ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Quỹ SPDR là gì? Thông tin và cách theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

30.01.2023, 17:00 19 phút đọc

Quỹ vàng SPDR Gold Trust là một trong những từ khóa nổi bật trong giới tài chính thời gian qua. Đây là một quỹ ủy thác đầu tư vàng uy tín và lớn hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Trong bài viết này, VnRebates sẽ chia sẻ đến các nhà đầu tư thông tin về quỹ vàng SPDR cũng như cách thức hoạt động, mức độ ảnh hưởng của quỹ SPDR Gold Trust. Xem ngay nhé!

Xem thêm: 

Quỹ SPDR (quỹ Spider) là gì?

Quỹ SPDR tên đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Depository Receipt. Hiểu đơn giản thì đây là một chứng chỉ uỷ thác Standard & Poor’s 500. Bởi vì, cách phát âm khá giống Spider nên người ta còn gọi là quỹ Spider.

Đây là quỹ vàng được quản lý bởi State Street Global Advisors với mục đích theo dõi các chỉ số S&P 500. Chứng chỉ uỷ thác này được hoạt động dựa trên các chứng khoán thuộc S&P 500.

Quỹ SPDR là gì

Quỹ vàng SPDR là một chứng chỉ uỷ thác Standard & Poor’s 500 (Nguồn: Internet)

Quỹ SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ SPDR Gold Trust là quỹ tín thác do bộ phận của tập đoàn có tài sản thứ hai thế giới, State Street Global Advisors điều hành. Có thể nói quỹ SPDR Gold Trust chính là quỹ tín thác lớn thứ 6 của nước Mỹ và lớn nhất thế giới. 

Bởi vì quỹ có ưu thế trong việc nắm giữ kho vàng khổng lồ nên các động thái mua bán tại đây sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường.

Quỹ SPDR Gold Trust là gì

Quỹ SPDR Gold Trust có ảnh hưởng nhất định đến thị trường (Nguồn: Internet)

Thông tin quỹ SPDR Gold Trust

Để hiểu rõ hơn về quỹ SPDR này, các bạn có thể khám phá các thông tin quan trọng dưới đây:

Đặc điểm của quỹ SPDR Gold

Quỹ SPDR Gold Trust được niêm yết trên sàn giao dịch của Newyork và NYSE Arca. Giờ đây, nhà đầu tư còn có thể giao dịch quỹ SPDR trên các sàn chứng khoán khác. Trong đó, phải kể đến những địa chỉ tầm cỡ như Tokyo, Singapore hay Hong Kong.

Nhà tài trợ quản lý quỹ Gold Trust

Quỹ SPDR được tài trợ bởi các đơn vị uy tín như:

  • World Gold Trust Services;
  • Đại lý State Street Global Markets;
  • Người uỷ thác: BNY Mellon;
  • Người giám sát: ngân hàng HSBC.

Là 1 trong 9 quỹ ETF Vàng uy tín nhất thế giới

SPDR Gold Trust là 1 Bigboiz trong lĩnh vực đầu tư vàng. Là dân gold trader, nếu như bạn chưa biết hoặc chưa biết cách vận dùng SPDR Gold Trust vào trading thì quả thật là 1 thiếu sót lớn. Hiện nay SPDR Gold Trust là 1 trong những quỹ EFT vàng lớn và uy tín nhất thế giới. Danh sách 9 quỹ này bên dưới (SPDR Gold Shares chính là cổ phiếu do SPDR Gold Trust phát hành)

  • SPDR Gold Shares (ticker: GLD)
  • Aberdeen Standard Physical Gold Shares ETF (ticker: SGOL)
  • VanEck Merk Gold Trust (Ticker: OUNZ)
  • VanEck Vectors Gold Miners ETF (Ticker: GDX)
  • VanEck Vectors Junior Gold Miners ETF (Ticker: GDXJ)
  • GraniteShares Gold Trust (Ticker: BAR)
  • Sprott Physical Gold and Silver Trust (Ticker: CEF)
  • Direxion Daily Gold Miners Index Bull 2X Shares (Ticker: NUGT)
  • ProShares Ultra Gold (Ticker: UGL)

Liệu PDR Gold Trust có đảm bảo bằng vàng thật không?

Câu trả lời là . Cổ phiếu SPDR Gold Shares của SPDR Gold Trust có chi phí 40 điểm cơ bản, được định giá bằng 1/10 giá vàng của một ounce vàng, và được hỗ trợ bởi những thỏi vàng thật – London Gold Delivery bars 400 ounces – nằm trong một kho tiền an toàn của quỹ ở London hoặc những nơi khác. Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường.

Cách thức hoạt động của quỹ SPDR Gold Trust

Quỹ SPDR Gold Trust có cách thức giao dịch tương tự cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể bán khống, thanh toán xuyên, hay mua ký quỹ nhưng phải bỏ ra một phần hoa hồng cho bên giao dịch.

Quỹ vàng này được nhiều nhà đầu tư lớn và tổ chức sử dụng để định hướng thị trường. Nó giúp các nhà đầu tư quản lý thụ động, trở thành đối thủ của quỹ chỉ số S&P 500.

Thông tin quỹ SPDR Gold Trust

Quỹ SPDR Gold Trust có cách thức giao dịch tương tự cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Cách theo dõi quỹ vàng SPDR

Để theo dõi quỹ SPDR, các bạn thực hiện các bước sau:

Cách theo dõi quỹ vàng SPDR 1

  • Bước 3: Tại thanh bên trái của màn hình, chọn Historical Data rồi sau đó chọn tiếp Spreadsheet of archive data.
  • Bước 4: Cuối cùng, hãy tải về tập tin dạng .csv rồi mở trong Excel để xem.

Cách theo dõi quỹ vàng SPDR

Tác động của SPDR đến thị trường vàng?

Quỹ SPDR có thể tác động đến thị trường vàng, mà ai cũng có thể nhìn ra. Cụ thể, năm 2008, quỹ này đã bán số lượng vàng lên đến 20,5 tấn dẫn đến mức giá vàng trên thế giới xuống thấp nhất trong 1 tháng. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tụt theo, hơn 200.000 đồng so với trước đó.

Có thể thấy được, chỉ cần một vài biến động nhỏ, quỹ SPDR có thể khiến thị trường vàng của cả thế giới lay chuyển theo. Theo nhiều tỷ phú, quỹ vàng này còn có sức ảnh hưởng khủng khiếp hơn so với khủng hoảng ở châu Âu và Mỹ.

Xem thêm: 

Tác động của SPDR đến thị trường vàng

Tác động của quỹ vàng thế giới SPDR (Nguồn: VnRebates)

Tại sao SPDR có thể gây ảnh hưởng đến giá vàng?

Nguyên nhân sâu xa của việc SPDR có thể ảnh hưởng đến giá vàng chính là việc SPDR đã mở ra một hình thức đầu tư vàng mới. Với các ưu điểm như giá tốt, tính thanh khoản cao, linh hoạt, an toàn… Từ đó, kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư, củng cố thêm sự chắc chắn của “hàng rào chống lạm phát”. Giúp thị trường vàng hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, SPDR cũng nắm giữ trữ lượng vàng rất lớn trên thế giới, vì vậy, bất kỳ hành động mua bán nào của quỹ này cũng sẽ tác động ngắn hạn đến giá cả của vàng. 

Tham khảo thêm:

Những yếu tố ảnh hưởng đến SPDR Gold Trust

Quỹ SPDR có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động như:

  • Thúc đẩy thị trường vàng hoạt động thêm sôi nổi, tránh tình trạng lạm phát.
  • Số vàng mà quỹ bán ra sẽ dựa trên chứng chỉ mà nhà đầu tư mua trên sàn giao dịch.
  • Quỹ vàng này chỉ là nơi trung gian, để nhà đầu tư xử lý tiền và thể hiện tâm lý của mọi người với thị trường.

Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold trust

SPDR Gold Trust là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới và sau khi quỹ này được thành lập, biểu đồ giá vàng đã tăng trưởng kinh ngạc lên đến 286,90% trong giai đoạn đại suy thoái 2007 – 2009.

Quan sát trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy rõ ràng giá chứng chỉ SPDR gần như tấm gương phản chiếu giá vàng. Vậy vì sao lại gần như mà không phải là tuyệt đối?

Khi vừa thành lập một GDL có giá chính xác 1/10 ounce vàng. Sau đó, vì một số chi phí phát sinh nên tỉ lệ này trở nên thấp hơn.

Biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold Trust có mối quan hệ tích cực với nhau. Trong đó, GDL phụ thuộc tuyệt đối vào giá vàng. Do vậy, việc vàng tăng đã kéo theo GDL tăng khoảng 14% mỗi năm.

Biểu đồ so sánh mối quan hệ giữa SPDR và Vàng

Biểu đồ so sánh mối quan hệ giữa SPDR và Vàng (Nguồn: Tradingview)

2 cách sử dụng SPDR Gold Trust để giao dịch vàng

1. Đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu quỹ

Các nhà đầu tư có thể sử dụng SPDR Gold Shares để đầu cơ giá vàng. Việc mua và bán cổ phiếu của quỹ ETF dễ dàng hơn nhiều so với mua và giao dịch vàng vật chất. Cổ phiếu của SPDR Gold Shares dễ tiếp cận hơn nhiều đối với hầu hết các nhà đầu tư so với việc nắm giữ các hợp đồng tương lai vàng. Hợp đồng tương lai vàng liên quan đến một lượng đòn bẩy đáng kể, có thể khuếch đại cả lãi và lỗ.

SPDR Gold Share là cổ phiếu do SPDR Gold Trust phát hành, được đảm bảo bởi Hội Đồng Vàng Thế Giới – đã được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York vào ngày 18/11/2004 với mã là GLD và được giao dịch trên NYSE Arca từ ngày 13/12/2007.

Đến thời điểm hiện tại cổ phiếu SPDR Gold Share được giao dịch công khai tại 4 sàn giao dịch lớn, bao gồm:

  • Sàn giao dịch chứng khoán New York Arca (NYSE Arca),
  • Sàn giao dịch chứng khoán Singapore,
  • Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo
  • và Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong.

Mỗi cổ phiếu GLD ban đầu có giá trị tương đương với 1/10 ounce vàng (~ 40 điểm cơ bản). Quỹ này hoạt động theo nguyên tắc, khi giá cổ phiếu có khác biệt với giá vàng hiện tại, quỹ sẽ đổi cổ phiếu lấy vàng, và ngược lại. Thường mỗi lần mua bán, quỹ sẽ trao đổi ít nhất 1 rổ (basket) ~ tương đương 100.000 cổ phiếu. Mỗi rổ khi đó được trao đổi với 10.000 ounce vàng. Với cơ chế này, giá SPDR Gold Share luôn được đảm bảo tương đồng với giá vàng tại thời điểm đó. Số lượng vàng giao dịch mua vào và bán ra mỗi phiên đều được SPDR Gold Trust công khai, trên cơ sở hàng ngày.

Quỹ SPDR Gold Trust được chuẩn hóa cho vàng miếng, mang đến cho các nhà đầu tư một cách dễ dàng để tiếp xúc với giá vàng mà không cần sở hữu kim loại quý này. Và tỷ lệ chi phí 0,4% (40 đô la hàng năm trên mỗi 10.000 đô la đầu tư) cũng khá hiệu quả khi bạn xem xét các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và cất giữ vàng miếng hoặc vàng coin trong két sắt.

Một mục đích khác để đầu tư vào GLD có thể là để đa dạng hóa danh mục đầu tư, để giảm thiểu rủi ro. Quỹ này có hệ số beta thấp khoảng -0,02 so với mức trung bình của thị trường là 0,32. Điều này cho thấy cổ phiếu GLD ít biến động hơn so với thị trường chung và không nhất thiết phải tuân theo các chuyển động của thị trường, điều này thường xảy ra đối với vàng. Do đó, quỹ có thể là một cách tốt để đa dạng hóa việc nắm giữ cổ phiếu và các loại tài sản khác.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên cẩn thận khi đầu tư dài hạn vào quỹ. Sở Thuế vụ (IRS) Mỹ đã xác định rằng GLD được coi là một khoản thu. Bất kỳ khoản lợi nhuận nào cũng bị đánh thuế ở mức cao hơn nhiều là 28% –  so với tỷ lệ lãi vốn dài hạn thông thường là 15% hoặc 20%  (ở Mỹ). Vấn đề thuế này đã khiến nhiều nhà đầu tư mất cảnh giác. Có hai cách để giải quyết vấn đề này: thoát khỏi bất kỳ vị thế nắm giữ nào trong vòng dưới một năm (đầu tư ngắn hạn), hoặc giữ cổ phiếu trong 1 tài khoản hưu trí hoãn thuế.

2. Lần theo dấu vết của Big Boy này để tự trade vàng online

Như chúng tôi đề cập bên trên, s lượng vàng giao dịch mua vào và bán ra mỗi phiên đều được SPDR Gold Trust công khai, trên cơ sở hàng ngày. Đây là dữ liệu thô, nên nếu nhà đầu tư biết cách chuyển đổi thành dạng dữ liệu minh họa (biểu đồ, dự báo…) thì dữ liệu thô của SPDR Gold Trust cũng chính là dữ liệu “vàng”, giúp bạn theo được dấu chân của người khổng lồ. Ăn theo tay to luôn là 1 hướng đi khôn ngoan khi đầu tư trên thị trường tài chính nói chung, và thị trường vàng nói riêng.

Xem báo cáo giao dịch vàng được công khai của SPDR Gold Trust

Trước khi đi vào hướng dẫn, bạn nên biết lịch trình công bố báo cáo giao dịch như sau:

  • Báo cáo mỗi ngày được công bố cuối ngày ở Mỹ, tương đương đầu giờ làm việc buổi sáng (tầm 7h) Việt Nam. Đây là ưu điểm của trader thị trường Việt Nam, bạn có thể ngủ trọn 1 giấc và sau đó đọc dữ liệu này để có cái nhìn khái quát thị trường đầu ngày.
  • Thứ 2 sẽ không có lịch cập nhật, vì trước đó là chủ nhật. Giao dịch thứ 6 sẽ được cập nhật ngay vào sáng thứ 7 mỗi tuần.
  • Lưu ý là thông tin này bị lagging so với thời gian thực, nghĩa là bạn sẽ không biết được ngày hôm đó SPDR Gold Trust sẽ mua hay bán như thế nào, vì dữ liệu chỉ công khai 1 lần duy nhất vào cuối ngày.

Dưới đây là hướng dẫn đọc và lấy số liệu mua bán của SPDR Gold Trust:

Lần theo dấu vết của SPDR Gold Trust

Lần theo dấu vết của SPDR Gold Trust

  • Bước 2: Tải file và mở 

File tải về sẽ có định dạng và tên như sau: GLD_US_archive_EN.csv. Bạn dễ dàng mở file này lên bằng Microsoft Excel. Nội dung sẽ như bên dưới:

Lần theo dấu vết SPDR Gold Trust

Lần theo dấu vết SPDR Gold Trust

  • Bước 3: Để ý 2 dữ liệu quan trọng nhất

Có 2 dữ liệu quan trọng nhất trong file tải về của SPDR Gold Trust mà nhà đầu tư cần quan tâm, đó chính là: Cột đầu tiên về ngày tháng giao dịch, và cột quan tâm tiếp theo về số lượng vàng (tính bằng tấn) mà SPDR Gold Trust đang nắm giữ (Total Net Asset Value Tonnes in the Trust…)

Đơn giản, bạn trừ số lượng vàng ngày hiện tại cho ngày hôm trước để biết được thay đổi ròng trong lượng vàng nắm giữ của quỹ này:

  • Nếu SPDR gia tăng lượng vàng nắm giữ liên tục (chênh lệch dương), thì theo kinh nghiệm của chúng tôi, khả năng rất cao giá vàng sẽ tăng và có thể tăng rất mạnh;
  • Ngược lại, nếu SPDR giảm lượng vàng nắm giữ qua nhiều ngày liền, thì khả năng rất cao là giá vàng sẽ giảm.

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust:

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào dữ liệu thô công bố này, tự tạo ra cho mình những biểu đồ phân tích để có cái nhìn toàn diện và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn hơn. Dưới đây là 1 số biểu đồ mà bạn có thể tự xây dựng nên từ dữ liệu thô tải về.

Biểu đồ số lượng vàng tăng giảm trong 1 giai đoạn cụ thể:

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Hoặc là biểu đồ mua / bán ròng tính theo cơ sở tuần của quỹ SPDR Gold Trust:

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Hoặc là bạn tự thêm giá vàng thực tế, và xem xét mối tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust, để từ đó có thể đưa ra dự đoán mức độ tương quan và giao dịch tương lai phù hợp:

 

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Có thể thấy là giá vàng và động thái mua bán của SPDR có 1 mối tương quan thuận nhất định. Nhà đầu tư có thể tận dụng điểm này để đưa ra những quyết định mua bán hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng SPDR Gold Trust khi giao dịch

Dù được công khai, nhưng vì dữ liệu của SPDR chỉ được công khai cuối ngày. Có nghĩa là sau khi hành động hoàn tất thì dữ liệu mới được công bố. Vì thế, nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được, tại ngày hôm đó, SPDR Gold Trust hành động như thế nào cho đến tận ngày hôm sau nếu tính theo thị trường Việt Nam.

Do đó, nếu bạn nhận thấy rằng: SPDR bán vàng nhiều ngày + giá vàng đang giảm và quyết định SELL vàng. Nếu may mắn, bạn có thể kiếm lời. Nhưng thực tế, ngoại trừ may mắn thì bạn không có cơ sở nào để biết được giá vàng sẽ tăng hay giảm VÀO HÔM NAY nếu chỉ dựa trên giá vàng đã biết và dữ liệu mua bán của SPDR NGÀY HÔM QUA.

Bên cạnh theo dõi báo cáo của SPDR, nhà đầu tư nên tự trang bị cho mình những kiến thức sau để kết hợp với dữ liệu này:

  • Đọc hành động giá, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và đưa ra được nhận định thị trường của riêng mình
  • Kết hợp với dữ liệu mua/ bán từ SPDR, xem thử nhận định của mình đúng hay sai. Nếu cùng đưa ra 1 tín hiệu, bạn hãy tự tin giao dịch
  • Tự trang bị kỹ năng quản lý rủi ro và quản lý vốn, đặt stop loss và take profit để bảo vệ bản thân khỏi những dự đoán sai. Vì suy cho cùng, thì tất cả 2 bước bạn làm bên trên đều dựa trên dự đoán, mà có 1 sự thật là “thị trường luôn luôn đúng, chỉ có dự đoán của bạn là sai“.

Tìm hiểu thêm: Mức ký quỹ trong Forex là gì?

Kết Luận

Hy vọng bài viết này của VnRebates đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quỹ vàng SPDR là gì cũng như cách theo dõi quỹ này.

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.