Trong lịch sử, vàng vừa đóng vai trò như một hàng rào hợp phát chống lạm phát vừa là một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư đa dạng. Người ta thường nói “tất cả những gì lấp lánh là vàng”, vì vậy không có gì ngạc nhiên tại sao vàng lại là tài sản đặc biệt đáng đầu tư nhất khi sự biến động của thị trường làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư.
Ngày nay khi công nghệ và Internet ngày càng phát triển, nhà đầu tư ngày càng có nhiều công cụ để đầu tư vào thị trường vàng bên cạnh kênh đầu tư vàng vật chất truyền thống. Trong hoạt động đầu tư kinh doanh có gắn tới vàng, Vàng ETFs và Vàng Futures là 2 sản phẩm rất phổ biến trên thế giới và cạnh tranh trực tiếp với việc sở hữu và nắm giữ vàng vật chất.
Cả 2 hình thức trên đều với những khác biệt lớn đến từ tính thanh khoản, đòn bẩy, chi phí ưu cũng như đều có ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng phong cách giao dịch và đều mang lại nhiều cơ hội kiếm lời hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Để tiếp nối chuỗi bài về chiến lược giao dịch vàng, Vnrebates sẽ cùng bạn phân tích sự khác biệt giữa Vàng ETFs và Vàng Futures cũng như cơ hội mà 2 kênh đầu tư này mang đến cho trader.
1. Tổng quan về Vàng ETFs và vàng Futures
1.1 Quỹ ETFs vàng (Vàng ETFs) là gì?
Quỹ ETF vàng (vàng ETFs) là một quỹ hoán đổi danh mục hàng hóa, chỉ bao gồm duy nhất một tài sản chính là vàng hoặc bao gồm các hợp đồng phái sinh vàng. Chứng chỉ quỹ này được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán.
Các quỹ ETFs vàng được sử dụng để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào vàng với chiến lược cơ bản là theo sát và phản ánh chính xác diễn biến giá vàng, đem lại cơ hội kiếm lời dựa trên chính biến động của giá vàng.
Quỹ ETF vàng được hình thành từ việc huy động vàng vật chất từ nhà đầu tư hoặc các thành viên lập quỹ, sáng lập viên của quỹ. Việc huy động vàng để lập quỹ thực hiện theo cơ chế hoán đổi, cụ thế nhà đầu tư, thành viên lập quỹ, sáng lập viên chuyển vàng vật chất vào quỹ và nhận lại chứng chỉ quỹ.
Các quỹ ETF vàng hoạt động như một khoản lai giữa các cổ phiếu riêng lẻ và các quỹ tương hỗ và hoạt động như các quỹ nắm giữ toàn bộ danh mục tài sản nhưng giao dịch trên thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư dễ dàng mua và bán.
Vàng mua được sẽ được giữ bởi những người ủy thác của quỹ và sau đó được sử dụng để tạo ra các chứng khoán của quỹ ETF. Bản chất là việc chứng khoán hóa vàng vật chất, song người sở hữu các chứng chỉ quỹ ETF vàng vẫn có quyền hoán đổi sang vàng vật chất khi cần thiết.
Ngoài ra các quỹ ETFs vàng góp phần làm thay đổi tập quán nắm giữ vàng miếng, từ đó hạn chế dần việc sử dụng vàng như là một công cụ tiết kiệm và thanh toán, từ đò góp phần cải thiện hiệu quả chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư dù không có kinh nghiệm đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ ETF vàng thay vì mua vàng vật chất mà vẫn bảo đảm lợi nhuận.
Vàng ETFs lần đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 2003 tại Úc với sự ra đời của Gold Bullion Security, nhưng sự xuất hiện của quỹ SPDR Gold Trust ETF tại Hoa Kỳ năm 2004 mới thực sự là dấu mốc bắt đầu của thị trường vàng ETFs. Sau nhiều năm phát triển, thị trường Mỹ hiện có 31 ETF vàng khác nhau, thu thập tổng số AUM là 62,78 tỷ USD.
Hiện tại, SPDR Gold Trust là quỹ ETF đầu tư vàng lớn nhất thế giới. SPDR Gold Share là cổ phiếu do SPDR Gold Trust phát hành, được bảo trợ bởi Hội Đồng Vàng Thế Giới (WGC). Cổ phiếu này đã được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York vào ngày 18/11/2004 với mã là GLD.
1.2. Hợp đồng tương lai vàng (Vàng Futures)
Hợp đồng tương lai vàng hay vàng Futures là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý có thời hạn giữa người mua và người bán, quy định việc bán và giao vàng với giá thỏa thuận trong tương lai.
Các hedgers (người phòng hộ) có thể tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai vàng để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ, theo nguyên tắc “ăn chắc mặc bền” và hạn chế tối đa tổn thất.
Ngoài ra, vàng Futures cũng được các trader hay các nhà đầu cơ ưa thích để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự biến động giá dù chấp nhận rủi ro cao. Những trader này có thể nắm giữ vị thế mua (long position) hay vị thế bán (short position) hay cả hai vị thế đối với vàng (spread position).
Vì vàng Futures được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung, trader được cung cấp đòn bẩy tài chính cao thông qua hoạt động ký quỹ khá thấp, đảm bảo tính minh mạch, linh hoạt và vẹn toàn tài chính so với giao dịch vàng vật chất.
2. Sự khác biệt giữa Vàng ETFs và Vàng Futures
Cả 2 hình thức đầu tư vàng trên đều chứng minh được hiệu quả trong nhiều năm qua và việc lựa chọn sẽ giao dịch theo hình thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách giao dịch của bạn. Dưới đây mình sẽ tổng kết các điểm khác biệt và cơ hội của 2 hình thức đầu tư vàng trên trước khi đi vào so sánh chi tiết.
Vàng ETFs | Vàng Futures | |
Tính thanh khoản | Tính thanh khoản thấp hơn, khối lượng giao dịch trung bình nhỏ (khoảng 2,4 triệu ounces/ ngày
|
Tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch trung bình lớn (khoảng 20 triệu ounces/ ngày).
|
Đòn bẩy | Hầu hết các quỹ không cung cấp đòn bẩy trừ một số quỹ cung cấp khả năng mua/bán vàng gấp 2 hoặc 3 lần vốn. | Cơ chế ký quỹ nhỏ với quy mô giao dịch lớn, có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính cao với mục tiêu kiếm lợi nhuận từ biến động giá vàng. |
Chi phí
|
Chịu một số chi phí hoạt động nhất định (chi phí điều hành quỹ, lệ phí trả cho người giám sát, người ủy thác, các đại lý tiếp thị,…) | Không phải chịu khoản phí nào |
Đối tượng đầu tư | Các nhà đầu tư thụ động, đầu tư sao cho càng giống thị trường càng tốt với độ rủi ro thấp nhất.
|
Những nhà đầu tư chủ động, những nhà đầu cơ với chiến lược đầu tư riêng, sử dụng đòn bẩy nhằm tối đa hóa lợi nhuận
|
Phương thức giao dịch | Giao dịch tại bất cứ thời điểm nào, phương thức giao dịch thuận tiện, có thể giao dịch trực tuyến | Giao dịch tập trung tại sàn giao dịch tương lai hoặc giao dịch điện tử. |
Ưu điểm nổi bật | – Là hình thức đầu tư phân tán rủi ro tốt với các công cụ quản lý rủi ro linh hoạt, minh bạch và đáng tin cậy.
– Lợi nhuận bền vững, không cần có kinh nghiệm đầu tư – Danh sách tài sản (vàng) trong quỹ được công bố hàng ngày, quản lý thụ động theo một chỉ số cụ thể, cổ tức được tái đầu tư ngay lập tức vào quỹ với cơ cấu đơn giản và dễ hiểu. |
– Công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đặc biệt với các nhà sản xuất vàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh vàng.
– Cho phép giao dịch 2 chiều: Trader có thể mua và bán cùng một loại hàng hóa (vàng) nhiều lần trong một phiên, thời gian giao dịch linh hoạt. – Biên độ lợi nhuận tốt với việc sử dụng đòn bẩy tài chính
|
Xem thêm: Vàng – kênh đầu tư tài chính an toàn hay rủi ro tiềm ẩn
2.1 Vàng ETFs và Vàng Futures – Sự khác biệt về tính thanh khoản của thị trường
Tổng lượng vàng dự trữ vàng trên thế giới ước tính vào khoảng 120.000-140.000 tấn, trong đó các quỹ ETFs vàng trên toàn cầu nắm 3.793 tấn vàng ở thời điểm cuối tháng 11, trị giá 225 tỷ USD nếu tính theo giá vàng ở thời điểm hiện tại.
Cũng theo dữ liệu từ Reuters, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust nắm gần 1.183 tấn vàng thỏi dự trữ. Lần đầu xuất hiện vào năm 2004, SPDR ETF được đặc biệt phát triển để theo dõi giá vàng và trở thành một giải pháp thay thế không tốn kém cho việc sở hữu vàng vật chất.
Các nhà đầu tư có thể mua một cổ phần trong quỹ ETF, tương ứng với một phần mười ounce vàng. Về lý thuyết nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng số lượng vàng thỏi đang được quản lý là không đáng kể và khối lượng vàng được giao dịch bởi SPDR ETF là khá nhỏ so với khối lượng hàng ngày được giao dịch bằng hợp đồng tương lai vàng (vàng Futures) tại sàn COMEX.
Hiện tại, SPDR Gold ETF giao dịch trung bình 24 triệu cổ phiếu (GLD) hàng ngày tương ứng với 2,4 triệu ounce vàng. Trong khi đó, khối lượng trung bình hàng ngày mà các hợp đồng vàng Futures giao dịch tại COMEX là hơn 200.000, tương đương với khoảng 20 triệu ounce trao tay hàng ngày với thêm 48 triệu ounce (hoặc 1.366 tấn) được giữ ở các vị thế mở. Hơn 90% các hợp đồng tương lai này được giao dịch điện tử.
Cùng với số lượng lớn nhà đầu tư tham gia thị trường và khối lượng hàng ngày đáng kể, cho thấy thị trường tương lai vàng hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, mọi giao dịch cũng như giá thầu tốt nhất và ưu đãi tốt nhất đều được công bố công khai trong thời gian thực, giúp tăng cường hơn nữa tính thanh khoản và đảm bảo tính minh bạch đối với giao dịch hợp đồng vàng tương lai.
Ngoài ra, định giá minh bạch và chênh lệch giá thầu nhỏ là chìa khóa thành công của thị trường tương lai vàng cũng như mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư.
Quy mô thị trường:
- COMEX Gold Futures = 20 triệu ounce/ngày
- SPDR Gold ETF = 2,4 triệu ounce/ngày
2.2 Đòn bẩy tài chính- Cơ hội đi cùng rủi ro
Nhìn chung, các quỹ ETF vàng không cung cấp đòn bẩy. Mặc dù nhiều công ty môi giới chứng khoán sẽ cho bạn vay 50% số tiền để mua cổ phiếu hoặc ETF, nhưng tương tự như bất kỳ khoản vay nào cũng có chi phí đi kèm.
Trong khi đó, một tính năng độc đáo của vàng Futures chính là khả năng sử dụng đòn bẩy, được tích hợp trong mỗi hợp đồng thông qua một hệ thống các quy tắc và quy định về ký quỹ.
Đặc biệt so với thị trường chứng khoán, mức ký quỹ tối thiểu của vàng Futures khá nhỏ (5-10%) trên giá trị danh nghĩa của hợp đồng. Đây được xem là một lợi thế lớn cho các nhà đầu tư muốn sử dụng đòn bẩy để tận dụng cơ hội cụ thể trên thị trường. Vai trò của số ký quỹ này được xem như vật bảo đảm những bên tham gia hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình theo các điều khoản của hợp đồng.
Các công ty môi giới liên tục theo dõi số dư ký quỹ và cập nhật số dư tài khoản để phản ánh những thay đổi của giá thị trường vào cuối mỗi ngày. Nếu điều kiện thị trường thay đổi, yêu cầu ký quỹ có thể xuất hiện để đảm bảo giao dịch được tiếp tục, nhưng nhìn chung nhà đầu tư không phải vay tiền từ nhà môi giới, do đó tránh được những khoản phí.
Sử dụng đòn bẩy cao tạo cơ hội khuếch đại lợi nhuận cho trader những cũng luôn đi cùng với rủi ro, do đó nhà đầu tư nên điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với các mục tiêu đầu tư cá nhân của mình thông qua điều chỉ mức ký quỹ tương ứng với giá trị hợp đồng.
Nhà đầu tư chọn sử dụng đòn bẩy cũng nên tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro thận trọng. Sử dụng lệnh cắt lỗ để hạn chế rủi ro tài chính trong những thời điểm thị trường biến động quá mạnh là một kỹ thuật phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng.
SPDR GOLD ETF | COMEX GOLD FUTURES | COMEX MINY GOLD FUTURES | |
Vốn đầu tư ban đầu | $5000 | $5000 | $2500 |
Khối lượng vàng | 4 oz. | 100 oz. | 50 oz. |
Giá trị của mỗi biến động $10 của vàng | $40.00 | $1000 | $500 |
Tỷ lệ hoàn vốn | 0.8% | 20% | 20% |
2.3 Vàng ETFs và Vàng Futures – Các loại thuế, phí
Phí là vấn đề tồn tại lớn nhất đối với các quỹ ETFs vàng. Những nhà đầu tư vàng ETFs phải chịu rất nhiều khoản phí bao gồm: phí lưu trữ, phí bảo mật, phí quản lý.
Vì bản thân vàng không tạo ra thu nhập và vẫn còn các khoản chi phí phải trang trải nên ban quản lý quỹ ETF được phép bán vàng để trang trải các chi phí này. Điều này làm giảm tổng tài sản cơ bản trên mỗi cổ phiếu, do đó, có thể khiến các nhà đầu tư có giá trị cổ phiếu đại diện ít hơn một phần mười ounce vàng theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về giá trị thực tế của tài sản vàng cơ bản và giá trị niêm yết của ETF.
Ngoài ra, việc đầu tư dài hạn vào các quỹ ETF vàng (trong một năm hoặc lâu hơn) phải chịu mức thuế trên thặng dư vốn tương đối lớn (tỷ lệ tối đa là 28%, thay vì tỷ lệ 15% được áp dụng cho hầu hết các khoản lãi vốn dài hạn khác, theo bản cáo bạch GLD).
Để tránh hệ lụy về thuế này, các nhà đầu tư thường thoát khỏi vị thế của mình trước một năm, nhưng chính điều này làm giảm khả năng thu lợi nhuận từ các khoản lãi nhiều năm mà vàng có thể đem lại.
Trong khi đó, đối với vàng Futures, nhà đầu tư không phải chịu phí quản lý, thuế được phân chia giữa thu nhập vốn ngắn hạn và dài hạn, và không có bên thứ ba thay mặt nhà đầu tư đưa ra quyết định và bất cứ lúc nào nhà đầu tư cũng có thể sở hữu vàng vật chất.
2.4 Vấn đề giao vàng vật chất với đầu tư Vàng ETFs và Vàng Futures
Cả các quỹ ETFs vàng cũng như hợp đồng tương lai vàng đều cung cấp cơ chế giao vàng vật chất. Nhà đầu tư muốn mua/bán vàng thông qua hợp đồng tương lai vàng hay quỹ ETFs vàng đều phải tuân theo các quy trình và số lượng tiêu chuẩn.
Ví dụ: Một ngân hàng thương mại, đóng vai trò là người được ủy thác của quỹ SPDR GLD ETF giao dịch để mua lại vàng từ hầm vàng ở London với khối lượng 100.000 cổ phiếu (10.000 ounce). Người được ủy thác này không giao dịch trực tiếp ra bên ngoài, vì vậy nhà đầu tư cá nhân muốn trao đổi cổ phiếu lấy vàng vật chất sẽ phải thỏa thuận thông qua nhà môi giới. Tuy nhiên đối với, hợp đồng tương lai vàng (100 troy ounce) luôn có sẵn để giao, phù hợp với các chi tiết của hợp đồng, từ một sàn giao dịch được cấp phép lưu ký tại New York.
Xem thêm: Các chuyên gia và pro trader đầu tư vàng như thế nào?
Kết luận
Tóm lại cả 2 hình thức đầu tư vàng ETFs và vàng Futures thể hiện sự đa dạng hóa đối với loại tài sản kim loại. Mỗi hình thức đều có những lợi thế nhất định cũng như phù hợp với từng phong cách giao dịch của mỗi nhà đầu tư.
Có thể thấy lợi thế lớn nhất của loại hình đầu tư vàng ETFs là độ rủi ro và biến động về giá trị không lớn. Nói một cách khác, đây là một cách đầu tư khá an toàn vì số vốn đầu tư được rải ra nhiều cổ phiếu khác nhau nên sự biến đổi của một cố phiếu không làm thay đổi đến hiệu quả chung, do đó phù hợp với nhà đầu tư không ưa mạo hiểm.
Trong khi đó, điểm nổi bật của giao dịch vàng Futures phù hợp với nhiều nhà đầu tư với cơ chế giao dịch đơn giản, thanh khoản thị trường tốt, không chịu phí lưu trữ mà có biên độ lợi nhuận tốt với khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính.
Và hơn cả 2 hình thức đầu tư này đóng vai trò quan trọng trong thị trường vàng thế giới bởi vị thế trên thị trường hợp đồng tương lai vàng và dòng tiền chảy vào các quỹ ETF vàng là hai yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng mạnh mẽ nhất. Khi cả hai di chuyển theo cùng một hướng sẽ tạo ra một động lực không thể ngăn cản và đẩy giá vàng tăng mạnh.
Theo cmegroup, investopedia, forbes