1. Giới thiệu tổng quan về đồng tiền ảo
1.1 Tiền ảo là gì?
Tiền ảo là một dạng tiền kỹ thuật số được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển (developer). Loại tiền này không được chính phủ quản lý và được sử dụng, chấp nhận như một phương tiện trao đổi giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo cụ thể.
Về mặt cơ chế, tiền ảo bảo vệ và xác nhận giao dịch và kiểm soát những đơn vị (coin) mới được tạo ra bằng các mã code khó. Loại tiền này chỉ có sẵn ở dạng điện tử và luôn bị giới hạn trong các mục cơ sở dữ liệu.
Tiền ảo có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử trong các cộng đồng. Nó được lưu trữ và trao đổi thông qua các phần mềm được chỉ định trên di động, máy tính hoặc qua ví điện tử chuyên dùng.
1.2 Vai trò của tiền ảo?
Như đã nói ở trên, tiền ảo được sử dụng làm phương tiện thanh toán, trao đổi giữa một cộng đồng nhất định. Bạn sẽ không cần phải mang theo tiền thực bên người như thông thường và cũng rất dễ dàng để trao đổi loại tiền này qua Internet chỉ với một thiết bị có kết nối mạng.
Tiền ảo có thể sử dụng được bởi bất kỳ ai. Nó tồn tại bằng sự kết hợp của “công nghệ mã hóa” giữa blockchain và chữ ký điện tử.
Tiền ảo thường do các tổ chức hoặc doanh nghiệp tạo ra và chỉ có giá trị giới hạn trong các đơn vị đó và cộng đồng người dùng tương ứng. Do tiền ảo không được bảo lãnh bởi các tài sản có giá, kim loại quý hay tiền thật nên nó không thực sự có giá trị và có tính thanh khoản thấp. Bạn chỉ có thể dùng nó để thanh toán, mua sắm trong các game online, thậm chí mỗi game lại yêu cầu một đồng tiền khác nhau và bạn không thể sử dụng tiền này để tận hưởng các sản phẩm dịch vụ khác được.
1.3 Có những loại tiền ảo nào?
Có 3 loại tiền ảo chính bao gồm:
– Tiền ảo đóng: Còn được gọi là tiền tệ viễn tưởng, thường được dùng trong các thế giới viễn tưởng như game trực tuyến và không có liên hệ với nền kinh tế thực sự.
– Tiền ảo dịch chuyển một chiều: Có thể mua bằng tiền thật nhưng không thể chuyển đổi ngược lại thành tiền thật, được hiển thị dưới dạng các coupon, điểm tích lũy trong thẻ, tiền tài khoản các trang mua sắm điện tử…
– Tiền ảo phi tập trung: Được tạo ra dựa trên nền tảng phi tập trung. Hai ví dụ nổi tiếng của loại tiền ảo này là Ethereum và Bitcoin.
1.4 Giao dịch tiền ảo ở đâu?
Kể từ ngày 1/1/2018, Việt Nam cấm các hoạt động phát hành, giao dịch và sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán.
Nhìn chung, hiện nay, rất nhiều quốc gia chưa có khung pháp lý phù hợp để quản lý tiền ảo, dẫn đến việc giao dịch tiền ảo ở các lãnh thổ này còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trader vẫn có thể mua/bán Bitcoin và các đồng tiền ảo khác trên các sàn giao dịch quốc tế.
2. Ưu và nhược điểm của đồng tiền ảo
2.1 Ưu điểm của tiền ảo
– Chuyển tiền nhanh với giá rẻ: Việc chuyển tiền ảo có thể thực hiện ở bất cứ đâu có mạng internet và với chi phí chuyển tiều siêu rẻ, thậm chí, một số nhà phát triển còn đưa ra dịch vụ này miễn phí để tăng cường phát triển cộng đồng.
– Khả năng sử dụng được ở nhiều nước: Hiện có 107/251 quốc gia đã chấp nhận đồng tiền ảo Bitcoin và các đơn vị, cộng đồng chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo cũng đang dần dần tăng lên. Tương lai phát triển của tiền ảo là không biên giới và người dùng sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề đổi tiền khi di chuyển giữa các quốc gia.
– Tính năng của tiền ảo ngày càng được nâng cao: So với đồng tiền pháp định thì tính năng của tiền ảo dễ dàng được mở rộng hơn với nhiều tiện ích ngoài thanh toán và chuyển tiền.
– Tài sản có thể tăng gấp nhiều lần: Dù sở hữu tiền ảo cũng giống như việc bạn sở hữu tài sản ảo, nhưng nếu biết cách đầu tư, bạn có thể kiếm về những món lợi kếch xù. Nguyên do là vì sự chú ý dành cho tiền ảo đang ngày càng cao lên.
– Tính thuận tiện: Người dùng có thể trao đổi tiền ảo trực tiếp giữa hai người mà không phải thông qua bất kỳ bên trung gian thứ ba nào khác. Cái bạn cần chỉ là một thiết bị kết nối Internet mà thôi.
– Bảo mật cao và an toàn.
2.2 Nhược điểm của tiền ảo
Bên cạnh đó, tiền ảo cũng có một số nhược điểm khiến cho các quốc gia còn e ngại:
- Các giao dịch thanh toán bằng tiền ảo đa phần đều mang tính chất ẩn danh. Điều đó có nghĩa là bạn không xác định được mình đang giao dịch với ai và người đó có thực sự uy tín hay không.
- Tiền ảo được lưu giữ dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số. Vậy nên nó có nhiều nguy cơ bị xâm phạm, bị chiếm đoạt, bị thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch. Thậm chí việc các nhà phát triển có tự ý phát hành thêm tiền ảo hay không và phát hành theo cơ chế nào cũng không được kiểm soát. Nói cách khác, số lượng một đồng tiền ảo khó có thể kiểm soát được.
- Hiện nay, không có cơ quan giám sát hay trung gian nào đứng ra bảo lãnh hoặc quản lý tiền ảo. Mọi giao dịch đều mang tính quy ước, tự nguyện. Điều này kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi các bên tham gia giao dịch không được bảo vệ bằng các cơ chế pháp lý. Ngược lại, đồng tiền ảo không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi một cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào, nên chủ sở hữu tiền ảo phải tự chịu mọi rủi ro.
3. Giới thiệu về 5 đồng tiền ảo tiềm năng nhất 2020
3.1 Đồng tiền ảo BTC
Bitcoin (BTC) ra đời năm 2009 bởi người sáng lập Satoshi Nakamoto và là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung. Đây là đồng tiền điện tử đầu tiên sở hữu giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất, chiếm tới 64% thị trường tiền ảo. Chính vì vậy, tất cả loại tiền ảo còn lại thường được coi là “altcoin” – loại tiền ảo thay thế cho Bitcoin bởi giá trị thương mại của đồng tiền bitcoin là quá lớn. Giá trị vốn hóa thị trường của BTC hiện nay đã vượt quá 138 tỷ USD.
Ngày nay, BTC là loại tiền ảo duy nhất được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được các tổ chức và một số cổng thanh toán chấp nhận. Điều đó đồng nghĩa với việc người dùng Bitcoin có thể sử dụng đồng tiền này để mua những món đồ giá trị ngoài đời thực.
3.2 Đồng tiền ảo ETH
Nền tảng Ethereum được đưa ra thị trường năm 2015 bởi Vitalik Buterin. Ether (ETH) là đồng tiền mã hóa trong mạng lưới của Ethereum. Nó được quảng bá là đồng tiền ảo cực kỳ tiềm năng. Tính đến 2019, đồng tiền này có giá trị thị trường lên tới 33 tỷ USD và trở thành đồng tiền ảo lớn thứ 2 thế giới chỉ sau BTC. ETH được ứng dụng rộng rãi qua các Hợp đồng thông minh dựa trên công nghệ Blockchain.
Là một nền tảng tiền ảo dựa trên các hợp đồng thông minh, ETH cho phép theo dõi tất cả các giao dịch và thỏa thuận liên quan thông qua một cuốn sổ cái. Có 2 loại ETH là Ethereum và Ethereum Classic.
ETH được coi là 1 giải pháp cho vấn đề thanh toán dành cho các ứng dụng trong mạng lưới Ethereum. Nó được coi là một tài sản kỹ thuật số và có thể giao dịch mà không cần sự can thiệp từ bên thứ ba.
3.3 Đồng tiền ảo XRP
Nền tảng Ripple ra mắt năm 2012 với đồng tiền riêng XRP và có giá trị khoảng 16,7 tỷ USD (tính đến 2019). Bản thân Ripple là một hệ thống thanh toán tổng thể theo thời gian thực, chuyển đổi tiền tệ với chi phí nhỏ và mức độ an toàn cao. Trong đó, XRP đóng vai trò là mã thông báo được tạo ra để hỗ trợ các giao dịch. XRP được tích hợp vào một số ngân hàng và hệ thống thanh toán. Nhờ đó, các giao dịch với Ripple sẽ giảm được chi phí phát sinh.
Hiện nay, XRP được coi là đồng tiền ảo có giá trị vốn hóa lớn thứ 3 thế giới, sau BTC và ETH. Cũng giống như ETH, XRP cũng là một tài sản kỹ thuật số.
XRP có tốc độ giao dịch nhanh với thời gian chỉ từ 3-5 giây/giao dịch, thay vì mất từ 10 phút đến 1 tiếng như các đồng tiền khác. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch của đồng tiền này rất thấp, chỉ rơi vào khoảng 0.04 USD/giao dịch. Quan trọng nhất là đồng tiền này giao dịch theo cơ chế đồng thuận nên có tính an toàn cao. Nhờ đó, XRP được các doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng, tổ chức tài chính thực sự áp dụng cho thương mại toàn cầu.
3.4 Đồng tiền ảo LTC
Litecoin (LTC) do Charles Lee sáng lập và được đưa ra thị trường vào tháng 9/2011. Đồng tiền này cho phép người dùng có thể khai thác, sử dụng để trao đổi sản phẩm và dịch vụ. Tính đến 2019, Litecoin có giá trị thị trường đạt khoảng 7,5 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng tốt hơn các đồng tiền lớn như BTC, ETH và XRP.
LTC sử dụng mã nguồn của BTC. Tuy nhiên, các giao dịch với Litecoin được đánh giá là ít tốn chi phí so với các đồng tiền ảo khác. Đồng tiền này cũng sử dụng cơ chế giao dịch đồng thuận.
Người dùng có thể sử dụng LTC để thanh toán các chi phí sử dụng sản phẩm dịch vụ trong mạng lưới của Litecoin với phí giao dịch được ưu tiên, gần như bằng 0.
3.5 Đồng tiền ảo BCH
BCH là viết tắt của Bitcoin cash, là “người anh em” của Bitcoin. Đây là phiên bản sau phân tách từ nền tảng Blockchain của Bitcoin. Đồng tiền này được đưa ra thị trường năm 2017. Hiện nay, BCH được coi là đồng tiền điện tử xếp thứ năm trên thế giới về mặt vốn hóa thị trường.
4. Lời kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn những kiến thức tổng quan về tiền ảo cũng như top 5 đồng tiền ảo tiềm năng năm 2020. Rất mong những nội dung trên đây sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về thị trường tiền ảo, cũng như có những quyết định đầu tư chính xác. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây.
Tổng hợp bởi VnRebates