ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá?

26.03.2022, 12:12 18 phút đọc

Có thể thấy EUR là một trong những đồng tiền mạnh và ổn định nhất trên thế giới. Vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi lí do vì sao đồng tiền này lại ổn định như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu cùng VnRebates nhé!

Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá và luôn là lựa chọn hàng đầu của các trader khi giao dịch là gì? Tại sao đồng tiền này có biên độ đi ổn định và phù hợp với rất nhiều phương pháp giao dịch khác nhau? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1.Lí do đồng EURO luôn ổn định tỷ giá.

1.1 Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế với tài chính ổn định

Lí do đồng Euro giữ ổn định tỷ giá vì  Châu Âu là một nền kinh tế thị trường tự do dựa trên sự luân chuyển của vốn. Nền kinh tế châu Âu có GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) khoảng 20 nghìn tỷ USD, và bao gồm hơn 700 triệu người ở gần 50 quốc gia khác nhau.

Nền kinh tế lớn nhất của Châu Âu là Đức, tiếp theo là Pháp, tiếp theo là Anh. Người lao động, sản phẩm và vốn có thể di chuyển tự do trong Liên minh châu Âu, điều này cho phép thị trường tự do hoạt động hiệu quả hơn. EU chiếm khoảng 15% thương mại hàng hóa của thế giới. EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ là ba nhân tố toàn cầu lớn nhất trong thương mại quốc tế. Việc sử dụng đồng tiền chung Châu ÂU có thể giúp:

  • Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu
  • Hạn chế rủi ro chuyển đổi tiền tệ
  • Đơn giản hóa kế hoạch của các công ty xuyên quốc gia
Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá

Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá là vì nền kinh tế rất mạnh

1.2 Tình hình chính trị Châu Âu

Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trong năm 2020 đã làm một số hình thức tổ chức bầu cử có nhiều thay đổi và thậm chí nhiều cuộc bầu cử đã phải hủy bỏ. Từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra thì các biện pháp phòng chống dịch đã hạn chế quyền tự do đi lại. Điều này ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và cuộc trưng cầu ý dân trên toàn thế giới.

Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi các khía cạnh cơ bản trong đời sống chính trị của các cá nhân, hạn chế sự tham gia của người dân vào các sự kiện chính trị và tụ tập công cộng, đồng thời thách thức việc thực hiện các trách nhiệm công dân và quyền chính trị của cá nhân và tập thể.

Tuy nhiên địa chính trị của Châu Âu khác các châu lục khác do một số yếu tố, bao gồm lịch sử lâu đời của các quốc gia trong khu vực cũng như xu hướng hiện đại hướng tới sự thống nhất chính trị giữa các quốc gia châu Âu. Nền chính trị hiện tại của châu Âu có thể được bắt nguồn từ các sự kiện lịch sử trong lục địa.

Tương tự như vậy, địa lý, kinh tế và văn hóa đã góp phần vào cấu tạo chính trị hiện tại của Châu Âu. Do đó nhìn chung thì về chính trị khối Châu Âu vẫn đang rất ổn định và ít biến động nếu so với các nước khác.

1.3 Các nước trong khối liên minh có nhiệm vụ hỗ trợ nhau khi có khủng hoảng kinh tế

Vào ngày  13/07/2015 sau cuộc đối thoại 17 tiếng thì liên minh châu Âu cũng quyết định phê duyệt cứu trợ lần thứ ba cho Hy Lạp. Tại sao họ phải làm vậy chỉ để cứu một quốc gia góp 2% GDP vào tổng GDP của toàn châu Âu?

Thứ nhất: Hy Lạp nằm trong khu vực đông nam Châu Âu hết sức bất ổn, với vùng Balkan, nơi chiến tranh còn xảy ra cách đây ít năm. Một khu vực tiếp nhận rất nhiều người tỵ nạn, từ Syria, từ Liban… Một vùng theo đạo Chính thống giáo có thể chuyển sang liên minh với nước Nga trong bối cảnh hiện nay. 

Thứ hai: Hơn cả khía cạnh kinh tế Hy Lạp trước hết quan trọng về vị trí chiến lược. Nằm trong lòng bán đảo Balkan và kề bên khu vực Liên Xô cũ sát với vùng Trung Đông với nguy cơ bùng phát chiến tranh và vùng Bắc Phi bất ổn định Hy Lạp kể từ khi gia nhập Liên Hiệp Châu Âu là một ốc đảo bình ổn.

Thứ ba: Vị trí tiền tiêu của khối NATO quốc gia Châu Âu có tỷ lệ chi phí quốc phòng cao nhất  hải quân Hy Lạp kiểm soát 15.000 cây số đường bờ biển. Thiếu vắng Hy Lạp khả năng phòng thủ của Châu Âu sẽ bị yếu đi bởi đảo Crète của Hy Lạp chính là nơi trú đóng của Hạm đội 6 Hoa Kỳ.

Thứ tư: Là quốc gia duy nhất trên bán đảo Balkan tham gia Hiệp định tự do di chuyển Schengen, Hy Lạp đóng vai trò vùng đệm hiện nay. Không ai mong người gác cửa của Châu Âu là một quốc gia phá sản. Bối cảnh đó sẽ dẫn đến sự ra đời các mạng lưới mafia, đường dây buôn lậu.

Thứ năm: Hơn cả là mục đích thành lập khối liên minh Châu Âu và lý tưởng của những người đi trước là thành lập một liên minh vững chắc ổn định phát triển giúp đỡ lẫn nhau. Việc cứu giúp Hy Lạp ngoài mặt về kinh tế- chính trị nó còn có ý nghĩa về tinh thần và quan điểm của khối liên minh. Việc cứu Hy Lạp góp phần nói cho thế giới biết liên minh Châu Âu vẫn duy trì được sự ổn định của các nước thành viên.

Trước Hy Lạp thì Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11 năm 2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011.

Có thể thấy việc một thành viên đã sử dụng đồng tiền chung của Châu Âu đóng vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn về địa chính trị, địa lý, văn hóa và các bất ổn xung quanh. Cho nên việc khối châu Âu thống nhất cũng đã góp phần làm cho đồng Euro rất ổn định.

Và cuối cùng sau 8 năm thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, tới tháng 8-2018, Hy Lạp đã chính thức bước ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, từng đẩy nước này tới bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã chấm dứt.

Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá

Hy lạp đã thoát khỏi nợ công

1.4 Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu là một trong những lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá.

Quỹ bình ổn tài chính châu Âu  (European Financial Stability Facility) viết tắt EFSF) là một công cụ được tài trợ tài chính bởi các thành viên của Liên minh châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Quỹ này đã được đồng ý bởi các thành viên 27 quốc gia thành viên của các Liên minh châu Âu vào ngày 09 tháng năm 2010, với mục tiêu bảo tồn sự ổn định tài chính ở châu Âu bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính khu vực châu Âu các quốc gia trong khó khăn kinh tế.

Trụ sở của quỹ này đóng ở Thành phố Luxembourg. Các dịch vụ quản lý ngân khố và hỗ trợ hành chính được cung cấp cho Quỹ bởi Ngân hàng Đầu tư châu Âu thông qua hợp đồng cấp độ dịch vụ.

EFSF được ủy quyền cho vay lên đến 440 euro, trong đó 250 tỷ euro vẫn còn có sẵn sau khi giải cứu Ireland và Bồ Đào Nha Một và Ủy ban châu Âu sử dụng ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) làm tài sản thế chấp bảo lãnh có thẩm quyền để nâng cao lên đến 60 tỷ euro.

Mới đây quỹ Bình ổn Tài chính Châu Âu (FESF) chính thức xác nhận các công ty thẩm định tài chính đã trao cho họ điểm AAA. Tuyên bố này sẽ góp phần trấn an các nhà đầu tư vào thời điểm mà nước Ý ngày càng gặp khó khăn trong việc giải quyết nợ.

 Xem thêmECB là gì và có tác động như thế nào đến thị trường Forex

1.5 Bốn nền kinh tế lớn nhất Châu Âu giúp đồng Euro luôn ổn định tỷ giá

Bốn nền kinh tế lớn nhất châu Âu là : Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nga lần lượt tăng trưởng 3,6%; 5,8%; 4,9% và 6,2% trong năm 2021 bất chấp đại dịch Covid. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nền kinh tế thành viên Liên minh EU tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Liên minh châu Âu (EU) ở mức 2,2%, thấp hơn so với mức 2,3% trong tháng 5/2021. Sự tăng trưởng ấn tượng này đã góp phần ổn định tài chính Châu Âu qua đó khẳng định vị thế của Eurozone

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đồng Euro.

2.1 Rủi ro chính trị giảm

Các nhà đầu tư đã từng khởi đầu năm 2017 với sự lo ngại về chủ nghĩa dân túy chống Liên minh châu Âu (EU) bắt nguồn từ kết quả bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và cuộc trưng cầu dân ý Brexit (Anh rời EU) của Anh.

Tuy nhiên nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ đang phai nhạt dần. Các cử tri ở Hà Lan và Pháp đã bác bỏ những chính trị gia vận động chống lại đồng euro, đồng thời tình hình cứu trợ Hy Lạp dường như cũng đang diễn biến theo hướng ổn định hơn.

2.2 Các đồng tiền đối thủ suy yếu

Sự suy yếu của hai đối thủ lớn là USD và bảng Anh đã giúp euro tăng giá. “Đồng USD đã đi từ điểm yếu này đến điểm yếu khác trong suốt năm 2017”. Đồng thời áp lực địa chính trị và tăng trưởng kinh tế không ổn định của Mỹ đã làm giảm đi sức hấp dẫn của đồng USD.

Trong khi đó, bảng Anh lại bị áp lực vì sự kiện Brexit. Bảng Anh đã giảm 18% so với euro kể từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6.2016 vì không chắc chắn về tương lai nước Anh, đối tác thương mại lớn nhất của EU. Song, các nhà kinh tế vẫn đang thận trọng về hiệu suất tương lai của đồng euro vì rủi ro chính trị vẫn chưa hoàn toàn “bốc hơi” khỏi khu vực đồng tiền chung.

Xem thêm: Chính sách đồng Đô la mạnh Các điều cần biết khi giao dịch với USD

2.3 Lãi suất của ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu đóng vai trò là ngân hàng trung ương cho 19 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu được giám sát bởi một hội đồng quản trị bao gồm sáu thành viên ban điều hành, với một người làm chủ tịch.

Nhiệm vụ hay mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là sự ổn định về giá. Sự ổn định về giá là sự kiểm soát lạm phát. Chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng (HICP) và tỷ giá hối đoái của EUR .

  • Ổn định giá :Nếu lạm phát vượt quá 2%, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể báo hiệu sự gia tăng lãi suất cho công chúng để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng euro và giảm lạm phát. Nếu số lượng thất nghiệp đang gia tăng và nền kinh tế đang chậm lại, ngân hàng có thể phải đưa ra quyết định giảm lãi suất, để kích thích nền kinh tế và tăng trưởng việc làm. 
  • Ổn định tài chính:Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho hệ thống tài chính của khu vực đồng euro ổn định. Trong thời kỳ khủng hoảng họ có thể làm điều này bằng cách thêm thanh khoản vào hệ thống bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở hoặc giảm lãi suất xuống mức cực thấp để giúp các công ty và quỹ đầu tư.
  • Dưới đây là bảng thống kê đơn giản nhất về các hoạt động lãi suất của ECB
                                                                                                                       

THỊ TRƯỜNG KỲ VỌNG KẾT QUẢ THỰC TẾ KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FX
Tăng lãi suất Giữ nguyên lãi suất Tiền tệ tăng
Giảm lãi suất Giữ nguyên lãi suất Tiền tệ giảm
Giữ nguyên lãi suất Tăng lãi suất Tiền tệ tăng
Giữ nguyên lãi suất Giảm lãi suất Tiền tệ giảm

2.4 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến đồng EURO

  • Vì châu Âu và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên các quyết định lãi suất của hai khu vực này luôn có tác động lớn là qua lại lẫn nhau. FED và ECB kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường vì thế để giữ cho nền kinh tế đi đúng hướng họ thường sẽ đưa ra các chính sách để ổn định lãi suất. Trong đó chính sách ôn hòa còn được gọi là chính sách mở rộng làm suy yếu tiền tệ. Ngược lại chính sách tiền tệ diều hâu củng cố sức mạnh của đồng tiền.
  • Sự kiện kinh tế:Bất kỳ chuyển động nào ở Mỹ và các sự kiện kinh tế của Eurozone đều quyết định tỷ giá hối đoái.
  • Các sự kiện kinh tế hàng đầu bao gồm: GDP, thay đổi việc làm, sản xuất Công nghiệp và Chỉ số Giá tiêudùng. Dữ liệu tốt hơn dự báo làm tăng nhu cầu đối với tiền tệ liên quan và tác động đến giá trị của Euro hoặc Đô la Mỹ gây ra biến động trong tỷ giá hối đoái EUR / USD.
  • Các sự kiện kinh tế lớn của EURUSD: Tổng sản phẩm quốc nội là thước đo trọng tâm của tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
  • Thay đổi việc làm  Đồng Euro cũng nhạy cảm với những thay đổi trong việc làm, đặc biệt là ở cá cnền kinh tế lớn nhất của khu vực Eurozone như Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha
  • Chỉ số giá tiêu dùng  vì một trong những mục tiêu của ECB là duy trì sự ổn định giá cả họ luôn theo dõi các chỉ số lạm phát như CPI. Nếu CPI hàng năm đi chệch khỏi mục tiêu của ngân hàng trung ương ECB có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của mình để kiểm soát lạm phát
  • Sản xuất công nghiệp của Đức: chỉ số này đo lường sự thay đổi trong tổng giá trị sản lượng được điều chỉnh theo lạm phát do các nhà sản xuất  và công ty tiện ích tạo ra.
  • Sự kiện chính trị: Một yếu tố quan trọng khác là khía cạnh chính trị. Sự bất ổn như đã thấy trong cuộc trưng cầu Brexit hoàn toàn có thể thay đổi hướng đi của các loại tiền tệ. 
Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá

Lí do đồng Euro luôn ổn định tỷ giá là nhờ chính sách của ECB

3. Những vấn đề quan tâm khi giao dịch các cặp tiền liên quan đến EURO

Như đã nói ở trên các anh em trader chọn giao dịch với Euro vì bản thân đồng tiền này luôn duy trì sự ổn định ít khi gặp phải những biến động không lường trước được. Các sự kiện kinh tế liên quan đến đồng tiền này rất ít. Mặc khác trong khoảng thời gian ra tin dường như đồng tiền này cũng không biến động nhiều.

Anh em hãy xem độ biến động của cặp tiền EUR/USD khi có tin CPI của Đức nhé. Tại thời điểm ra tin Vào lúc 15:30 ngày 24/1/2022 giá chỉ biến động 23pip cho thấy EUR là đồng tiền phù hợp cho anh em thích sự ổn định

Lí do đồng EURO luôn ổn định tỷ giá

Đồng EURO luôn ổn định tỷ giá

4. Đường lối chính sách của ECB giúp đồng Euro luôn ổn định.

Với mục tiêu luôn giữ mức lạm phát duy trì mức 2% trong suốt thời gian qua đã làm cho đồng EURO không gặp phải những biến động quá lớn. Trong tháng 2/2022 khi báo cáo lạm phát vượt dự báo ở mức 5.1% thì ECB ngay lập tức đã có các động thái nhằm cứu vãn tình hình.

Ngay lập tức  ECB đã lên kế hoạch nâng  lãi suất 10 điểm cơ bản vào tháng Bảy, thay vì vào tháng Chín. Các hoạt động thu mua trái phiếu sẽ được diễn ra chậm hơn nhằm kiềm chế lạm phát.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

5.Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đã cho anh em biết được lí do đồng Euro luôn giữ ổn định tỷ giá. Ngoài các yếu tố ủng hộ như kinh tế, chính trị, đường lối chính sách thì một lí do đồng Euro luôn được yêu thích vì tính thanh khoản của nó. Vì đây cũng là một đồng tiền mạnh nên được sử dụng để mua bán trao đổi rất nhiều qua đó góp phần làm cho đồng Euro luôn giữ vũng được vị thế của mình. Nếu anh em muốn tìm một cặp tiền giao dịch ổn định thì hãy cân nhắc đến cặp EUR/USD nhé.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.