ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Chỉ số VN-Index là gì? Cách tính và phân biệt VN-Index & VN30

28.06.2022, 06:06 23 phút đọc

Chỉ số VN-Index là gì? Cách tính chỉ số VN-Index như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số này trong thị trường chứng khoán Việt Nam? Phân biệt VN-Index và VN30.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút ngày càng đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, mang lại vô vàn cơ hội kiếm lời hấp dẫn. Mọi nhà đầu tư khi bắt đầu bước chân vào thị trường này hẳn đều nghe và biết đến chỉ số VN-Index, chỉ số quan trọng và cơ bản nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy trong bài viết này, VnRebates sẽ giải thích chỉ số VN-Index là gì? Chỉ số này có ý nghĩa gì cũng như những yếu tố tác động đến biến động chỉ số VN-Index này như thế nào?

Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Chỉ số VN-Index là gì?

VN-Index (VNI) là chỉ số đại diện cho sở HoSE và phản ánh xu hướng biến động giá cổ phiếu của toàn bộ số cổ phiếu trên sàn HOSE. 

Chỉ số Vn-index được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc.

Vn-Index cũng thể hiện quy mô, giá trị của sàn HOSE biến động như thế nào và sự thay đổi của các cổ phiếu trên sàn chứng khoán này ra sao và được nhà đầu tư dùng để phân tích, đánh giá về sự biến động của thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Vn-Index xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 28/7/2020, là ngày giao dịch đầu tiên của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh cũng là ngày đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Do đó, ngày 28/7/2000 được chọn là ngày gốc và giá trị của chỉ số Vn-Index ngày gốc là 100 điểm.

Lấy ví dụ chỉ số VN-Index ngày 17/12/2021 đang là 1486.43 điểm. Con số này có nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE có giá trị gấp 1486.43 lần giá trị gốc ngày 28/7/2000.

Bảng điện tử chứng khoán: Giá trị của chỉ số VN-Index hiện là 1486.43 điểm (ngày 17/12/2021)

Cuối mỗi phiên giao dịch, chỉ số ngày sẽ được tính toán và công bố, kèm theo so sánh tăng hoặc giảm theo tỷ lệ phần trăm so với phiên giao dịch trước đó.

Như vậy, hiểu một cách nôm na thì chỉ số VN-Index ra đời để giải quyết vấn đề quan trọng là tổng hợp Giá các cổ phiếu trên toàn thị trường đang tăng hay là đang giảm. Chỉ số này ít nhiều giúp các nhà đầu tư nắm được xu hướng chung, vì bản thân xu hướng chung cũng ảnh hưởng tới chính các cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ hay quan tâm.

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán quan trọng nhất mọi trader phải biết

2. Cách tính chỉ số VN-Index

Chỉ số VN-Index do Ủy ban chứng khoán nhà nước quản lý và được tính toán theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher

Chỉ số Vn-Index chính là kết quả của phép chia giữa giá trị vốn hóa của thị trường tại thời điểm hiện tại cho giá trị vốn hóa tại thời điểm phát hành gốc vào ngày 28/07/2000.

Công thức tính:

 

Trong đó:

  • P1i: Giá trị thị trường hiện hành của cổ phiếu i
  • Q1i: Số lượng cổ phiếu i đang được niêm yết ở thời điểm hiện tại
  • P0i: Giá của cổ phiếu i ngày phát hành vào gốc 28/07/2000
  • Q0i: Số lượng cổ phiếu i được niêm yết vào ngày  28/07/2000

Vn-Index được tính toán và thay đổi trong thời gian diễn ra giao dịch. Trong quá trình đó, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng tỷ lệ %. Ngoài ra, một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết là khi thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán.

Xem thêm: Ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế – bài toán hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng hậu đại dịch

Thực_chiến_NGHỀ_Trading

3. Ý nghĩa của chỉ số Vn-Index

VN-Index là một chỉ số chứng khoán và đại diện cho thị trường chứng khoán nhưng chỉ số này còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Không chỉ những nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này mà chính phủ, những nhà kinh tế quan tâm đến chỉ số này không hề thua kém các chỉ số kinh tế khác như lãi suất, lạm phát hay GDP

Xem thêm: EPS – Lãi cơ bản trên cổ phiếu là gì? Cách sử dụng chuẩn nhất

3.1. Thể hiện sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế hiện tại

VN-Index được xem như một thước đo thể hiện khách quan sự biến động của nền kinh tế là suy thoái hay tăng trưởng. Điều này được xem như một vòng tuần hoàn. Khi các doanh nghiệp tăng trưởng tốt và bền vững, phản ánh một nền kinh tế đang có sức khỏe tốt. Mà thị trường chứng khoán là nơi đại diện cho tất cả các doanh nghiệp này nên khi doanh nghiệp phát triển, các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu nhiều hơn như là kênh đầu tư và tích lũy tài chính, từ đó chỉ số VN-Index tăng.

Ngược lại, khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cho thấy nền kinh tế đang gặp vấn đề, nhà đầu tư lo ngại, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của VN-Index. Hiểu theo cách khác, khi chỉ số Vn-Index mất điểm nghĩa là sự hoạt động của thị trường chứng khoán đang tụt dốc hay còn gọi là suy thoái. Tất nhiên, việc đánh giá sự phát triển của một thị trường không chỉ dựa vào riêng Vn-Index thế nhưng không thể phủ nhận được rằng chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư có cơ sở đánh giá để lên kế hoạch đầu tư tiếp theo.

Ví dụ: Giai đoạn 2016 – 2018 là thời nền kỳ kinh tế Việt Nam có những diễn biến tích cực tại. Số lượng mã chứng khoán niêm yết trên sàn tăng cao, theo đó chỉ số VN-Index tăng mạnh từ 600 đến hơn 1000 điểm.

Ngược lại, vào khoảng cuối năm 2017, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trên khắp nơi trên thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến giá trị thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu “lao dốc không phanh”. Căn cứ vào VN-Index cũng như các chỉ số dự báo khác, phần lớn nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán tháo cổ phiếu và chuyển sang đầu tư vào kênh khác.

3.2 Đo lường hiệu suất của thị trường chứng khoán

Hiệu suất của thị trường chứng khoán là tỷ lệ giá trị vốn hóa của thị trường hiện tại so với giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm phát hành gốc. Thông qua chỉ số VN-Index, nhà đầu tư cũng có thể căn cứ để xác định xem hiệu suất của một thị trường chứng khoán có ổn hay không. 

Ví dụ: Vào ngày 17/12/2021 chỉ số VN-Index đạt 1486.43 điểm thì có nghĩa hiệu suất của thị trường chứng khoán so với ngày giao dịch đầu tiên là 1486.43 lần.

3.3 Mô tả sự dịch chuyển của nền kinh tế

Nếu nền kinh tế có sự tái cơ cấu lại các ngành, giá cổ phiếu từng ngành sẽ có sự thay đổi, tác động trực tiếp đến chỉ số chứng khoán. Do đó, VN-Index sẽ thể hiện được sự chuyển động cơ cấu của cả nền kinh tế nước nhà.

Ví dụ: Sau giai đoạn 2007, nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và cơ cấu lại các ngành. Sự tái cơ cấu này được thể hiện rõ rệt qua những thay đổi của một loạt các chỉ số khác nhau, trong đó chỉ số VN-Index phản ánh rõ nét nhất.

3.4 Giúp nhà đầu tư phân tích nhóm ngành và dự tăng trưởng của cổ phiếu

Việc theo dõi chỉ số VN-Index là vô cùng quan trọng đối với mọi nhà đầu tư chứng khoán bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua/bán cổ phiếu của nhà đầu tư trên thị trường.

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số VN-Index để phân tích các nhóm ngành, từ đó lựa chọn nhóm ngành có chỉ số khỏe để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ: Tính đến giữa năm 2021, các nhóm ngành kéo VN-Index tăng điểm bao gồm Tài chính- Ngân hàng, Thép, Chứng khoán, Bất động sản, CNTT-Viễn thông, Nông-lâm nghiệp, thủy sản, Năng lượng. Vì thế, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để cân nhắc lựa chọn các nhóm cổ phiếu tốt.

 

Sau khi giúp nhà đầu tư chọn được ngành, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng, chỉ số VN-Index còn giúp nhà đầu tư lựa chọn những cổ phiếu mạnh thông qua việc phân tích và so sánh sự tăng trưởng của các cổ phiếu với sự tăng trưởng của chỉ số này.

Như ví dụ trên, ta có thể thấy mã HPG và PNJ là 2 mã tăng đột biến trong thời gian gần đây, nhà đầu tư có thể cân nhắc, bởi khi mua được giá tốt thì sẽ thu lại được một khoản lợi nhuận đáng kể.

Xem thêm: Top những cổ phiếu tăng trưởng tốt tính đến quý 3 năm 2021

3.5. VN-Index thể hiện tâm lý của nhà đầu tư

Cũng như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá cổ phiếu cũng chịu sự chi phối của quy luật cung cầu trên thị trường, do đó chỉ số VN-Index sẽ thể hiện rất rõ tâm lý của nhà đầu tư hay tâm lý nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến biến động của chỉ số này.

Ví dụ vào cuối tháng 11/2021, chỉ số VN-Index lập đỉnh 1500 điểm, mức cao nhất trong lịch sử. Dựa vào đó ta có thể thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan với thị trường, ráo riết mua vào và đẩy giá cổ phiếu tăng cao khiến cho thị trường trở nên hưng phấn hơn. Những nhà đầu tư bên ngoài cũng cảm thấy hấp dẫn và bắt đầu nhảy vào, làm cho giá cổ phiếu tăng cao hơn, VN-Index tăng cao hơn.

Ngược lại, khi chỉ số VN-Index sụt giảm, chứng tỏ các nhà đầu tư đang thực hiện các bước thăm dò và một bộ phận lớn nhà đầu tư đã bắt đầu có động thái bán tháo cổ phiếu để rút khỏi thị trường. Điều này khiến cho bộ phần nhà đầu tư còn lại cũng trở nên bi quan và tìm cách bán chúng, khiến cho giá cổ phiếu càng giảm xuống, kết quả là VN-Index giảm sâu hơn. Qua đó ta cũng có thể biết được thái độ của họ đối với thị trường chứng khoán mà họ tham gia tại thời điểm đó.

Biểu đồ thể hiện tâm lý của nhà đầu tư

Xem thêm: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) là gì? Chỉ số ROS như thế nào là tốt?

4. Lịch sử chỉ số VN-Index qua các năm

chi so vn-index

Diễn biến chỉ số VN-Index qua các năm (2001-2021)

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng năm 2000, chỉ số VN-Index đạt mốc 207 điểm, tăng 107% so với phiên đầu tiên. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên ở mức 1 tỷ đồng. Số cổ phiếu lên sàn được bổ sung thêm 3, lên con số 5 với tổng giá vị vốn hóa 986 tỷ đồng. So với quy mô GDP hơn 31 tỷ USD, vốn hóa của thị trường chứng khoán khi đó mới tương đương 0,24%.

Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường chứng khoán chứng kiến đà tăng nóng một cách rõ rệt nhất. Sau đà tăng nóng đó thị trường hạ nhiệt với nhiều phiên giảm điểm liên tiếp.

Ngày 12/3/2007 đánh dấu cột mốc lịch sử của TTCK Việt Nam khi chỉ số Vn Index đóng cửa tại 1.170,67 điểm, mức cao nhất trong gần 20 năm hoạt động. Trong phiên giao dịch 12/3/2007, VnIndex có thời điểm leo lên 1.179,32 điểm, tuy nhiên áp lực chốt lời khá mạnh về cuối phiên khiến chỉ số này chỉ còn tăng gần 15 điểm (1,3%) lên 1.170,67 điểm.

Bước sang năm 2008, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn downtrend kéo dài và đây là hệ quả của “bong bóng” chứng khoán tăng nóng trước đó cũng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến tháng 2/2009, chỉ số Vn Index mới thức tạo đáy tại 235 điểm, tương ứng mất 80% so với đỉnh cao hai năm trước đó.

Năm 2010 đánh dấu 10 năm ra đời thị trường chứng khoán sau thời kỳ biến động nhiều thăng trầm nhất. Đây là năm lập kỷ lục số doanh nghiệp niêm yết mới với 81 cổ phiếu chào sàn HoSE. Số lượng công ty chứng khoán cũng đạt kỷ lục với con số 102.

Sang năm 2011, chứng khoán Việt nam một lần nữa trải qua cơn sóng lớn khi VN-Index giảm 27% chỉ còn 351 điểm vào cuối năm. Hơn 60% cổ phiếu trên cả HoSE và HNX có thị giá thấp hơn mệnh giá trong đó 2/3 số công ty chứng khoán rơi vào thua lỗ.

Sau 3 năm hồi phục với nhiều quyết định quan trọng mang tính định hướng của nhà điều hành trong các năm sau, thị trường bắt đầu hồi phục ổn định: VN Index đến cuối 2014 đạt 546 điểm.

Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tiếp tục tăng trưởng lành mạnh. Đặc biệt 2017 trở thành năm đáng nhớ khi hàng loạt con số liên tục lập đỉnh khi Vn Index tăng 48% lên 984 điểm; vốn hóa thị trường tăng hơn 70%, tỷ lệ trên GDP lần đầu vượt 50%; tổng giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài hơn 31 tỷ USD.

Năm 2018, VN-Index thiết lập đỉnh mới 1.204 điểm vào ngày 9/4 nhưng đến thời điểm 31/12 giảm còn 893 điểm. Dấu ấn trong năm là khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 44.000 tỷ; giá trị các thương vụ IPO dẫn đầu Đông Nam Á; phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trên HoSE với kỷ lục thanh khoản 35.000 tỷ đồng.

Bước sang 2019, mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối năm ở 961 điểm, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Thị trường Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Sang năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, TTCK Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm thê thảm so với thời điểm cuối năm 2019. Đây là mức giảm lớn thứ 2 từ trước đến ngay chỉ sau cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2008.

Từ cuối năm 2020 Việt Nam khống chế tốt đại dịch cộng với chính sách cắt giảm lãi suất, nền kinh tế dần phục hồi, nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã lạc quan hơn, thị trường đã ghi nhân sắc xanh. Tổng cả năm 2020, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới trong đại dịch, nhà đầu tư khép lại một năm trong trạng thái “thăng hoa” khi giá trị danh mục đầu tư đã tăng trưởng đáng kể. 

Sang năm 2021, dòng tiền tiếp tục ào ạt đổ vào thị trường, VN-Index liên tục lập đỉnh, tăng hơn 300 điểm kể từ đầu năm 2021 và tăng hơn 770 điểm so với mốc đáy (659,21 điểm) do dịch COVID-19 ‘vùi dập’ vào tháng 3-2020. Cụ thể, vào ngày 25/11, VN-Index đã lập đỉnh trên mức 1500.81 điểm và hiện đang ở mức 1.479.79 điểm.

Xem thêm: So sánh chi phí giao dịch của các công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam

5. Phân biệt chỉ số VN-Index và VN30

VN-Index là chỉ số duy nhất mà SGDCK TP. HCM sử dụng từ lúc mới thành lập thị trường đến nay và cũng đang dần bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của VN Index mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ phương pháp tính toán chỉ số.

VN30 được xem là giải pháp dung hòa giữa yêu cầu cấp thiết của thị trường về một chỉ số phản ánh chính xác hơn biến động giá cả chứng khoán cũng như sự cần thiết phải chuẩn bị một tiền đề nền tảng cho chiến lược phát triển các sản phẩm mới của sàn giao dịch như chứng khoán phái sinh và các dạng đầu tư trong tương lai.

Chỉ số VN30 được hiểu nôm na là Chỉ số hỗn hợp đại diện cho 30 công ty hàng đầu đang Niêm yết trên sàn HOSE. Mặc dù chỉ có 30 công ty nhưng do được chọn lọc là những Công ty lớn nhất nên Chỉ số VN30 sẽ chiếm khoảng hơn 80% Tổng Giá trị vốn hóa của cả Thị trường (VN-Index).

Chỉ số VN30 được tính dựa trên 03 tiêu chí: giá trị vốn hóa thị trường, tỷ lệ loại trừ free-float và khối lượng giao dịch. Chỉ số VN30 có tần suất tính toán 1p/ lần và được xem xét định kỳ 6 tháng/lần vào tháng 7 và tháng Giêng hàng năm nhằm thực hiện thay đổi và sàng lọc rổ 30 cổ phiếu đạt tiêu chí vào nhóm VN30.

Phân biệt chỉ số VN-Index và VN-Index30

6. Một số chỉ số chứng khoán phổ biến tại Việt Nam

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có rất nhiều chỉ số chứng khoán như HASTC-Index, Vn-Index, VIR-Index, HNX-Index, Upcom-Index, VN30, HNX30. Tuy nhiên có 2 loại chỉ số mà các nhà đầu tư bắt buộc phải nắm rõ đó là VN-Index như đã trình bày ở trên và chỉ số VN30 (sẽ được so sánh bên dưới).

6.1 Chỉ số chứng khoán phổ biến trên sàn HOSE

Nhu cầu của mỗi nhà đầu tư vào các nhóm cổ phiếu không hoàn toàn giống nhau, người thích nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (Penny), người lại thích đầu tư vào cổ phiếu blue chip có vốn hóa lớn vì tính thanh khoản cao.

Các chỉ số chứng khoán có vai trò dẫn dắt dòng tiền đầu tư theo nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư. Bên cạnh VN-Index là chỉ số quan trọng nhất và cũng được quan tâm nhiều nhất thì sàn HOSE vẫn còn một số chỉ số khác đáng chú ý như VN100, VN30, VNALL…

  • VNAllshare-Index (VNALL): Là chỉ số vốn hóa gồm tất cả cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng tiêu chí sàng lọc về tư cách, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và thanh khoản. VNAllshare-Index được xem là chỉ số nền tảng. Từ chỉ số này, nhà đầu tư có thể xây dựng được hầu hết các chỉ số tham chiếu quan trọng trên thị trường như VN30-Index, VN100-Index, VNDIAMOND-Index…
  • VN30: Chỉ số vốn hóa đo lường mức tăng trưởng của 30 công ty hàng đầu về vốn hóa thị trường và thanh khoản trong VNAllshare. Chỉ số VN30 chiếm tỷ trọng hơn 80% giá trị vốn hóa của VN-Index
  • VNMidcap-Index (VNMID): Là chỉ số vốn hóa đo lường mức tăng trưởng của 70 công ty có quy mô vừa trong VNAllshare.
  • VN100: Là chỉ số vốn hóa kết hợp các cổ phiếu thành phần của VN30 và VNMidcap.
  • VNSmallcap-Index (VNSML): Là chỉ số vốn hóa đo lường mức tăng trưởng của các công ty có quy mô nhỏ trong VNAllshare. Bao gồm các cổ phiếu còn lại của VNAllshare, sau khi loại trừ cổ phiếu thành phần của VN100.

6.2 Chỉ số chứng khoán phổ biến trên sàn HNX và Upcom

  • HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Trước đây, khi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội còn được gọi là Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) thì chỉ số này được gọi là HASTC-Index.
  • UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.

Xem thêm: VN30 là gì – Thị trường chứng khoán Việt Nam và cách đầu tư vào chỉ số VN30

7. So sánh Vn-Index với các chỉ số Dow Jones, Nasdaq

Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu nên Chỉ số chứng khoán của nó bao gồm Dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq đương nhiên là quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến toàn cảnh thị trường chứng khoán thế giới.

Vì vậy, xét về mặt giá trị thì so với các chỉ số chứng khoán S&P 500, Dow Jones, Nasdaq thì VN-Index vẫn còn có những sự khác biệt tương đối lớn – điều này hoàn toàn dễ hiểu vì vốn hóa thị trường của các công ty thành phần trên thị trường chứng khoán Mỹ đều là những gã khổng lồ ở nhiều lĩnh vực từ công nghiệp đến viễn thông công nghệ.

Tiêu chí đánh giá VN Index Dow Jones S&P 500 Nasdaq
Vốn hóa thị trường 4.384 nghìn tỷ đồng (số liệu năm 2019) 8,33 nghìn tỷ đô Hơn 14.199 tỷ đô (số liệu năm 2013) Hơn 10 nghìn tỷ đô
Khối lượng giao dịch hàng ngày 185 triệu đơn vị/phiên 480,642,500 đơn vị/phiên 5,928,154,761 đơn vị/phiên 4,110,644,761 đơn   vị/phiên
Tỷ lệ tăng giá trong 5 năm Tăng 48.9% (từ 582,87 điểm lên 868,56 điểm) Tăng 43.7% (từ 18,003.2 điểm lên 25,871.5   điểm) Tăng 46.71% (từ 2111.7 điểm lên 3097.7   điểm) Tăng 121.4% (từ 4519.78 điểm lên 10,008.64   điểm)

Xem thêm: Tổng quan thị trường chứng khoán Mỹ và đầu tư chứng khoán Mỹ hiệu quả tại Việt Nam như thế nào ?

8. Kết luận

Theo các chuyên gia, TTCK Việt Nam và đại biểu là chỉ số VN-Index dù đã liên tiếp xác lập các kỷ lục lịch sử về điểm số nhưng tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn, thậm chí thị trường mới đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ. 

So với các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam như VN 30, HNX-Index thì chỉ số VN-Index được xem là chỉ số quan trọng và lớn nhất trên thị trường, giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh về TTCK của Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc cập nhật liên tục tình hình biến động của các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như Dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq, các nhà đầu tư Việt Nam luôn phải nắm rõ tình hình chỉ số VN-Index để có chiến lược đầu tư đúng đắn và hiệu quả.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.