ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Những mẹo nhỏ để đầu tư hiệu quả với Zulutrade

19.05.2021, 08:23 32 phút đọc

Khi đầu tư với Zulutrade, 2 việc quan trọng hàng đầu quyết định đến thành bại của nhà đầu tư chính là lựa chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt phù hợp với mục tiêu giao dịch của bản thân và cài đặt tài khoản hợp lý để quản lý rủi và tối ưu hóa lợi nhuận.

Hiện tại, Zulutrade đang được xem là một trong những nền tảng sao chép tín hiệu giao dịch (copy trade) uy tín và nổi tiếng bậc nhất trong ngành. Qua nền tảng này, bạn có thể tận dụng kiến thức và kỹ năng có sẵn của những trader kỳ cựu để làm bàn đạp để kiếm lời cũng như phát triển bản thân.

Hữu dụng và hấp dẫn là vậy, nhưng sự thực thì để kiếm lời với dịch vụ này không hề dễ dàng chứ không nói đến là đầy thử thách, đặc biệt với những trader mới vào nghề. Đó cũng chính là nội dung mà bài viết dưới đây của Vnrebates cung cấp cho bạn: một số mẹo nhỏ để sử dụng hiệu quả nền tảng Zulutrade bao gồm: lựa chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt – trader dày dặn kinh nghiệm để follow và cách bạn cài đặt tài khoản để quản lý rủi ro và tối ưu lợi nhuận với Zulutrade.

Xem thêm: 4 bước mở tài khoản Forex tại các sàn quốc tế

1. Hướng dẫn chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt – trader có kinh nghiệm để follow

1.1 Mục đích tìm kiếm của bạn là gì?

Trước khi bạn bắt đầu chọn traders (còn gọi là nhà cung cấp tín hiệu – signal providers) trên ZuluTrade, bạn phải chắc chắn rằng bạn hiểu chiến lược đầu tư và phong cách giao dịch của chính mình. Hãy viết là những gì bạn đang tìm kiếm, nó giống như một bản đồ giúp bạn có thể chọn chính xác nhà cung cấp tín hiệu cho mình để tránh được việc bị choáng ngợp thông tin về các tỷ lệ, thông số trên Zulutrade:

  • Bạn đang tìm kiếm tăng trưởng dài hạn hoặc lợi nhuận ngắn hạn – Độ dài mở lệnh của bạn như thế nào – scalping, short-term, hay long-term?
  • Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian để theo dõi các giao dịch của mình?
  • Bạn có thể đối phó với biến động tiêu cực trong nhiều ngày/tuần hay bạn muốn sự hài lòng ngay lập tức?
  • Mức rủi ro bạn sẵn sàng chấp nhận – Mức độ mạo hiểm của bạn thế nào (drawdown cao và profit cao hay ưu tiên là bảo toàn vốn).
  • Cặp tiền giao dịch chủ đạo là gì? Chuyên một cặp hay đa dạng hóa?

Hiểu những điều này có thể giúp bạn hiểu loại trader bạn muốn tìm kiếm trên ZuluTrade.

1.2 Các tiêu chí chung nhất để lựa chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt

  • Nằm trong TOP 100 trên Zulutrade – Are in the TOP 100: Với tùy chọn này, bạn sẽ thấy 100 nhà cung cấp tín hiệu đầu tiên trong bảng xếp hạng theo đánh giá của Zulutrade. Điều này sẽ hữu ích và cũng khá nhanh chóng giúp bạn chọn được nhà cung cấp tín hiệu phù hợp. Ngoài ra những nhà cung cấp tín hiệu này phải là những Live traders – những trader giao dịch với tài khoản thật.
  • Đã được các nhà đầu tư đánh giá – Have been rated by Investors: Chỉ những follower có tài khoản thực mới có thể bỏ phiếu (vote) cho Nhà cung cấp tín hiệu nên những đánh giá này đáng tin cậy. Chọn các nhà cung cấp tín hiệu có ít nhất 3 sao và quan trọng hơn, đọc nhận xét của những live trader khác về các nhà cung cấp tín hiệu này.
  • Có ảnh và dòng mô tả đã được phê duyệt – Have approved photo and description: Zulutrade có thể từ chối hình ảnh đại diện và cả chiến lược giao dịch nếu họ thấy điều đó không phù hợp với chính sách của nền tảng. Khi click vào tùy chọn này, bạn dễ dàng loại bỏ những providers có hình ảnh và chiến lược chưa được phê duyệt.
  • Có nhà đầu tư live đang theo dõi – Have live traders subscribers: Tùy chọn này nhằm giúp bạn lọc ra những nhà cung cấp tín hiệu đang được những nhà đầu tư dùng tài khoản tiền thật sao chép tín hiệu giao dịch.
  • Đã giao dịch trong tuần trước – Traded within last week: Mục này sẽ giúp bạn chọn ra những nhà giao dịch đã thực hiện lệnh trong tuần trước.
  • Đã đăng video mô tả chiến lược – Have description strategy videos: Zulutrade khuyến khích các nhà cung cấp tín hiệu thực hiện video mô tả chiến lược của họ. Chức năng này giúp bạn tìm ra những trader đã thực hiện video và đăng lên Zulutrade.

1.3 Cách chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt: Biểu đồ nhìn đi lên đều & Có nhiều Investor theo & Số tiền nạp tối thiểu phù hợp & Drawndown thấp

Bước 1: Các bạn vào đây để xem danh sách các Trader hiện có trong Zulutrade:

  • Sau đó Chọn qua tab “Live Traders” như hình. Lý do: Zulutrade hiện nay trader được chia thành 2 loại, một bên dùng Tài khoản demo để giao dịch và cung cấp tín hiệu cho chúng ta, và một bên dùng tài khoản thật (tức có nạp tiền thật) để cung cấp tín hiệu. Nói gì thì nói, cứ phải bỏ “tiền tươi thóc thật” vào và chịu cùng rủi ro thì trader đó mới nghiêm túc và kỷ luật hơn khi vào lệnh, tuân thủ quản lý vốn hơn, hạn chế các tình huống tùy hứng hơn. 

Chọn qua danh sách các Trader sử dụng tài khoản thật

Bước 2: Sau đó, ta có thể thấy các yếu tố để cân nhắc chọn trader phù hợp với mình:

  • Hình Biểu đồ cam cam: Theo trực quan, nhìn biểu đồ tài khoản mà cứ tăng dần đều là tốt, có lỗ thì đừng có sụt thấp quá là được, còn cái nào mà âm xuống mức ngang cứ bỏ qua.
  • Amount Following: Là tổng tiền của toàn bộ Nhà đầu tư đang copy lệnh từ trader này, số tiền này càng nhiều là tốt? Cũng có thể nhưng không hẳn, vì có nhiều trader yêu cầu Số tiền tối thiểu để copy lệnh của họ là khá cao, có thể từ $10000, $100.000 … trở lên cũng có, do đó theo mình thì chỉ số này chỉ tham khảo, không hẳn là quyết định.
  • Live Investors Profit (1M): Là tổng lợi nhuận mà Trader đó tạo ra cho tất cả Nhà đầu tư đang theo lệnh. Số này càng nhiều càng tốt? Theo mình thì cũng không hoàn toàn đúng, vì có những trader giao dịch với khối lượng rất lớn thì số tiền lời cũng lớn nhưng rủi ro thì cực cao. Do đó, chỉ số này chỉ nên tham khảo.
  • ROI: Là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Cái này thì ngược lại, bạn thấy chỉ số nào trên 100% thì càng phải cẩn thận vì cái gì càng nhanh và tốt quá thì càng thiếu bền vững. Bạn có thể chọn trader có ROI 30%-100% rồi tính tiếp.
  • Investor: đây là tổng số lượng Nhà đầu tư đang theo lệnh của trader này. Số này càng cao thì càng tốt? Đúng bởi vì dù bạn đầu tư với số tiền dù ít hay nhiều thì mỗi cá nhân luôn có những phân tích nhất định để chọn trader, mà việc trader được càng nhiều người chọn thì thể hiện phần nào đây là trader tốt đáng để bạn thử.

Sau đó, bấm tiếp vào Tên một trader nào đó ta cũng sẽ cần chú ý các chỉ số này:

  • Strategy: Đoạn mô tả Chiến lược giao dịch của traders, ta cần chú ý tới Số tiền Tối thiểu mà trader yêu cầu để đảm bảo rủi ro khi copy họ, trong trường hợp này là 500$, và bạn xem nó có phù hợp với ngân sách đầu tư của mình không.

  • Bật qua tab Drawdown: bạn nhớ chỉnh khung thời gian là Overall nhé, tức sẽ xem được là trader này đã bị âm tài khoản cao nhất là bao nhiêu pip (trường hợp này là tầm 400 pips), nó thể hiện điều gì? Tức là thể hiện mức độ rủi ro của trader này, vì dù bạn xem lợi nhuận họ đạt được tốt như thế nào, mà drawdown quá lớn thì có thể không phù hợp với mức độ chịu rủi ro của bạn thì bạn cũng xem xét có chọn họ không nhé.

1.4 Những mẹo nhỏ nhà đầu tư cần lưu ý để lựa chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt nhất tại Zulutrade

  • Nhìn vào tỷ lệ chiến thắng (winning percentage). Tỷ lệ chiến thắng 100% (hoặc 90% +) có thể trông tuyệt vời, nhưng điều này chỉ có nghĩa là trader này tiếp tục giữ vị thế thua lỗ cho đến khi cuối cùng nó chuyển biến tích cực. 
  • Nhìn vào hiệu suất trong quá khứ tính bằng pips mỗi tháng. Với một trader nhất quán, biểu đồ này sẽ hiển thị phần lớn lợi nhuận hàng tháng và các thanh có độ dài tương tự. Đối với các nhà cung cấp tín hiệu “rủi ro” không nhất quán, các thanh sẽ có độ dài khác nhau, trộn lẫn mức lợi nhuận cao với mức lỗ cao trong các tháng khác nhau.
  • Nhìn vào hiệu suất trong quá khứ tính bằng pips mỗi tháng, cũng bao gồm số liệu lời lỗ Pnl – Profit and Loss chưa thực hiện. Nếu điều này cho thấy các khoản lỗ chưa thực hiện vào cuối một số tháng có lợi nhuận thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy trader đang bảo vệ tiền hoa hồng hàng tháng của họ bằng cách hoãn lỗ đến một tháng khác (miễn là các khoản lỗ ít hơn lợi nhuận đã đặt trước của họ, nếu không họ sẽ không nhận được hoa hồng ZuluTrade nào). Do đó, họ không thực sự giao dịch một chiến lược đã được chứng minh tại thời điểm đó.
  • Hãy nhìn vào mức drawdown lịch sử của nhà cung cấp tín hiệu – là số pips tối đa mà trader đã thua lỗ trên ZuluTrade trong quá khứ. Một nhà cung cấp tín hiệu chuyên nghiệp thường sẽ giải thích trong mô tả hồ sơ của họ hoặc trong trường nhận xét của họ về mức lỗ tối đa được chấp nhận. Mặc dù đây là một yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bổ tiền của bạn, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra xem mức lỗ dự kiến được mô tả đó ​​có khớp với mức drawdown lịch sử hay không. Cũng xin lưu ý rằng không có gì đảm bảo rằng việc drawndown được đề xuất bởi nhà cung cấp tín hiệu trong giao diện ZuluTrade sẽ không bao giờ bị vi phạm.

 

  • Liên quan đến việc drawndown, bạn cũng cần xem xét việc drawndown ở cấp tài khoản. Đối với các traders ngắn hạn và ngắn hạn, thông thường sẽ cao hơn so với báo cáo của ZuluTrade trong thống kê của Nhà cung cấp tín hiệu. Điều này là do con số được báo cáo là dành cho các vị thế mở, mặc dù các trader hàng ngày có thể đăng một số giao dịch thua lỗ liên tiếp, bạn cần xem xét sự khác biệt giữa mức đỉnh và mức đáy trên sơ đồ lợi nhuận lịch sử của họ.
  • Nhìn vào các tài khoản khác của traders trên màn hình hồ sơ của họ (bên tay trái). Nếu có nhiều tài khoản khác của trader này có biểu tượng “trái bom” bên cạnh, điều đó có thể cho thấy trader này đã thử (và xóa) nhiều hệ thống và chiến lược khác nhau trong quá khứ. Cuối cùng họ đã gặp may mắn với một chiến lược, nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta không chắc chắn rằng trong tương lai họ sẽ gặp may nữa hay không.
  • Cố gắng tìm hiểu trader cung cấp tín hiệu đang giao dịch thủ công hay sử dụng hệ thống tự động hay không. Nếu họ sử dụng một hệ thống tự động, hãy xem trong hồ sơ của họ xem họ có thể chặn hệ thống theo cách thủ công nếu cần thiết. Khá rủi ro khi chỉ mù quáng theo một hệ thống tự động vì các hệ thống này chỉ dựa trên các điều kiện thị trường trước đó và do đó không thể luôn dự đoán cách chúng đối phó với các điều kiện chưa biết mới trong tương lai.
  • Các trader chuyên nghiệp thường sẽ đặt các mức dừng lỗ của họ ở các mức giá có ý nghĩa như các mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó (hoặc chỉ vượt qua các mức đó để giải thích cho sự chênh lệch giá và trượt giá). Họ cũng sẽ điều chỉnh các mức dừng lỗ khi  theo dõi thị trường và đóng giao dịch thủ công khi cần thiết. Do đó, hãy xem qua lịch sử giao dịch của nhà cung cấp tín hiệu để xem mức độ giao dịch thua lỗ được đóng lại. Nếu tất cả chúng đều bị đóng ở cùng cấp, ví dụ: -50, -100 hoặc -500, đây là dấu hiệu của giao dịch Robot. Không có trader thành công lâu dài sử dụng mức dừng như vậy!
  • Tránh các nhà cung cấp tín hiệu sử dụng chiến lược trên ZuluTrade để thêm các vị trí mới vào các vị trí bị lỗ (chiến lược giao dịch Martingale). Chiến lược này trong nhóm đầu bảng xếp hạng các chiến lược giao dịch rủi ro nhất hiện nay trên thế giới. Bằng cách nhân đôi số tiền bạn thua lỗ, bạn đang để tài khoản giao dịch của mình bị rút xuống mức nguy hiểm có thể dẫn đến cháy tài khoản. 
  • Hãy xem xét cặp tiền Forex mà các trader giao dịch. Với hầu hết các cặp chính, chênh lệch môi giới sẽ tương tự giữa các nhà môi giới khác nhau. Tuy nhiên, với một số cặp kỳ lạ (ví dụ: GBP/NZD hoặc EUR/AUD), chênh lệch có thể khác biệt đáng kể giữa nhà môi giới của bạn và nhà môi giới của họ, và do đó có thể xảy ra trượt giá (slippage) đáng kể.
  • Xem cách mà các nhà cung cấp tín hiệu bình luận: Nếu họ tích cực bình luận và truyền đạt chiến lược cũng như quan điểm thị trường của mình, khả năng họ theo dõi thị trường càng cao và sẽ có thể phản ứng với các sự kiện tin tức bất ngờ ảnh hưởng đến hệ thống của họ.
  • Nhìn vào bảng thống kê “Profit made from following this trader”– “Lợi nhuận đạt được từ việc follow trader nàyở phía bên trái theo số liệu thống kê – Thể hiện lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được khi follow nhà cung cấp tín hiệu này: Nếu con số này trên $5000 cho thấy nhà cung cấp tín hiệu này đang được tin tưởng từ những follower và ngược lại nếu con số dưới $500 chứng tỏ signal provider vẫn đang nỗ lực để lấy long tin và vốn đầu tư từ các follower.

 

  • Tránh các trader đã thực hiện hedging– bảo hiểm rủi ro trong tài khoản của họ trước đó trên cùng một loại tiền tệ. Ví dụ. một vị thế Long với thua lỗ 300 pip với một vị thế Sell mới – kết quả ròng sẽ giống như đóng vị thế Long bị lỗ. Lý do duy nhất mà một nhà cung cấp tín hiệu làm điều này là để kiếm thêm hoa hồng từ bạn bằng cách thực hiện một giao dịch bổ sung.
  •  Đừng bị thu hút bởi sự hấp dẫn của nhà cung cấp tín hiệu mới bổ sung thêm vào trong các email của ZuluTrade. Thông thường các trader này có ít hơn 4 tháng kinh nghiệm trên nền tảng giao dịch xã hội ZuluTrade và đã thực hiện dưới 50 giao dịch. Có thể tốt hơn để thử chúng trong tài khoản thử nghiệm của bạn trước tiên và đánh giá theo thời gian chúng hoạt động như thế nào khi chúng bắt đầu nhận được những người theo dõi trên tiền thật.
  • Hiểu được cấu trúc thanh toán của nhà cung cấp tín hiệu trên mạng ZuluTrade cũng khá quan trọng. Họ chỉ trả tiền khi họ kết thúc tháng có lãi (điều này được ZuluTrade giới thiệu từ tháng 11 năm 2011). Điều này đã dẫn đến một số lạm dụng và thao túng từ các nhà cung cấp, những người cố gắng bảo vệ hoa hồng của mình và thay đổi chiến lược giao dịch thông thường của họ. Do đó, nó rất hữu ích khi xem qua các giao dịch đã đóng vào cuối hoặc đầu mỗi tháng của nhà cung cấp tín hiệu để xem liệu bạn có nhận thấy bất kỳ khoản lỗ lớn hơn thông thường nào không.
  • Các nhà cung cấp tín hiệu cũng được trả tiền cho mỗi giao dịch. Do đó, nhiều trader muốn cải thiện lợi nhuận của thông qua việc kiếm nhiều lợi nhuận nhỏ thay vì một khoản lớn. Hãy cảnh giác với các nhà cung cấp tín hiệu thường xuyên thay đổi chiến lược và tăng số lượng giao dịch vào gần cuối tháng.
  • Đánh giá chất lượng của trader thông qua cách họ hành xử trong và sau khi giao dịch không tốt trên ZuluTrade: Thắng thua trong giao dịch là điểu hiển nhiên nhưng thông qua việc trader hành xử sau 1 giao dịch thua lỗ thể hiện chất lượng của trader đó. Ví dụ: Họ có tuân thủ các nguyên tắc và hệ thống giao dịch của họ hay không hay hoảng loạn và vội vã thay đổi chiến lược? Họ có tăng hoạt động giao dịch của mình để cố gắng phục hồi nhanh nhất có thể hay họ nghỉ ngơi? Vì lý do này, luôn luôn cẩn trọng đối với những trader ZuluTrade mới, những người có một vài tháng đầu xuất sắc, vì không có dữ liệu nào để xem họ sẽ phản ứng thế nào khi họ giao dịch không tốt. 
  • Tránh sao chép các trader đã thay đổi chiến lược của họ trong quá khứ mà không có bất kỳ thông báo trước nào.

Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược giao dịch Forex hiệu quả

2. Hướng dẫn cách cài đặt tài khoản để quản lý rủi ro và tối ưu lợi nhuận

2.1 Phân bổ vốn đầu tư khi cài đặt tài khoản trên Zulutrade

Khi bạn đã đăng nhập vào tài khoản của mình, bạn sẽ thấy màn hình giao diện người dùng ZuluTrade chứa mọi thông tin về tài khoản của bạn, hiển thị các giao dịch đang mở cũng như đang chờ xử lý, ngoài ra bạn cũng có thể xem được lịch sử giao dịch của mình.

Tại mục Account Setting, bạn có thể xác định cách thức phân bổ tiền cho các trader mà mình copy. Giao diện này cũng cho phép bạn cài đặt đặt kích thước vào lệnh (tính bằng lot) và tổng số lượng lệnh mở tối đa.

Khi thiết lập tài khoản trong ZuluTrade, có ba lựa chọn trong phần “Lot Size”: Tiêu chuẩn, nhỏ và siêu nhỏ. Trong forex, một lot tiêu chuẩn bằng với 100,000 đơn vị tiền tệ giao dịch (ví dụ 100,000 USD). Một lot nhỏ bằng 10.000 đơn vị và lot siêu nhỏ bằng 1.000 đơn vị. Như vậy 10 lot nhỏ sẽ bằng một lot tiêu chuẩn.

zulutrade

Cài đặt tài khoản trên Zulutrade

Khi đã chọn trader (nhà cung cấp tín hiệu) muốn theo dõi, bạn cần phải phân bổ số tiền chịu rủi ro cho mỗi tín hiệu. ZuluTrade cho phép bạn phân bổ rủi ro trong “chế độ Custom Mode” hoặc “chế độ Auto Mode”.

Trong chế độ Custom Mode, bạn có thể tự mình cài đặt gần như tất cả các tham số liên quan đến giao dịch. Bạn phải nhập số lượng lot muốn giao dịch cho mỗi tín hiệu của trader. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách ấn định số lot tối đa hay số lệnh tối đa mở tại một thời điểm.

Thậm chí, có thể đặt tất cả các tham số này cho mỗi cặp tiền tệ, nghĩa là đối với EUR/USD bạn có thể cài giao dịch tối đa 0.1 lot, chỉ giao dịch 2 lệnh cùng lúc, đối với USD/JPY bạn có thể cài đặt với những thông số khác.

zulutrade

Chế độ Custom trên Zulutrade

2.2 Quản lý rủi ro với 2 chế độ Custom Mode và Auto Mode

Như đã nói ở trên, khi truy cập vào Tab Setting trong mục Account, bạn sẽ thấy ZuluTrade có hai chế độ phân bổ rủi ro: chế độ Custom Mode và chế độ Auto Mode, nhằm quản lý số tiền đã đầu tư vào ZuluTrade. Nếu chọn theo dõi nhiều trader, bạn cần quyết định xem có nên đầu tư như nhau cho các trader hay không hay là phân bổ nhiều hơn cho trader này và ít hơn cho trader kia. Nếu muốn phân bổ khác nhau, bạn sẽ cài đặt trọng số rủi ro (Risk Weight) cho mỗi trader, ZuluTrade sẽ dựa vào đó để tự động phân bổ số tiền.

Phân bổ rủi ro trên ZuluTrade bằng chế độ Custom Mode

Vào tháng 12/2012, ZuluTrade đã giới thiệu tính năng ZuluGuard giúp bảo vệ tài khoản trước các tình huống xấu nhất. Tính năng này cho phép xác định số vốn lỗ tối đa của chúng ta hay số lượng giao dịch mở tối đa mỗi trader được thực hiện. Khi tới các giới hạn này, zulutrade sẽ có biện pháp xử lý tự động nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự thực hiện các yêu cầu như:

  • Đóng tất cả các lệnh giao dịch
  • Dừng follow Trader này (tức là không nên mở bất kỳ giao dịch mới nào)
  • Dừng follow trader này và thay thế bằng một trader tương tự hoặc tốt hơn
ZuluTrade

Màn hình ZuluGuard trên ZuluTrade

Phân bổ rủi ro ZuluTrade bằng chế độ Auto Mode

Khi sử dụng chế độ Auto Mode, bạn chỉ cần làm một việc duy nhất là thiết đặt mức tỷ lệ phần trăm vốn mà bạn muốn phân bổ cho trader thông qua việc kéo thanh công cụ trên màn hình. Nền tảng ZuluTrade sẽ sử dụng dữ liệu lịch sử để phân bổ tiền dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận.

Đây là một công cụ hữu ích, nhưng nó lại phụ thuộc rất nhiều vào lượng dữ liệu có sẵn, và tính nhất quán (quá khứ và tương lai). Khi trader thay đổi chiến lược của mình, tức là mở nhiều giao dịch hơn cùng một lúc hoặc tăng mức dừng của họ, việc phân bổ tự động có thể gặp sai sót.

zulutrade

Chế độ Auto trên ZuluTrade

Khi phân bổ rủi ro, ZuluTrade cũng cho phép sử dụng chức năng mô phỏng để thử nghiệm các cài đặt giống như backtesting. Tuy nhiên dữ liệu lịch sử chưa chắc ứng dụng được trong tương lai.

Mặc dù vậy, công cụ này rất hữu ích cho những người dùng thích sử dụng mức dừng lỗ hoặc giới hạn của riêng họ. Điều này sẽ được thực hiện để bảo vệ tài khoản của bạn và hoạt động của Trader chống lại việc rút tiền cao hoặc chốt lời quá sớm. Công cụ Mô phỏng (Stimulate) cho phép chạy bất kỳ thử nghiệm nào  để xem tác động đến kết quả chung.

zulutrade

Chức năng mô phỏng trên ZuluTrade

2.3 Chế độ Follow trên Zulutrade

ZuluTrade cung cấp 2 chế độ follow bao gồm:

  • Chế độ Fixed Mode
  • Chế độ Pro-Rata Mode

Trong Chế độ Fixed Mode, bạn phải phân bổ số lượng lot cho mỗi trader theo cách thủ công. Kích thước lot mặc định sẽ phụ thuộc vào cài đặt tài khoản (tiêu chuẩn, nhỏ hoặc siêu nhỏ) và có thể sử dụng số thập phân.

Ví dụ: Bạn phân bổ 0.01 lot tức lot siêu nhỏ trong tài khoản. Trader của bạn giao dịch cặp GBP/USD, nếu GBP/USD được mua ở mức 1.56789 và được bán ở mức 1.56889, lợi nhuận là 100 pips, vì khối lượng lệnh là lot siêu nhỏ nên bạn lời được 10USD.

  • Nếu  phân bổ bằng 1 lot nhỏ, 100 pip có nghĩa là lãi hoặc lỗ $ 100.
  • Nếu bạn đã phân bổ 1 lot tiêu chuẩn, 100 pip tương đương lãi hoặc lỗ $ 1000.

Trong Chế độ Pro-Rata, các giao dịch của bạn sẽ được sao chép theo tỷ lệ và phải chọn tỷ lệ (%) giữa số lượng giao dịch được mở tại nhà cung cấp so với số tiền sẽ mở trong tài khoản. Ví dụ: nếu bạn chọn 10% và trader bạn theo dõi sẽ mở 1 lot tiêu chuẩn, thì trong tài khoản của bạn, 1 lot nhỏ (= 10% lot tiêu chuẩn) sẽ được mở.

ZuluTrade cho phép các giao dịch được mở với số lượng nhỏ hơn 1 micro nếu sàn giao dịch của bạn hỗ trợ điều này. Nếu không, các giao dịch này sẽ được làm tròn thành 1 micro (sàn giao dịch AAAfx hỗ trợ việc này).

2.4 Tối ưu hóa lợi nhuận với công cụ Simulate (Mô phỏng) của Zulutrade

Sau khi bạn chọn được vài Trader ở bước trên đưa vào tầm ngắm thì bạn có thể sử dụng tiếp công cụ tiếp theo rất mạnh mà Zulutrade hỗ trợ để tính toán ra được vấn đề: Nếu mình copy lệnh trader này thì sau 3 tháng mình có lợi nhuận bao nhiêu? Mình sẽ giao dịch với Khối lượng như thế nào để tối ưu hoá lợi nhuận của mình và đồng thời kiểm soát rủi ro trong phạm vi cho phép?

Đó là công cụ Simulate (Mô phỏng) của Zulutrade

Ví dụ: Giả sử mình chọn Asha Pro để copy lệnh vì nó thỏa mãn hết các yếu tố nói trên của mình. Giờ mình sẽ chọn nó để mô phỏng dựa trên dữ liệu quá khứ của trader này.

Và bạn sẽ mô phỏng theo yêu cầu mà trader này yêu cầu: Nạp số tiền $500, giao dịch 0.03 lot/lệnh (xem lịch sử giao dịch của trader để biết) => Bấm Simulate => bạn sẽ thấy Sau 3 tháng bạn sẽ lời khoảng $247 => tức là lời khoảng $82/tháng (Lưu ý đây là mô phỏng dựa trên dữ liệu quá khứ mà trader này đã giao dịch qua)

 

Vậy làm sao nếu bạn muốn số tiền lời này lên tới $1000-2000/tháng? Chúng ta thử điều chỉnh tăng khối lượng giao dịch lên xem sao nhé, tăng lên 0.3 lot (=3 mini lot) xem thế nào.

Hệ thống báo là với khối lượng như vậy thì ta đã bị Margin call, tức là ta bị drawdown lớn quá dẫn đến tài khoản ta sẽ bị thua lỗ nhiều và cháy tài khoản, vì số tiền của ta không chịu được mức độ drawndown mạnh như thế. Vậy tốt nhất là ban đầu ta phải nâng số tiền của ta lên đã, ví dụ là $2000, sau đó ta sẽ dò tay để tính ra Khối lượng giao dịch tối đa ta có thể vào lệnh mà không bị dính Margin Call trong quá khứ.

Sau khi thử với số vốn $2000, ta dò tay và tính được tối đa mình có thể cài đặt 1 lệnh là 0.33 lot (=3.3 mini lot) mà không bị dính Margin Call => Lợi nhuận đạt được là $2716/3 tháng => tức lợi nhuận tầm $905/tháng

Tuy nhiên đây là khả năng chịu đựng được rủi ro trong quá khứ, vậy nếu trong tương lai lỡ mà thị trường nó dao động mạnh hơn thì sao? Vậy thì bạn phải giảm khối lượng lại, tức là bạn có thể cài đặt giảm khối lượng bằng 1/2, tức vào lệnh khoảng 0.16 lot/lệnh, tức là bạn có thể cho phép tài khoản mình “chịu nhiệt” tối đa gấp 2 lần so với quá khứ. Hoặc giảm đi 3 lần, 4 lần … là tuỳ ở mức độ chịu rủi ro của bạn.

Vậy khi giảm khối lượng đi thì như thế nào mới có lời tầm $1000/tháng => mình lại dò tiếp bằng cách nâng số tiền và canh chỉnh khối lượng giao dịch 1 tý là được:

Sau khi canh chỉnh, thì mình tìm ra được với $4000 vốn ban đầu thì sẽ vào được tối đa 0.8 lot (=8 mini lot)/lệnh mà ko bị dính Margin call => Mình sẽ set up giảm đi 1/2 là 0.4 lot cho an toàn một chút, sau đó tính lại lợi nhuận thì mình có lợi nhuận khoảng $3292/3 tháng => tức tầm hơn $1000/tháng.

Cách cài đặt thông số trên vào như thế nào sau khi Mô phỏng xong?

Giả sự bạn sẽ chọn Asha Pro như trên thì bạn chỉ việc bấm vào nút Follow như bên dưới và tiếp theo bạn sẽ chọn cơ chế Copy lệnh. Ta có 2 cơ chế Fixed Pro-Rata như đã nói ở trên.

=> Theo quan điểm của mình, bạn nên chọn cơ chế Pro-Rata (khi copy từ các trader giao dịch bằng tài khoản thật) vì mỗi trader đều có một nguyên tắc quản lý rủi ro riêng, nếu bạn không rành thì nên copy tương ứng với tỷ lệ của họ để đảm bảo về mặt quản lý vốn.

Quay lại ví dụ trên, ta thấy rằng nếu mục tiêu lợi nhuận của mình là $1000/tháng thì mình cần nạp $4000 vào và giao dịch mỗi lệnh là 0.4 lot. Hiện tại trader đang giao dịch tầm 0.03 lot/lệnh (bạn gấp 1300% trader)=> bạn có thể chỉnh cài đặt là chọn Pro-rata với tỷ lệ 1300% chẳng hạn.

 

Vậy việc chúng ta kiếm được tiền $1000 – $2000/tháng tự động với Zulutrade là hoàn toàn khả thi.

Xem thêm: Copy trade là gì? 11 tiêu chí chọn copy trader tối ưu lợi nhuận

3. Tóm tắt những bí kíp cần phải nằm lòng khi muốn giao dịch với ZuluTrade

  • Nếu chưa quen với ZuluTrade, hãy thử làm quen với tài khoản Demo miễn phí trước và thử follow một trader. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen được cách tính toán lời lỗ, quy đổi số pip ra tiền tốt hơn.
  • Luôn luôn giữ Margin Call-O-Meter hoặc Risk-O-Meter của ZuluTrade dưới 100% (trừ khi chấp nhận rủi ro lớn và chấp nhận tất cả khoản đầu tư có thể bị mất trong 1 giao dịch). Nếu theo dõi các trader chiến lược dài hạn (với mức giảm lịch sử> 1000 pips), thậm chí đặt nó ở mức 50% là rất rủi ro.
  • Hãy mở thống kê giao dịch và xem mức drawdown tối đa của trader mà bạn muốn follow là bao nhiêu. Sau đó hãy giả định rằng nếu điều này sẽ xảy ra tiếp trong tương lai, thậm chí có khả năng cao sẽ tăng gấp đôi hay gấp 4 lần, liệu bạn có thể “sống sót” được hay không.
  • Hãy sử dụng chức năng “ZuluTrade Account Settings Calculator”, chức năng này cung cấp một số hướng dẫn và dự phóng rất hữu ích nếu bạn chọn chế độ Fixed Mode.
  • Hãy xem xét và tính toán xem khoản đầu tư ban đầu vào ZuluTrade là bao nhiêu. Ví dụ: nếu bạn có 10.000 đô la, bạn có thể bắt đầu với việc nạp 1,000 đô la trước.  Khi quen thuộc hơn với ZuluTrade và đã xây dựng danh mục đầu tư của các trader đáng tin cậy, bạn có thể tăng dần mức tiền nạp lên.
  • Khi bạn bắt đầu follow một trader, hãy follow khi họ không có lệnh nào mở vào thời điểm đó. Bởi vì nếu không làm như vậy, giá vào lệnh của bạn có thể bất lợi hơn so với trader. Tuy nhiên, với các trader ZuluTrade giao dịch tích cực và liên tục đặt lệnh, điều này hơi khó. Trong trường hợp này, bạn hãy follow họ lúc họ đang bị lỗ.
  • Vì trader trên ZuluTrade chỉ được trả tiền khi họ có lãi trong tháng nên một số người có thể chơi “liều” hơn vào cuối tháng nhằm gỡ lại khoản lỗ và kiếm thêm lời để được hưởng hoa hồng. Do đó, bạn nên chọn follow vào những ngày đầu tháng.
  • Trader sẽ có lúc chiến thắng có lúc thua cuộc. Bạn không thể dự đoán được thời điểm nào họ sắp thắng để mà follow. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đầu tư và phân bổ hợp lý, bạn sẽ giảm được rủi ro.
  • Khi bạn thay đổi danh mục đầu tư của mình, hãy đảm bảo bạn đóng đã đóng hết những giao dịch trước đó tức là ngừng copy trader cũ.

Xem thêm: 10 nguyên tắc cần phải nắm rõ để trở thành trader chuyên nghiệp

4. Lời kết

Ai cũng biết rằng trong thị trường Forex đầy khắc nghiệt, thì để kiếm lời bằng việc tự giao dịch không hề đơn giản, và việc bạn copy tín hiệu giao dịch sử dụng trên nền tảng copy trading như Zulutrade cũng chưa bao giờ là dễ dàng.

Bài viết trên đây, Vnrebates đã gợi ý một số giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng khi đầu tư với Zulutrade bao gồm cách chọn nhà cung cấp tín hiệu tốt để follow và cách cài đặt tài khoản để quản lý rủi và tối ưu hóa lợi nhuận, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. 

Theo socialtradingguru

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.