VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Vốn hóa thị trường là gì? 3 phân khúc đầu tư cơ bản nhất cho mỗi nhà đầu tư

17.06.2021, 18:35 10 phút đọc

Market capitalization (Market cap), hay trong tiếng Việt được gọi là vốn hóa thị trường, là loại chỉ số thường thấy mỗi khi chúng ta tìm hiểu về một công ty đại chúng hoặc một loại tiền điện tử bất kỳ. Vậy, khái niệm này có ý nghĩa gì, liệu nó có ích như nào cho nhà đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.

Chúng ta thường thấy cụm từ “Vốn hóa thị trường” hay “Market Cap” trong phần thông tin doanh nghiệp trên sàn chứng khoán hay phần thông tin về một đồng tiền điện tử thế nhưng nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường vẫn không nắm rõ được ý nghĩa của cụm từ này. Bài viết sẽ giúp giải đáp những thắc mắc cũng như cách để sử dụng khái niệm đã rất quen thuộc này một cách hiệu quả nhất.

Giá trị vốn hóa thị trường của công ty có thể được tìm thấy dễ dàng trên cơ sở dữ liệu của các trang chứng khoán 

I. Market cap hay vốn hóa thị trường là gì? Công thức tính vốn hóa thị trường:

Market capitalization (Market cap), hay trong tiếng Việt được gọi là vốn hóa thị trường, được định nghĩa là tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Khái niệm trên còn được gọi là giá trị vốn cổ phần và nó đại diện cho giá trị cổ phiếu mà chủ sở hữu và các cổ đông đang nắm giữ.

Để tính vốn hóa thị trường, ta có công thức sau:

Vốn hóa thị trường = giá cổ phiếu hiện hành x số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ, nếu một công ty bán cổ phiếu với giá 40.000VND một đơn vị và đang có 2 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, thì công ty đó sẽ có vốn hóa thị trường là 80 tỷ đồng.

Phía trên là cách tính vốn hóa thị trường cho một công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các đơn vị tiền cryptocurrencies cũng có giá trị vốn hóa thị trường, được tính với công thức sau:

Giá trị vốn hóa của từng đồng coin = Giá đồng coin x số lượng coin đang được lưu thông

Các đồng tiền ảo cũng có giá trị vốn hóa thị trường 

Xem thêm: Tỷ giá các đồng tiền ảo – Những điều bạn cần biết để đạt lợi nhuận cao

Vậy, tại sao khái niệm này lại quan trọng với các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính? Trên thực tế, vốn hóa thị trường của một công ty có thể cho các nhà đầu tư biết về quy mô hoạt động của một công ty và thậm chí có thể được sử dụng để so sánh kích thước của nhiều công ty với nhau. Khái niệm này còn đưa ra dấu hiệu về kỳ vọng của thị trường cho tiềm năng phát triển của một công ty khi mà vốn hóa thị trường cũng là thước đo về mức độ sẵn sàng trả cổ tức của công ty đó.

II. Phân loại công ty dựa trên vốn hóa thị trường:

Thông thường, có 3 cách để phân loại công ty dựa trên vốn hóa thị trường:

  • Large-cap (Công ty có vốn hóa thị trường lớn)
  • Mid-cap (Công ty có vốn hóa thị trường vừa)
  • Small-cap (Công ty có vốn hóa thị trường nhỏ)

2.1. Large-cap

Những công ty này thường có giá trị thị trường lớn hơn 10 tỉ USD. Các công ty có large-cap được biết đến là những nơi sản xuất sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Ngoài ra, các công ty này thường có chính sách chi trả cổ tức nhất quán và ổn định. Họ có xu hướng thống trị các ngành công nghiệp của họ và thương hiệu của họ thường dễ dàng được nhận ra bởi người tiêu dùng.

Nhờ vậy, công ty có vốn hóa thị trường lớn thường được coi là một khoản đầu tư khá bảo đảm, so với các công ty ở hạng mid-cap hay small-cap. Đổi lại, tiềm năng tăng trưởng của loại công ty này thường thấp, lợi nhuận kỳ vọng cũng vì thế mà ít hơn so với 2 loại còn lại.

2.2. Mid-cap

Giá trị thị trường của những công ty có vốn hóa dạng vừa nằm ở khoảng giữa 2 tỉ và 10 tỉ USD. Đây thường là những công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc có tiềm năng tăng trưởng nhanh trong tương lai. Những công ty nằm trong phân khúc này thường cố gắng tăng thị phần của họ và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường. Cách mà một công ty thể hiện trong giai đoạn này sẽ là kim chỉ nam cho nhà đầu tư đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của công ty đó trong tương lai.

Quan hệ rủi ro lợi nhuận của cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường dạng vừa có xu hướng cân bằng hơn so với phân khúc large-cap và small-cap. Nhìn chung, mid-cap sẽ thường có mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với large-cap nhưng ít hơn so với small-cap. Ngược lại, chúng lại có mức rủi ro cao hơn so với large-cap và thấp hơn so với small-cap.

2.3. Small-cap

Các công ty có vốn hóa thị trường nhỏ thường có giá trị thị trường nằm dưới 2 tỷ USD. Small-cap thường là những công ty trẻ, đang hoạt động ở những thị trường mới nổi hoặc trong các thị trường ngách của những đất nước phát triển. Đây là những công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong 3 loại công ty kể trên, nhưng cũng là loại hình mang lại nhiều rủi ro nhất. Nguồn lực của small-cap thường tương đối hạn chế do đó dễ bị tổn thương hơn dưới sự ảnh hưởng của những tác động xấu của nền kinh tế hoặc ngành công nghiệp mà họ hoạt động. Họ cũng dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh từ những công ty khác và sự biến động của những thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, những công ty có vốn hóa thấp cũng có những lợi thế riêng. Họ có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong 3 phân khúc vốn hóa thị trường. Vì vậy, miễn là bạn có thể chịu được những biến động ngắn hạn xảy ra thường xuyên, thì small-cap có thể là một khoản đầu tư dài hạn đáng có.

 

3 phân khúc vốn hóa thị trường phổ biến nhất

  Xem thêm: Chứng khoán và Ngoại hối, thị trường nào tiềm năng hiện nay?

2.4. Các phân khúc vốn hóa thị trường khác:

Ngoài 3 loại phân khúc chính kể trên, các chuyên gia phân tích còn có thể chia vốn hóa thị trường ra thêm 2 loại nữa: Mega-cap (Vốn hóa rất lớn) và Micro-cap (Vốn hóa siêu nhỏ).

Một công ty muốn gọi là mega-cap ngoài việc phải đáp ứng đủ yêu cầu của một large-cap, công ty đó còn phải nằm trong top đầu của nền kinh tế một nước. Những công ty có vốn hóa thị trường rất lớn thường có cổ phiếu được gọi là “blue chip” và được coi là một khoản đầu tư cực kỳ an toàn và chắc chắn trong danh mục của mỗi nhà đầu tư.

Micro-cap, ngược lại, thường là những công ty mới tham gia thị trường, vẫn trong giai đoạn phôi thai và có ít số liệu để đánh giá. Loại hình công ty này thường có vốn hóa thị trường dưới 300 triệu USD.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường

Có khá nhiều cách khiến cho market cap bị ảnh hưởng.

Ví dụ, khi mà giá trị của cổ phiếu công ty bị thay đổi, cho dù là tăng lên hay giảm đi, cũng sẽ khiến cho vốn hóa thị trường của công ty thay đổi theo.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu có sự thay đổi trong số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Giả sử giá cổ phiếu không đổi, phát hành thêm cổ phiếu sẽ tăng vốn hóa thị trường của một công ty, trong khi mua lại cổ phiếu sẽ làm giá trị thị trường giảm đi.

Tuy vậy, các nhà đầu tư nên để ý rằng vốn hóa thị trường không bị ảnh hưởng qua việc chia cổ tức hoặc chia cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia ra thì giá của nó sẽ giảm theo tương quan với tổng số lượng cổ phiếu sau khi đã chia cổ phiếu, hay nói cách khác nó còn được “pha loãng”. Ví dụ, nếu một công ty quyết định chia cổ phiếu cho toàn bộ cổ đông của công ty đó với tỉ lệ 1:1 (có 1 được 1) thì tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng gấp đôi, đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu giảm đi một nửa trong khi vốn hóa thị trường được giữ nguyên.

IV. Tại sao bạn nên quan tâm đến vốn hóa thị trường?

Vốn hóa thị trường là một khái niệm quan trọng vì nó cho phép nhà đầu tư hiểu được quy mô hoạt động của một công ty và giá trị của nó trên thị trường dưới góc nhìn về lượng vốn. Các công ty khác nhau sẽ có vốn hóa thị trường khác nhau, qua đó ám chỉ về tiềm năng tăng trưởng, khả năng chi trả cổ tức và rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, đa dạng hóa các khoản đầu tư sẽ giúp cho danh mục của bạn cân bằng hơn, đạt được mức lợi nhuận mong muốn mà không phải chịu quá nhiều rủi ro.

Thường thì một nhà đầu tư chỉ tập trung quan sát một phân khúc thị trường cụ thể. Một số người cố gắn bó với large-cap, một phân khúc cho dù lợi nhuận kỳ vọng không được cao nhưng lại chắc chắn và ổn định, nhất là khi họ muốn bảo đảm nguồn vốn cá nhân và để cho danh mục của mình tự tăng trưởng. Một số khác thì lại bị thu hút hơn bởi những công ty có vốn hóa thị trường nhỏ, phân khúc có tính rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao, đổi lại họ phải tốn nhiều công sức cũng như mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu các công ty trong phân khúc này.

Nhìn chung, khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán, bạn có thể thấy rằng ở phân khúc nào cũng sẽ có nhiều các loại công ty khác nhau, hoạt động ở các ngành công nghiệp khác nhau và thậm chí giá trị thị trường khác nhau. Nhưng dù thế nào thì các chuyên phân tích cũng đã nghiên cứu và nhận ra được những xu hướng và đặc điểm tương đồng của các công ty trong cùng một phân khúc. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể chọn cho mình một phân khúc sao cho phù hợp nhất với mục đích, cũng như khả năng đầu tư của bản thân.  

 Xem thêm: Top 5 đồng tiền ảo tiềm năng 2020

VnRebates tổng hợp

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.