điều khoản khác: Mua lại, được chuyển đổi hay không, và được giao dịch trao đổi với nhà đầu tư khác,…
Đọc thêm: Yield của trái phiếu ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào?
Đầu tư trái phiếu là gì?
Đầu tư trái phiếu là gì? Đầu tư trái phiếu nghĩa là các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán và lựa chọn sản phẩm trái phiếu trong danh mục đầu tư của mình. Nhà đầu tư tìm và mua trái phiếu của các tổ chức phát hành hay tiến hành trao đổi với các trái chủ có nhu cầu bán trái phiếu trên thị trường.
Đầu tư trái phiếu được đánh giá khá an toàn và có tính thanh khoản cao hơn so với các loại chứng khoán khác. Các nhà đầu tư khi chọn trái phiếu sẽ có được những khoản thu nhập thụ động cố định và lâu dài ngay cả khi thị trường có biến động xấu. Trong tình huống khủng hoảng kinh tế thì lựa chọn trái phiếu kho bạc là giải pháp được coi trọng hơn hết.
Đọc thêm: Trái phiếu ngân hàng là gì? Có nên mua trái phiếu ngân hàng?
Tổ chức phát hành trái phiếu
Chính phủ (ở tất cả các cấp) và các công ty thường sử dụng trái phiếu để vay tiền. Chính phủ cần tài trợ cho đường xá, trường học, hoặc cơ sở hạ tầng khác, đồng thời chi phí bất ngờ của chiến tranh cũng có thể đòi hỏi phải gây quỹ.
Tương tự, các tập đoàn kinh tế thường sẽ vay để phát triển kinh doanh, mua tài sản và thiết bị, để thực hiện các dự án có lợi nhuận, để nghiên cứu và phát triển hoặc thuê nhân viên. Vấn đề mà các tổ chức lớn gặp phải là họ thường cần nhiều tiền hơn nhiều so với ngân hàng có thể cho vay.
Trái phiếu cung cấp một giải pháp bằng cách cho phép nhiều nhà đầu tư cá nhân đảm nhận vai trò của người cho vay. Hơn nữa, thị trường cho phép người cho vay bán trái phiếu của mình cho các nhà đầu tư khác hoặc mua trái phiếu từ các cá nhân khác sau khi tổ chức phát hành ban đầu huy động vốn.
Tham khảo: Phát hành trái phiếu là gì? Bảo lãnh phát hành trái phiếu
Đặc điểm của trái phiếu là gì?
- Nguồn thu nhập của trái phiếu chính là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định mà không dựa vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu được cho là chứng khoán nợ. Vì vậy khi đơn vị phát hành trái phiếu có thể bị giải thể hoặc phá sản thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho những nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông trong công ty.
- Người sở hữu trái phiếu sẽ không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng vay.
Hầu hết các trái phiếu có một số đặc điểm cơ bản phổ biến bao gồm:
- Mệnh giá là số tiền mà trái phiếu sẽ có giá trị khi đáo hạn; đây cũng là số tiền tham chiếu mà nhà phát hành trái phiếu sử dụng khi tính toán các khoản thanh toán lãi. Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư mua một trái phiếu với giá $1.090 và một nhà đầu tư khác mua cùng một trái phiếu sau đó khi nó được giao dịch với mức chiết khấu 980. Khi trái phiếu đáo hạn, cả hai nhà đầu tư sẽ nhận được mệnh giá 1.000 đô la của trái phiếu.
- Lãi suất coupon là lãi suất mà nhà phát hành trái phiếu sẽ trả theo mệnh giá của trái phiếu trong 1 kỳ, được biểu thị bằng phần trăm. Ví dụ: lãi suất coupon 5% 1 năm có nghĩa là trái chủ sẽ nhận được 5% x $ 1000 mệnh giá = $ 50 mỗi năm.
- Ngày coupon là ngày mà nhà phát hành trái phiếu sẽ thực hiện thanh toán lãi. Thanh toán có thể được thực hiện trong bất kỳ khoảng thời gian nào, nhưng tiêu chuẩn là thanh toán giữa năm.
- Ngày đáo hạn là ngày trái phiếu sẽ đáo hạn và nhà phát hành trái phiếu sẽ trả cho trái chủ mệnh giá của trái phiếu.
- Giá phát hành là giá mà tại đó nhà phát hành trái phiếu ban đầu bán trái phiếu.
Hai đặc điểm: chất lượng tín dụng trái phiếu và thời gian đáo hạn là các yếu tố quyết định chính của lãi suất trái phiếu.
- Nếu công ty phát hành có xếp hạng tín dụng kém, rủi ro vỡ nợ sẽ lớn hơn và các trái phiếu này phải trả lãi nhiều hơn.
- Trái phiếu có thời gian đáo hạn rất dài cũng thường phải trả lãi suất cao hơn. Khoản coupon cao hơn này là do các trái chủ tiếp xúc nhiều hơn với rủi ro lãi suất và lạm phát tăng cao trong một thời gian dài.
Xếp hạng tín dụng cho một công ty và trái phiếu của công ty được tạo ra bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng như Standard và Poor, Moody, và Fitch Rating. Các tổ chức này cũng thường xuyên cập nhật review của mình để phù hợp với hiện trạng tổ chức phát hành.
Trái phiếu chất lượng cao nhất được gọi là “investment grade”, và bao gồm trái phiếu được phát hành bởi chính phủ Hoa Kỳ (US Goverment Bonds) và các công ty rất ổn định, giống như công ty cung cấp dịch vụ tiện ích.
Trái phiếu không được coi là “investment grade”, nhưng không có nguy cơ vỡ nợ, được gọi là trái phiếu có lãi suất cao, hay “high yield” hoặc “junk”. Những trái phiếu này có rủi ro vỡ nợ cao hơn trong tương lai và các nhà đầu tư yêu cầu thanh toán phiếu lãi cao hơn để bù đắp cho rủi ro đó.
Trái phiếu và danh mục đầu tư trái phiếu sẽ tăng hoặc giảm giá trị khi lãi suất thay đổi. Độ nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường lãi suất được gọi là “duration”- dịch sát nghĩa trong tiếng Việt là “thời hạn”. Việc sử dụng “duration” – “thời hạn” trong bối cảnh này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư trái phiếu mới bởi vì nó không đề cập đến khoảng thời gian trái phiếu có trước khi đáo hạn. Thay vào đó, “duration” mô tả giá trái phiếu sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu với sự thay đổi của lãi suất.
Các loại trái phiếu (Bond) chính trên thị trường
Trái phiếu có nhiều loại khác nhau, có thể được phân loại theo nhiều cách:
- Trái phiếu Zero-coupon
Không thanh toán lãi và thay vào đó được phát hành với giá chiết khấu (discount) so với mệnh giá. Lợi nhuận sẽ được tạo ra sau khi trái chủ được thanh toán toàn bộ mệnh giá lúc trái phiếu đáo hạn. Tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ (US Government Treasury Bond) là trái phiếu không trả lãi zero-coupon.
- Trái phiếu chuyển đổi (Convertible bond)
Là công cụ nợ với tùy chọn đi kèm quyền chọn (option) cho phép các trái chủ chuyển đổi nợ thành cổ phiếu (vốn chủ sở hữu) tại một số thời điểm, tùy thuộc vào các điều kiện nhất định như giá cổ phiếu.
Ví dụ: Một công ty cần vay 1 triệu đô la để tài trợ cho một dự án mới. Họ có thể vay bằng cách phát hành trái phiếu với lãi coupon 12% đáo hạn sau 10 năm. Tuy nhiên, nếu họ biết rằng có một số nhà đầu tư sẵn sàng mua trái phiếu với lãi coupon 8% cho phép họ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu nếu giá cổ phiếu tăng trên một giá trị nhất định, họ có thể muốn phát hành trái phiếu đó.
Trái phiếu chuyển đổi có thể là giải pháp tốt nhất cho công ty vì họ sẽ có khoản thanh toán lãi thấp hơn trong giai đoạn đầu của dự án. Nếu các nhà đầu tư chuyển đổi trái phiếu của họ, các cổ đông khác sẽ bị pha loãng, nhưng công ty sẽ không phải trả thêm tiền lãi hay tiền gốc của trái phiếu.
- Callable bond – Trái phiếu có thể thu hồi lại
Là trái phiếu có thể thu hồi lại bởi tổ chức phát hành trước khi nó đáo hạn. Giả sử rằng một công ty đã vay 1 triệu đô la bằng cách phát hành trái phiếu với phiếu lãi 10% đáo hạn trong 10 năm. Nếu lãi suất giảm (hoặc xếp hạng tín dụng của công ty cải thiện) vào năm thứ 5 khi công ty có thể vay 8%, họ sẽ gọi hoặc mua lại trái phiếu từ các trái chủ để lấy số tiền gốc và phát hành lại trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn.
Callable bond rủi ro hơn cho trái chủ vì trái phiếu có được quyền chọn (option) được thu hồi lại trái phiếu khi nó tăng giá trị. Lưu ý rằng, khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng. Bởi vì điều này, trái phiếu có thể thu hồi không có cùng giá trị với trái phiếu không thể thu hồi với cùng kỳ hạn, xếp hạng tín dụng và lãi suất coupon.
- Puttable Bond – Trái phiếu có quyền chọn bán
Là trái phiếu đi kèm với quyền chọn bán (put option) cho phép các trái chủ bán trái phiếu lại cho công ty trước khi nó đáo hạn. Điều này rất có giá trị đối với các nhà đầu tư lo lắng rằng trái phiếu có thể giảm giá trị, hoặc nếu họ nghĩ rằng lãi suất sẽ tăng và họ muốn lấy lại tiền gốc trước khi trái phiếu giảm giá trị.
Nhà phát hành trái phiếu bao gồm một quyền chọn bán có lợi cho các trái chủ để đổi lấy lãi suất coupon thấp hơn hoặc chỉ để tạo động lực thúc đẩy trái chủ mua trái phiếu.
Một trái phiếu có quyền chọn bán– puttable thường giao dịch với giá trị cao hơn (premium – giá cao hơn mệnh giá) so với trái phiếu không có quyền chọn bán nhưng có cùng mức xếp hạng tín dụng, kỳ hạn và lãi suất coupon vì nó có giá trị hơn đối với các trái chủ.
Sự kết hợp có thể của các quyền chọn và quyền chuyển đổi trong một trái phiếu là vô tận. Có một tiêu chuẩn khắt khe đối với mỗi quyền này và một số trái phiếu sẽ chứa nhiều hơn một loại quyền chọn tùy chọn có thể khiến việc so sánh trở nên khó khăn. Thông thường, các nhà đầu tư cá nhân dựa vào các chuyên gia trái phiếu để chọn trái phiếu riêng lẻ hoặc quỹ trái phiếu đáp ứng mục tiêu đầu tư của họ.
Rủi ro trái phiếu là gì?
Nếu hỏi trái phiếu có rủi ro không thì câu trả lời chắc chắn là có! Sau đây là một số các rủi ro và các biện pháp phòng tránh khi đầu tư vào trái phiếu nhà đầu tư không nên bỏ qua.
Rủi ro về lãi suất
Trái phiếu là một “chứng khoán nợ” có kỳ hạn và được quy định một mức lãi suất cụ thể. Lãi suất trái phiếu sẽ quyết định trực tiếp đến thu nhập của nhà đầu tư vào mỗi kỳ thanh toán. Có đôi khi lãi suất này cao hơn so với lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng hoặc lãi suất tham chiếu trên thị trường. Từ đó nó đã thu hút các nhà đầu tư đổ xô đi mua trái phiếu và nắm giữ cho đến ngày đáo hạn.
Tuy nhiên, khi lãi suất trên thị trường tăng cao, lãi ngân hàng cũng tăng hơn nhiều so với lãi của trái phiếu. Lúc này, thu nhập của các nhà đầu tư sẽ thấp hơn so với tiền lãi gửi tiết kiệm, giá trái phiếu bị giảm vì ít người mua. Nếu các bạn muốn bán trái phiếu thì sẽ bị lỗ vốn, giữ trái phiếu đến khi hết hạn thì mất nhiều chi phí cơ hội.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng giá của trái phiếu ngược chiều so với lãi suất thị trường. Nếu lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm mạnh. Cho nên khi ra quyết định đầu tư các bạn cần cân nhắc thật kỹ để không bị thâm hụt quá nhiều.
Lạm phát
Lạm phát xảy ra khi giá của đồng tiền hiện tại của một quốc gia giảm mạnh. Khi bạn mua trái phiếu, bạn đã giao tiền của mình cho tổ chức phát hành để đổi lại những khoản lợi tức mỗi kỳ hạn thanh toán. Nhưng nếu lạm phát xảy ra, chi phí sinh hoạt tăng thì liệu rằng khoản thu nhập ấy có đủ để chi trả hay là không.
Trong tình huống lạm phát tăng nhanh hơn cả tốc độ sinh lời của trái phiếu, sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm có khi xuống mức âm. Lúc này bạn có thể bán trái phiếu để thu tiền về, đây là giải pháp tối ưu ngay lúc này.
Thanh khoản
Khả năng thanh khoản của trái phiếu ảnh hưởng trực tiếp bởi uy tín của tổ chức phát hành trái phiếu. Bởi, đa số các trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, nếu thị trường trái phiếu bạn sở hữu quá nhỏ chỉ có vài người mua và bán thì việc giao dịch trái phiếu cũng không dễ dàng.
Nếu giá trái phiếu giảm vì lãi suất thị trường tăng, đa số các nhà đầu tư sẽ muốn bán trái phiếu đi, lúc này lượng cung nhiều hơn lượng cầu bạn cũng rất khó bán chúng nhanh được hoặc nếu được thì giá sẽ rất thấp.
Biện pháp là nhà đầu tư cần tìm và mua trái phiếu của những tổ chức phát hành uy tín, mua trái phiếu có đảm bảo cũng như dự đoán xu hướng thị trường chính xác để đưa ra quyết định bán chốt lời hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Thanh khoản trái phiếu là gì? Cách hạn chế rủi ro thanh khoản trái phiếu
Rủi ro xếp hạng
Các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng hơn như Standard & Poor hoặc Moody’s. Tiêu chuẩn xếp hạng và kết quả sẽ được hiển thị theo các mức từ AAA đến mức D. Nếu bạn mua trái phiếu của một công ty xếp hạng D, điều này có nghĩa tổ chức này đang bị vỡ nợ, khả năng tài chính và kinh doanh thấp. Khi doanh nghiệp này đi vay sẽ bị áp mức lãi suất rất cao. Như vậy khả năng trả lãi cho trái chủ là rất thấp vì áp lực lãi vay đè nặng lên công ty.
Trong trường hợp bạn muốn bán trái phiếu của các công ty này sẽ có rất ít người muốn mua – trừ những nhà đầu tư mạo hiểm. Lúc này tổn thất sẽ do chính nhà đầu tư gánh chịu. Cho nên trước khi mua trái phiếu bạn cần tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành, tình hình kinh doanh trên các báo cáo tài chính cũng như đánh giá xếp hạng tín dụng của họ để đảm bảo an toàn cho việc đầu tư.
Đầu tư trái phiếu có an toàn không?
Trái phiếu hiện đang là nơi đầu tư sẽ mang lại cho người sở hữu những khoản lợi tức duy trì và lâu dài, dù cho thị trường có như thế nào thì thu nhập mang về cho trái chủ cố định.
Đây là kênh đầu tư an toàn ít rủi ro. Tuy nhiên nếu các bạn muốn kiếm lời nhiều hơn hoặc thích mạo hiểm có thể lựa chọn đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán khác như cổ phiếu.
Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Hiện nay trên thị trường chứng khoán khá phổ biến 2 hình thức đầu tư là cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 hình thức này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn, các bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm | Cổ phiếu | Trái phiếu |
Nơi phát hành | Doanh nghiệp, Ngân hàng, Chính phủ. | Công ty cổ phần |
Quyền lợi của chủ sở hữu | – Người sở hữu trái phiếu sẽ được trả lãi suất cố định vào thời gian xác định.
– Không có quyền tham gia và hoạt động của đơn vị phát hành trái phiếu. |
– Người sở hữu cổ phiếu của công ty sẽ trở thành cổ đông và có những quyền lợi khác nhau tùy vào loại cổ phần họ nắm giữ.
– Được chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. – Có quyền tham gia vào việc quản lý và được điều hành hoạt động của công ty. |
Thời gian được sở hữu | Có thời hạn nhất định và được ghi trong trái phiếu. | Không có thời gian nào cụ thể. |
Thứ tự ưu tiên thanh toán nếu công ty bị giải thể hoặc phá sản | Trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. | Phần vốn được góp của cổ đông phải thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác. |
Các loại trái phiếu phổ biến nên mua
Hiện nay trên thị trường đang có những loại trái phiếu phổ biến mà bạn nên mua
Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán mà các doanh nghiệp; các công ty phát hành ra để huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường có rất nhiều loại và đa dạng.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải theo nguyên tắc tự túc vay, trả, tự chịu các trách nhiệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay nợ.
Đọc thêm: Đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp là gì? Áp lực đáo hạn trái phiếu tăng mạnh
Trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng là các các loại trái phiếu do chủ thể là ngân hàng phát hành để huy động vốn đầu tư trong ngắn hạn với một mức lãi suất được ấn định trước đó.
Một câu hỏi mà các nhà đầu tư đặt ra là “mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không?”. Mỗi loại trái phiếu đều có mức độ rủi ro khác nhau. Tuy nhiên các loại trái phiếu ngân hàng sẽ đem lại cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng có lãi suất cao hơn.
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ là một loại trái phiếu do chính phủ phát hành, chính phủ dùng loại trái phiếu này để huy động thêm nguồn vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư công, các chương trình của chính phủ.
Điều kiện để có thể mua trái phiếu chính phủ không hề đơn giản. Các nhà đầu tư phải trải qua giai đoạn đấu thầu để xác định tư cách, cũng như điều kiện để mua trái phiếu chính phủ. Lãi suất trái phiếu chính phủ thường sẽ được thông báo công khai trên trang web của Sở giao dịch chứng khoán.
Có nên đầu tư vào quỹ mở trái phiếu?
Quỹ mở trái phiếu là quỹ được quản lý bởi công ty quản lý Quỹ. Quỹ này được đầu tư chủ yếu vào tài sản có lợi nhuận cố định như trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp có uy tín.
Khi tham gia Quỹ mở, các nhà đầu tư không cần phải có vốn lớn, số tiền tối thiểu sẽ được quy định theo từng Quỹ. Bên cạnh đó, giảm thiểu rủi ro đến ít nhất vì được quản lý chuyên nghiệp bởi công ty Quản lý Quỹ. Vì vậy, Quỹ mở trái phiếu thường phù hợp với những bạn đang có nguồn vốn ít nhưng muốn có thu nhập cố định, ngoài ra còn tránh được nhiều rủi ro.
Có thể bạn quan tâm:
- NovaGroup mua lại lô trái phiếu Novaland 1.000 tỷ đồng trước hạn
- Tóm tắt vụ việc trái phiếu An Đông: Người mua trái phiếu An Đông sẽ ra sao?
- Người mua trái phiếu Tân Việt được bảo vệ quyền lợi hợp pháp
Kết luận
Trên đây VnRebates vừa cung cấp cho các bạn các thông tin giải thích trái phiếu là gì. Cũng giống với mua cổ phiếu, có rất nhiều cách mua trái phiếu. Các bạn có thể tham khảo bài viết trên để xác định các kênh đầu tư phù hợp đúng đắn. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn, chúc các bạn thành công!
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính