ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Tại sao vàng và Franc Thụy Sĩ (CHF) có tính tương quan cao?

18.01.2021, 06:00 9 phút đọc

Các nhà đầu tư ngoại hối rất yêu thích cặp đôi vàng và Franc Thụy Sĩ vì mối tương quan của nó. Vậy liệu rằng vàng và CHF có ổn định và bền vững lâu dài hay không?

Cũng như đồng đô la Úc, vàng và Franc Thụy Sĩ (CHF) là cặp hàng hóa và tiền tệ rất được các nhà đầu tư yêu thích để thực hiện giao dịch Pair Trading – chiến lược giao dịch cặp đôi. Mặc dù không phải là nước sản xuất vàng đứng đầu thế giới nhưng Thụy Sĩ là trung tâm chính của các giao dịch vàng toàn cầu.

Đồng thời, Thụy Sĩ là nước xuất siêu nên quốc gia này sử dụng vàng để cân bằng tỷ giá hối đoái giữa đồng CHF với EUR và USD. Thụy Sĩ giữ vàng như một tài sản, và sau khi kết thúc mỗi năm tài chính, giá trị dự trữ vàng của Thụy Sĩ được đánh giá bằng Francs trên một kg vàng.

Trong bài viết dưới đây, VnRebates sẽ cũng các bạn giải đáp thắc mắc tại sao vàng và Franc Thụy Sĩ có tính tương quan cao hiểu để tránh những sai lầm không đáng có khi bạn đã quyết bỏ ra số tiền đầu tư vào cặp hàng hóa và tiền tệ này.

Xem thêm : Top 10 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới năm 2020Mối tương quan giữa vàng và CHF

1. Mối tương quan giữa giá vàng và CHF như thế nào?

Không có gì bí mật trên thị trường ngoại hối khi giá vàng và CHF có mối tương quan cao. Khi giá vàng tăng, dự trữ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có thêm sức mua và đồng franc Thụy Sĩ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nhà kinh doanh tiền tệ.

Để minh họa rõ cho mối quan hệ này, chúng ta hãy kiểm chứng giá vàng và giá CHF qua biểu đồ giá XAU/USD và EUR/CHF dưới đây.

Mối tương quan giữa vàng và CHF

Biểu đồ 1. Biến động giá XAU/USD trong giai đoạn từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020

Biểu đồ giá giữa Euro và Franc Thụy Sĩ

Biểu đồ 2. Biến động giá EUR/CHF trong giai đoạn từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020

Nhìn trên biểu đồ, chúng ta thấy giá XAU/USD tăng trưởng ổn định trong suốt 18 tháng từ tháng 12/2018 đến tháng 7/2020, tăng 42% từ $1.250 lên trên mức $1.7777. Tương ứng so sánh với giá vàng, câu hỏi được đặt ra là phản ứng giá CHF thế nào trong giai đoạn này. Để kiểm chứng cho câu hỏi này, chúng ta tiếp tục quan sát biểu đồ giá EUR/CHF.

Kể từ mùa xuân năm 2019, tỷ giá EUR/CHF giảm dần đều, từ mức giao dịch 1,14 xuống còn 1,05 vào cuối tháng 5/2020. Sau đó, cặp tiền tệ này đã cố gắng đảo chiều, có sự điều chỉnh tăng giá lên 1,088 nhưng ngay sau đó lại mất đà và giảm tiếp xuống 1,067.

Điều này cho thấy nhờ hưởng lợi của việc tăng giá của vàng, CHF đã đạt được một mức tăng đáng kể trong giai đoạn này. Như vậy, chúng ta đã thấy khi giá vàng tăng thì giá của đồng Franc cũng tăng và ngược lại giá vàng giảm thì giá Franc giảm theo.

2. Tại sao Vàng và CHF có mối tương quan cao?

Lịch sử biến động giá đã cho ta thấy vàng và Franc Thụy Sĩ có tính tương quan cao nhưng điều đó vẫn chưa thể hiện rõ lý do tại sao hai loại tài sản này có tính tương quan. Đối với trường hợp của đồng đô la Úc, điều này là tất yếu vì Úc là một trong ba nước sản xuất và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới, nhưng Thụy Sĩ lại không phải là nước sản xuất vàng hàng đầu.

Xem thêm: Phân tích liên thị trường – nắm bắt câu chuyện thị trường phía sau những chart giá khi giao dịch vàng

Nguyên nhân chính đằng sau của giá vàng và CHF có tính tương quan cao là do chính sách, luật pháp và đặc trưng nền kinh tế của Thụy Sĩ.

Mặc dù, Thụy Sĩ không phải là nhà sản xuất kim loại quý lớn trên thế giới nhưng Thụy Sĩ lại là một trong những quốc gia dữ trữ vàng lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trên thế giới về dữ trữ vàng với khối lượng đang duy trì khoảng 1040 tấn. Số vàng dự trữ này thuộc sở hữu của Nhà nước và do Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) nắm giữ.

10 Quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới

10 Quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới

2.1 Hiến pháp Thụy Sĩ và vàng

Thực tế, trước năm 2000 Thụy Sĩ nằm trong chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2000, quy tắc này đã bị bãi bỏ, Hiến pháp Thụy Sĩ cho phép SNB mua và bán vàng của quốc gia theo xu hướng thị trường. Nhưng một phần dự trữ vàng của quốc gia phải luôn được giữ ở dạng vàng vật chất.

Thụy Sĩ nắm giữ 2.590 tấn vàng, từng là quốc gia nắm giữ vàng lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, Thụy Sĩ đã giảm vị thế của mình xuống đứng thứ 8 trong danh sách dự trữ vàng quốc tế, thông qua việc bán 1.550 tấn vàng ở giữa năm 2000 đến năm 2008. Để bán một lượng vàng khổng lồ như thế nào, SNB đã phải chuẩn bị kế hoạch từ những năm 1990 và thông qua từng bước điều chỉnh phù hợp trong Hiến pháp, cụ thể:

  • Năm 1997, Hiến pháp Thụy Sĩ đã được sửa đổi để giảm yêu cầu tích trữ vàng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng dự trữ từ 40% xuống 25%, tương đương 1300 tấn vàng.
  • Vào năm 2000, một sửa đổi khác đã tiếp tục hạ thấp tỷ lệ nắm giữ, bán 250 tấn vàng và duy trì mức dự trữ 1.040 tấn. Hiện nay, khoảng 70% vàng của quốc gia được cất giữ trong SNB, 20% ở Ngân hàng Anh – London, 10% ở Canada và số vàng bán ra là được cất giữ ở New York.

Như vậy, chúng ta đã thấy rõ ràng rằng vàng không đơn thuần chỉ là một loại hàng hóa giao dịch trên thị trường mà vàng gắn liền đến sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Thụy Sĩ thông qua việc Chính phủ nước này quy định cụ thể trong Hiến pháp.

Xem thêm: Bản vị vàng – Liệu thế giới có quay trở lại chế độ kim bản vị này hay không?

Nơi cất giữ vàng của Thụy Sĩ

Nơi cất giữ vàng của Thụy Sĩ

2.2 Trạng thái trú ẩn an toàn của vàng và Franc Thụy Sĩ

Đằng sau của việc quy định tỷ lệ dự trữ vàng trong Hiến pháp, có hai lý do chính cho sự liên kết giá vàng với tỷ giá hối đoái của đồng franc Thụy Sĩ.

Thứ nhất, giống như vàng, CHF có thể được xem như một công cụ để phòng ngừa lạm phát. Mặc dù khó có thể so sánh chính xác đồng franc Thụy Sĩ như kim loại quý này, nhưng trong nhiều năm đồng tiền này có tỷ lệ lạm phát thấp nhất thế giới.

Trong 25 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng trung bình dưới 0,5%. Sau cuộc đại suy thoái năm 2008, trong khi các quốc gia khác trên thế giới đều tăng cao thì mặt bằng giá chung của Thụy Sĩ hầu như không thay đổi. Kể cả 12 năm sau, giá tiêu dùng vẫn ở mức như năm 2008.

Một điểm tương đồng khác giữa hai tài sản này là chúng không đều có bất kỳ lợi tức nào. Vàng vật chất hay Quỹ ETF vàng đều không trả bất kỳ “cổ tức” hay “lãi suất” như chứng khoán hay tiền gửi. Bên cạnh đó, kể từ năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã giảm lãi suất xuống còn 0%, tiếp theo đó là -0,75%. Tuy nhiên, việc này vẫn không có tác dụng kích thích tăng tỷ lệ lạm phát hay làm suy yếu CHF. Như vậy, dù SNB đã cố gắng can thiệp vào giá trị của CHF, nhưng dường như không thể

Mối tương quan giữa vàng và CHF

Vàng và Franc Thụy Sĩ đều là các tài sản trú ẩn an toàn

Vì vậy, như chúng ta có thể thấy, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng nhưng vàng và CHF có một số điểm tương đồng. CHF đã được chứng minh được khả năng duy trì sức mua tốt hơn so với tất cả các loại tiền tệ định danh khác trên thế giới. Điều này dẫn đến sự tăng giá dài hạn của đồng tiền này so với các đồng tiền khác.

Do đó, đồng franc Thụy Sĩ có thể là một khoản đầu tư rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư quan tâm đến việc duy trì sức mua của họ hơn là săn lùng lợi suất cao. Vì vậy, đây là lý do tại sao Franc Thụy Sĩ có tương quan cao với giá vàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây. Chúc bạn có thật nhiều giao dịch thành công!

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.