Trong hoạt động giao dịch hàng ngày, chắc hẳn anh em tiếp xúc rất nhiều với đồng bảng Anh qua các cặp tiền phổ biến như GBP/USD, GBP/JPY, GBP/CHF… Các cặp tiền chứa bảng Anh hầu hết đề u được giao dịch nhiều, và mức biến động tương đối mạnh, nguyên nhân chính là do đặc điểm của đồng bảng Anh.
Việc hiểu được đặc tính của đồng GBP là rất quan trọng để anh em hiểu được các cặp tiền chứa đồng tiền này, từ đó giúp phân tích và nhận định thị trường một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn và tối ưu được hiệu quả cho các chiến lược giao dịch của mình.
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
1. Định nghĩa và nguồn gốc của đồng bảng Anh
1.1. Khái niệm cơ bản về đồng bảng Anh – GBP
Bảng Anh, hay GBP có lẽ không phải là khái niệm xa lạ đối với anh em. Để định nghĩa một cách đầy đủ và chính xác, chúng ta có GBP là tên viết tắt của đồng bảng Anh, đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, ngoài nước Anh thì đồng GBP cũng được sử dụng ở lãnh thổ hải ngoại của Anh ở Nam Georgia, quần đảo Nam Sandwich và lãnh thổ Nam Cực của Anh. Quốc gia châu Phi Zimbabwe cũng sử dụng đồng bảng Anh làm tiền tệ chính thức. Ngoài ra còn có nhiều loại tiền tệ khác gắn liền với đồng tiền này, ví dụ như bảng Gibraltar, bảng Manx, bảng Guernsey…
Bảng Anh là một trong những loại tiền tệ có khối lượng giao dịch cao nhất trên thế giới, chỉ sau đồng Euro và Đô la Mỹ. Trong đó, cặp GBP/USD là một cặp tiền tệ chính, và cũng có khối lượng giao dịch thuộc top cao nhất trên thị trường Forex.
1.2. Lịch sử của đồng bảng Anh
Bảng Anh đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh khi Anh và Scotland hợp nhất thành một quốc gia duy nhất, năm 1707. Tuy nhiên, bảng Anh đã được tạo ra lần đầu tiên như một dạng tiền tệ từ năm 760. Có thể nói GBP là đơn vị tiền tệ đâu đời nhất được sử dụng trên thế giới.
Trong quá khứ, bảng Anh còn được sử dụng như tiền tệ chính ở nhiều quốc gia thuộc địa của Anh, bao gồm Úc, New Zealand và Canada. Trước khi bắt đầu thực hiện in tiền bảng Anh vào năm 1885, thì tất cả các tờ tiền Anh đều được Ngân hàng Trung ương Anh viết bằng tay.
Vào cuối thế kỷ 19, bản vị vàng được sử dụng để ràng buộc giá trị tiền tệ các quốc gia với vàng, đồng bảng Anh cũng không ngoại lệ. Anh sử dụng bản vị vàng trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và từ bỏ nó sau khi chiến tranh bùng nổ. Sau đó, Anh khôi phục bản vị vàng thời kỳ sau 1925, rồi lại bỏ một lần nữa trong cuộc đại suy thoái (năm 1929 – 1941).
Đến năm 2002, khi đồng Euro trở thành đồng tiền chung của châu Âu, Vương quốc Anh đã không áp dụng đồng tiền chung này và lựa chọn giữ GBP làm đồng tiền chính thức của riêng mình. Điều này có lẽ cũng nằm trong kế hoạch tách hoàn toàn khỏi liên minh châu Âu của Anh – diễn ra chính thức vào năm 2016 với sự kiện Brexit.
Xem thêm: Bản vị vàng – Liệu thế giới có quay trở lại chế độ kim bản vị này hay không?
1.3. Các tên gọi và đơn vị của đồng bảng Anh
Bảng Anh có tên gọi quốc tế chính thức là Pound Sterling, hay còn được gọi ngắn gọn là pound hoặc sterling. Tên gọi này có nguồn gốc từ thực tế những năm 775, khi một đồng xu bạc gọi là “sterling” đã được đúc từ một “pound” bạc. Pound được ký hiệu là £.
Một tên gọi khác của GBP cũng khá phổ biến, và được coi là từ lóng của đồng tiền này, đó là Quid. Cái tên này xuất phát từ cụm từ tiếng Latinh “quid pro quo”, có nghĩa là “một cái gì đó cho một cái gì đó” (something for something), có thể hiểu là một sự trao đổi bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ. Quid được cho là lần đầu tiên sử dụng vào cuối thế kỷ 17, tuy nhiên, tại sao từ này được gán cho bảng Anh thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
Tỷ giá GBP mà chúng ta giao dịch trong thị trường được tính theo đơn vị tiêu chuẩn của pound. Còn trong thực tế, pound được chia thành những đơn vị nhỏ hơn để phục vụ nhu cầu chi tiêu của người dân.
Cụ thể, 1 pound được chia thành 100 đơn vị, và gọi là pence, hay còn gọi là penny sterling. Nói cách khác, 1 pound = 100 pence. Ở các sàn giao dịch chứng khoán, người ta dùng ký hiệu GBX hoặc GBp cho đơn vị pence, để phân biệt với GBP (pound).
2. Tại sao bảng Anh lại có giá trị cao hơn Đô la Mỹ
Nếu đã từng giao dịch hoặc theo dõi cặp tiền GBP/USD, hẳn là anh em đều thấy rằng GBP luôn có giá trị cao hơn USD (tỷ giá GBP/USD luôn lớn hơn 1). Vậy nguyên nhân tại sao lại như vậy, và điều đó có nghĩa là gì? Có phải kinh tế Anh mạnh hơn kinh tế Mỹ nên đồng tiền của Anh có giá trị lớn hơn?
Câu trả lời hiển nhiên là không phải như vậy. Mỹ đã và đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và đồng USD cũng là đồng tiền dự trữ của thế giới với lượng giao dịch hàng ngày vượt xa tất cả các đồng tiền khác.
Trong suốt hơn 20 năm qua, từ đầu thế kỷ 21 đến hiện tại, đồng bảng vẫn luôn có giá trị lớn hơn Đô la Mỹ, thậm chí trong lịch sử nó chưa từng thấp hơn USD dù cho khoảng cách chênh lệch đã thu hẹp đáng kể. Thế nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là kinh tế Anh mạnh hơn Mỹ. Vậy tại sao nó lại có giá trị cao hơn?
Lý do trên thực tế rất đơn giản, đó là giá trị tiền tệ của một quốc gia được Chính Phủ của họ quy định, và thậm chí là có thể đặt lại nếu muốn. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng đồng bảng vốn dĩ ban đầu đã được đặt ra với giá trị như vậy, nên cho đến mãi sau này nó vẫn có giá trị cao hơn USD.
Xét lại lịch sử, có thời điểm đồng bảng thậm chí cao gấp 5 lần đồng đô la, chính vì giá trị ban đầu của nó đã ở mức cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới và sau này là sự kiện Brexit, cũng như nhiều yếu tố tiêu cực khác, đã khiến đồng GBP mất giá, hiện nay chỉ còn dao động trong khoảng hơn 1 USD.
Giá trị của một đồng tiền thực chất chỉ là giá trị danh nghĩa của nó, và nó được quy định tương đối tùy ý. Điều quan trọng là giá trị của nó thay đổi như thế nào theo thời gian so với các loại tiền khác, hoặc so với các tài sản quy đổi như vàng. Một đồng tiền mạnh là đồng tiền giữ được, hoặc tăng giá trị tương đối so với những loại tiền và tài sản khác.
Đối với GBP, chúng ta vừa biết rằng trước đây nó từng cao gấp 5 lần USD, nhưng đến nay chỉ còn khoảng hơn 1 lần, có nghĩa là đồng bảng đã suy yếu đi rất nhiều, trong khi đồng USD vẫn duy trì được sức mạnh, nếu không muốn nói là mạnh hơn.
Ví dụ thêm với một số đồng tiền khác có giá trị cao hơn USD, chúng ta có các đồng dinar Kuwait, dinar Bahrain, rial Oman, franc Thụy Sĩ… Anh em sẽ dễ dàng thấy được tất cả các quốc gia này đều có nền kinh tế yếu hơn Mỹ, nhưng đồng tiền của họ lại có giá trị cao hơn, và đó chỉ là giá trị trên danh nghĩa chứ không hề liên quan gì đến sức mạnh nền kinh tế hay quyền lực của đồng tiền đó.
Tóm lại, dù đồng GBP cao hơn USD, nhưng không có nghĩa là nó mạnh hơn hay quyền lực hơn, mà thậm chí bảng Anh đã suy yếu rất nhiều trước đô la Mỹ. Và đô la Mỹ dù không phải đồng tiền có giá trị lớn nhất thế giới, nhưng nó vẫn đang là loại tiền tệ mạnh nhất, cũng chính là đồng tiền dự trữ của thế giới.
#Thực_chiến_NGHỀ_Trading
3. Những yếu tố tác động đến giá trị bảng Anh
London là một trong những trung tâm ngoại hối lớn nhất trên thế giới, đó cũng là một phần lý do chính khiến cho đồng GBP rất phổ biến và được giao dịch nhiều trong thị trường này. Chính vì vậy, các cặp tiền chứa GBP là tài sản yêu thích của rất nhiều nhà giao dịch, mình tin là nhiều anh em ở đây cũng không ngoại lệ.
Sau khi đã hiểu được nguồn gốc và một vài đặc tính cơ bản của đồng GBP, điều chúng ta cần quan tâm là những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị cũng như sự biến động của nó. Việc này rất quan trọng đối với các nhà giao dịch phân tích cơ bản, các nhà giao dịch tin tức, và kể cả các trader thuần phân tích kỹ thuật cũng nên nắm bắt được để tránh những rủi ro từ sự biến động mạnh mỗi khi tin tức kinh tế được công bố.
Trước khi bắt đầu, anh em cần biết được rằng tất cả các loại tiền tệ ở mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, năm yếu tố cơ bản nhất cũng như quan trọng nhất tác động đến bất cứ nền kinh tế nào bao gồm lạm phát, chính sách tiền tệ, tăng trưởng GDP, cán cân thương mại và niềm tin – tâm lý. Chúng ta sẽ áp dụng chúng vào đồng bảng Anh xem sự tác động ra sao.
3.1. Giá cả và lạm phát
Yếu tố đầu tiên chính là sự lạm phát của giá cả, đóng vai trò rất quan trọng trong giá trị của đồng GBP. Nhìn chung, các quốc gia có mức lạm phát cao hơn quốc giá khác thì đồng tiền của họ mất giá hơn so với đồng tiền khác đó. Ngoài ra, lạm phát đỏi hỏi Ngân hàng Trung ương phải hành động để kiểm soát những tác động không mong muốn, từ đó ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới giá trị đồng bảng Anh.
Để đánh giá mức độ lạm phát ở Anh, các nhà giao dịch có thể theo dõi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này, do văn phòng thống kê Quốc gia biên soạn và phát hành. Số liệu này rất quan trọng vì nó là thước đo mà Ngân hàng Trung Ương Anh (BOE) sử dụng cho mục tiêu lạm phát, bất kỳ thay đổi nào về chỉ số CPI lệch khỏi kế hoạch của BOE, có nghĩa là các chính sách tiền tệ trong tương lại sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đồng bảng Anh.
Ngoài chỉ số giá tiêu dùng CPI, thì chỉ số giá của nhà sản xuất PPI cũng là thông số hữu ích giúp các nhà giao dịch nắm bắt lạm phát. PPI sẽ cho thấy những sự thay đổi trong lạm phát đối với các nguyên liệu thô, những thay đổi này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. PPI được công bố sớm hơn CPI nên sẽ rất hữu ích khi chúng ta theo dõi đồng thời cả hai chỉ số này.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
3.2. Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được ban hành bởi BOE cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất cần theo dõi để nắm bắt được tình hình GBP. Bất cứ khi nào BOE cảm thấy lạm phát ở mức đe dọa đến sự ổn định của bảng Anh, tổ chức này sẽ có những chính sách tiền tệ tạm thời để kiểm soát lạm phát, ví dụ như thay đổi lãi suất.
Để nắm bắt được chính sách tiền tệ, các nhà giao dịch sẽ theo dõi những thay đổi trong tỷ giá ngân hàng. Các quyết định về tỷ giá này được quyết định bởi Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) và thực hiện hàng tháng. Anh em có thể tìm thấy những thông tin này tại trang web của BOE. Nếu như có thay đổi về tỷ giá, MPC thường sẽ thông báo kèm theo một tuyên bố nào đó, có thể đưa ra manh mối về hành động tiếp theo của họ trong tương lai.
3.3. Niềm tin và tâm lý thị trường
Các cuộc khảo sát đánh giá tâm lý thị trường là một dữ liệu quan trọng cho các nhà giao dịch cơ bản, và cũng hữu ích cho các nhà phân tích kỹ thuật. Những thay đổi về niềm tin và tâm lý đối với nền kinh tế Anh có thể rất quan trọng, vì nó xác định sự dịch chuyển xu hướng của nền kinh tế, qua đó gây ra những thay đổi trực tiếp đối với đồng bảng Anh.
Để theo dõi tâm lý thị trường của Anh, anh em có thể theo dõi các báo cáo niềm tin người tiêu dùng GFK và chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn quốc NCCI. Cả hai báo cáo này đều là khảo sát dựa trên 5 câu hỏi liên quan đến môi trường kinh tế chung và kỳ vọng cho tương lai. Đây là hai khảo sát trên quy mô lớn, nên rất hữu ích và chính xác trong việc đánh giá tâm lý của thị trường đối với nền kinh tế Anh.
3.4. Tăng trưởng GDP
Mức độ tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế Anh cũng là một yếu tố quan trọng khác cần được theo dõi, với thước đo chính là tổng sản phẩm quốc nội GDP. Có 3 báo cáo GDP khác nhau mà anh em cần nắm được, là GDP sơ bộ, GDP sửa đổi và GDP cuối cùng.
GDP sơ bộ được công bố sớm nhất, giúp các nhà giao dịch có cái nhìn đầu tiên về tình hình kinh tế Anh, tuy nhiên nó thường kém chính xác nhất và thường có sự thay đổi trong các báo cáo GDP sửa đổi và GDP cuối cùng.
GDP là báo cáo được cung cấp hàng quý, vì thế nên các nhà giao dịch thường sử dụng bổ sung các báo cáo có mức độ thường xuyên hơn như doanh số bán lẻ, PMI sản xuất và PMI dịch vụ. Đây là các báo cáo hàng tháng và cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của GBP.
Xem thêm: GDP là gì? 3 cách tính GDP
3.5. Cán cân thanh toán
Dữ liệu kinh tế cơ bản cuối cùng về đồng bảng Anh mà anh em cần theo dõi là cán cân thanh toán của đất nước này.
Cán cân thanh toán (BoP) là một bản ghi chép sự tương tác của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. BoP được tạo bởi ba loại tài khoản, trong đó có cán cân thương mại và tài khoản vãng lai. Trong đó, tài khoản vãng lai là yếu tố chính được các nhà giao dịch ngoại hối quan tâm.
Tài khoản vãng lai cho chúng ta biết một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu, cũng như luồng thanh toán thu nhập từ các hoạt động này. Thặng dư tài khoản vãng dương thể hiện sức mạnh tiền tệ tăng, vì nó cho thấy nguồn vốn chảy vào nhiều hơn là rời đi. Ngược lại, thặng dư âm (thâm hụt) cho thấy tiền tệ đang bị giảm sức mạnh.
3.6. Một số vấn đề khác cần lưu ý
Ngoài 5 yếu tố cơ bản về kinh tế, còn rất nhiều vấn đề khác mà anh em cần quan tâm khi giao dịch GBP như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ việc làm, những cuộc họp của BOE và MPC…
Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho tình trạng thất nghiệp gia tăng, từ đó một yếu tố rất được quan tâm và gây ảnh hưởng đến tỷ giá bảng Anh là số liệu về yêu cầu trợ cấp (claimant count).
Số yêu cầu trợ cấp càng lớn cho thấy càng có nhiều người thất nghiệp, và nền kinh tế cũng theo đó mà suy yếu dẫn đến sự suy giảm của đồng bảng Anh. Vậy nên với việc theo dõi số liệu này, anh em cũng có thể phần nào nhận định được tình trạng của đồng GBP.
Ngoài ra, một vấn đề khác cần quan tâm là ảnh hưởng hậu Brexit. Mặc dù sự kiện Brexit đã kết thúc, nhưng những tác động của nó có thể vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai, khiến cho đồng bảng Anh chịu sự biến động. Anh em cần theo dõi những diễn biến kinh tế giữa vương quốc Anh và Liên minh châu Âu để nắm bắt được những sự tác động này.
4. Kết luận
Việc hiểu được đồng bảng Anh một cách toàn diện và sâu sắc nhất sẽ giúp anh em dễ dàng phân tích và giao dịch hơn đối với các cặp tiền chứa GBP, đặc biệt là trong phân tích cơ bản. Hy vọng anh em đã có cho mình cái nhìn đầy đủ nhất về đồng tiền của vương quốc Anh qua bài viết này, từ đó tự tin hơn khi giao dịch cũng như phân tích thị trường tốt hơn.
Hãy đồng hành cùng VnRebates để cập nhật kiến thức mỗi ngày, cũng như xây dựng các chiến lược giao dịch tốt nhất cho bản thân mình nhé.
Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ