Trong thị trường tài chính, ngày càng có nhiều cách để tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro tối đa. Trong đó phân tích liên thị trường được xem như một công cụ trong việc xác định sự phát triển của thị trường. Và giao dịch vàng cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi tận dụng tốt công cụ trên, bạn sẽ thấy được mối tương quan giữa vàng và các kênh đầu tư khác. Vậy mối quan hệ giữa vàng và các kênh đầu tư này như thế nào? Hay Phân tích liên thị trường mang lại lợi ích gì cho giao dịch vàng?
1. Phân tích liên thị trường
Phân tích liên thị trường đã được chuyên gia phân tích kỹ thuật thị trường tài chính nổi tiếng John J. Murphy phổ biến trong cuốn sách năm 2004 của ông. Cuốn sách có tựa đề là “Phân tích liên thị trường: Thu lợi nhuận từ các mối quan hệ thị trường toàn cầu”.
Theo đó, thị trường tài chính căn bản được cấu thành bởi 4 thị trường nhỏ hơn, gồm Bond market (thị trường trái phiếu), Commondity market (thị trường hàng hóa), Currency market (Forex – thị trường giao dịch ngoại hối/tiền tệ) và Stock market (thị trường vốn/cổ phiếu). Ở mức độ tổng quát, có thể hiểu phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis – IA) là việc phân tích, tiên đoán diễn biến tương lai của một thị trường/hàng hóa dựa trên vận động của các thị trường/ hàng hóa khác.
Khi đã xác định được hướng đi của cả bộ phận thị trường mục tiêu nói chung, nhà đầu tư sẽ dễ dàng phân tích và dự đoán sâu hơn từng hàng hóa cụ thể trong thị trường mục tiêu đó. Do đó, các kỹ thuật phân tích liên thị trường có thể cung cấp một phương pháp dự báo dài hạn hữu ích cho các nhà phân tích thị trường đầu tư và các nhà quản lý doanh nghiệp.
Xem thêm: Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm và cơ hội đầu tư cho các gold trader
2. Phân tích liên thị trường – dễ hay khó?!
” Market doesn’t trade in a vacuum”– “thị trường không bao giờ vận động đơn lẻ, độc lập mà vận động trong mối tương quan, liên hệ với các thị trường khác”.
Đây là câu nói đặt nền móng cho phân tích liên thị trường, không phải là một nhận định mang tính chủ quan cá nhân mà được đúc kết từ nhiều năm cơ sở dữ liệu của lịch sử thị trường tài chính.
Dân trader ai cũng biết đến 1 ví dụ điển hình, đó là mối quan hệ nghịch đảo của giá vàng và đồng dollar Mỹ trong dài hạn. Trong phần lớn thời gian thì cứ mỗi khi đồng USD tăng giá sẽ đẩy giá vàng xuống thấp và ngược lại. Là một ví dụ trong rất nhiều những tương quan khác nhau, điều này chứng minh được rằng các thị trường không tồn tại một cách độc lập, mà tương quan vô cùng chặt chẽ.
Mặc dù các quy tắc liên thị trường thật sự hiện hữu, nhưng các forex trader theo trường phái phân tích này hay gặp phải các ý kiến phản bác trái chiều cho rằng việc áp dụng liên thị trường là không thể hiệu quả và khó thực hành. Lý do chính vì liên thị trường đòi hỏi sự hiểu biết rộng rãi liên quan đến cả 4 bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, từ trái phiếu cho đến cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ. Trong khi thị trường mà fx trader giao dịch có thể chỉ là tiền tệ.
Trader áp dụng phân tích liên thị trường khi giao dịch không nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc tất cả các thị trường từ trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ cho đến cổ phiếu, mà cần thực sự nắm vững các mối quan hệ tác động qua lại hữu hạn – cụ thể – chi tiết dễ nhớ – có thể áp dụng được giữa các thị trường với nhau.
Trader giỏi khi bước vào thị trường không khác 1 vị tướng ra chiến trận. Khi đứng ở vị thế đủ cao để nhìn bao quát toàn bộ chiến trường thì sẽ có những cách bài binh bố trận tốt hơn là khi tầm nhìn bị thu hẹp. Khi trader có cái nhìn toàn cảnh vận động trên cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, sẽ có độ nhạy về xu hướng của dòng tiền thông minh đang chảy về đâu, để ra quyết định hợp lý.
Phân tích cơ bản (FA – Fundamental Analysis) đóng vai trò nền tảng trong mọi phân tích liên thị trường (IA – Intermarket Analysis), vì thế mà ranh giới giữa FA và IA rất mờ nhạt. Nhưng cũng chính vì FA là cốt lõi của IA, nên để tiến hành IA nhất thiết đòi hỏi trader phải có những hiểu biết FA nhất định. Việc hiểu biết FA càng sâu rộng thì tiến hành IA càng đơn giản, hợp logic và chính xác hơn.
Tuy nhiên, có 1 điểm cần lưu ý là:
Các mối liên hệ liên thị trường không phải bất biến theo thời gian. Mối tương quan giữa các thị trường/ hàng hóa sẽ thay đổi tùy theo điều kiện thị trường, các yếu tố chính làm giá cả hàng hóa đó vận động, cũng như tâm lý của toàn thị trường.
Chúng ta đã đề cập đến mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và USD bên trên, nhưng trong giai đoạn vừa qua, đã có lúc cả USD và Vàng cũng tăng giá?! Lý do vì sao?! Vì sao 2 currency này lại không vận động nghịch đảo?! Đó chính là lý do vì sao chúng tôi lưu ý với bạn, các mối liên hệ liên thị trường không hẳn bền vững theo thời gian.
3. Giao dịch vàng và phân tích liên thị trường
3.1 Tại sao nên sử dụng các kỹ thuật dự báo liên thị trường khi giao dịch vàng?
Diễn biến giá thị trường rất thất thường khi các nhà giao dịch tiếp thu thông tin mới, phát triển ý kiến mới và điều chỉnh giá thị trường cho phù hợp. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã thường xuyên quan sát thấy rằng hành vi thị trường hình thành các mô hình.
Hơn nữa, họ lưu ý rằng những mô hình tương tự này có xu hướng tự lặp lại và do đó có thể chứa một số giá trị dự đoán được đánh giá cao đối với người quan sát nhạy bén về hướng định giá thị trường trong tương lai.
Hãy xem câu chuyện thị trường đang kể liên quan đến vàng sau đây.
Từ tháng 4 năm 2007 đến đầu năm 2008, mối lo về khủng hoảng tài chính toàn cầu đẩy dòng tiền tìm đến vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ làm cho giá vàng tăng mạnh và bond yield 10 năm của chính phủ Mỹ giảm mạnh (khu vực màu cam nhạt trên hình). Đến khoảng đầu 2009, câu chuyện cơ bản lúc đó là bàn luận về gói cứu trợ định lượng QE của FED. Khi QE còn đang trên đang được tranh luận thì market đã kể câu chuyện của nó. Theo đó market tin rằng khi QE được thông qua thì lạm phát trong tương lai sẽ tăng. Vàng là hàng hóa tránh lạm phát nên tăng mạnh, trong khi yield bond cũng tăng theo (vùng tô màu thứ hai).
Từ những biểu đồ liên thị trường này, trader giỏi có thể biết được câu chuyện đang ăn khách nhất trên thị trường, để xác định được những tin tức nào, sự kiện nào trở nên đặc biệt quan trọng hơn các tin tức, sự kiện khác tại cùng 1 thời điểm. Trở lại ví dụ trên – trong giai đoạn tháng 4 năm 2007 đến đầu 2008 thị trường trở nên quan tâm nhiều hơn đến các số liệu GDP và thất nghiệp, vì đây được xem là thước đo của một kỳ suy thoái kinh tế.
Trong khi đến giai đoạn tiếp sau là quãng đầu 2009, toàn thị trường lại nhìn chỉ số CPI nhiều hơn, lý do là vì câu hỏi người ta đang thắc mắc là lạm phát có hay không sau QE được thông qua.
Khả năng phân biệt và hiểu được câu chuyện thị trường đang kể ẩn sau mỗi chart là điểm phân biệt quan trọng giữa trader tay mơ và trader nhà nghề. Muốn làm được thế, trader phải biết cách nhìn liên thị trường, đem các chart của các thị trường lồng vào nhau để hiện ra một kết quả chung. Từ đó là cơ sở suy luận ra câu chuyện thị trường đang kể.
Nhiều nhà giao dịch ngoại hối lần đầu tiên bắt gặp khái niệm phân tích liên thị trường khi họ quan sát mối tương quan giữa giá trị của tiền tệ họ đang kinh doanh và các mặt hàng chiến lược quan trọng như vàng và dầu. Ví dụ: Đô la Úc, Đô la Canada và Đô la New Zealand thậm chí còn thường được gọi là “tiền tệ hàng hóa” do mối tương quan giữa định giá tương đối của chúng và giá của một số mặt hàng quan trọng như vàng.
Sử dụng phân tích liên thị trường giúp mang lại cho các nhà giao dịch tiền tệ một lợi thế mới trong thị trường tài chính trở nên toàn cầu và liên quan đến nhau này, trong đó thị trường ngoại hối đóng một vai trò quan trọng và then chốt, cùng với các nhà giao dịch trái phiếu, hàng hóa người chơi tương lai và các nhà điều hành thị trường chứng khoán.
Xem thêm:Hướng dẫn học cách đầu tư Vàng 2021 hiệu quả từ A-Z
3.2 Lợi ích của Phân tích Liên thị trường trong giao dịch vàng
Như đã phân tích ở trên phân tích liên thị trường có tác động khá lớn đến giao dịch vàng, các bạn hãy tìm hiểu những lợi ích mà phân tích liên thị trường mang lại cùng mình tại đây nhé.
Dưới đây là những mối quan hệ giữa vàng và tiền tệ. Đồng thời, dựa vào mối quan hệ này, chúng ta có thể giải thích được lý do tại sao những mối quan hệ này có xu hướng giữ vững:
Mối quan hệ giữa vàng và các thị trường / hàng hóa:
- Một trong những loại hàng hóa mà các trader giao dịch đó là Gold Spot (thông qua CFDs hoặc dưới các hình thức khác). Lời khuyên đầu tiên mà gold trader nhận được từ chúng tôi là khi giao dịch vàng nên nhìn sang biểu đồ của bond yield. Thông thường, khi Go Long gold thì bond yield đang tăng lên, ngược lại, khi go short gold thì đó nên là vào lúc bond yield giảm xuống.Vì sao?
Vì vàng là một trong những mặt hàng phản ứng với lạm phát nhanh nhất và mạnh nhất trong tất cả các loại hàng hóa nói chung. Một khi lạm phát (kỳ vọng) có dấu hiệu tăng trong nền kinh tế (tương ứng với bond yield tăng), dòng tiền thông minh sẽ chạy về với vàng như là một tài sản tránh lạm phát an toàn nhất. Điều này rất rõ trong các thời kỳ lạm phát dâng cao và năm 2008 là một thí dụ điển hình. Trader cũng cần phân biệt trường hợp này với trường hợp vàng tăng vì một rủi ro (fear) trong nền kinh tế. Trong trường hợp đó, Vàng tăng và bond yield giảm. Gold tăng vì người ta chạy trốn trú ẩn và yield giảm vì người ta chạy vào bond như kênh trú ẩn cuối cùng.
Bạn thấy đấy, cùng là mối quan hệ giữa vàng và bodn yield, nhưng là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất là vàng tăng vì kinh tế phát triển tạo ra lạm phát, trong khi kịch bản thứ 2 – vàng tăng vì lo sợ rủi ro (ví dụ địa chính trị, khủng hoảng kinh tế).
- Các giá vàng và giá trị của Đô la Mỹ có xu hướng tương quan nghịch. Điều này là do các nhà đầu tư có xu hướng bán các loại tiền tệ giấy như Đô la Mỹ để ủng hộ việc nắm giữ các tài sản cứng có giá trị nội tại như vàng quý truyền thống trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc địa chính trị.
- Giá vàng và giá trị của Đô la Úc có xu hướng tương quan thuận. Mối quan hệ này được duy trì vì Úc trở thành nhà sản xuất vàng lớn thứ ba trên thế giới. Quốc gia châu Đại Dương này hiện xuất khẩu lượng vàng trị giá khoảng 5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, khiến nền kinh tế của nước này rất nhạy cảm với giá trị của kim loại màu vàng sáng bóng. Do đó, giá vàng tăng có xu hướng thúc đẩy tỷ giá hối đoái AUD / USD.
- Giá vàng và giá trị của Đô la Canada có xu hướng tương quan thuận. Cũng như Australia, Canada là nước sản xuất vàng đáng kể, đứng thứ 5 trên thế giới. Do đó, khi giá vàng tăng, USD / CAD có xu hướng giảm do đồng Đô la Canada tăng giá.
- Giá vàng và giá trị của Đô la New Zealand có xu hướng tương quan thuận. New Zealand cũng là nước xuất khẩu vàng ròng đáng kể như Canada và Australia, đứng thứ 25 trên thế giới.
- Giá vàng và giá trị của đồng Euro của Liên minh châu Âu có xu hướng tương quan thuận. Mối quan hệ này đã phát triển vì khi tiền chảy ra khỏi Đô la Mỹ, nó có xu hướng chảy vào các tài sản chất lượng khác như vàng và Euro. Do đó, giá vàng tăng cũng sẽ có xu hướng đi kèm với việc tăng tỷ giá EUR / USD.
- Giá vàng và giá trị của đồng Franc Thụy Sĩ có xu hướng tương quan thuận. Đồng Franc Thụy Sĩ có xu hướng là một loại tiền tệ trú ẩn an toàn – và mặc dù đồng tiền của Thụy Sĩ không còn phải được hỗ trợ 40% bởi dự trữ vàng theo luật – Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ vẫn giữ dự trữ vàng đáng kể, điều này làm cho đồng tiền của nó có giá trị hơn so với các quốc gia khác những người thiếu dự trữ như vậy. Do đó, giá vàng tăng sẽ có xu hướng đi kèm với tỷ giá USD / CHF giảm khi đồng Franc Thụy Sĩ mạnh lên.
Xem thêm:Xauusd là gì? 1 lot Xauusd là bao nhiêu? Chiến lược giao dịch Vàng hiệu quả
Kết luận
Nhìn chung, Phân tích Liên thị trường được xem như là công cụ để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, đồng thời tăng cường lợi nhuận của chính bạn. Nếu có thể tận dụng tốt mối tương quan trên vào giao dịch vàng thì có thể bạn sẽ tối ưu hóa được các khoản đầu tư của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về giao dịch vàng và phân tích liên thị trường, vui lòng để lại bình luận dưới đây!
Tổng hợp bởi VnRebates